Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2024

Tiến tới kỷ niệm 100 năm Trường Mỹ thuật Đông Dương - Yết Kiêu (18)

Đông Ngàn Đỗ Đức

 

VẼ NHƯ LÀ SỐNG

 

Triển lãm của họa sĩ Cao Trọng Thiềm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (ngày 8 đến 18-4- 2011) là triển lãm mở. Nhiều bức lụa khá đẹp và điều quan trọng, đây không phải là triển lãm khép lại cuộc sống sáng tác của một họa sĩ bước sang tuổi 70.

1- Năm 1986 suýt nữa có cuộc hội ngộ tay ba giữa tôi, Trần Nguyên Đán và Cao Trọng Thiềm trong một triển lãm đồ họa tại 16 Ngô Quyền. Phút chót hai ông rút vì chuẩn bị chưa tốt. Sau đó ông lúi húi với công việc của bảo tàng, chưa có cuộc bày riêng nào.

Trong trí nhớ, tôi láng máng bức khắc gỗ Qua phà đêm của ông diễn tả cảnh lính trên đường ra hỏa tuyến trong khoảnh khắc xanh tím trời đêm. Những người lính và vũ khí được diễn tả bằng những nét khắc ke thẳng, kiệm màu và lặng lẽ như tránh phát ra tiếng ồn trong cuộc hành quân ra hỏa tuyến dù cuối bầu trời kia trăng vẫn tỏ.

2- Từ lâu tôi vẫn nhìn Cao Trọng Thiềm ở góc độ nhà quản lí hơn họa sĩ. Từ công việc chuyên môn, ông thành phó giám đốc (1990) rồi giám đốc bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho đến ngày về hưu, năm 2003.

Thường ở ta người làm quản lí về hưu đồng nghĩa với việc rửa tay gác kiếm. Một số khác tiếp tục dấn thân vào các hội nghề hoặc tổ chức xã hội khác, sử dụng nốt các mối quan hệ cho cuộc sống đỡ nhạt. Họa sĩ ngồi lâu trên ghế quản lí, việc vẽ thưa nhặt thì khi về cũng vậy, dễ đứt mạch sáng tác. Lăn ngay vào được xưởng vẽ cũng hiếm hoi. Cao Trọng Thiềm khi về nghỉ rồi, có lần nói chuyện rằng bây giờ ông đọc sách nhiều hơn vẽ.

Thật bất ngờ ở triển lãm này tôi gặp cả loạt tranh ông vẽ vào lúc đang đảm trách công việc. Khá nhiều bức đẹp. Thì ra ông chưa bao giờ dứt hẳn nghiệp vẽ.

3- Năm nay ông bước vào tuổi bảy mươi. Lứa các ông sống vào thời chiến tranh khốc liệt, ông vẽ tranh đúng là trên tinh thần phục vụ như ông từng nói. Cuộc sống chiến tranh đọng lại trên nhiều bức khắc gỗ như Qua phà đêm (1972), Cầu phao (1984), Tâm sự (1985), Bộ đội về bản. Rồi đi tiếp đi vào cuộc sống xây dựng như Vào ca. Có một số nhìn cấu trúc thấy ngay là vẽ với ý thức chính trị nhiều hơn cảm xúc như Hũ gạo làng ta (sơn mài, 2009), Mầm xanh (khắc gỗ, 1984).

Ông vẽ nhiều sơn mài, phong cảnh xen lẫn sinh hoạt đời thường, nhưng không đặc biệt, để lại dấu ấn như tranh khắc, và tranh lụa. Những bức lụa khuôn khổ khiêm nhường nhưng hàm lượng nghệ thuật khá cao. Có thể nói tranh lụa của ông đặc sắc, thuận tay do nắm vững chất liệu, điều khiển được chất liệu.

Với những gương mặt sơn nữ thiên về duy mĩ, ông giản lược đến tối đa để dành những nét chuốt chuẩn xác và tinh tế cho nhân vật. Cách làm này tưởng như đối lập với thể loại khắc gỗ ông từng đeo đuổi. Những bức khắc gỗ vân vi chi tiết khiến người xem chóng mặt với ngàn nét li ti như đứng trước cơn lốc xoáy. Nhưng đó là sự nhất quán với quan niệm thẩm mĩ, biết nói chuyện với từng loại chất liệu.

Ở giấy dó, chất liệu quen ăn nước, nhạy cảm với độ ẩm, dù mới làm quen nhưng Cao Trọng Thiềm biết giữ lại cảm xúc trên mặt tranh theo vết mực loang, trong khi tiếp tục tìm tòi sự liên kết giữa hình và màu sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Cao Trọng Thiềm nay vẫn thủng thẳng với quan niệm thẩm mĩ đã định vị. Đó là tính cách của hầu hết họa sĩ thế hệ ông, khiến cho sáng tác không bị đứt mạch và vẫn là một người hồn nhiên với cuộc sống. Họa sĩ đã vẽ như từng sống hôm qua, hôm nay vẫn thế.

 

 

Thiếu phụ và cây đàn tì bà (lụa, 1986) tiêu biểu cho sự duy mỹ của Cao Trọng Thiềm.