Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2023

Chính phủ Tình cờ (kỳ 4)

Yves Sintomer

Nguyễn Quang A dịch

image

1. Sự Sinh thứ Hai của Rút thăm thời Trung Cổ và thời Đầu Hiện đại

Cho đến thế kỷ thứ hai mươi mốt, thuật chép sử Âu châu phần lớn đã bỏ qua sự dùng rút thăm trong chính trị trung cổ và đầu hiện đại. Sự bỏ bê này còn tồi hơn ở các phần khác của thế giới. Tình hình này đã bắt đầu thay đổi, nhưng chắc có những sự ngạc nhiên chờ chúng ta khi nhiều nghiên cứu hơn trở nên sẵn có: Ví dụ, chỉ vào đầu các năm 2020 thì tầm quan trọng của sự rút thăm ở Thụy Sĩ Đầu Hiện đại được phát hiện (Mellina, Dupuis and Chollet 2020), thì vai trò của việc rút thăm trong truyền thống Do thái trước Phục Hưng được điều tra một cách có hệ thống (Bar-On 2020), hay sự dùng có lẽ khá phổ biến của sự rút thăm trong các bộ lạc bản địa ở Nam Á được nhấn mạnh (Shah 2010; 2020). Đáng tiếc, người ta chỉ có thể dựa vào các công trình hiện có, cho nên tôi sẽ tập trung vào những trường hợp được biết kỹ nhất với một cái nhìn để khám phá tốt hơn tầm quan trọng của chúng.

Đầu tiên, nên lưu ý rằng châu Âu đã không có một độc quyền về rút thăm trước thế kỷ thứ mười sáu. Có vài trường hợp được lập tư liệu trong lịch sử Trung quốc ngay từ đầu thế kỷ thứ mười hai. Tương tự, sự rút thăm cũng đã xảy ra ở miền nam Ấn Độ, trong vùng Tamil cổ xưa mà đã gồm cái bây giờ là Tamil Nadu, Kerala, và các phần của Sri Lanka. Sự tự trị làng xóm địa phương đã phát triển ngay từ thời kỳ Sangam thứ Ba, trải từ khoảng thế kỷ thứ sáu BCE đến khoảng thế kỷ thứ ba CE. Một số sử gia cho rằng hệ thống này đã gồm chính quyền-tự quản địa phương (được các sử gia hiện đại gọi là “hệ thống panchayat”) và một loại nền quân chủ dân chủ, mặc dù cái sau vẫn bị tranh cãi. Trong cùng vùng, các nguồn đáng tin cậy hơn chứng tỏ rằng chính quyền-tự quản địa phương đã phát triển trong thời Cholas Trung cổ (thế kỷ thứ chín đến thứ mười CE).

Hệ thống Kuda Olai (theo nghĩa đen, “hệ thống nồi và lá cọ”) đã gồm sự rút thăm, và sự thực hành được chứng thực chính thức trong hai bia khắc có niên đại từ 917 đến 921 trong một đền ở làng Uthiramerur (Ramaswamy 2017, p. 382). Các bia khắc này mô tả hội nghị làng (sabha) gồm những người Brahmin được nhắc tới như “các bô lão của hội nghị làng.” Ba ủy ban cai quản làng gồm những người được chọn theo một thủ tục chính xác. Những người được phép đặt tên của họ vào sự chọn xổ số phải sở hữu tài sản nào đó và đóng một mức thuế tối thiểu, giữa ba mươi và sáu mươi tuổi (hay 35 và 70 tuổi trong bia khắc thứ hai), có giáo dục tốt, và có danh tiếng tốt. Những người được chọn phục vụ ba năm và có thể được chọn lại trong một thời kỳ ba năm sau khi nhiệm kỳ của họ hết hạn; các thành viên của cùng một gia đình không thể phục vụ đồng thời. Các nồi được lấp đầy trong mỗi đường của làng bằng tên của các ứng viên của các gia đình khác nhau được viết trên cá cọ. Rồi đến sự chọn, mà được tiến hành công khai trước hội nghị làng. Các bô lão, thầy tu, và một đại diện của nhà vua gọi tên của một đứa con trai “mà không [thể] nhận ra các hình dạng” và tên của các họ hàng của nó. Đứa con trai lấy ra từng thẻ một và đưa chúng cho người già nhất, người phải “cho thấy cả hai tay ông để chứng tỏ rằng ông không có (thẻ) lá cọ nào” trước khi nhận các thẻ-lá. Ông đọc tên của người được viết trên lá. Tên được xác minh bởi một bô lão khác và bởi một thành viên trẻ hơn của hội nghị. Bia khắc đầu tiên kết thúc:

Theo cách trên từ năm thứ mười hai của sự cai trị của nhà vua, cho đến khi mặt trăng và mặt trời tồn tại, các ủy ban nên luôn luôn được lập bởi chỉ hệ thống nồi-lá cọ. Các lão làng tuân theo lệnh của nhà vua và đưa ra tất cả các quyết định trên trong làng và việc này được tiến hành trong sự hiện diện của Tattanur Muvendavelan đại diện của nhà vua.[1]

Các bia khắc Uthiramerur mô tả vài đặc tính của sự chọn bằng bốc thăm mà có thể được xem như hình mẫu, và đã cũng phổ biến trong các thực hành Âu châu. Như ở Rome và trong mức độ ít hơn ở Athens, sự rút thăm ở vùng Tamil cổ xưa đã là một thủ tục hết sức nghi lễ. Tương tự, một trong những mục tiêu chính là đảm bảo một sự chọn vô tư, sự hiện diện của một cậu bé trai tạo thành một yếu tố quan trọng có một quan hệ lựa chọn (elective affinity) với sự rút thăm (Sintomer 2018). Một mục tiêu khác là việc tổ chức sự phân bố yên bình của quyền lực giữa các gia đình khác nhau của làng, dùng một hệ thống kết hợp các hạn ngạch theo các thị tộc hay các đường, sự rút thăm, và sự luân phiên chức vụ. Hệ thống Kuda Olai đã hơi giống tiền bối Athen của nó, mặc dù không rõ hội nghị làng đã có vai trò gì một khi các ủy ban đã được chọn và tỷ lệ nào của nhân dân đã có thể tranh đua các cuộc bầu cử một cách hợp pháp: Đã là hầu hết những người đàn ông trưởng thành hay chỉ một phần nhỏ của nhân dân? Trong chừng mực nào hệ thống Kuda Olai có thể được đặc trưng như dân chủ một phần? Tôn giáo đã có đóng một vai trò quan trọng hơn chỉ sự hợp pháp hóa một nghi lễ chủ yếu thế tục? Người dân đã có thấy bàn tay của các thần hoạt động qua cậu bé? Bất luận các câu trả lời chúng ta có thể tìm thấy cho các câu hỏi này là gì, có thể là hệ thống này đã tồn tại xa hơn các giới hạn của Uthiramerur, vì nó đã được đức vua ra lệnh.

Sự rút thăm rất có thể đã phổ biến ở Ấn Độ. Ngay cả ngày nay, một số bộ lạc bản địa ở Nam Á chọn ngẫu nhiên các nhà chức trách địa phương của chúng, mà sự lãnh đạo của họ dựa vào năng lực để thuyết phục các thành viên khác của bộ lạc trong một khung khổ khá bình quân. Điều này đặc biệt đúng thế tại bang Đông-Bắc Ấn Độ Jharkhand giữa những người Munda và Oraon (hai nhóm sắc tộc là phần của các bộ lạc được định danh [scheduled tribe], những người Adivasi) cho sự chọn các lãnh đạo làng (pahan người giúp việc của ông, paenbharra). Tại các nơi này, việc rút thăm các nhà chức trách địa phương có vẻ khá cổ xưa; sự siêu nhiên và chính trị không được phân biệt và “chính thể thiêng liêng” này hiện thân các giá trị như chủ nghĩa quân bình, sự đồng thuận, sự có đi có lại và sự giúp đỡ lẫn nhau (Shah 2010; 2020). Có những thực hành tương tự ở quận Mustang, Nepal, nhất là trong một làng được gọi là Te (Ramble 2008 được trích trong Shah 2020, p. 28); và ở một số nơi tại Trung Hoa Lục địa và Đài Loan, nơi thầy tế và thầy phó-tế đốt hương được chọn mỗi năm bằng một trò chơi may rủi trong các lễ hội đền thờ quan trọng (Feuchtwang 2003, được trích trong Shah 2020, p. 28).

Quay lại thảo luận của chúng ta về châu Âu, khi sự rút thăm chính trị được phát hiện lại trong thời Trung Cổ, ban đầu nó được dùng vì các đức hạnh trấn an của nó. Nó được thực hành phần lớn trong các công xã Italia trong thời kỳ này, nơi nó đã kéo dài mãi vào thời Phục Hưng và thời Đầu Hiện đại; chương này chủ yếu sẽ tập trung vào những tiến triển ở Tây Âu. Tuy vậy, vài trường hợp cũng có thể thấy ở các khu vực khác của châu Âu. Tại Cộng hòa Novgorod (các thế kỷ thứ mười hai đến mười lăm), chẳng hạn, một vùng nằm ở cái bây giờ là Bắc Nga, tổng giám mục đôi khi được chọn ngẫu nhiên từ một danh sách ngắn gồm ba ứng viên mà đã được nhân dân chọn. Trong trường hợp này – và không giống trong Giáo hội Roma cùng thời kỳ – sự bói toán bằng thăm và sự rút thăm thế tục đã không được tách bạch rõ ràng. Thủ tục bầu cử được định hướng tới sự đồng thuận và được gán một ý nghĩa tôn giáo: “Không sự tranh đua nào, không sự tranh cãi nào, chính Chúa đã là người quyết định” (Lukin 2017, p. 268).

Trong thời kỳ Đầu Hiện đại, sự rút thăm lan ra quá Italy tới các nước Âu châu khác. Nó đã phổ biến ở Tây Ban Nha và đặc biệt ở Vương quyền Aragon trong Siglo de Oro (Thời Hoàng kim) kéo dài từ cuối thế kỷ thứ mười sáu đến giữa thế kỷ thứ mười bảy. Nó cũng đã đóng một vai trò trung tâm ở vài tổng (canton) Thụy sĩ bắt đầu trong giữa-thế kỷ thứ mười bảy. Trong mức độ ít hơn, sự rút thăm cũng được dùng tại các công xã đô thị nào đó trong các nước Âu châu khác, nhất là ở Đức bắt đầu trong thế kỷ thứ mười sáu và ở Pháp trong giữa-thế kỷ thứ mười bảy.

NHIỀU Ý NGHĨA CỦA SỰ RÚT THĂM TRONG CÁC CÔNG XÃ ITALIA

Sự rút thăm đã trở nên phổ biến thế nào ở Italy trung cổ? Khoảng năm 1200, đã có 200 đến 300 công xã tự do ở Italy, mặc dù đa số các công xã này từ từ mất sự độc lập của chúng trong ba thế kỷ tiếp theo. Genoa, Sienna, Florence, và Venice đã là các công xã ngoại lệ về mặt tuổi thọ và quyền lực. Thời đại đỉnh cao của các công xã Italia, từ thời Trung Cổ đến thời Phục Hưng, đã là một thời kỳ lịch sử được đánh dấu bởi sự đổi mới chính trị phi thường. Điều này được bày tỏ trong tư tưởng chính trị, nhưng cả trong sự sinh sôi nảy nở của các hình thức thể chế và các thực hành. Từ viễn cảnh này, vai trò mà sự rút thăm đóng đã là thiết yếu. Các phương thức cho cả việc chọn các pháp quan và việc ra các quyết định tại các công xã Italia trong thời Trung Cổ bày tỏ một sự đa dạng đáng chú ý, cả theo địa lý (phụ thuộc vào thành phố) và theo niên đại (các thủ tục đã tiến hóa ra sao theo thời gian trong cùng công xã). Tuy nhiên, chúng tôi sẽ mô tả ngắn gọn vài sự phát triển chung bao quát.

Thế kỷ thứ Mười ba: Thời Hoàng kim nền Dân chủ Công xã

Vào đầu thế kỷ thứ mười hai, các công xã bắc và trung Italia đã bắt đầu giành được sự tự trị từ Đế chế Roma Thần thánh. Trong khi sự bầu cử quan chấp chính tối cao ở vị trí lãnh đạo các chính quyền đô thị đã trở thành biểu tượng của sự độc lập gia tăng này, nó không minh họa đơn thương độc mã sự nổi lên (emergence) của định chế công xã, mà dựa nhiều vào các hình thức dân chủ trực tiếp. Bên ngoài các giới hoàng gia, cơ quan chính trị đầu tiên xuất hiện trong Trung Kỳ Trung Cổ (1000-1300) là đại hội công dân (cives), được gọi thay đổi là universitas, parlamento, hay arengo. Chắc là nhờ quyền lực chớm nở của nó mà công xã như một định chế đã sinh ra (Celli 1980). Các nguồn gốc hội nghị này có vẻ đã là Kitô hơn là Roma, vì cộng đồng tín hữu từ rất sớm đã thiết lập một truyền thống tụ họp công cộng. Trong một thời gian dài, Hội nghị Công dân đã chỉ định các quan chức cả tu sĩ và chính trị, vì hai lĩnh vực đã không được tách biệt rõ ràng. Các quyết định được đưa ra bởi sự đồng thuận rõ ràng, được tiếng reo hoan hô xác định: Phần lớn thời gian, đã là một vấn đề nhận được sự ưng thuận bình dân cho một quyết định đã được các elite đưa ra rồi. Chúng ta biết ít về các hội nghị này đã thảo luận cân nhắc thế nào: Mặc dù chúng có một yếu tố mạnh của sự hò reo hoan hô, tư cách công dân phần lớn đã là một thuộc tính được chỉ dân cư đô thị sở hữu (Weber 1966). Trong các thế kỷ thứ mười hai và mười ba, chúng ta có thể biết chắc rằng parlamenti dần dần đã tăng cường một loại nền dân chủ trực tiếp hơi gợi nhớ lại các tiền bối Hy lạp cổ xưa của chúng (Maire-Vigueur and Faini 2010).

Hơn nữa, các hội đồng khác nhau được hình thành bởi việc phân biệt bản thân chúng với Hội nghị Công dân trong nửa thứ hai của thế kỷ thứ mười hai nhanh chóng có được vài trăm, nếu không phải vài ngàn thành viên – trong một khung cảnh nơi dân số công dân đã khá hạn chế về tổng độ lớn. Những sự phát triển như vậy xảy ra song song với sự lên của một giai cấp xã hội mới, được gọi là popolo [dân chúng], mà tạo thành một loại nhà nước bên trong nhà nước. Popolo chịu trách nhiệm về sự phát triển kinh tế đô thị và hoạt động như một vật làm nền cho các giai cấp quý tộc truyền thống (milites [các lính bộ binh] magnate [các đại gia]) mà cho đến lúc đó đã độc quyền sự chấp chính tối cao – cơ quan hành pháp chủ yếu của công xã. Tuy vậy, những cuộc đấu tranh quyền lực giữa popolo milites đã liên tục tiến hóa, và đã dao động mạnh giữa việc tích hợp các tầng lớp trên của popolo vào các giới quý tộc và việc loại trừ giới quý tộc, như đã là thế ở Florence (Tanzini 2014).

