Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Các “hiện vật lạ” trong đền, chùa, khu di tích: Cần nghĩ xa hơn chuyện dẹp bỏ

 Trang Đoan

Các “hiện vật lạ” trong đền, chùa, khu di tích: Cần nghĩ xa hơn chuyện dẹp bỏ! Ngày 08/08, Bộ VHTTDL đã ban hành công văn 2662 về việc không trưng bày các hiện biểu tượng, vật phẩm, linh vật trái với thuần phong, mỹ tục Việt Nam tại cơ sở di tích, đền, chùa, công sở gồm sư tử đá Trung Quốc và một số vậ phẩm khác. Đây là việc làm hết sức cần thiết để góp phần trả lại không gian văn hóa thuần Việt, bảo tồn những giá trị văn hóa cội nguồn dân tộc. Tuy nhiên mọi chuyện không chỉ đơn giản là bưng bê các hiện vật ra khỏi di tích. Đó là câu chuyện dài kì của vấn đề quản lí và giáo dục nhận thức.

Thực trạng bắt nguồn từ lỗ hổng trong nhận thức và quản lí, giáo dục

Các hiện vật lạ ồ ạt tràn vào khu di tích, trụ sở làm việc ở nước ta đã không dưới 10 năm nay. Trên địa bàn  Nghệ An hiện có khoảng 1.395 di tích, trong số đó không ít di tích có trưng bày sư tử đá, nhất là ở địa bàn huyện Yên Thành. Ngoài các di tích, cơ quan, cửa hàng, tư nhân cũng xuất hiện rất nhiều. Sự du nhập và hiện hữu của chúng trong suốt thời gian không hề ngắn phản ánh một điều: chúng ta thực sự có vấn đề trong nhận thức văn hóa và công tác quản lí, giáo dục!

Khi tìm hiểu về thực trạng này tại Nghệ An, chúng tôi được anh Trương Tám, cán bộ quản lí Đền Hoàng Mười cho biết: “Trước đây tại Đền có bản hội cung tiến sư tử đá đặt trước nhà tả vu, nay đã đưa vào kho. Còn một cặp không rõ nghê hay sư tử đặt trước Lăng ông, hiện tại chúng tôi đang liên hệ nhà cung tiến đến để trao đổi và vận động mang về, vì dẹp bỏ không biết để đâu”. Cũng như BQL đền Hoàng Mười, hiện nay nhiều người không phân biệt được đâu là linh vật thuần Việt, đặc điểm của chúng khác gì với các linh vật nước khác. Điều đó dấy lên lời cảnh tỉnh về lỗ hổng rất lớn trong kiến thức văn hóa, lịch sử của không chỉ người dân mà còn ở cán bộ văn hóa. Lỗi một phần do họ không chủ động tìm hiểu, hững hụt về kiến thức, nhưng lớn hơn là do chính bộ máy quản lí non kém về nhận thức, những tiêu cực trong đào tạo, tuyển dụng tồn tại suốt thời gian dài tạo ra. Tại sao không chủ động hướng mọi người có ý thức tự tôn văn hóa dân tộc, tỉnh táo trong nhận biết, lựa chọn các hình thái, giá trị văn hóa để dẫn đến tình huống “nước đến cổ mới nhảy” như thế này?

Một nguyên nhân nữa, một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp, cá nhân thích phô trương, chạy theo đám đông một cách thiếu hiểu biết đã góp phần làm xuất hiện nhiều linh vật lạ tại các đền chùa, cơ quan, trụ sở làm việc, nhà ở xuất hiện rất nhiều  sư tử đá trước cửa.

Thực hiện công văn: ráo riết nhưng phải cẩn trọng.

Thực hiện công văn của Bộ, ngày 25/08, Sở VHTTDL Nghệ An đã có công văn số 2211/SVHTTDL-NVVH chỉ đạo, hướng dẫn các phòng, đơn vị về vấn đề này. Ngày 27/08, Sở tiếp tục có công văn số 2242/SVHTTDL.DSVH về việc sử dụng, trưng bày các biểu tượng, vật phẩm, linh vật không phù hợp tại cơ quan công sở, đền chùa, khu di tích. Công văn nêu rõ, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh tiến hành kiểm tra, rà soát lại tình trạng sử dụng, trưng bày biểu tượng, linh vật tại khu di tích, điểm sinh hoạt công cộng, công sở cơ quan. Nếu phát hiện không phù hợp thì tiến hành tháo dỡ hoặc báo cáo kịp thời để cơ quan có thẩm quyền xử lí. Đồng thời, quán triệt việc không sử dụng, cung tiến, biếu tặng các vật phẩm, linh vật lạ tới các đơn vị, Ban quản lí di tích; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân về giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Cũng theo công văn, các cơ sở sẽ báo cáo kết quả điều tra về Sở trước ngày 20/09 để Sở tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lí.

