Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2023

Nắng Hoàng Hoa đã tắt

Trần Viết Ngạc

Tôi hồi cư về Huế năm 1948. Sau ba tháng hè học thêm với chú tôi, tôi nạp đơn thi vào lớp nhì (lớp 4) trường tiểu học Trần Quốc Toản, Thành nội Huế.

clip_image001

Vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (bìa trái) và nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo - Ảnh: st

Niên khóa 1949 - 1950, tôi lên lớp nhất A, học với thầy Phạm Văn Trâm. Hiệu trưởng là thầy Ưng Thái.

Lớp nhận thêm nhiều học sinh từ các trường khác, tỉnh khác. Đặc biệt là có hai học sinh mới đền tên bốn chữ: anh Trịnh Xuân Công Sơn từ trường Nam Giao bên hữu ngạn sông Hương và anh Hoàng Phủ Ngọc Tường từ trường tiểu học Triệu Phong, Quảng Trị. Sơn giỏi nhạc, hát hay còn Tường giỏi văn.

Cuối năm học, chúng tôi thi ở Trung tâm Trường Thanh Long để lấy bằng Tiểu học tốt nghiệp cùng với nhiều trường tiểu học khác ở Huế.

Hoàng Phủ Ngọc Tường đậu thủ khoa với điểm 105/120. Từ thứ nhất đến thứ tám là học sinh Trần Quốc Toản, trong đó có tôi.

Trường Trần Quốc Toản lúc hồi cư, tạm thời dùng cơ sở của tòa nhà Thị lang Bộ Hộ đường Bộ Thị.

Trong ngày lễ tổng kết cuối năm tổ chức tại sân trường, thầy Hiệu trưởng Ưng Thái tuyên bố với giáo viên và học sinh toàn trường:

“Học trò Trần Quốc Toản quá hư ăn! Trong mâm cỗ, có mười miếng chả, học sinh Trần Quốc Toản giành ăn mất tám miếng!” Cả sân trường vỗ tay rào rào. Hai thầy dạy lớp nhất là thầy Trâm (nhất A) và thầy Phạm Văn Tâm (nhất B) được thầy hiệu trưởng và các đồng nghiệp đến bắt tay chúc mừng.

Đến phần văn nghệ, tôi còn nhớ anh Lê Gia Phàm và anh Trịnh Xuân Công Sơn đều lên hát. Tôi và Hoàng Phủ Ngọc Tường tham gia đóng trích đoạn vở kịch thơ Hận Nam Quan. Tường bị đóng gông bằng tàu lá chuối, do hai tên lính Tàu áp giải, vai Phi Khanh, còn tôi mặc áo dài xanh, thắt lưng xanh, đầu đội khăn đóng, đóng vai Nguyễn Trãi.

Tôi còn nhớ mấy câu:

Cha già hỡi, cho con cùng theo với,

Nơi tha hương, phụng dưỡng đấng cha già.

Con nguyện sống đến giờ cha hấp hối,

Lệ tuôn tràn khóc hận, buổi chia ly!

Tường ngâm:

Con về đi! Đừng theo cha lẽo đẽo,

Con về đi, luyện lấy lưỡi gươm vàng!

Nuôi chí lớn, bọc thây trong da ngựa!

Vì muôn dân, tìm cái chết vinh quang!

(Hơn bảy mươi năm, chắc tôi nhớ không hoàn toàn đúng...).

Niên khóa 1950 - 1951, cả hai chúng tôi đều thi đậu vào Trường Quốc Học, còn Sơn chuyển qua học trường Pháp và cắt bớt chữ Xuân còn lại Trịnh Công Sơn.

Cuối năm Đệ tứ. Chúng tôi thi bằng Trung học Đệ nhất cấp tại Trường Quốc Học. Hoàng Phủ Ngọc Tường lại đậu thủ khoa (1954).

Thủ khoa không chỉ thí sinh Huế mà còn nhiều tỉnh như Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam... đến Huế thi.

Chúng tôi, những học sinh giỏi của Quốc Học, Đồng Khánh và các học sinh trường tư nhưng đậu ưu, bình được thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Hai dồn vào một lớp B1. Lớp có 5 học sinh giỏi nhất trường Đồng Khánh góp mặt: Nguyễn Thị Kim Giao, Lê Thị Ngọc Liên, Bùi Thị Thiên Chư, Ngô Thị Vĩnh và Trần Thị Mộng Lân.

Cuối niên khóa 1955 - 1956, cả lớp chúng tôi đều trúng tuyển Tú tài I.

Nhà thơ của lớp là Hoàng Phủ làm một bài thơ trường thiên, khắc họa chân dung của tất cả các bạn với những nhận xét chân tình, cảm động... đặt tên là NẮNG HOÀNG HOA.

Lên lớp Đệ nhất B1, rất nhiều bạn tham gia Ban Báo chí, Ban Giáo dục bình dân của trường. Tường được bầu làm Trưởng Ban Giáo dục bình dân. Ban tổ chức dạy ở 3 trường, vào ban đêm từ 19 giờ đến 21 giờ, đó là các địa điểm Quốc Học, Nguyễn Tri Phương, Bán công.

Tất cả giáo viên đều là học sinh lớp 12 chúng tôi đảm nhận, học sinh lớp đêm là những người lớn tuổi, đang là công nhân, thư ký, thợ đi học để lấy bằng Trung học Đệ nhất cấp hay Tú tài I, từ lớp Đệ thất đến lớp Đệ nhị.

Chúng tôi phải gây quỹ để trả tiền lao công, tiền điện, tiền phấn, còn học sinh tráng niên được hoàn toàn miễn phí.

Kết quả là cuối niên khóa 1953 - 1954, xét học lực và hoạt động Hoàng Phủ Ngọc Tường được Hội đồng Giáo sư trao Phần thưởng Danh dự toàn trường Quốc Học.

Lớp B1 chúng tôi đều quý Tường, đều nhớ đến NẮNG HOÀNG HOA mà Tường đã sáng tác. Tất cả các bạn B1 đều có mặt trong thi phẩm trường thiên chan chứa tình cảm.

Nay thì NẮNG HOÀNG HOA vừa vụt tắt, để lại bao bùi ngùi tiếc thương.

Vĩnh biệt nhà thơ của lớp B1 Quốc Học (1954 - 1957).

Hãy yên nghỉ nghe Hoàng Phủ.

Thay mặt các bạn B1 thắp một nén hương cho Tường Dạ.

T.V.N

Nguồn: http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p0/c41/n32388/Nang-Hoang-Hoa-da-tat.html