Trong thời gian này, dù là lối vào các chức vụ chính thức khác nhau bị chia thành ngăn về mặt tầm quan trọng của các chức vụ và sự tiếp cận đến chức vụ được phân bố de facto (trên thực tế) hay de jure (về pháp lý) ngang các nhóm xã hội phù hợp với hạng của họ trong hệ thống thứ bậc của thành phố, các chức vụ chính trị và hành chính được lấp đầy, như ở Athens, chủ yếu bởi sự luân phiên giữa các công dân chủ động. Như thế được tính rằng khoảng năm 1288 ở Bologna (một thành phố đã có vài chục ngàn cư dân), mỗi năm đã cần chỉ định 1.800 công chức. Nhiệm vụ này thuộc về một hội đồng gồm 2.000 thành viên (muộn hơn mở rộng đến 4.000), mà bản thân họ được bổ nhiệm hàng năm bởi Consiglio generale (đại Hội đồng) Consiglio del Popolo (Hội đồng Nhân dân), mà đến lượt mỗi hội đồng đã có 800 thành viên được bàu hàng năm. Những con số này (Keller 2014) thậm chí không tính đến các cơ quan công dân và đoàn thể tự trị khác nhau (các phường hội, societates armorum [các hội vũ trang], vân vân).

Các bạn đọc thế kỷ thứ hai mươi mốt có lẽ sẽ ngạc nhiên về các phương thức bầu cử của của thời đại quá khứ này khác đến thế nào với các phương thức của chúng ta. Ngoài tính đa dạng hầu như vô tận của các thực hành được nói đến, các cuộc bầu cử cho các chức vụ đô thị và giám mục cũng được đặc trưng bởi tập quán phổ biến của “bỏ phiếu thỏa hiệp,” mà đòi hỏi sự tăng lên nhiều lần số các vòng bầu cử và các hình thức lá phiếu, và việc giao phó cho các ủy ban bầu cử trách nhiệm lấp đầy các chức vụ công. Bỏ phiếu thỏa hiệp được thiết kể để: 1) hạn chế các xung đột vì quyền lực; 2) chọn các cá nhân khôn ngoan nhất cho các chức vụ chính quyền (mà danh tiếng của họ tất nhiên được xác định về mặt xã hội); và 3) thiết lập một động lực thúc đẩy lợi ích chung và ngăn chặn sự tạo ra “các đảng phái” hay sự ngự trị của các (nhóm) lợi ích đặc biệt (Keller 2014). Chí ít về mặt lý thuyết, mục tiêu đã là duy trì sự thống nhất của thành phố, mặt khác bị các cuộc đấu tranh bè phái đe dọa. Sự thống nhất tưởng tượng của thành phố về nguồn gốc không nghi ngờ gì đã là tôn giáo (Keller 1988), và nhiều thủ tục chính trị được dùng đã liên kết mật thiết với sự phát triển của các tập quán bầu cử bên trong Giáo hội vào khoảng 1100, bắt đầu với một hệ thống bỏ phiếu đa số, được chấp nhận trong nhiều cơ quan sau phần ba thứ hai của thế kỷ thứ mười hai (Keller 2014; Moulin 1998; Ruffini 1977). Trong thế kỷ thứ mười ba, cả sự lên của podestà [thị trưởng] (quan chức tạm thời thực hiện quyền lực tối cao, một cách điển hình đến từ một công xã lân cận), và của cách chức vụ được lấp đầy đã tăng cường logic đằng sau sự bỏ phiếu thỏa hiệp. Tuy vậy, một chiều mới được thêm vào thủ tục – sự bỏ phiếu nhiều vòng và việc dùng có hệ thống sự rút thăm. Kết hợp với các cuộc bầu cử và các hình thức thâu nạp (cooption) khác nhau, sự rút thăm trở nên phổ biến cho các chức vụ nhỏ bắt đầu trong thế kỷ thứ mười ba, và cho các chức vụ lớn bắt đầu trong thế kỷ thứ mười bốn. Đã có vài thuật ngữ khác nhau được dùng để ám chỉ thủ tục rút thăm, phụ thuộc vào các dụng cụ khác nhau được dùng: ad brevia (cuộn giấy dùng để rút thăm các cử tri sẽ bàu), per rodulum et per sortem (theo hàng và theo phiếu), bằng tratta (thăm). Ưu thế của sự rút thăm ở Italy, so với tương đối ít trường hợp ở Pháp hay Đức, có lẽ là do sự hỗn tạp xã hội tăng lên của các công xã Italia, mà một cách tương ứng gây ra xung đột xã hội lớn hơn. Như một kết quả, đã cần các dụng cụ thủ tục thêm để hạn chế mối bất hòa xã hội (Tanzini 2020, p. 205).

Có bằng chứng về sự rút thăm được thực hành một cách có hệ thống ở Bologna (1245), Novara (1287), Vicenza (1264), và Pisa (1307) (Keller 2014, p. 363). Tại Florence, quy trình được đưa vào trong năm 1291 (Najemy 1982, p. 30), nhưng đã không trở thành một yếu tố cấu thành của quy trình lập pháp cho đến 1328 (và vẫn như thế cho đến sự sụp đổ của nền Cộng hòa). Trong năm 1268, Venice đã thể chế hóa sự rút thăm chính trị, mà cho đến lúc đó đã chỉ được dùng lác đác. Trong hai công xã này – mà trong các thế kỷ thứ mười ba và mười bốn được coi là trong số mười thành phố lớn nhất và giàu nhất Tây Âu – chiều tôn giáo đã bị lu mờ đi, mặc dù chiều nghi lễ đã vẫn rất quan trọng. Thí dụ, một thánh Lễ đôi khi đi cùng với việc bàu Signoria (Lãnh chúa) Florentine, ban sự trang trọng cho một thời khắc chính trị quan trọng và thêm vào đặc điểm hết sức nghi lễ của nó, nhưng sự bổ sung này đã không liên quan đến việc phát hiện một ý chí thần thánh. Như được lưu ý ở trên, Giáo hội đã cấm sự thực hành rút thăm cho các mục đích tu sĩ chính xác đồng thời khi nó bắt đầu hưng thịnh như một thủ tục chính trị. Trong năm 1223, Giáo Hoàng Honorius III đã cấm sự rút thăm cho các thủ tục bổ nhiệm Giám mục; hai năm sau, ngài đã mở rộng sự cấm này cho các chức vụ tu sĩ khác (Keller 2014). Aquinas đã lập thuyết sự cấm này vào cuối các năm 1260. Ngoài các lý do thuần túy thần học, chắc quyết định này đã là một sự phản ánh về hệ thứ bậc lớn hơn và quyền lực tăng lên của Giáo Hoàng, mà đã là tham vọng của các Cải cách Gregorian thế kỷ thứ mười một. Việc nhập khẩu sự rút thăm vào Giáo Hội từ lĩnh vực chính trị, nơi nó đã phổ biến hơn, như thế đã đi ngược lại xu hướng chiếm ưu thế và đã không thể được coi là có thể chấp nhận được. Nguyên tắc viện dẫn đến uy quyền cao hơn trong trường hợp bất đồng tại một mức cho trước của tháp thứ bậc rõ ràng đã được củng cố. Tuy vậy, đã cần đến mưu mẹo thần học của một Thomas Aquinas để hợp pháp hóa một sự tách biệt nghiêm ngặt như vậy giữa các thực hành tôn giáo và thế tục của sors divisoria (sự bốc thăm phân bổ).

Câu hỏi về các tác nhân đương thời tình cờ tìm thấy ý tưởng rút thăm có thể chỉ dẫn đến phỏng đoán. Đã có chí ít sự hiểu một phần rằng phương pháp đã được dùng ở Athens và Rome, nhưng các sự thực hành rút thăm đã hiếm trong thời Trung Cổ và những kỹ thuật được chấp nhận đã khác với những kỹ thuật được dùng trong thời Cổ. Trong cờ bạc, sự rút thăm đã không phổ biến: được thực hành chủ yếu trong các trò chơi súc sắc bị Giáo Hội cấm – và súc sắc đã không được dùng cho việc rút thăm trong khung cảnh chính trị. Việc lại đưa sors divisoria vào trong chính trị như thế chắc là kết quả của một sự tìm kiếm dài cho các phương pháp chọn tốt nhất để được dùng: Thí dụ nổi tiếng nhất của việc đó là một cuộc tranh luận được tổ chức ở Florence vào ngày 24 tháng Mười Một 1292, trong đó hai mươi ba phương cách khác nhau cho sự bầu Signoria đã được thảo luận.

Các thế kỷ thứ 14 và 15: Sự rút Thăm với một Giới Quyền lực Co lại

Trong các thế kỷ thứ mười bốn và mười lăm, các thành phố Italia đã bị tai họa bởi các khủng hoảng kinh tế và sức khỏe công cộng khác nhau vây quanh cuối Thời Trung Cổ (1350-1500) như một toàn thể. Chúng đã đặc biệt bị tàn phá bởi Dịch Hạch – một trong những sản phẩm phụ của làn sóng toàn cầu hóa chính trị thứ nhất được Đế chế Mông cổ phát động – tàn phá Tây Á, châu Âu, và Bắc Phi giữa 1346 và 1353, với những sự bùng phát thêm gây thiệt hại nặng nề suốt Cuối thời Trung Cổ. Tại châu Âu, các công xã Italia đã áp đặt sự kiểm dịch cách ly các du khách đến thành phố và sự cách ly những người bệnh. Giữa khung cảnh hỗn độn này, đã có một nước đi để hạn chế đáng kể sự tham gia vào chính trị công xã (Tanzini 2014). Sự hạn chế từ từ này một phần đã là kết quả của số teo đi của các công xã độc lập, hầu hết trong số đó cuối cùng đã bị các láng giềng hùng mạnh hơn của chúng chinh phục (các định chế công xã tự trị đã chỉ sống sót dưới dạng bị làm yếu đi đáng kể sau những sự chinh phục như vậy). Hơn nữa, nhiều chế độ công xã đã nhường đường cho signorie, các thành bang được lãnh đạo bởi một hoàng tử, nơi sự rút thăm vẫn còn, dù ở bên lề trong một số trường hợp. Cuối cùng, các công xã cộng hòa đã thấy kích thước của các hội đồng của chúng co lại dần dần, đồng thời khi parlamento – đại Hội Công dân – đã hết sức giảm về quy mô và thậm chí đã bị bỏ rơi. Các hình thức tư cách công dân chủ động đã sống sót chủ yếu ở mức khu dân cư và trong các phường hội và các hội anh em (Judde de Larivière 2014), trong khi sự tiếp cận đến các cơ quan quyền lực trung tâm đã ngày càng bị độc quyền hóa bởi một giới nhỏ của các tầng lớp trên của popolo và, trong một số trường hợp, bởi các hậu duệ của các gia đình quý tộc cũ. Tuy vậy, đồng thời khi các hội đồng giảm kích cỡ thì sự phân chia lại các chức vụ công chủ chốt đã phải dựa ngày càng nhiều vào sự rút thăm (thường kết hợp với các phương pháp khác). Như trong các thế kỷ sớm hơn, sự rút thăm được cho là để tháo ngòi nổ các xung đột bè phái và cổ vũ sự chọn các cá nhân đầu tư vào lợi ích chung. Gắn với sự luân phiên nhanh của các vị trí trong các chức vụ khác nhau, sự rút thăm đã giúp các elite mới – cũng như các công dân nói chung – để đạt sự đồng thuận rộng rãi (Najemy 1982; Gualtieri 2009).

Sự rút thăm và bỏ phiếu thỏa hiệp đã liên kết mật thiết với một ý tưởng mới được các nhà luật học và triết học đương thời phát triển – quan niệm về repraesentatio identitatis (sự đại diện căn tính [bản sắc]) (Hofmann 2003; Podlech 2004; Sintomer 2014b). Cho đến thời kỳ đó, trong khi từ “sự đại diện” đã tồn tại, khái niệm chung đã không ở trong luật dân sự và luật công. Cái bây giờ chúng ta gọi là “sự đại diện” bao hàm một loạt thực hành mà trước kia được xử lý một cách tách biệt. Khái niệm pháp lý và chính trị mới về sự đại diện đã mang đến ý tưởng rằng những người được đại diện bị ràng buộc pháp lý với các quyết định đưa ra bởi các đại diện của họ, hai bên hình thành một pháp nhân (hư cấu) duy nhất. Khái niệm về sự đại diện bản sắc đầu tiên được Marsilius xứ Padua (1275–1342) phát triển, và sau đó được Juan de Segovia (1395–1473) trau chuốt. Nó bắt nguồn chủ yếu từ các quyền của các công ty và các công xã trung cổ, cái sau là “các công ty của các công ty.” Dường như cần thiết để ổn định về pháp lý các cộng đồng mà đã có hoạt động dài hạn và vì thế cần được “đại diện” bởi một phần của cái toàn bộ. Tuy nhiên, không giống khái niệm về sự đại diện người ủy quyền-người thừa hành (principal-agent) (hay sự đại diện ủy thác) mà được phát triển muộn hơn một chút, nhất là bởi Bartolus de Saxoferrato (1313–1356), repraesentatio identitatis không đòi hỏi những người được đại diện chuyển một cách tường minh thẩm quyền cho các đại diện của họ. Ngược lại, nó cho phép một đa số để có một sự hiện thân pháp lý và chính trị duy nhất mà không có bất kể sự ủy quyền chính thức nào. Repraesentatio identitatis là một phép hoán dụ, nơi bộ phận đại diện cho toàn bộ. “Trong chừng mực nào đó, liên quan đến các hành động cụ thể, hội nghị ‘là’ công xã, và hội đồng ‘là’ Giáo Hội, mặc dù sự đồng nhất này là không đủ để xác định Giáo Hội và cộng đồng chính trị đô thị” (Hofmann 2003, p. 213). Chí ít trong chính trị, và khi kết hợp với các hình thức bỏ phiếu thỏa hiệp khác nhau, sự rút thăm có một quan hệ lựa chọn với loại này của sự đại diện chính trị mà không đòi hỏi sự ưng thuận tường minh; Vì thế thật logic rằng sự rút thăm và sự đại diện căn tính có khuynh hướng trở nên nổi bật cùng lúc.