Trao đổi về vấn đề này bà Trần Thị Mỹ Hạnh, Trưởng ban Quản lí Di tích và Danh thắng Nghệ An cho biết Ban cũng đã ra một công văn yêu cầu các địa phương rà soát và báo cáo lại tình hình. Theo bà, để thực hiện tốt việc này cần tiến hành từ từ, chú trọng vào công tác tuyên truyền. Tại các di tích, BQL phải thắt chặt việc kiểm soát tiếp nhận vật phẩm cung tiến.

Theo bà, công tác này cũng gặp một số khó khăn như: nhiều địa phương băn khoăn không biết đưa ra sẽ để ở đâu, và đây là vấn đề gắn với tâm linh nên không thể áp đặt. Do đó, cần phải ráo riết thực hiện nhưng cũng cần hết sức cẩn trọng trong suy nghĩ và đề xuất phương án. Bên cạnh ban hành và thực hiện công văn còn có nhiều việc khác cần tiến hành mà quan trọng nhất là tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao nhận thức cho các cán bộ văn hóa, Ban quản lí di tích.

Thực tế cho thấy, đối với các di tích đã được xếp hạng, hoặc có sự giám sát quản lí chặt chẽ từ đầu vấn đề sẽ dễ dàng hơn. Tiêu biểu như Đền thờ Hoàng đế Quang Trung. Trao đổi với chúng tôi, bác Thuông, thành viên BQL đền cho biết việc tiếp nhận các vật phẩm cung tiến ở đây được giám sát chặt chẽ, luôn đảm bảo không ảnh hưởng đến thiết kế ban đầu. BQL cũng tiến hành kiểm kê các vật phẩm trong đền hàng năm. Ngoài việc giám sát chặt, quản lí ở đây hiểu khá rõ những vật phẩm trưng bày trong đền, không gian và ý nghĩa lịch sử của khu di tích. Thiết nghĩ, nếu cơ sở nào cũng có thể làm tốt công tác quản lí như ở đây thì sẽ không cần đến những chiến dịch rà soát, dẹp bỏ tốn kém.

Cần đi xa hơn chuyện một công văn!

Tuy nhiên, để giải quyết gốc rễ vấn đề, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm, ngắn hạn lẫn dài hạn. Câu chuyện không chỉ đơn giản là bưng bê sư tử đá ra khỏi các di tích, chùa, đền, trụ sở mà phải làm sao lấp được những lỗ hổng đang có trong nhận thức và quản lí. Muốn thế không có cách nào khác là tập trung vào công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao chất lượng cán bộ quản lí. Nếu không làm tốt điều này thì sau công văn dẹp “hiện vật lạ”, chúng ta sẽ cần bao nhiêu công văn nữa để loại bỏ những hình ảnh “ngoại lai” phản cảm?

Điểm mấu chốt là phải tăng cường giáo dục cái hay cái đẹp của văn hóa truyền thống Việt, khơi dậy lòng tự hào và tự tôn dân tộc nhằm tạo sức đề kháng trước các luồng văn hóa ngoại lai. Cần nhấn mạnh, giáo dục văn hóa phải bắt đầu từ những gì gần gũi nhất. Ngoài kiến thức nền tảng, phải thổi vào lòng các thế hệ tình yêu văn hóa dân tộc, yêu quê hương đất nước từ những điều cụ thể bởi một khi đã là tình yêu, người ta sẽ luôn có ý thức trân trọng, bảo vệ, giữ gìn./.

Nguồn: http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/dien-dan38/cac-%E2%80%9Chien-vat-la%E2%80%9D-trong-den,-chua,-khu-di-tich-can-nghi-xa-hon-chuyen-dep-bo