Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2023

Cảm nhận từ một công văn

Lê Học Lãnh Vân

Một đứa trẻ mếu máo giãy đành đạch ăn vạ, kêu gọi anh chị nó cầm gậy gộc xúm vào đánh hội đồng mấy thằng bạn tay không mà nó kêu là “nói xấu” nó! “Mấy anh chị ơi, tui đang làm việc có ý nghĩa. Mà tụi nó phê phán tui bằng những lời phản cảm, trái chiều! Chúng làm mất uy tín tui, mất uy tín các anh chị, mất uy tín cha mẹ chúng mình… Phải quánh chết mẹ chúng nó!”.

Đó là cảm nhận tếu táo của tôi khi đọc cái văn bản lan truyền trên mạng mà ngày đầu tôi hồ nghi là giả. Nay nghe nhiều người nói là thật, xin được nghiêm túc và trực tiếp thảo luận vài ý với văn bản được-cho-là-thật ấy!

1) Thiên hạ ngoài đường, dù thích hay không thích cái lễ trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá Thể thao và Du lịch”, chẳng mấy ai mất thì giờ phê phán việc tổ chức lễ đó. Việc họ phê phán là cách tổ chức lễ với đàn ca múa hát rộn rịp ngay trong ngày năm mươi sáu đồng bào chết thảm vì hỏa hoạn! Họ nói rằng trong lúc mọi người có lòng, rất nhiều người có lòng, đứng người, chết lặng vì thảm họa mà Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch tổ chức như vậy thì phản cảm. Xin hỏi ý kiến nhận xét, phê bình rằng việc đó “phản cảm” có đúng không? Hay từ đó nhẹ quá? Hay nặng quá?

2) Như nêu trên, thiên hạ chủ yếu phê phán đàn ca múa hát rộn rịp, vui vẻ trong ngày thảm họa. Điều này khá rõ ràng. Sao cái công văn kia không có một lời đúng, công bằng về sự phê phán này?! Hoặc công văn không thấy ý đồ tốt, xây dựng của lời phê phán? Hoặc công văn thấy mà không nói ra? Cả hai điều đó đều xâm phạm tính công bình văn hóa. Vì đây là công văn của Bộ Văn hóa, có phải sự xâm phạm tính công bình của nó càng nêu gương không tốt cho xã hội?

3) Bộ là Bộ Văn hóa, nếu thấy việc tổ chức lễ trao giải không thể hoãn lại, vẫn phải tổ chức, Bộ không thể có một biện pháp tổ chức trong tinh thần mặc niệm mối buồn chung của dân tộc sao? Buổi lễ trao giải vẫn có thể song hành với tinh thần sầu lo vì thảm họa được mà! Nếu buổi lễ được tổ chức song hành như vậy, ý nghĩa văn hóa của buổi lễ có được tôn lên không? Dân chúng có cảm kích không? Có là một đóng góp vào “chấn hưng văn hóa” không?

4) Bộ là Bộ Văn hóa, nếu thấy thiên hạ phê bình trật sao không dùng phương cách văn hóa trả lời? Ấy là trình bày, giải thích ý đồ của mình. Trình bày nội dung độc đáo, sâu sắc của buổi lễ sao cho đám đông thấy được các phê phán là nông cạn, không đúng. Nếu thuyết phục được nhiều người tin vào điều đó, những người cầu thị, tự trọng, thấy mình phê phán sai sẽ xin lỗi. Cách tương tác như vậy sẽ tạo nếp tốt đẹp cho hoạt động thảo luận trong xã hội. Điều đó có góp phần “chấn hưng văn hóa” không?

5) Bộ là Bộ Văn hóa, nếu thấy thiên hạ có ý kiến khác với mình mà méc riêng với một bộ chủ quản khác yêu cầu dùng “các biện pháp xử lý” là đàn áp tư tưởng, chơi vậy “chơi không ngon!”. Trong thể chế chuyên chính, việc này nơi các bộ khác còn có thể thể tất, còn Bộ Văn hóa mà vẫn dùng cách này thì Bộ Văn hóa có giữ được khuôn mặt văn hóa không? Giới văn hóa là giới có kiến thức, có lập luận, có tư tưởng, có tinh thần và nếp sống cao đẹp, mã thượng, giới ấy lẽ ra phải dùng các thế mạnh của mình để thuyết phục đám đông. Giới ấy lẽ ra phải bằng các thành quả thuyết phục đám đông, dần dần hướng bộ máy công và xã hội bỏ dần các biện pháp đàn áp tư tưởng để đi vào con đường tổ chức trình bày, thảo luận các ý kiến, kiến thức trái chiều. Việc ấy mới góp phần vào “chấn hưng văn hóa” thực chất, xây dựng xã hội ngày càng có tính văn hóa và tri thức cao!

Xin giới có trách nhiệm Bộ Văn hóa đừng đánh giá bài viết này là bôi bác. Trong khi nêu lên điều nó nghĩ là đúng đắn, bài được viết với lòng đau xót khi nhìn hiện trạng môi trường văn hóa nước nhà! Chưa bao giờ chấn hưng văn hóa cần thiết như bây giờ, và câu hỏi quan trọng là điều gì cần chấn hưng trước, nơi nào cần chấn hưng trước…

Ngày 17 tháng 9 năm 2023

Không có mô tả.