Hai mô hình rút thăm chính trị khác nhau nổi bật giữa các thực hành trung cổ. Mô hình thứ nhất, được minh họa bởi sự bầu cử những người giữ chức vụ ở Venice, dùng sự rút thăm để chỉ định các thành viên của một ủy ban mà đến lượt sẽ bầu các pháp quan. Trong thời Trung Cổ, chính cái thường được gọi là ad brevia, hay “với các cuộn giấy da,” nhắc đến các cuộn giấy nhỏ được dùng để rút ngẫu nhiên các tên của các cử tri sẽ bầu ra những người giữ các chức vụ nào đó (Tanzini 2020, p. 205). Nó đã điển hình khắp miền bắc và trung Italy trong thế kỷ thứ mười ba, nhưng đã vẫn còn cho đến cuối thế kỷ thứ mười tám ở những chỗ nào đó như Venice. Hệ thống thứ hai, được lịch sử Florentine làm cho nổi tiếng, được thử đầu tiên trong thế kỷ thứ mười bốn (Tanzini 2020). Nó được gọi là la tratta (“sự rút thăm”) và kéo theo sự chọn ngẫu nhiên các pháp quan một cách trực tiếp (không còn chỉ rút thăm ra “các cử tri” chịu trách nhiệm bầu như vậy), trong khi thực hiện sự chọn này từ một danh sách rút ngắn của các ứng viên được các ủy ban bầu cử ad hoc thiết lập. Hai mô hình mày ít nhất một phần đã là một sự phản ánh các động lực chính trị khác nhau hoạt động trong hai thành phố. Trong khi Cộng hòa Venetia đã nổi tiếng vì sự ổn định của nó, chính trị ở thành phố Tuscan đã lộn xộn hơn. Trong sử thi The Divine Comedy (Thần Khúc), Dante (c. 1265–1321), bị đày bởi vì các mối quan hệ của ông với bè đảng Guelph Trắng, một trong những thị tộc đấu tranh vì sự kiểm soát Florence trong cuối thế kỷ thứ mười ba và đầu thế kỷ thứ mười bốn, ám chỉ đến sự thực rằng các luật được chấp nhận trong tháng Mười không còn hợp lệ nữa vào giữa tháng Mười Một: Ông so sánh thành phố quê ông với một người bệnh trằn trọc và xoay trên giường của mình (Dante 2003, VI: 143–151). Tuy nhiên Florence ít nhất đã quan trọng trong lịch sử chính trị như đối thủ Adriatic của nó, không nghi ngờ gì bởi vì hàng thế kỷ “bất ổn định” của nó đã là một dấu hiệu về sinh khí chính trị của nó. Một mô hình thứ ba đã tồn tại theo một cách bên lề: Nó gồm việc rút thăm trực tiếp các chức vụ nhỏ của các hội đồng lớn. Nó đã được thực hành trong vài thành phố, như Modena khoảng năm 1306, nơi sự rút thăm đã xảy ra giữa 1.600 công dân (lúc đó, Modena có khoảng 20.000 cư dân), trong một quá trình gợi nhớ lại lịch sử Athen. Thực hành được ưa thích trở lại trong vài năm ở Florence sau sự sụp đổ của nhà Medici vào năm 1494 nhưng sau đó biến mất nhanh chóng khỏi đời sống công (Tanzini 2020, p. 205). Tuy vậy, trong cả hai mô hình chính, và từ thế kỷ thứ mười bốn trở đi, các thực hành rút thăm bị elite kiểm soát phần lớn. Vì chúng đã chỉ là một trường hợp cá biệt bên trong một quá trình lớn và phức tạp, chúng đã không báo trước sự ngự trị của may rủi (Tanzini 2020, pp. 206ff).

VENICE: BẢO ĐẢM CÔNG LÝ PHÂN BỔ GIỮA GIAI CẤP QUÝ TỘC

Trong thời Trung Cổ, Venice đã là một nền cộng hòa đầu sỏ (oligarchic) được một giới nhỏ người dân cai trị. Để hạn chế quyền lực của tổng trấn, người được bổ nhiệm suốt đời, một hội đồng được thiết lập trong nửa sau của thế kỷ thứ mười hai, với chức năng xem xét kỹ và xác nhận tất cả các dự thảo luật pháp lớn. Nó đã thay thế đại hội công dân, Concio. Cái sau dần dần mất quyền lực của nó, và trong 1297, Consiglio Maggiore (Đại Hội đồng) bị đóng cửa và được hạn chế chỉ cho các gia đình quý tộc.

Sự rút Thăm chọn Tổng trấn

Từ thế kỷ thứ mười ba cho đến sự chấm dứt của “Nền Cộng hòa Thanh bình Nhất” trong năm 1797, sự rút thăm đã tạo thành bộ phận của một thủ tục lập pháp phức tạp rắc rối được dùng để bổ nhiệm tổng trấn, một quy trình mà muộn hơn được gọi là “một kiệt tác về kỹ thuật bầu cử” (Moulin 1998). Hãy xét trường hợp Lorenzo Tiepolo, con trai của Tổng trấn Jacopo Tiepolo và em rể của Tancredi xứ Syracuse. Với tư cách Chỉ huy Hải quân và một anh hùng nổi tiếng vì vai trò của ông trong trận Acre, Tiepolo sở hữu khối tài sản tuyệt hạng mà đặt ông ngang với một hoàng đế. Vào lúc bổ nhiệm ông thì thủ tục chọn tổng trấn đạt đỉnh điểm của nó. Vào ngày 23 tháng Bảy 1268, Lorenzo Tiepolo được chọn cho chức vụ cao nhất trong nền Cộng hòa Venetia, nhưng sự chọn đã không chỉ dựa vào sự giàu có, danh tiếng, và các mối quan hệ gia đình của ông. Ông cũng đã phải trải qua thủ tục được ghi lại trong Promissione Dogale (Lời hứa Dogale), một loại hiến pháp được chấp nhận trước.

Luật này quy định rằng, khi chức vụ Tổng trấn bị trống, Đại Hội đồng có 500-thành viên nên họp trong phiên họp trang trọng. Ủy viên hội đồng trẻ nhất rời phòng họp nơi nó được tập hợp và quay lại với đứa trẻ đầu tiên giữa tám và mười tuổi mà ông gặp trên đường phố. Một túi lớn được đặt ở giữa phòng họp chứa số bi ghỗ nhỏ (ballotte) bằng với số ủy viên hội đồng. Từ “cử tri (elector)” được đóng dấu trên ba mươi trong số các viên bi này. Ballottino, cậu bé được chọn trên phố (yếu tố nghi lễ này có thể nhắc nhở chúng ta về hệ thống Kuda Olai Tamil được dùng ở Uthiramerur và được thảo luận sớm hơn), lấy các viên bi và trao mỗi viên cho mỗi ủy viên hội đồng khi họ yên lặng diễu qua trước thùng. Ba mươi người nhận được viên bi đánh dấu cử tri vẫn ở lại trong phòng họp, còn các thành viên khác rút lui khỏi đó ngay lập tức. Những người ở lại không thể thuộc về cùng gia đình hay có các mối quan hệ huyết thống với nhau: Nếu họ có, họ phải từ bỏ vai trò của họ và được thay thay thế bởi ủy viên hội đồng khác dùng cùng cơ chế.

Tiếp theo cùng hệ thống được dùng để giảm ba mươi ủy viên ở lại xuống còn chín, và trong pha thứ ba những người sau chọn bốn mươi cá nhân từ Đại Hội đồng bằng sự bỏ phiếu đa số đủ tiêu chuẩn. Trong pha thứ tư, bốn mươi cử tri này được giảm xuống mười hai bằng rút thăm; trong pha thứ năm, mười hai người này chọn hai mươi lăm người từ Đại Hội đồng; trong pha thứ sáu hai mươi lăm người này được giảm xuống chín bằng bốc thăm; chín người này sau đó bầu bốn mươi lăm ủy viên hội đồng, mà được giảm xuống mười một bằng rút thăm trong pha thứ bảy. Trong pha thứ tám, mười một người này bàu (lại bằng việc bỏ phiếu đa số đủ tiêu chuẩn) bốn mươi mốt ủy viên hội đồng mà, trong pha thứ chín và cuối cùng, tạo thành một buổi họp kín và bầu tổng trấn với một đa số đủ tiêu chuẩn hai mươi lăm phiếu (Lane 1973, p. 111). Một khi bầu xong, kết quả được công bố tại một quảng trường công cộng và một lễ ăn mừng được tổ chức: Các hoạt động reo hoan hô như bằng chứng về sự ưng thuận của nhân dân.

Một sự khác biệt đến thế nào với Athens: Chín giai đoạn đầy đủ, trong sự kết hợp với các cuộc bầu cử bằng đa số đủ tiêu chuẩn, đã là cần thiết để bổ nhiệm tổng trấn. Thủ tục đã gồm sự chọn bằng bốc thăm, nhưng mục tiêu rõ ràng đã không phải để tối đa hóa sự tham gia của tất cả các công dân vào đời sống công. Để lấp đầy các chức vụ công trong “Nền Cộng hòa Thanh bình Nhất,” sự rút thăm đã thường xuyên được dùng, nhưng, nói đúng ra, chỉ để chỉ định các ủy ban bầu cử mà sau đó tiến hành thực hiện các cuộc bầu cử. Chỉ trong trường hợp các chỉ định không chính trị, như chọn các công dân nhập ngũ vào hải quân, thì sự rút thăm mới trực tiếp xác định kết cục (Lane 1973, pp. 49, 367). Một sự so sánh với kleroterion Athen minh họa vài mục đích khác mà sự rút thăm có thể phục vụ. Trong polis Hy lạp nó đã cho phép sự giải quyết vô tư các xung đột và cuối cùng trở thành thường nhật đến mức (nhóm) Bốn Trăm (nhà đầu sỏ mà đã lật đổ nền dân chủ trong năm 411 BCE) đã dùng nó khi họ phải chỉ định các prytaneis (nhà điều hành boule) từ hàng ngũ của họ (Thucydides 1954, VIII: 69). Tuy nhiên, ở Athens sự rút thăm chủ yếu đã hoạt động như một thủ tục dân chủ để đảm bảo rằng quyền lực được chia sẻ bình đẳng. Trong nền cộng hòa Adriatic, mặt khác, sự rút thăm chủ yếu đã là một kỹ thuật giải quyết-xung đột; bất kể cân nhắc dân chủ nào đã thuần túy là thứ yếu. Khi danh sách của các cá nhân trên Đại Hội đồng được “khép kín” trong năm 1297 (các sự mở rộng tương lai từ đó trở đi sẽ chỉ xảy ra trên cơ sở từng trường hợp một), 532 gia đình đã được đại diện. Trong năm thế kỷ, bảy mươi trong số bảy mươi lăm Tổng trấn được bầu đã đến từ bốn mươi tư trong số các gia đình cổ này (Mowbray and Gollmann 2007).

Mô hình này đã thịnh hành cho đến khi Napoleon chinh phục Venice trong năm 1797. Tính phức tạp của nó đã khiến cho một số sử gia viết rằng “nó gây ấn tượng cho tâm trí hiện đại như thật lố bịch” (Norwich 1982, p. 166). Vì sao (cần) nhiều vòng phiếu khi một vòng rút thăm duy nhất rõ ràng đã là đủ để chống lại tham nhũng và ảnh hưởng có thể của các phe phái khác nhau? Thật đáng kinh ngạc, những nghiên cứu thống kê hiện đại đã chứng minh rằng mức độ phức tạp này thực ra đã hết sức duy lý. Vì sự tính toán xác suất vẫn chưa tồn tại (khi đó), phương pháp duy lý này được phát hiện qua sự thử và sai thực dụng. Đúng, Đại Hội đồng đã đầy dẫy mưu mô, liên minh, và sự phản bội giữa các gia đình quan trọng chia chác quyền lực của thành phố giữa họ với nhau. Không đi vào các chi tiết toán học, tuy vậy, có vẻ rằng số các vòng bỏ phiếu và chúng được cấu hình như thế nào quả thực đã hạn chế mưu đồ chiến thuật. Chúng đã cho phép tổng trấn có được đủ sự yêu mến của quần chúng trong khi bảo vệ ông khỏi ảnh hưởng của các phe phái thiểu số (từ quan điểm này, mười vòng bỏ phiếu đã là một số tối ưu). Nôm na hơn, việc nhân số các vòng liên tiếp lên đã ngăn chặn những sự méo mó khỏi xảy ra bởi vì các viên bi gỗ được trộn không đúng cách trong thùng. Một trong những tác dụng của thủ tục này là các elector (người bàu) ngày càng chọn các Tổng trấn già hơn, và như thế cai trị trong ít thời gian hơn: Bảy mươi lăm Tổng trấn được bàu với cơ chế này giữa 1268 và 1797 đã nắm quyền trung bình 6,85 năm, so với trung bình 11,35 năm cho bốn mươi tư Tổng trấn được bầu với một thủ tục đơn giản hơn trước năm 1268 (và trung bình 19,85 năm cho các vua Anh trong cùng thời kỳ) (Mowbray and Gollmann 2007).

Ngoài việc tạo ra những hành vi bắt nguồn từ các lựa chọn duy lý được các thành viên Đại Hội đồng thực hiện, thủ tục Venetia cũng đã hết sức biểu tượng. Trong khi nó đã không bắt nguồn từ sors divinatoria tầm quan trọng của nó đã chủ yếu là thế tục, nghi lễ nghiêm trang và phức tạp của nó đã là một loại chiêu bài tượng trưng kêu gọi các nhà đầu sỏ hành xử có trách nhiệm. Như ở Rome, nó báo trước một hình thức chính quyền nơi cá nhân được bàu sẽ cai trị với một cái nhìn đến lợi ích chung, và nơi các gia đình sẽ chấp nhận sự cai trị này – một loại phép thần chú để trừ các sự bất đồng nội bộ làm xói mòn các công xã Italia khác. Việc dùng ballottino đã là quan trọng trong khía cạnh này và truyền rất nhiều cảm hứng cho các thực hành rút thăm ở châu Âu nói chung hơn (Sintomer 2018). Nó đã không hạn chế ở sự bàu tổng trấn: Nó cũng được áp dụng cho nghi lễ Ball d’Oro [Bóng Vàng] (“Barbarella”), mà đã đánh dấu sự ra mắt chính trị của các quý tộc trẻ nào đó (Chojnacki 1997, được trích trong Judde de Larivière 2020, p. 229). Được nhắc đến đầu tiên trong năm 1319, nghi lễ này đã cho phép một số hạn chế quý tộc trẻ để bước vào Đại Hội đồng trước tuổi luật định hai mươi lăm tuổi. Sự rút thăm xảy ra mỗi năm vào ngày 4 tháng Mười Hai, ngày của Thánh Barbara (Judde de Larivière 2020):

Những quý tộc mà muốn tham gia đã phải đăng ký các con trai hợp pháp của họ dưới tuổi 18. Tên của mỗi ứng viên được viết trên một mẩu giấy, và sau đó được đặt vào một thùng (capello). Một thùng khác chứa một số viên bi (quả bóng nhỏ) tương ứng với số các ứng viên; một phần năm các quả bóng được phủ (màu) vàng. Tổng trấn chọn một tên, đồng thời cậu bé (ballottino) rút một quả bóng: nếu quả bóng là bóng vàng, thì ứng viên được bảo đảm một sự gia nhập sớm vào Hội đồng.

