Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2024

Mùi thời gian

Đông Ngàn Đỗ Đức

 

Tôi không uống được rượu và bia. Chỉ một chén nhỏ rượu hoặc nửa vại bia là mặt mũi tưng bừng, tim đập rộn rịp.

Thế nên khi được bạn bè tặng rượu, tôi thường cất vào góc tủ. Rượu ngon hay không đều không biết. Rượu ấy chỉ đem ra mỗi khi có bạn đến chơi nhà. Nhớ lần như thế, có người hỏi: “Ông là người Mèo phải không?”. Tôi hỏi sao thế. “Chẳng phải là gặp nhau mở nút chai, thì chỉ là người Mèo thôi chứ”. Hắn đúng là kẻ phiến diện, nhìn cuộc đời chỉ quan sát cái vỏ rồi kết luận như đúng rồi. Những cán bộ có cách nhìn giống như nó không phải không có…

Bạn bè tôi có mấy sâu rượu thượng thặng. Cứ thấy rượu ngon là các sâu khoái, có khi bỏ cả ăn, nốc rượu đến kềnh càng ra mới thôi. Năm trước có giỗ, dọn nhà tôi bất ngờ lôi ra được mấy chai ngô Bắc Hà nút lá chuối bỏ quên 12 năm trong hộc tủ chân tường. Biết rõ thế vì lúc cất rượu, tôi viết ê-ti-két dán ngoài vỏ chai, mười hai năm không đụng gì tới nên chữ nghĩa còn sáng nguyên. Tôi long trọng khoe rượu Bắc Hà 12 năm tuổi, cả bọn sáng mắt. Sâu lớn nhất đòi thứ. Uống xong lão dim mắt chẹp chẹp không nói, định vít cổ chai làm chén nữa, thì một sâu khác giằng lấy. Sâu thứ hai cũng điệu bộ ấy và cuối cùng cả dăm sâu rượu nhất trí bỏ cắp ô và chai Balance gì đó xông vào hạ gục mấy chai Bắc Hà có niên hạn 12 năm. Hết đến giọt cuối, cả dàn sâu vẫn còn chẹp chẹp chưa thỏa mãn. Sau đó cả hội bắt đầu bình phẩm “Thú vị thật! Ngọt mát mà vẫn nặng, say mà sướng!”.

Lần đầu tiên tôi thấy rượu Tây không hấp dẫn bằng ngô Bắc Hà lâu năm của đám sâu rượu bạn tôi.

Bỗng nghe một sâu buông câu lơ lửng: “Ngon vì rượu để lâu có hương vị thời gian, các hạ ạ”. Cả bọn ùa theo: “Đúng đúng đúng! Nói đúng quá! Hương vị thời gian! Uống rượu để lâu thấy mùi thời gian. Hay hay hay!”.

Mùi thời gian, mùi thời gian… Thì ra mùi thời gian là một giá trị. Nó đã thanh lọc đi tạp chất, thời gian làm bóng lên giá trị của loại vật chất vốn nó đã có giá trị. Thực ra quy luật thời gian sàng lọc không lạ với bất kì ai, vả lại thực chứng được nó lại cũng không có mấy ai...

Nhưng đánh giá được giá trị của chai ngô Bắc Hà chỉ có mấy sâu rượu, còn tôi đâu biết gì rượu ngon hay không sau 12 năm để quên. Vậy nhận biết một giá trị cũng phải từng trải về việc đó mới cảm nhận được.

Suy ra mọi việc trên đời thế cả. Một con người sống có nhận thức cũng chính là đang thanh lọc chính mình để mình trở nên hoàn thiện hơn. Chai rượu cất lâu cũng thành một bài học về giá trị của thời gian để mỗi cá nhân hoàn thiện mình.

Tôi nhiều lần đi núi, nhiều lần ngồi với các bố bản trò chuyện về cuộc sống, thấy thẫm đẫm mùi thời gian trong các câu chuyện của họ. Thì ra họ cũng như chai rượu Bắc Hà bị bỏ quên trong hộc tủ kia…

5/12/2024

19/11/2019 giáp Phong SaLy