Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2022

Xíu nữa là Việt Nam mất bảo vật quốc gia

Lý Đợi

Nếu áp dụng theo cái quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Bùi Chát (tên trong giấy tờ: Bùi Quang Viễn) ngày 9/8/2022 của UBND TP.HCM, thì Việt Nam trong quá khứ có nguy cơ mất nhiều Bảo vật quốc gia.

Quyết định vừa nêu buộc Bùi Chát phải “tiêu hủy 29 bức tranh”, vì “tổ chức triển lãm tại Việt Nam mà không có giấy phép”.

Nhìn lại lịch sử. Ví dụ bức tranh “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của Nguyễn Sáng, được công nhận Bảo vật quốc gia trong đợt 2 (năm 2013). Bức này từng không được cấp phép triển lãm và vài lần lén triển lãm không có giấy phép. Rất may nó không bị buộc tiêu hủy, nếu không thì đâu còn để mà nửa thế kỷ sau công nhận Bảo vật quốc gia.

Hoặc như bức “Hào” của Dương Bích Liên, vài lần bị cấm, tác giả bị mời viết kiểm thảo nhiều lần. Nhưng cũng rất may là không bị buộc tiêu hủy, nếu không thì Dương Bích Liên và mỹ thuật hiện đại Việt Nam đã mất đi một kiệt tác.

Còn nếu nói Bùi Chát từng bị “sổ đen” nên dẫn đến buộc phải tiêu hủy tranh, thì càng khiên cưỡng, vô lý. Vì trong quá khứ, các thành viên trực tiếp và gián tiếp của Nhân văn - Giai phẩm đều thuộc “sổ đen” hoặc “sổ rất đen”, vậy mà sau này thì sao?

Đa số tác phẩm của họ được tái xuất hiện, nhiều người còn được đặt tên đường, được trao giải thưởng Hồ Chí Minh, giải quốc gia… Nếu trong quá khứ cũng áp dụng tiêu hủy tác phẩm, thì việc trao giải sau này còn ý nghĩa gì, khi mà tác phẩm không còn nữa.

Một lãnh đạo của Hội Mỹ thuật Việt Nam (tạm giấu tên) nói rằng quyết định tiêu hủy tranh là chưa có tiền lệ tại Việt Nam kể từ 1975 đến nay.

Từ vài cứ liệu lịch sử như vừa nêu, có thể thấy rằng cái quyết định mà Bùi Chát đang đối diện là một quyết định làm thụt lùi sự văn minh, hiện đại, công bằng, dân chủ mà cả nền hành chính đang hướng tới.

Nó cũng làm xấu đi hình ảnh xã hội pháp quyền, muốn thượng tôn pháp luật mà Việt Nam đang nỗ lực để có được.

Ket nap

“Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của Nguyễn Sáng

 

“Hào” của Dương Bích Liên