Chính phủ Hỗn hợp Venetia

Sự rút thăm đã đóng một vai trò quan trọng trong sự chọn hầu hết những người giữ chức vụ Venetia. Trong thời kỳ Đầu Hiện đại, 800 chức vụ được phân bổ, với nhiệm kỳ kéo dài từ sáu đến bốn mươi tám tháng. Hầu hết các chức vụ này đã có tầm quan trọng thứ yếu. Quy trình bàu hết sức phức tạp được lặp lại rất thường xuyên, vào gần như tất cả các Chủ nhật. Cấu trúc cơ bản của nó là như sau (Harivel 2019, p. 1): 1) Các ủy ban bầu cử được chọn bằng rút thăm bên trong Đại Hội đồng, tiếp sau một thủ tục giống với thủ tục được dùng cho bàu tổng trấn; 2) các ủy ban bầu cử này hoạt động đồng thời và lập ra một danh sách ngắn cho mỗi vị trí; 3) các thành viên của Đại Hội đồng mà cũng ở trong Thượng viện họp riêng và cũng chọn một danh sách ngắn (thủ tục này được gọi là scrutinio [xem xét]); và 4) dựa vào các danh sách ngắn này, sự bầu những người giữ chức vụ xảy ra trong Đại Hội đồng, với một sự bỏ phiếu kín mà cho việc đó các dụng cụ đặc biệt được tạo ra. Các thành viên hội đồng được cho là phải kiềm chế sự bàn bạc hay thậm chí bày tỏ ý kiến về những người có tiềm năng giữ chức vụ. Được xem là quá tham vọng để vận động rõ ràng cho một vị trí: Các cá nhân phải được những người khác đề cử như các ứng viên nhằm để tham gia vào quá trình chọn. Các ballottino đã tích cực trong các cơ chế cả rút thăm và bầu cử; trong thời Phục Hưng và thời Đầu Hiện đại, họ được bổ nhiệm chính thức cho một thời kỳ nào đó (đã có 53 trong số họ vào cuối thế kỷ thứ mười sáu). Ballotte – các quả bóng nhỏ được dùng cho việc rút thăm – được nhà nước chế tạo một cách đặc biệt. Cần nhấn mạnh rằng sự rút thăm đã không hạn chế ở Đại Hội đồng: Sự rút thăm cũng đã đóng một vai trò trong vài cơ quan trung gian và các phường hội, các hội đồng khu dân cư, các hội huynh đệ, và trên các đảo như Murano. Nó cũng được dùng rộng rãi để phân bổ các vị trí chuyên nghiệp nào đó, chẳng hạn những người chèo thuyền gondola hay các công nhân kho vũ khí (Judde de Larivière 2014).

Tuy vậy, có thể quan sát thấy những sự chênh lệch đáng kể giữa công thức thông thường và cách nó được thực hiện trong thực tế (Muir 1981, pp. 279sq). Các quý tộc Venetia đã phát triển các phương pháp giàu sức tưởng tượng để phá vỡ tính vô tư dự định của thủ tục (một thực hành có tên là broglio), trải từ tha hóa những đứa trẻ rút thăm đến các loại trao đổi khác nhau giữa các bè phái đến xây dựng các hồ sơ được ghi trong những cuốn sách bỏ túi nhỏ mô tả các ứng viên tốt tiềm năng. Trong năm 1496, nhà biên niên sử Domenico Malipiero (1843, p. 701) kể lại câu chuyện về một nhân viên cửa hàng trẻ đóng vai ballottino đã khoe thế nào với sếp của anh rằng anh và một người bạn “đã làm bổn phận của họ” bằng việc đặt tất cả các quả bóng nhỏ cho phép các cá nhân được chọn vào một góc của thùng. Chủ sử dụng lao động của cậu bé đã lập tức tố giác hành vi sai trái này lên tổng trấn, cho rằng hành động của cậu bé đáng bị treo cổ. Hai cậu bé đã bị bắt trước khi Hội đồng Mười Người họp để bàn bạc. Nhà quý tộc mà được lợi từ sự thao túng này, một ông Bon nào đó, đã bị bắt trong khi chỉ huy các tàu chiến có vũ trang đóng ở bờ biển Tuscan. Theo nhà biên niên sử Sanudo (Diarii 1 col. 303), Bon đã là kiến trúc sư của toàn bộ mưu kế. Trong khi Bon bác bỏ lời cáo buộc, một trong các ballottino, Hironimo Friso, đã đáp lại nói rằng: “Ông là người đã sai cháu làm việc đó.” Các hệ quả đã là nghiêm ngặt đối với Bon, ông bị đuổi khỏi Venice và buộc phải sống phần còn lại của đời ông ở Famagusta. Hai cậu bé cũng bị đuổi và bị chuyển đến Rethymno, trên đảo Crete, trong khi vài kẻ đồng lõa khác cũng đã bị kết án tù.[2] Mặc dù các loại phạm pháp này không nghi ngờ gì đã xảy ra hơi thường xuyên, những sự vi phạm quá xá nhất bị trừng phạt nghiêm ngặt, đặc biệt khi chúng đến từ các hạng thấp hơn của elite quý tộc. Một số vụ xử nổi tiếng được dùng để nêu bật chuẩn mực lý tưởng và kiềm chế sự vi phạm quá đáng nhất của các broglio (Harivel 2019). Trong thời kỳ Đầu Hiện đại, sau khi thành phố bắt đầu suy sụt do tầm quan trọng giảm đi của Địa Trung hải trong thương mại thế giới, các sự khác biệt bên trong tầng lớp quý tộc nổi lên: Một sự rạn nứt bộc lộ giữa elite hùng mạnh và một nhóm lớn của các nhà quý tộc nghèo mà đã là các thành viên của Đại Hội đồng nhưng đã không thể mơ ước để được chọn cho các chức vụ cao hơn. Đặc tính cộng hòa, mà cho đến lúc đó ít nhất một phần đã có thể làm dịu bớt các lợi ích cá nhân và bè phái, đã mất phần lớn sức nặng của nó: Việc chạy đua cho chức vụ đã ít trở thành một sự phục vụ cho nền Cộng hòa, hơn là một phương tiện để lao vào hay để đẩy mạnh một sự nghiệp chính trị (Raines 1991).

Sự hỗn hợp này của sự rút thăm và các cuộc bầu cử đã vẫn còn ở Venice cho đến cuối thế kỷ thứ mười tám, sự thay đổi lớn nhất về thủ tục cho việc bàu tổng trấn là sự đưa vào một sự bỏ phiếu trong Đại Hội đồng nhắm để xác nhận hay không mỗi trong số bốn mươi mốt ủy viên hội đồng mà, trong pha cuối cùng, sẽ tạo thành một cuộc họp kín và bàu nhân vật chính của nền Cộng hòa. Đấy đã là cách để hạn chế tính không thể tiên đoán được của toàn bộ thủ tục: Trong cuộc bàu Tổng trấn cuối cùng, điều này đã cản trở ứng viên mà có lẽ được đa số của bốn mươi mốt ủy viên ủng hộ ông nhưng ông là người đồng tính dục nên không được bàu (hai cử tri như thế bị loại và được thay thế bằng những người “có đức hạnh” hơn).[3] Ý chí thần thánh đã chẳng bao giờ liên kết với sự rút thăm trong nền Cộng hòa Thanh bình Nhất. Sự rút thăm Venetia đã là một thủ tục thế tục – dù hết sức được nghi lễ hóa – (chính khi kết quả của một cuộc bầu cử là nhất trí mà ý tưởng đôi khi được cất lên rằng bàn tay của Chúa đã hướng dẫn các cử tri). Thành phố đã có một ảnh hưởng to lớn lên truyền thống cộng hòa, đặc biệt sau khi Florence trở thành một nhà nước huy hoàng. Vài thiết kế thể chế của nó đã truyền cảm hứng cho các thành phố khác ở thế giới Tây phương. Các công trình của các học giả Italia như nhà văn và nhà soạn kịch chính trị Florentine Donato Giannotti (1492–1573) (Giannotti 1974) và nhà ngoại giao, hồng y giáo chủ, và giám mục Venetia Gasparo Contarini (1483–1542), đã đóng góp to lớn cho việc quảng bá các chi tiết về hoạt động của nền Cộng hòa Adriatic. Những người Venetia đã tin chắc rằng họ có hệ thống bầu cử tốt nhất trên thế giới, và không tiếng nói nào đến để phủ nhận họ; thực ra, hầu hết các nhà quan sát nước ngoài đã đồng ý.

Cuốn sách của Contarini (2020) đã đặc biệt có ảnh hưởng. Nó đã bảo vệ rõ ràng sự loại trừ popolani, tức là, các gia đình không quý tộc, khỏi Đại Hội đồng, và sự định nghĩa các quý tộc theo các tiêu chuẩn dòng dõi và đức hạnh hơn là của cải. Contarini cũng lưu ý rằng ở Venice, Đại Hội đồng đã là nhân dân, tức là, toàn bộ các công dân chủ động: Các cư dân khác đã đều là các đầy tớ tư hay công (công chức). Dựa vào một sự diễn giải gốc của cấu trúc bộ ba (tam đầu chế) Hy lạp, Contarini mô tả nền Cộng hòa Thanh bình Nhất như một chính quyền hỗn hợp. Đại Hội đồng, “nơi chủ quyền tối cao của nền Cộng hòa trú ngụ,” là quyền lực nhân dân (nó đại diện demos Venetia); Thượng viện, Hội đồng Mười người (chính phủ) và các cố vấn chính, cụ thể là “các hiền nhân” (savi), đại diện chiều quý tộc; và tổng trấn, được bàu cho suốt đời, “phô diễn quyền lực hoàng gia” (Contarini 2020, I, 2 và I, 5, pp. 16–18, 28–31).[4] Tuy vậy, Contarini sắc thái hóa chế độ tam đầu chế này bằng việc đưa vào một sự phân biệt thêm, về các dụng cụ thủ tục và loại công lý phân phối chúng thể hiện. “Quả thực, dù Đại Hội đồng có vẻ nào đó của một quyền lực nhân dân, tuy nhiên ta có thể thấy rằng nó là một hình thức của chính phủ bình dân và quý tộc,” vì việc chọn bằng rút thăm là một “thứ bình dân.” Lý do vì sao là thế với sự rút thăm (Contarini 2020, I, 5, pp. 29–30), sự công bằng và sự đúng đắn được đo chỉ bằng những tính toán số học, xét […] rằng vì mọi thành viên của giai cấp quý tộc là một cá nhân tự do, duy nhất, vì các thứ ngang nhau là do các cá nhân ngang nhau, mọi thành viên của giai cấp quý tộc nên được lợi từ nền Cộng hòa trong quyền ngang nhau và lợi nhuận ngang nhau. Và những người Venetia tin rằng không có lý do vì sao một người quý tộc nên đạt chức pháp quan ít hơn người khác. Và vì không phải mọi người có thể cai quản đồng thời, mà chỉ lần lượt, họ nghĩ rằng vấn đề nên được ủy thác cho số phận, và rằng những người được ân huệ như vậy nên cai quản.

Tuy vậy, sự phân bố “số học” này chỉ là một mặt của công lý, mặt khác là một mặt hình học. Đấy là lập trường mà các nhà quý tộc bảo vệ: Khi “các thứ ngang nhau là do những người ngang nhau,” “các thứ bất bình đẳng là do những người bất bình đẳng.” Mục tiêu của xã hội là phúc lợi của các công dân, “đức hạnh là cơ sở thích hợp duy nhất cho sự phân biệt.” Vì thế, mặc dù “danh dự ngang nhau nên được trao cho những người ngang nhau về đức hạnh và nhiệt tình dân sự,” “những người vượt trội về đức hạnh” nên “nhận được danh dự cao nhất trong một nhà nước.” Theo các nguyên tắc này, một sự cân bằng bất bình đẳng xác định chính phủ hỗn hợp Venetia (Contarini 2020, pp. 30–31):

Như hợp với một chính phủ bình dân để dùng đến sự may rủi trong sự tạo thành các cử tri (elector), nên cũng hợp với một chính phủ của các nhà quý tộc để coi cá nhân được Đại Hội đồng đánh giá là xứng đáng hơn về đức hạnh như thích hợp hơn, và để từ chối những người được xem là ít xứng đáng hơn. Từ điều này tôi nghĩ có thể được hiểu dễ dàng rằng trong thủ tục đề cử và bỏ phiếu này chúng ta tìm thấy diện mạo của một chính phủ bình dân – và tuy nhiên với một sự cân bằng như vậy mà thành phần làm lợi cho một chính phủ của các nhà quý tộc đóng một vai trò quyết định hơn thành phần làm lợi cho một hệ thống bình dân. Vì sự may rủi đóng một vai trò quyết định hơn chỉ trong sự tạo thành các cử tri (elector), và những người đàn ông vô giá trị của nhà nước tham gia vào quyền lực của nó và như thế có một quyền ngang nhau với các công dân cao quý. Nhưng chẳng gì để lại cho sự may rủi trong việc trao danh dự, và mọi thứ phụ thuộc vào sự lựa chọn và sự đánh giá […] Vì thế khá rõ ràng rằng trong nền Cộng hòa của chúng ta chính phủ quý tộc có một vai trò lớn hơn chính phủ bình dân.

Với lập luận này, Contarini ngầm nhắc cả đến tuyên bố nổi tiếng của Aristotle chống lại sự rút thăm và các cuộc bầu cử, lẫn đến loại công lý phân phối Aristotle ủng hộ trong Quyển 5 của Đạo đức Nicomacheaa Quyển 6 của Chính trị. Tất nhiên, ông kéo dài khái niệm về nền dân chủ, mà ông đặt tên lại là “chính phủ bình dân,” khi Đại Hội đồng mở cửa chỉ cho các gia đình quý tộc và dựa vào một định nghĩa khá đặc thù về nhân dân để tuân theo các phạm trù Hy lạp. Tuy vậy, gạt từ vựng sang một bên, các phân tích của ông là thâm thúy và độc đáo. Sự rút thăm các ủy ban bầu cử trong Đại Hội đồng bảo đảm tính bình đẳng tượng trưng của tất cả các thành viên của nó, và các cuộc bầu ra những người giữ chức vụ bởi các ủy ban này đã cho phép họ chọn những người được các công dân đồng bào của họ xem như phù hợp nhất để thực thi quyền lực. Từ quan điểm này, Venice có thể được xem như một hệ hình mẫu (paradigm) về “chế độ quý tộc phân bố,” một thuật ngữ được Aurèle Dupuis (2021) đặt ra trong phân tích của ông về Thụy Sĩ Đầu Hiện đại – tính độc nhất của nền Cộng hòa Thanh bình Nhất là yếu tố số học đã ít quan trọng hơn yếu tố hình học của nó trong phân bố danh dự. Bức tranh này phải có tính sắc thái một chút, vì có vài hoạt động công dân xảy ra bên ngoài Đại Hội đồng, nhưng nó mô tả lõi của hệ thống chính trị. Người ta nên thêm rằng yếu tố quý tộc tăng lên theo thời gian: Vào cuối thời kỳ Đầu Hiện đại, một số lớn thành viên của Đại Hội đồng đã bị bần cùng hóa đến mức họ đã phụ thuộc vào sự bảo trợ của các thành viên giàu hơn và đã không có cơ hội nào để nhận được các vị trí uy tín nhất của nền Cộng hòa.

Venice đã xuất khẩu mô hình của nó sang nhiều thành phố dưới sự cai trị đế quốc của nó: các định chế của cộng hòa Ragusa, chẳng hạn, đã được sao chép từ nền Cộng hòa Thanh bình Nhất, mặc dù một chức vụ tỉnh được lấp đầy bởi một người Venetia đã có quyền lực cuối cùng. Tầng lớp quý tộc của các thành phố này như thế được hưởng sự tự trị địa phương mà không ảnh hưởng trực tiếp đến chính trị trong siêu đô thị, mặc dù vài gia đình tuần tự đã được chấp nhận vào tầng lớp quý tộc Venetia, thường trong sự đổi lấy những số tiền lớn, nhất là trong hai thế kỷ cuối của nền Cộng hòa. Hơn nữa, nhiều thành phố ở Bắc Italy đã theo mô hình Venetia, kể cả Parma, Ivrea, Brescia, và Bologna (Dowlen 2008) tất cả các thành phố mà đã đưa sự rút thăm các ủy ban bầu cử của chúng vào. Sự rút thăm cũng được thực hành trong nhiều công ty, như ở Siena. Trong nhiều thành phố nó đã cho phép một sự phân chia quyền lực ít có vấn đề hơn để hoạt động giữa các gia đình và các bè phái chính trị quan trọng.

Tại Genoa, nền cộng hòa quý tộc hàng hải Italia lớn khác, cải cách bầu tổng trấn trong năm 1528 đã dẫn đến sự thi hành một hệ thống mà còn phức tạp hơn hệ thống Venetia tương ứng của nó (Isaacs 2001). Trong khi đóng một vai trò khiêm tốn hơn trong lịch sử các ý tưởng chính trị, thành phố Liguria đã có đóng góp quyết định cho sự đại chúng hóa sự rút thăm trong thời kì khi xổ số lan ra khắp lục địa Âu châu. Trong năm 1528, ba năm trước khi nền Cộng hòa Florence dứt khoát sụp đổ dưới ảnh hưởng của gia đình Medici, Genoa đã theo gợi ý của Andrea Doria và cải cách hệ thống chính trị của nó, với một cái nhìn xoa dịu các xung đột mà về mặt truyền thống đã đẩy hai gia đình lớn của thành phố chống lại nhau. Cải cách cốt ở việc trao các chức vụ công chính, kể cả vị trí tổng trấn và các thành viên của Signoria, cho nhiệm kỳ hai năm hơn là suốt đời; các thành viên luân phiên của các gia đình quý tộc cũ với các thị tộc mới hơn cho các vị trí quan trọng nhất; và trong sự kết hợp bầu cử và sự chọn bằng bốc thăm trong một thủ tục mà thậm chí dài dòng và phức tạp hơn cái tương đương Venetia của nó. Cải cách đạt thành công lớn và các quy tắc mới vẫn còn hiệu lực với chỉ vài sửa đổi cho đến việc Pháp xâm lấn trong 1797.

Hệ thống mới được thiết lập trong 1528 cũng quy định rằng tám người tạo thành Signoria bên cạnh tổng trấn sẽ được thay mới theo cặp mỗi sáu tháng, với mỗi cá nhân hoàn tất đủ hai năm trong chức vụ. Các thành viên này được chọn từ giữa 120 thành viên của Đại Hội đồng quý tộc. Sự rút thăm được dùng như sau: “Sau khi đã đặt tất cả các tên vào một thùng, chúng ta có một cậu bé, chịu trách nhiệm về Thánh Tích, rút hai tên, hoặc để đuổi ác Quỉ đi hay đơn giản làm đồ trang trí” (Leti 1697, p. 112). Khi thực hành lan ra, 120 tên bắt đầu được in trước thời gian và các công dân đánh cược tiền về các kết quả của thủ tục chọn. Sau khi cố gắng vô ích chống lại sự cá cược này, cuối cùng Thượng viện kết thúc công khai xác nhận nó và thậm chí đã biến nó thành một thực hành chính thức trong 1643–1644, cuối cùng tìm thấy “lợi ích lớn” từ nó (Leti 1697, p. 140; Grottanelli 1993, p. 43). Khi thực hành chính trị của sự rút thăm như thế được biến thành một trò xổ số, nhân vật đứa bé đã chuyển từ một lĩnh vực sang lĩnh vực khác; nó sẽ tiếp tục có một sự hiện diện mạnh trong các xổ số Âu châu cho đến thế kỷ thứ hai mươi mốt, với thành phố Genoa không nghi ngờ gì đóng một vai trò có ảnh hưởng trong quá trình. Thật ấn tượng rằng trong Critique des lottories (Phê phán Xổ số) của ông, nhà văn có ảnh hưởng Gregorio Leti (1697) đã nhóm các thực hành dân sự và các trò chơi vào cùng hạng.

FLORENCE: TÌM KIẾM ĐỒNG THUẬN VÀ CHÍNH PHỦ-TỰ QUẢN CỘNG HÒA

Sự bất hòa nồi da nấu thịt đã đặc biệt tràn lan ở Florence, nơi nó đã chia rẽ các gia đình hàng đầu cũng như các nhóm xã hội khác nhau: các nhà quý tộc (magnati), giai cấp tư sản arti maggiori (các chi lớn), giai cấp tiểu tư sản arti minori (các chi nhỏ), và các giai cấp lao động không được tổ chức trong các công ty (il popolo minute [dân thường]). Rất thường xuyên, các sự bất đồng như vậy được giải quyết bằng xung đột vũ trang.

Sự rút thăm trong nền Cộng hòa Florentine thứ Nhất

Các nguồn gốc của hệ thống công xã đã có từ thế kỷ thứ mười hai, và, mặc dù nó đã chịu vài sự lu mờ trong đó các định chế của nó một phần đã bị rút ruột từ bên trong (đáng chú ý nhất dưới sự cai trị Medici từ 1434 đến 1494 và 1512 đến 1527), nền Cộng hòa Florentine chỉ kết thúc trong 1530. Trong 1250, giai cấp tư sản đã tự nhóm mình thành hai mươi đơn vị lãnh thổ chính trị-quân sự mà đã loại trừ hầu hết các nhà quý tộc. Chế độ primo popolo (nhân dân thứ nhất), như nó được gọi, đã phản ánh sự thay đổi kinh tế và xã hội của một thành phố nơi các công ty của giai cấp tư sản thủ công và thương mại đã từ từ khẳng định quyền lực của chúng. Bắt đầu trong 1266 với chế độ popolo thứ hai, bảy công ty có uy tín nhất (arti maggiori) đã trở thành các trụ cột của chính quyền thành phố, với mười bốn (arti minori) khác liên kết theo một cách phụ. Đồng thời, các gia đình quý tộc (magnati) bị từ chối tư cách công dân hay đã phải từ bỏ địa vị đặc biệt của chúng để bảo đảm nó. Các chức vụ và việc làm công bây giờ được chia giữa các công ty, vài theo một hạn ngạch mà thay đổi với tầm quan trọng của chúng, các chức vụ và việc làm khác trên một cơ sở mở hơn. Các nhóm xã hội không được tổ chức trong các công ty (magnati, giai cấp lao động đô thị – popolo minuto – và giai cấp nông dân ở contado (nông thôn), vùng thôn quê bao quanh) đã chỉ có thể tham gia bên rìa vào công việc công cộng, trong khi phụ nữ bị loại trừ hoàn toàn khỏi nó. Cư dân của các thị trấn Tuscan khác dưới sự cai trị Florentine được hưởng mức đội tự trị nào đó, nhưng họ không thể đạt tư cách công dân trong thành phố trung tâm. Popolo của Florence vì thế đã có một ý nghĩa kép: Về mặt pháp lý, nó nhắc đến tất cả những người có tư cách công dân bởi đức hạnh thuộc về một công ty; về mặt xã hội, nó chỉ rõ các giai cấp trung lưu của arti minori “dân chúng” của popolo minuto (Brucker 1977, p. 259).

Bắt đầu trong 1282, Signoria trở thành nhà chức trách hành pháp chính của thành phố, gần với cái ngày nay có thể được gọi là một “hội đồng thành phố.” Các thành viên của nó được chia theo các hạn ngạch giữa các công ty khác nhau. Signoria, gồm tám priori (ủy ban) và một gonfaloniere di giustizia (người cầm cờ hiệu công lý, hay lãnh đạo thành phố), được trợ giúp bởi hai ủy ban gồm mười hai buonuomini (đàn ông tốt) và mười sáu gonfalonieri delle compagnie (người cầm cờ hiệu của các công ty). Nó đại diện nền Cộng hòa trong chính sách đối ngoại của nó, trông coi chính quyền hành chính của nó, và chủ động trong việc đề xuất luật pháp mới. Nó cũng triệu tập Consiglio del Commune (Hội đồng Công xã) Consiglio del Popolo (Hội đồng Nhân dân), hai hội đồng lập pháp ở Florence, mỗi với vài trăm thành viên, mà về lý thuyết đưa ra các quyết định cuối cùng, thông qua các luật mới, và phán quyết về các vấn đề chiến tranh và hòa bình. Trong nhiều dịp, các hội đồng này mất một số quyền lực của chúng hay thấy mình bị lách, nhưng chúng kéo dài chức năng của chúng cho đến khi lập ra một Đại Hội đồng Florentine duy nhất kiểu-Venetia (Consiglio Grande) trong năm 1494. Không giống tiền bối Athen của nó, nền Cộng hòa Florentine đã không giao cho đại Hội Công dân (parlamento) một vai trò chính thức then chốt. Cơ quan họp vào những khoảng thời gian không đều đặn, nó đã không được cai quản bởi bất kể thủ tục chính thức nào, và đã phục vụ chủ yếu để cung cấp một sự bỏ phiếu hoan hô tán thành các biện pháp khủng hoảng, một cuộc đảo chính, hay sự thay đổi chế độ (Guicciardini 1994). Mặc dù các chi tiết tinh vi hơn của khối cộng đồng này được sửa đổi liên tục, các nét phác họa rộng của nó ít nhiều đã vẫn thế cho đến cuối thế kỷ thứ mười lăm. Ngoài sự tranh đua giữa các gia đình chóp bu và xung đột về chính sách đối ngoại ra (trong một khung cảnh nơi chiến tranh đã từng hiện diện), các tranh luận chính trị chính đã tập trung vào sự đánh thuế của cải, sự phân bố các chức vụ công giữa các arti (chi) khác nhau, và vai trò của sự chọn bằng bốc thăm khi so sánh với những cách khác để chọn các lãnh đạo.

Bắt đầu trong năm 1328, nhiều trách nhiệm chính phủ và chức năng hành chính được phân chia bởi sự rút thăm. Các tên của các ứng viên được đặt trước trong các ví đặc biệt, rồi được rút bằng thăm khi một nhiệm kỳ chức vụ tới gần cho sự luân phiên. Sự chọn bằng bốc thăm được dùng để chọn các thành viên của Signoria then chốt, cũng như buonuomini gonfalonieri delle compagnie (Guidi, 1981, pp. 136–137; Chiarelli et al. 1978, p. 186). Trong những năm cộng hòa, đại đa số của các sự bổ nhiệm ít quan trọng hơn được tiến hành dùng cùng phương pháp. Tratta (sự rút thăm) cũng được dùng để phân bổ các ghế trong các hội đồng lập pháp, và một thủ tục tương tự chi phối sự chọn cho các cơ quan lãnh đạo của các công ty.

Chúng ta giải thích thế nào sự thực rằng “sự may rủi” đã là một nhân tố quyết định trong việc xác định ai sẽ lãnh đạo thành phố, đặc biệt trong những thời bất ổn định mà đã rất dễ dẫn đến xung đột? Nền Cộng hòa Florentine đã ít dân chủ hơn polis Athen, và mặc dù sự chọn bằng bốc thăm được dùng cho các chức vụ cao nhất, điều đó không có nghĩa rằng danh sách, mà từ đó sự lựa chọn được tiến hành, chứa tên của tất cả các công dân sẵn lòng đặt mình lên phía trước. Hệt như trong trường hợp ở Venice, đã dính líu đến một thủ tục chọn phức tạp, thủ tục thường gồm bốn giai đoạn (Najemy 1982, pp. 169ff).

1. Giai đoạn đầu tiên là việc xác định các công dân nào (tức là, các thành viên nào của hai mươi mốt arti được tổ chức về mặt chính trị) xứng đáng đại diện cho chức vụ. Trong mỗi quận thành phố, các ủy ban đặc biệt lập một danh sách ngắn đẩu tiên phù hợp với các tiêu chuẩn hết sức cụ thể. Thoạt tiên, hoạt động này thường đã không được giao cho một cơ quan công dân chung; đúng hơn, các công ty khác nhau (hay các cơ quan khác như Đảng Guelph [phe phò Giáo hoàng], mà các gia đình chi phối của nó đã tìm được cách để đuổi các Ghibelline [phe phò Hoàng đế Roma] ra trong cuối thế kỷ thứ mười ba), được để lại để giải quyết vấn đề một cách nội bộ. Sự nhân lên này của các nguồn thể chế của tính chính đáng và sự thiếu quyền tối cao thống nhất gây hậu quả đã là điển hình về các công xã trung cổ; tình hình này sẽ thay đổi chỉ rất từ từ, vì rằng các chức vụ công chủ yếu đã tiếp tục được phân bổ bởi các hạn ngạch cho đến cuối thế kỷ thứ mười lăm.

2. Tiếp theo, các ủy ban khác gồm các nhân vật quan trọng (arroti) xem xét danh sách tên được tạo ra trong giai đoạn thứ nhất và chọn bằng một đa số hai-phần ba đủ tiêu chuẩn ai trong số họ nên tiến vào vòng tiếp theo (trong một quá trình được gọi là squittinio), ghi các tên này trên các miếng giấy mà sau đó được đặt vào các ví da (imborsazione). Cho tất cả các chức vụ chịu một hạn ngạch, các tên từ arti maggiori arti minori được đặt trong các ví khác nhau.

3. Trong giai đoạn thứ ba, một nhóm gồm các cá nhân được chỉ định đặc biệt, accopiatori, tiến hành sự chọn bằng bốc thăm. Các ví, mà được giữ trong một địa điểm an toàn như một nơi để đồ thờ thánh của nhà thờ, được di chuyển tới một nơi công cộng vài ngày trước việc rút thăm, rồi trở lại chỗ giữ an toàn để đợi một quá trình chọn khác, và vân vân cho đến khi tất cả các tên được dùng hết. Rất thường xuyên một danh sách tên mới được thảo ra sau các sự kiện đột ngột như những thay đổi đột ngột của đa số hay sự thông qua luật pháp mới; các ví chứa các tên này khi đó được thêm vào các tên cũ hay được thay thế cho chúng nếu được quyết định thế.

4. Một giai đoạn thứ tư và cuối cùng loại trừ các ứng viên mà không thỏa mãn các tiêu chuẩn có hiệu lực (dùng dụng cụ divieti). Thí dụ, các ứng viên được đòi hỏi phải cập nhật với các khoản đóng thuế của họ, họ không thể giữ một chức vụ tương tự trong quá khứ gần đây hay giữ các vị trí quan trọng khác đồng thời, và họ không thể có họ hàng phục vụ trong một vị trí tương tự. Với một số biến thể, mô hình này áp dụng cho các thành phố Italia trung tâm khác như Orvieto, Siena, Pistoia, Perugia, và Lucca. (Dowlen 2008, p. 68)

Đấy đã là những thời khắc trung tâm của một nghi lễ bầu cử còn phức tạp hơn mà bắt đầu với một lễ Mét (mass) và kết thúc với sự tuyên bố công khai các kết quả. Tuy vậy, yếu tố tôn giáo đã không cản trở sự thực hành rút thăm Florentine khỏi cơ bản trở thành một loại sors divisoria. Các nguồn mà chúng tôi có sự tiếp cận đến không bày tỏ dấu hiệu nào về niềm tin vào sự hiện hình của một ý chí thần thánh, cũng chẳng tiết lộ một số phận kỳ dị nào: Thủ tục về căn bản được xem như thế tục.

Sự rút thăm như thế đã chỉ là một bước trong một quá trình dài hơn, và không giống ở Athens, nơi sự chọn cho các chức vụ công được tiến hành hoặc bằng rút thăm hay bằng bỏ phiếu, những người Florentine đã kết hợp hai phương pháp trong cùng quá trình. Như ở Venice, mục tiêu đã là để bổ nhiệm các quan chức công theo cách trung lập nhất có thể, bằng cách đó loại trừ xung đột và các cuộc đấu tranh quyền lực. Tuy vậy, ở Florence các ủy ban bầu cử được chỉ định hay được bàu dưới hệ thống tratta – tức là, ngược với thủ tục Venetia. Các ví chứa đủ các tên để giữ Signoria được cấp nhân sự cho 3 đến 5 năm, với một sự làm mới định kỳ mỗi hai tháng. Các nhà chép biên niên sử đương thời thường cho rằng hệ thống này là “tốt và công bằng,” đã cung cấp “một tấm gương thật cho thế hệ tiếp sau,” và đã bảo đảm rằng chính quyền thành phố là “tốt, minh bạch, trong sạch và không bè phái” (Villani 2001, p. 661; Marchione Di Coppo 1903–1905, §366 cả hai được trích trong Tanzini 2020, p. 202). Lặp lại quan điểm này, nhưng trình bày sự rút thăm như một biện pháp lấp chỗ trống, Machiavelli (1469–1527) giải thích rằng các cải cách 1328 được thiết kế để tha cho thành phố các vấn đề mới và để chấm dứt sự hỗn loạn do số đông các cá nhân mong mỏi chức vụ công gây ra. Các nhà lãnh đạo thành phố, ông viết, chọn phương pháp này “vì họ đã không biết làm sao để sửa chữa” các vấn đề, nhưng đã không nhận ra các hạn chế có thể của nó. Thật ra, sự rút thăm đã chỉ tìm được cách để làm giảm một chút các cuộc đấu tranh quyền lực hiện có, đạt một mức độ hạn chế của tính vô tư kỳ vọng của nó: Mục đích của squittinio là “tạo ra một túi chứa các tên đã được chọn,” nhưng các tiêu chuẩn rõ ràng đã nhắc đến sự trung thành đảng và nguồn gốc xã hội cũng như đến các phẩm chất cá nhân (Machiavelli 1988, p. 83, 138, II: 28, và III: 24).

Tương tự, vai trò của accopiatori đã là thiết yếu trong sự chọn bằng bốc thăm, và hầu hết các mưu toan để thao túng sự may rủi đã xảy ra trong lĩnh vực hành động của họ. Trong bất cứ sự kiện nào, cũng vì các mục đích trung lập mà các chức năng nào đó được dành cho những cá nhân từ bên ngoài thành phố (đáng chú ý nhất, Podestà Capitano del popolo, những người chịu trách nhiệm cho tòa án luật và công việc quân sự nào đó một cách tương ứng) (Guidi 1981, pp. 153ff.; Manin 1997, pp. 54ff.). Vì thế có nên giả thiết rằng sự rút thăm ở Florence, như ở Venice, đã đơn giản là một phương tiện để xử lý xung đột? Có một số sự tương tự thể chế nổi bật với Athens cổ xưa, như sự luân phiên nhanh của các chức vụ (mỗi hai tháng cho priori gonfalonieri, mỗi bốn tháng cho các thành viên của các hội đồng lập pháp), sự cấm giữ nhiều chức vụ, và nghĩa vụ trình bày một loại tự-đánh giá vào cuối mỗi sự ủy thác. Vì thế có nên kết luận rằng thực hành rút thăm Florentine có một chiều dân chủ? Một số yếu tố có vẻ một phần mâu thuẫn với cả hai luận điểm. Lời nói đầu cho các cải cách 1328 tuyên bố rằng tất cả các công dân từ nay trở đi sẽ có cùng các cơ hội để giữ chức vụ chính trị. Trong thế kỷ thứ mười lăm, đã không phải hiếm để ca tụng Florence vì cách “dân chủ” của nó để chỉ định các quan chức cấp cao – dùng sự chọn bằng bốc thăm – ngược với sở thích “quý tộc” cho các cuộc bầu cử ở Venice (Gilbert 1968, p. 473). Và theo cùng phong cách Aristotelian mà trong 1439, người theo chủ nghĩa nhân văn Leonardo Bruni, thủ tướng của nền Cộng hòa Florentine và không nghi ngờ gì trí thức Âu châu trứ danh nhất của thời ông, đã nêu gương sự chọn bằng bốc thăm như một trong những yếu tố dân chủ quan trọng nhất của thành phố, cùng với sự loại trừ magnati, sự luân phiên chức vụ thường xuyên, và lý tưởng về một “cuộc sống tự do” đã ở tâm của hệ thống chính trị của Florence (Bruni 1987a, pp. 171–174). Lời xác nhận này phần lớn mang tính ý thức hệ, vì Leonardo Bruni (2001–2004 được trích trong Tanzini 2020, p. 202) trước đó đã viết rằng sự rút thăm, được đặc tính dân chủ truyền cảm hứng sai, đã có các tác động hết sức tiêu cực “đa số những người được chỉ định cho các chức vụ công đã không có khả năng” hoàn thành các nhiệm vụ được giao cho họ. Hơn nữa, sự ca ngợi của Bruni về hệ thống Florentine được viết vào thời gian khi nhà Medici thao túng sự rút thăm để chọn chỉ những người dưới sự bảo trợ và các đồng minh của họ. Mối liên kết giữa sự rút thăm và nền dân chủ như thế đã khá mơ hồ, dù nó được Contarini huy động một thế kỷ muộn hơn khi ông phân tích hệ thống Venetia.

Một Dụng cụ cho Chính phủ-Tự quản Nhân dân?

Trong năm 1494, với sự tạo ra Consiglio Maggiore (Đại Hội đồng) của Florence, popolo đã do dự trong vài năm giữa các cuộc bầu cử từ dưới lên, sự chọn bằng bốc thăm, và những sự kết hợp khác nhau của hai thứ cho sự phân bổ các chức vụ giữa các thành viên của nó. Việc chế độ đầu sỏ mất sự kiểm soát bổ nhiệm ở trên đỉnh, được bảo đảm về truyền thống qua arroti được chọn, đã có nghĩa rằng nền Cộng hòa thứ Hai đã là điểm cao nhất của chính phủ tự trị Florentine (Fournel 2020). Các đường đứt gãy đã hết sức không ổn định lúc đó, và chỉ trong 1496, sau một thời kỳ dài trong đó các lợi thế so sánh được cân nhắc, phong trào bình dân bị ảnh hưởng bởi Savonarola (tu sĩ cực đoan mà các bài giảng đạo của ông đã kích động mạnh Florence cho đến khi ông bị bắt và bị lên án vì dị giáo) đã chọn sự lựa chọn bằng bốc thăm – như thế chống lại hầu hết các nhà lãnh đạo tầng lớp trên của nó (Cadoni 1999). Hệ thống cộng hòa mới đã phân bổ các vị trí then chốt bằng việc kết hợp các cuộc bầu cử từ dưới lên với tratta bên trong Consiglio Maggiore, mà đã gồm hơn 3.000 thành viên. Mọi ứng viên mà nhận được một đa số hạt đậu răng ngựa đã có tên của mình trong một chiếc ví. Các chức vụ ít quan trọng hơn sau đó được phân bổ trực tiếp bằng thăm. Các công dân giàu có nhất (ottimati v. popolani) đã ngày càng ủng hộ các cuộc bầu cử, tuy vậy; trong 1502, sự mong muốn để cổ vũ sự ổn định chính trị đã dẫn đến sự bổ nhiệm suốt đời của gonfaloniere di giustizia, theo gương của Tổng trấn Venetia (Cadoni 1999; Rubinstein 2015; Manin 1997, pp. 59–62; Chiarelli et al, 1978, p. 193).

Sử gia và chính trị gia Francesco Guicciardini (1483–1540) đã là một trí thức và chính trị gia nổi tiếng, cũng như một người đương thời của Machiavelli – thực ra, ông thường được xem là người chống-Machiavelli,[5] do sự ủng hộ của ông cho phái đầu sỏ và vai trò của ông trong việc củng cố sự cai trị của nhà Medici giữa 1512 và 1527 và sau 1530. Guicciardini (1984) đã lập thuyết rõ ràng sự tương phản giữa chiều dân chủ của sự rút thăm và bản chất quý tộc của các cuộc bầu cử. Lập luận rằng thành phố như thế sẽ “được cai quản tốt hơn,” những người ủng hộ chế độ đầu sỏ đã bảo vệ các cuộc bầu cử bằng một đa số đơn giản: Ứng viên nhận được số lớn nhất các hạt đậu răng ngựa (hệ thống bầu cử per le più fave v. việc gắn sự rút thăm và sự bầu cử) bên trong Đại Hội đồng nên được bàu. Người phát ngôn cho phong trào tinh hoa chủ nghĩa đã cung cấp một trong những sự biện minh hiện đại đầu tiên cho chính phủ đại diện bằng việc rút ra một sự giống nhau với kinh tế học. Lý lẽ là, hệt như người ta có thể thích để có những người có năng lực để quản lý công việc tư của người ta, nên là tốt hơn để có những người khôn ngoan nhất (mà nhân dân sẽ nhận ra trong các cuộc bầu cử) chịu trách nhiệm hướng dẫn thành phố. “Các chính phủ tự do,” ông nói thêm, “chẳng bao giờ bị lộn xộn trừ qua một sự quá mức của giấy phép, mà có nghĩa chẳng gì khác hơn sự mở rộng ra quá nhiều và đặt các vấn đề quan trọng vào tay của mọi người” (Guicciardini 1932, pp. 175–185).

Popolani, mà nói cho các công dân ở các nấc thang thấp hơn, cãi lại rằng “việc bỏ phiếu này của đa số sẽ làm cho chức vụ công hẹp hơn, và nó sẽ chẳng làm gì tốt cho nhân dân khi tống khứ đa số Medici và dựng lên Đại Hội đồng, bởi vì các thứ sẽ không mở ra theo một cách mà mọi người có thể tham gia, như là phù hợp trong một hệ thống chính quyền tự do” (Guicciardini 1932, pp. 175–185). Popolani đã bảo vệ phương pháp ví cho tất cả các ứng viên mà đã tìm được cách để nhận được nửa số phiếu cộng thêm một phiếu. “Tất cả các công dân [nên] có phần danh dự và lợi ích mà nền Cộng hòa này có thể ban cho; […] nếu giả như các lợi thế và danh dự không phải là phổ quát, thì cứ như một phần của thành phố thống trị và phần kia trong tình trạng nô lệ.” Sự ghép các cuộc bầu cử và sự rút thăm như thế cho phép “sự hào phóng được bớt đi” bằng việc bọc đường một viên thuốc đắng. Một mình các cuộc bầu cử sẽ luôn kết thúc thiên vị cùng các cá nhân, họ lý lẽ, vì elite xã hội sẽ từ chối bỏ phiếu cho các công dân thường. Các sự chia rẽ xã hội hiện có bên trong khối công dân Florentine làm cho một số biện pháp khắc phục là cần thiết. Khác đi, thì các cuộc bầu cử sẽ không nhận ra công lao cá nhân mà chỉ địa vị xã hội (Guicciardini 1932, pp. 186–195):

Trong trường hợp này, không phải đức hạnh, sự thận trọng, hay kinh nghiệm đem lại nhiều phiếu bầu nhất mà, đúng hơn, tính quý tộc, tài sản, và danh tiếng của cha mẹ và của ông bà của người ta; nó không phải cho lợi ích của thành phố, cũng chẳng để cho các chức vụ nên ở trong tay của bất kể ai, mà nhà nước hầu như bị tầng lớp đầu sỏ tiếp quản. Họ xem bản thân mình là những người tốt, cứ như chúng ta là những người xấu quen cướp bóc và áp bức những người khác, như nhiều trong số họ đã làm. Thành phố sẽ bị chia rẽ nếu chỉ những người như vậy cai trị. Tất nhiên, sự chọn bằng bốc thăm cho các chức vụ công cũng có thể dẫn đến xung đột, nhưng sẽ trung thực hơn để chịu đựng một chút lộn xộn hơn sự loại trừ phần còn lại của chúng ta mãi mãi, cứ như chúng ta là những kẻ thù hay người dân từ thành phố khác, hay cứ như – hãy nói ra với sự tôn trọng – chúng ta là những con lừa quan tâm chỉ đến việc lấy rượu hay nước uống … Nếu chúng ta là các công dân và các thành viên hội đồng cũng nhiều như họ, thì sự thực rằng họ có nhiều tài sản, nhiều họ hàng và tiền hơn không biến họ thành các công dân nhiều hơn chúng ta; nếu vấn đề là ai phù hợp nhất để cai quản, chúng ta có cùng đầu óc, cảm xúc, và ngôn ngữ như họ có, và có lẽ ít sự thèm khát và đam mê hơn mà làm hư sự phán xét của mọi người.

Các nhà dân chủ Florentine trong thời đại của Machiavelli như thế đã phát hiện lại các lý lẽ được Athens dùng hai ngàn năm trước: Tiềm năng bình quân của thăm phân phối và tiềm năng chống-tinh hoa chủ nghĩa của nó khi sự rút thăm được thực hành trực tiếp giữa tất cả các công dân. Ngược lại, khi nhà Medici chuẩn bị lấy lại quyền lực trong 1512, Guicciardini đã đưa ra một lời yêu cầu mạnh mẽ cho các cuộc bầu cử mà đã biết trước các tác giả của các hiến pháp Mỹ và Pháp gần ba thế kỷ. Ông cho rằng hệt như người ta sẽ thích một bác sĩ giỏi so với một bác sĩ tồi, chính phủ nên được giao phó cho những người có khả năng nhất. Và mặc dù các cuộc bầu cử có thể gây ra sự rầy rà nào đó, sự cai quản tập thể được xem như ưu việt hơn sự cai trị của một người. Các cuộc bầu cử cũng sẽ được dùng để chọn các công dân khôn ngoan nhất:

Các quyết định của populo chủ yếu bị ảnh hưởng bởi loại danh tiếng mà những con người có và các phán quyết được đưa ra về họ; điều này phản ánh ý kiến chung về họ hơn là một sự đánh giá cẩn thận do từng cá nhân đưa ra. Ý kiến chung này không thường bị nhầm lẫn, và cho dù các lỗi đôi khi có xảy ra, các hậu quả quan trọng không phải luôn luôn theo sau. (Guicciardini 1997, p. 207)

Tuy vậy, dù nhân dân nên chọn các đại diện của nó, quyết định về các vấn đề công nên được đưa ra “bởi các cơ quan nhỏ hơn, bởi những người sắc sảo và có kinh nghiệm,” vì “đám đông chẳng bao giờ làm bất cứ thứ gì theo sáng kiến của riêng nó, mà luôn đi theo sự dẫn đầu của những người nặng ký; điều này là do sự thiếu sức mạnh vốn có của nó.” Vì thế là quan trọng rằng những người mà nó đặt sự tin cậy của nó vào nên là những người giỏi nhất. Guicciardini nói thêm rằng sự chọn bằng bốc thăm sẽ làm nhụt chí những người mà có thể ứng cử cho chức vụ công để khẳng định đức hạnh và công trạng của họ, như thế thay vào đó cho phép các cá nhân xoàng xĩnh và những kẻ kích động quần chúng thắng. Tuy vậy, vượt ra ngoài các khía cạnh chức năng nguyên tắc về tính chính đáng của chính phủ bình dân cũng bị hiểm nguy: Chỉ nhân danh của cái ác ít hơn thì Guicciardini (1997, pp. 207–210, sự dịch được sửa đổi) mới có thể chấp nhận rằng một thủ tục hỗn hợp bao gồm tratta có thể được dùng để lấp đầy các chức vụ nhỏ.

Tuy vậy, trong những năm 1520 Guicciardini (1997, pp. 207–210) đã nhận ra rằng sự sụp đổ đầu tiên của nhà Medici (trong 1494) đã đánh dấu một điểm ngoặt quan trọng: “Bây giờ nhân dân đã nếm vị ngọt của tự do và một chế độ mà trong đó mọi người nghĩ mình có thể tham gia, sẽ là không thể để quay lại một chế độ nơi quyền lực bị hạn chế cho một vài người mà không bị quần chúng nhân dân ghê tởm.” Guicciardini bày tỏ nỗi luyến tiếc cho một nền cộng hòa được các giai cấp trên thống trị, nhưng ông đã đủ thực tế và sáng suốt để hiểu rằng nó đã là một thời đại mới. Thay vì hy vọng đạt được sự ủng hộ của nhân dân bằng việc cho nó một chỗ trong chính phủ, như Machiavelli (1989, vol. II) gợi ý, Guicciardini (1932, pp. 267–282) đã cho biết rằng nhà Medici nên dùng sức mạnh nếu họ muốn vẫn nắm quyền: Họ nên tập hợp một elite của những người khôn ngoan, gắn bó với họ và có thể cung cấp lời khuyên, như thế cho nhân dân một nhà nước dựa vào luật trị (rule of law) và sự quản lý khôn ngoan tài chính công (hơn là một hình thức trực tiếp của sự đại diện dân chủ).

Như thế, suốt hầu hết thời kỳ cộng hòa của Florence, sự chọn bằng bốc thăm được kết hợp với sự luân phiên chức vụ thường xuyên đã làm cho chính phủ-tự quản là có thể cho một mảng nào đó của các công dân chủ động về mặt chính trị, ngược với sự cai trị của một-người mà đã là chuẩn mực trong các vương quốc và công quốc trung cổ mà sự lên của các nền quân chủ có vẻ áp đặt một cách không thể tránh khỏi với sự đến của thời hiện đại. Tratta đã làm nhiều để giảm ảnh hưởng của các mối quan hệ bảo trợ chủ nghĩa (clientelist). Khi cơ chế lại được đưa vào ngay sau 1415 tiếp theo một sự gián đoạn ngắn, “hình như đối với phần đông công dân rằng họ lại có tự do của họ và rằng các pháp quan đã phán xét không phải theo ý chí của những người hùng mạnh mà theo phán xử của chính họ” (Machiavelli 1988, VII: 2, p. 278). Trong nhiều thế kỷ, lý tưởng về sự tham gia chính trị có vẻ đang tận hưởng một cuộc sống mới trên các bờ của sông Arno – mà giải thích cảm giác quen thuộc lạ lùng chúng ta có khi đọc Lịch sử Florentine của Machiavelli hay các công trình khác của các sử gia Florentine đương thời. Hệ thống chính trị Florentine đã đóng góp cho sự ra đời của một chủ nghĩa nhân văn công dân mà đã gián tiếp truyền cảm hứng cho các cuộc cách mạng của các thế kỷ thứ mười bảy và thứ mười tám (Baron 1966; Garin 1993; Pocock 1975; Skinner 1978). Mặc dù giống các thành phố Italia khác, Florence thực sự đã có một hệ thống hỗn hợp, nó đã cho phép sự tham gia rộng hơn nhiều vào đời sống công cộng so với Venice, nơi tầng lớp quý tộc đã duy trì sự kiểm soát trong khi giai cấp tiểu tư sản và giai cấp lao động đã tiếp tục bị loại khỏi chính trị cấp cao. Đấy chính xác là vì sao những người Florentine bảo thủ nhất, như Francesco Guicciardini, đã đề xuất công xã Adriatic như một mô hình cho các công dân đồng bào của họ.

Trong các thế kỷ thứ mười ba và mười bốn, dân số của Florence và Venice đã đại thể so sánh được với nhau về độ lớn. Tuy vậy, Đại Hội đồng của nền Cộng hòa Thanh bình Nhất chỉ đã có 500 thành viên trong 1268. Sau đó nó đạt 1.100 sau cải cách năm 1297, 2.000 trong 1460 và 2.600 trong 1513, trong khi dân số của thành phố đã tăng từ 90.000 vào đầu thế kỷ thứ mười bốn lên đỉnh của nó 190.000 trước khi dịch hạch lại tấn công lần nữa trong năm 1575. Vài trăm thành viên của giai cấp tư sản đã thuộc về toàn thể công dân (mà lên tới 4.000, kể cả 2.500 đến 3.000 quý tộc, trong năm 1575) và đã có khả năng chiếm các chức vụ thứ yếu. Hội đồng Nhân dân, mà vai trò của nó đã rất hạn chế kể từ đầu, cuối cùng đã bị hủy bỏ trong 1423, và một Thượng viện có 100 đến 200 thành viên đã từ từ tập trung quyền lực khi Consiglio Maggiore mở rộng kích thước. Do đức hạnh của các hội đồng và các chức vụ công khác nhau phải chịu sự bầu cử và sự luân phiên thường xuyên, giới hẹp của các công dân Venetia tuy nhiên đã đại diện một hình thức của chính phủ-tự quản. Đã có 500 chức vụ để được phân bổ vào cuối thế kỷ thứ mười ba, và số đó đã tăng gấp đôi vào cuối thế kỷ thứ mười sáu. Vào lúc đó, một phần tư đến một phần ba của các quý tộc đã thực hiện một chức năng chính trị hay hành chính, và 10 phần trăm của ngân sách của công xã được dành cho thù lao của họ. Tuy vậy, các chức vụ này được lấp đầy qua sự bầu cử hay sự thâu nạp (cooption) hơn là bằng bốc thăm, với kết quả là sự rút thăm chỉ được xen vào trong thành phần của các ủy ban tiến hành bỏ phiếu (Lane 1973, pp. 100, 258ff., 324).

Giới có tư cách công dân đã lớn hơn nhiều ở thành phố Tuscan, nơi tư cách thành viên trong một công ty hay công ty khác được công nhận về mặt chính trị lên đến tổng số 7.000 đến 8.000 công dân trong đầu thế kỷ thứ mười bốn và 5.000 vào năm 1343, so với dân số chung khoảng 90.000 cư dân. Vào thời gian muộn hơn này, ba phần tư của các công dân đã đủ tư cách để tham gia vào quittinio, và khoảng 800 đã thành công vượt qua test để có tên của họ đặt trong một ví cho sự chọn để giữ các chức vụ công cao nhất. Trong 1411, vào đỉnh cao của chủ nghĩa nhân văn công dân, hơn 5.000 công dân đã được đề cử (nominati) và hơn 1.000 đã thấy tên của họ được đặt trong ví (imborsazione). Các con số này đã tăng lên 6.354 và 2.084 một cách tương ứng trong năm 1433, ngay trước khi nhà Medici thứ nhất chiếm quyền, cho một dân số mà đã teo lại từ 70.000 xuống 40.000 tiếp sau các cuộc chiến tranh và Dịch Hạch. Hàng ngàn công dân vì thế đã đủ tư cách cho Signoria tất cả các chức vụ khác, nhiều vị trí hơn có tầm quan trọng ít hơn. Vào đầu thế kỷ thứ mười lăm, nếu chúng ta kể cả sự quản lý các vùng đất do những người Florentine chinh phục, một tổng số 1.000 đến 2.000 vị trí lãnh đạo xuất hiện hàng năm cho sự phân bổ, cũng như 2.000 vị trí cấp dưới trong các định chế nhà nước, bán-công cộng, và các công ty khác nhau. Xét đến các con số này, mục tiêu làm sinh động sự tạo ra Consiglio Maggiore vào cuối thế kỷ thứ mười lăm có vẻ mơ hồ. Tư cách thành viên Consiglio của 3.000 người đã lớn hơn số imborsati (được hoàn trả) trong các thời kỳ trước; nó tạo thành một cơ quan chính trị thống nhất thay vì một hệ thống dựa vào các hạn ngạch công ty; và nó đã trao nhiều quyền lực hơn cho các thành viên của các phường hội thấp hơn. Đồng thời, tuy vậy, giới có tư cách công dân từ từ co lại, so với cả các cựu nominati với tất cả những người mà trước kia đã kiếm được tư cách công dân qua tư cách thành viên phường hội của họ (Najemy 1982, pp. 177, 275; Cadoni 1999; Guidi 1981, pp. 43–44; Cracco 1979, p. 87; Brucker 1998; 1977, p. 253).

Từ quan điểm này, khi so với các nền quân chủ khác nhau và thậm chí Cộng hòa Venetia (với chính phủ hạn chế, do giai cấp quý tộc kiểm soát của nó), Florence đã hưởng một hình thức chính phủ rộng hơn mà đã bị chi phối bởi giai cấp tư sản thượng lưu nhưng tuy nhiên mở ra cho giai cấp tư sản trung lưu và thấp hơn. Bên trong các tầng lớp xã hội này, mọi người có thể kỳ vọng để giữ chức vụ công tại một điểm hay điểm khác trong đời họ, và các thành viên của các công ty giàu nhất có thể có hy vọng lớn hơn về một ngày để thực hiện các trách nhiệm chính trị lớn. Giống các phụ nữ và các nông dân, dân thường đô thị (popolo minuto hay magro, ngược với popolo grasso của các công ty giàu có hơn) phần lớn đã tiếp tục bị loại trừ về pháp lý khỏi các chức năng quan trọng và khỏi tư cách công dân. Nó đã không thể làm cho tiếng nói của nó được lắng nghe qua hội nghị theo cùng cách như nó đã có ở Athens, vì định chế đó đã chỉ đóng một vai trò bên lề ở Florence. Nó bị loại trừ khỏi các hội đồng do phương thức chọn của cái sau, và không phải không đáng kể, nó đã không đóng cùng chức năng quân sự như ở các thành phố Hy lạp, vì sự nổi bật của các lính đánh thuê ở Italy vào thời gian đó.[6] Tuy nhiên, popolo minuto đã gây áp lực đáng kể suốt lịch sử của nền Cộng hòa Florentine, hoàn toàn không giống bất cứ thứ gì ở Venice, và các tiếng vọng của nó có thể được nghe thấy trong công trình của các nhà văn đương thời (hầu hết trong số họ coi thường “dân chúng”).

Cuộc nổi loạn của Ciompi ở Florence trong năm 1378 là một trong những ví dụ về một cuộc đấu tranh giai cấp đô thị – hay chí ít về một cuộc đấu tranh được các giai cấp thấp hơn lãnh đạo – trong lịch sử Âu châu hiện đại. Tuy vậy, nên lưu ý rằng những người lao động nổi loạn đã đặt cơ sở chương trình nghị sự chính trị của họ nhiều hơn vào những kỳ vọng đã lạc hậu rồi của các phường hội trung cổ hơn là vào các yêu sách của giai cấp vô sản hiện đại. Trong mùa hè 1378, trong thời đỉnh cao của cuộc nổi loạn, ba arti mới được thành lập đã làm cho có thể để mở rộng tư cách công dân cho hơn 13.000 người; 6.000 đến 7.000 công dân (hơn hai lần như trong thời kỳ trước) được đề cử, và lần đầu tiên và lần duy nhất trong lịch sử của Florence arti maggiori đã không tạo thành đa số của danh sách. Popolo minuto thậm chí đã giành được quyền để tiếp cận Signoria, và hai bề trên từ hàng ngũ của nó đã được bổ nhiệm vào Signoria. Mặc dù sự tiếp cận tăng lên này đã chết yểu và arti mới nhanh chóng bị bãi bỏ bởi phản ứng bảo thủ tiếp theo, thời kỳ ngắn từ 1378 đến 1382 không nghi ngờ gì đã đánh dấu điểm cao của chính phủ bình dân Florentine, trong thời gian đó arti maggiori đã chiếm chỉ một nửa các thành viên của Signoria (Najemy 1982, pp. 217ff; Brucker 1968; Stella 1993). Tuy nhiên sự bình đẳng theo luật định đã chẳng bao giờ đạt được, và popolo magro đã gây ảnh hưởng nhiều hơn qua các sự huy động ngoài-thể chế của nó hơn là qua sự phân bổ ngẫu nhiên của các vị trí có trách nhiệm. Tuy vậy, arti minori đã được lợi từ sự phân bố các việc làm công cộng mức-thấp.

Hệ thống chính phủ-tự quản cộng hòa của Florence như thế đã còn xa mới là một nền dân chủ, nhất là vì đã có một lỗ hổng đáng kể giữa các nguyên tắc bình đẳng chính trị được đưa ra trong các quy định thể chế được các nhà nhân văn công dân hết sức ca ngợi và tập quán hàng ngày (Bruni 2005; Hankins 2000; Brucker 1977). Sự đối lập giữa những người mong muốn một chính phủ bao hàm hơn và những người muốn hạn chế nó cho elite (governo largo v. governo stretto) đã là một hằng số suốt lịch sử của nền Cộng hòa. Cái sau đã luân phiên giữa các thời kỳ dân chủ hóa – khi những người mới (la gente nuova) và nhiều thành viên hơn của các phường hội thấp hơn đã có được sự tiếp cận đến các chức vụ (1343–1348, các năm Ciompi 1378–1382, các năm Savonarola 1494–1498, đầu thế kỷ thứ mười sáu, và cuối cùng từ 1527 đến 1530) – và các thời kỳ kiểm soát đầu sỏ chặt. Ngoài những sự thăng giáng này ra, tuy vậy, một xu hướng cơ bản đã nổi lên trong thế kỷ thứ mười bốn. Công xã Tuscan dần dần đã thấy sự suy sụp của tổ chức nghiệp đoàn chủ nghĩa (corporatist) của nó (gồm một sự thiếu chủ quyền thống nhất và một sự phân chia quyền lực giữa các arti khác nhau) thiên vị cho một không gian công dân thống nhất hơn. Sự phát triển này của chủ quyền đích thực và một nhà nước theo nghĩa hiện đại của từ (tức là, theo Max Weber, một thực thể với một độc quyền về sự dùng hợp pháp bạo lực) đã lấy một hệ thống cộng hòa ở Florence, ngược với cái đã bày tỏ trong hầu hết các nền quân chủ tuyệt đối. Chính hình thức Florentine này, đầu tiên được chủ nghĩa nhân văn công dân lập thuyết, sau đó được Machiavelli lý thuyết hóa trong Discourses, mà đã đóng góp cho nền tảng của tư duy cộng hòa và dân chủ hiện đại.

Mặc dù giai cấp lao động đôi khi đã có khả năng được lợi từ sự phát triển của nó, chủ quyền cộng hòa đã tạo thành cơ sở cho một hệ thống chính trị mà cuối cùng đã vẫn dưới sự kiểm soát của một elite nhỏ. Trong một mức độ tăng lên, các định chế cộng hòa chính thức đã rơi vào tay của một giai cấp của các chính trị gia toàn thời gian (Brucker 1977). Các cuộc họp chính thức do các elite này triệu tập đã có tính quyết định trong việc định hình ý chí chính trị để hành động. Nhà biên niên sử Giovanni Cavalcanti (1381–c.1451), mà ước lượng rằng giới nội bộ đã gồm khoảng bảy mươi nhà cai trị, đã kết luận với sự vỡ mộng vào cuối đời ông: “Có vẻ đối với tôi rằng cuộc sống trong nền Cộng hòa đã nhất định vẫn là chuyên chế không phải chính trị, rằng chính phủ của nền Cộng hòa sẽ được xử lý bên ngoài cung điện … Công xã được cai quản nhiều hơn tại các bàn ăn tối và trong các văn phòng tư; nhiều người được bàu vào chức vụ và ít người vào chính phủ” (Cavalcanti 1944, II: 1, được trích trong Brucker 1977, p. 251). Chân dung của elite chính trị đã không thay đổi, tuy vậy. Giữa 1282 và 1399, ít hơn 4 phần trăm các gia đình đã chiếm 27 phần trăm của các vị trí Signoria, và 10 phần trăm của các gia đình đã chiếm gần 50 phần trăm (Najemy 1982, p. 320). Sự nắm chặt của các gia đình cũ đã nới lỏng theo thời gian, và trong 1386–1387, chẳng hạn, họ đã chỉ chiếm một phần sáu của tất cả các vị trí. Vào đầu thời Phục Hưng, tổng số các imborsati đã tăng lên đầy kịch tính – mà làm cho nó có thể để lan tỏa sự phân bổ các chức vụ công và như thế bảo đảm một sự đồng thuận rộng hơn cho chế độ hiện hành. Tuy nhiên, bốn arti maggiori vẫn đã bổ nhiệm gần bốn phần năm của tất cả những người giữ chức vụ (884 trong số 1069 trong năm 1411, và 1757 trong số 2084 trong năm 1433) (Najemy 1982, p. 275; Brucker 1998). Các arti minori đã chỉ có thể mong mỏi các chức vụ công có tầm quan trọng ít hơn.

Mặc dù các nhóm khác nhau trong xã hội đã cãi nhau dữ dội về cơ sở pháp lý cho việc ứng cử cho một chức vụ cá biệt, và sự phân chia các vị trí công cộng nói chung, đã có sự thống nhất đáng kể trong hầu hết thời gian của nền Cộng hòa Florentine rằng phương pháp tốt nhất đã là sự chọn nhiều giai đoạn, được các ủy ban tiến hành đầu tiên, rồi bằng rút thăm. Một phần của lý do cho điều này là các danh sách của các công dân được cho là “đáng tham gia vào sự chọn bằng bốc thăm” được giữ bí mật; không ai có thể biết nếu họ được bao gồm, như thủ tục imborsazione (đặt các tên vào ví da) đã không xảy ra công khai (không giống ở Venice) (Dowlen 2008). Để tránh hủy hoại các cơ hội của người ta về cuối cùng giữ một chức vụ mong ước từ lâu, có vẻ khôn ngoan hơn để kiềm chế khỏi hành vi “không xứng đáng”: Tức là, để giữ miệng và để chấp nhận các thủ tục đang có hiệu lực. Leonardo Bruni (1987b, p. 124) hối tiếc mô tả sự hỗn hợp của chủ nghĩa bình quân và chế độ nhân tài trụ đỡ hệ thống này như sau:

Tự do của chúng ta là ngang nhau cho tất cả, chỉ bị luật hạn chế, và không phải sợ mọi người. Hy vọng về đạt được chức vụ và về nâng bản thân mình lên là như nhau cho tất cả, chỉ với điều kiện người ta nỗ lực và có tài năng và một cách sống lành mạnh và nghiêm túc. Đức hạnh và tính trung thực được thành phố của chúng ta đòi hỏi từ các công dân. Bất kể ai mà có hai phẩm chất này được cho là sinh ra từ gia đình đủ tốt để cai quản nền Cộng hòa.

Nên lưu ý rằng sự tham gia vào công việc công cộng được sự rút thăm cho phép đã không đòi hỏi bất kể loại quá trình thảo luận cân nhắc (deliberative) nào theo cách mà các bạn đọc thế kỷ thứ hai mươi mốt có thể hình dung. Ý nghĩa của từ “deliberation” thay đổi phụ thuộc vào ngôn ngữ và khung cảnh. Trong tiếng Anh, nó thông thường ngụ ý một sự thảo luận kỹ lưỡng tất cả các mặt của một vấn đề. Chính trong sự nhắc đến ý nghĩa này mà khái niệm về “nền dân chủ thảo luận cân nhắc” được tạo ra: Chỉ trong các khung cảnh cụ thể thì sự thảo luận cân nhắc mới nhất thiết dẫn đến một quyết định. Trong đầu thời Phục hưng Italia, như ở Pháp cổ xưa (Manin 1987, pp. 338–368), từ này đã có một ý nghĩa hoàn toàn khác. Nó đã ngụ ý quyết định của một cơ quan tập thể, dù không nhất thiết một sự thảo luận tập thể. Thí dụ, Francesco Guicciardini (1932, pp. 218–259, 230–231) viết trong 1512:

Tôi dễ dàng chấp nhận rằng các luật có thể được quyết định trong Đại Hội đồng [che la deliberazione ne sia in consiglio], bởi vì chúng là cái gì đó khá phổ quát và liên quan đến mọi thành viên thành phố; nhưng tôi thích sự thực rằng là không thể để thảo luận chúng công khai, hay chỉ việc theo các lệnh của Signoria và ủng hộ cái nó đề xuất – bởi vì nếu bất kể ai được phép tự do thuyết phục hay khuyên ngăn những người khác, đều này sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn lớn.

Các thảo luận về các vấn đề công cộng đã rất sống động và khá quan trọng cho các quá trình ra quyết định trong Công xã Florentine. Chúng đã xảy ra ở đâu? Thứ nhất, đã có những sự thảo luận chính trị trong các nơi không công cộng, chẳng hạn trong palazzo (các cung điện) lớn thuộc về các gia đình quan trọng nhất ở thành phố. Những sự thảo luận như vậy xảy ra trong những không gian nằm giữa các khu vực tư và công cộng: Các cuộc họp công cộng đã đều đặn được tổ chức trên các bờ ở đáy của palazzi, và trong các cơ sở ngỏ và các hành lang ngoài ở mặt tiền của chúng. Về khía cạnh này, nội thành Florentine theo cách nào đó đã giống agora (nơi lộ thiên như quảng trường) Athen hay forum (nơi công cộng) Roma. Mặt khác, hội nghị nhân dân, được gọi là parlamento, đã chẳng bao giờ đóng vai trò nó đã đóng ở Athens. Nó không tổ chức các cuộc họp đều đặn, đã không cho phép sự thảo luận cân nhắc, và thông thường thực hiện một chức năng trưng cầu dân ý. Hơn nữa, rất nhiều thảo luận xảy ra trong các phường hội (arti), mà đã là một đặc tính cốt lõi của hệ thống cộng hòa trung cổ. Arti đã có thể ra các quyết định cho bản thân chúng, có các định chế riêng của chúng, và đã có thể giúp đề cử các ứng viên cho chức vụ. Các cuộc họp của chúng đã chỉ mở cho các thành viên hiện hành. Trong đầu thời Phục hưng, ảnh hưởng của chúng đã giảm đáng kể, nhường đường cho một cơ quan chính trị thống nhất hơn. Các cuộc thảo luận cũng đã xảy ra trong nhiều ủy ban bầu cử chọn những người mà tên của họ được đưa vào các ví. Các cuộc này đã không phải là những công việc công cộng, như được lưu ý ở trước, trừ trong thời kỳ ngắn vào cuối thế kỷ thứ mười lăm và đầu thế kỷ thứ mười sáu khi Consiglio Maggiore đã có hiệu lực. Hơn nữa, hầu hết các chức vụ – kể cả Signoria quan trọng nhất – đã là tập thể đồng nghiệp (collegial). Điều này có nghĩa rằng mặc dù sự thảo luận đã có thể xảy ra, lần nữa, nó không làm vậy công khai. Các quyết định hành pháp được những người giữ chức đưa ra. Hai hội đồng lập pháp, được chọn bằng thăm từ các danh sách lớn hơn nhiều so với danh sách được dùng cho Signoria, đã có quyền lực để thông qua hay từ chối các dự luật được nhánh hành pháp đề xuất; nhưng bản thân chúng đã không thể đề xuất bất cứ dự luật nào. Hơn nữa nó bị cấm phê phán các đề xuất.[7] Các bài phát biểu duy nhất được phép đã là các bài phát biểu ủng hộ biện pháp trong tầm tay và chính sự dàn xếp này mà Guicciardini đã ủng hộ trong đoạn trích trước. Ngoài ra, các phiên của các hội đồng lập pháp đã không công khai, tức là, chúng không mở cho tất cả các công dân. Cuối cùng, các thảo luận thực chất hơn đã xảy ra trong các cơ quan cố vấn được gọi là pratiche Signoria đã có thể triệu tập tùy ý và được chọn bởi các nhà lãnh đạo chính trị quan trọng nhất. Chất lượng thảo luận là cao trong các cơ quan này – nhưng trong khi chúng được dùng để khai sáng tâm trí công chúng và rèn một sự đồng thuận đa số, chúng không đưa ra các quyết định cuối cùng nào và đã không mở cho công chúng (Brucker 1977). Chúng đã đóng một vai trò cốt yếu trong sự mất dần bản chất cộng hòa trong các định chế Florentine trong đầu thời Phục hưng, khi chúng báo trước sự nổi lên của một giai cấp chính trị bá quyền, toàn thời gian (nhất là trong các ủy ban bầu cử) mà các thành viên của chúng đã có thể thường xuyên chuyển từ một chức vụ công sang chức vụ khác. Đội quân thể chế này đã là kết quả của các biện pháp khác nhau được dựng lên trong phản ứng lại với những thay đổi kế tiếp của hoàn cảnh chính trị: Nó đúng là đã phức tạp như các chế độ đương thời của chúng ta.

Tóm lại, lịch sử của Florence, và rộng hơn lịch sử của các công xã Italia, xác nhận những gì quan điểm của chúng ta về thời Cổ đã cho biết: Không thể gán một ý nghĩa bản chất luận cho các thủ tục như bầu cử hay sự rút thăm. Trong khi phép phân đôi Aristotelian nổi tiếng giữa sự bầu cử như một dụng cụ quý tộc và sự chọn bằng bốc thăm như một dụng cụ dân chủ đã có giá trị ở Athens cổ xưa, nó không nên được xem như một sự thật tuyệt đối. Trong thời Trung Cổ và thời kỳ Đầu Hiện đại, các cuộc bầu cử, sự rút thăm, và các hình thức thâu nạp khác nhau đã được kết hợp với sự bỏ phiếu thỏa hiệp nhiều tầng với ý định chọn người giỏi nhất, khôn ngoan nhất, và công bằng nhất: Những người mà có thể đưa ra những quyết định vì lợi ích chung (Guidi 1981, pp. 136–137, vol. 2; Ruffini 1977; Schneider and Zimmermann 1990). Trong thời kỳ đầu sỏ tiếp sau Nổi loạn Ciompi vào lúc chuyển giao các thế kỷ thứ mười bốn và mười lăm, sự rút thăm đã tương đối thành công bảo đảm sự đồng thuận giữa các giai cấp xã hội chi phối (Najemy 1982). Mặc dù các năm 1460 đã thấy một thách thức cộng hòa đối với sự cai trị Medici, phong trào này đã vốn dĩ không đối lập với các cuộc bầu cử, nhưng (đối lập) với sự chọn “kỹ lưỡng” các tên của những người mà sẽ giữ chức vụ công; tức là, sự thâu nạp thuần túy và đơn giản bởi những người soi xét đảng phái của chế độ (Rubinstein 1986).

Hơn nữa, chúng ta không nên bỏ qua các nội hàm khác nhau của từ “bầu cử” trong các thời kỳ lịch sử và các văn hóa chính trị khác nhau. Các bạn đọc hiện đại có thể xem các cuộc bầu cử như một quá trình qua đó cộng đồng cơ sở (grassroots community) chọn những người mà sau đó sẽ nói và hành động nhân danh họ. Athens cổ xưa có lẽ đã có một sự hiểu tương tự về các cuộc bầu cử. Tuy vậy, ở Florence các cuộc bầu cử đã chủ yếu là một quá trình từ trên-xuống, gồm sự thâu nạp các công dân xứng đáng bởi elite chính trị hay “giới nội bộ” nơi quyền lực chính trị của nhà nước được tập trung. Hầu hết, các cuộc bầu cử được tiến hành bên trong các ủy ban bầu cử, mà bản thân chúng được tạo thành theo những cách đa dạng. Vì các cuộc bầu cử như vậy đã không chọn các ứng viên cạnh tranh vì cùng chức vụ mà đúng hơn tìm cách đặt một số hạn chế các tên trên danh sách, chúng đã giống các cuộc kiểm tra hơn là các cuộc đua cạnh tranh. Khi sự tranh luận giữa các cuộc bầu cử và sự rút thăm bắt đầu giống phép phân đôi Aristotelian vào cuối các năm 1490, sau ba năm tranh cãi trong Đại Hội đồng, đây đã không phải là một vấn đề được giải quyết, như nhiều tranh cãi trong các năm tiếp sau minh họa. Thực ra, độc lập với các thực hành xác định tầm quan trọng của nó, sự rút thăm không có ý nghĩa “cố hữu” hơn các cuộc bầu cử có – nếu chỉ bởi vì, như chúng ta đã thấy trong lịch sử Florentine, giới của những người mà giữa họ sự rút thăm được thực hiện có thể thay đổi rất nhiều và được xác định theo các lý do cơ bản hoàn toàn khác nhau.


[1] Bia khắc Uttaramerur của Parantaka Chola,

[2] Trong đoạn này, tôi theo sát những quan sát do Claire Judde de Larivière đưa ra trong một bản thảo chưa được công bố cho đến nay mà cô đã rất tử tế chia sẻ với tôi.

[3] Rất cảm ơn Maud Harivel vì sự chỉ ra này.

[4] Rất cảm ơn Maud Harivel vì việc lưu ý tôi đến văn bản này.

[5] Bản thân ông đã không xem xét kỹ các thủ tục bổ nhiệm nhưng đã tập trung áp đảo, thứ nhất vào sự phân chia quyền lực giữa các nhóm xã hội khác nhau, thứ hai vào cách theo đó chúng có thể đóng một vai trò bên trong các định chế khác nhau. Xem, chẳng hạn, “Discursus florentinarum rerum” [1512] của ông trong đó ông đề xuất một hiến pháp mới cho Florence cho nhà Medicis. Chỉ một sự dịch sai cho phép Oliver Dowlen (2008, pp. 117–123) dùng văn bản này để bảo vệ sự dùng dân chủ của sự chọn bằng bốc thăm.

[6] Điều này được Leonardo Bruni (2005) phân tích đầu tiên trong 1439, và đã là một chủ đề trung tâm của tư duy và hành động của Machiavelli.

[7]Cùng với sự loại trừ giai cấp lao động khỏi tư cách công dân, một trong những đặc tính quý tộc quan trọng nhất mà Leonardo Bruni (1987a) nhắc đến đã chính xác là điểm này: Các hội đồng lập pháp đã không thể thực sự thảo luận cũng chẳng thể sửa đổi các dự luật được Signoria đề xuất, mà chỉ chấp thuận hay bác bỏ chúng. Theo Bruni, các yếu tố không-dân chủ khác là các hội đồng đã không thể tự lập lịch trình riêng của chúng, và nghĩa vụ tòng quân đã được thay thế bằng một quân đội đánh thuê chuyên nghiệp.

(Còn tiếp)