Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2022

Vì sao tôi không phải là người cộng sản?

Bertrand Russell

Nguyễn Đình Đăng dịch

Bertrand Russell (1872-1970) là triết gia, nhà logic học, toán học và phê bình xã hội người Anh, đoạt giải Nobel văn học năm 1950 vì các bài viết đề cao các lý tưởng nhân văn và tự do tư tưởng. Ông từng lên án chế độ toàn trị của Stalin cũng như lên án Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, và là người thẳng thừng ủng hộ giải trừ vũ khí hạt nhân. Năm 1966, cùng với Jean-Paul Sartre và một số người khác, ông đã lập Tòa án Tội ác Chiến tranh tại Stockholm để điều tra chính sách và sự can thiệp quân sự của Mỹ ở Việt Nam.

Đoạn dịch dưới đây là phần đầu bài viết năm 1956 của Bertrand Russell nhan đề "Vì sao tôi không phải là người cộng sản?" (Why I am not a communist?)

Bertrand Russell

VÌ SAO TÔI KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI CỘNG SẢN?

Đối với bất kỳ học thuyết chính trị nào, có hai câu hỏi được đặt ra:

(1) Các nguyên lý lý thuyết của nó có đúng không?

(2) Chính sách thiết thực của nó có khả năng làm tăng hạnh phúc của con người không?

Về phần mình, tôi cho rằng những nguyên lý lý thuyết của Chủ nghĩa Cộng sản là sai lầm, và tôi nghĩ rằng những cách ngôn thực dụng của nó là nhằm tạo ra sự gia tăng khôn lường sự khốn cùng của con người.

Các giáo lý của chủ nghĩa cộng sản phần lớn bắt nguồn từ Marx. Sự phản đối của tôi đối với Marx gồm hai loại: một là ông u mê; và hai là, suy nghĩ của ông hầu như hoàn toàn được gây cảm hứng bởi lòng thù hận.

Giáo lý về giá trị thặng dư, được cho là để chứng minh sự bóc lột những người làm công ăn lương dưới chế độ tư bản, đã được rút ra:

(a) từ việc lén lút chấp nhận học thuyết của Malthus về dân số, mà Marx và tất cả các môn đệ của ông đã bác bỏ một cách rõ ràng;

(b) từ việc áp dụng lý thuyết giá trị của Ricardo cho tiền lương, nhưng không áp dụng cho giá của các sản phẩm được sản xuất.

Ông đã hoàn toàn hài lòng với kết quả, không phải vì nó phù hợp với sự thật hoặc vì nó nhất quán về mặt logic, mà vì nó được tính toán để khơi dậy cơn thịnh nộ của những người làm công ăn lương. Học thuyết của Marx, rằng tất cả các sự kiện lịch sử đều do xung đột giai cấp thúc đẩy, là sự mở rộng hấp tấp và không đúng sự thật một số đặc điểm nổi bật nhất định ở Anh và Pháp một trăm năm trước ra lịch sử thế giới. Niềm tin của ông rằng, có một lực lượng vũ trụ, được gọi là Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chi phối lịch sử loài người độc lập với hành động của con người, đơn thuần chỉ là huyền thoại. Tuy nhiên, những sai sót lý thuyết của ông sẽ không quá quan trọng vì một thực tế là, cũng như Tertullian và Carlyle, mong muốn chính của ông là nhìn thấy kẻ thù của mình bị trừng phạt, và ông quan tâm rất ít đến những gì đã xảy ra với bạn bè của mình trong quá trình này.

Học thuyết của Marx đã quá tệ, nhưng những phát triển mà nó trải qua dưới thời Lenin và Stalin đã khiến nó càng trở nên tồi tệ hơn nhiều. Marx đã dạy rằng sẽ có một thời kỳ quá độ cách mạng sau chiến thắng của giai cấp vô sản trong một cuộc nội chiến và trong thời kỳ này, giai cấp vô sản, theo lệ thường sau một cuộc nội chiến, sẽ tước bỏ quyền lực chính trị của những kẻ thù đã khuất phục. Thời kỳ này là của chế độ độc tài của giai cấp vô sản. Không nên quên rằng trong tầm nhìn tiên tri của Marx, chiến thắng của giai cấp vô sản là thứ đến sau khi giai cấp này đã trở thành tuyệt đại đa số trong dân chúng. Do đó, chế độ độc tài của giai cấp vô sản như Marx quan niệm về cơ bản không phải là phản dân chủ. Tuy nhiên, ở Nga năm 1917, giai cấp vô sản chiếm một tỷ lệ nhỏ của dân chúng, đại đa số là nông dân. Người ta đã ra sắc lệnh rằng đảng Bolshevik là bộ phận mang ý thức giai cấp của giai cấp vô sản và một ủy ban nhỏ gồm các nhà lãnh đạo của đảng này là bộ phận mang ý thức về giai cấp của đảng Bolshevik. Do đó, chế độ độc tài của giai cấp vô sản trở thành chế độ độc tài của một ủy ban nhỏ, và cuối cùng là của một người – Stalin. Là người vô sản duy nhất mang ý thức giai cấp, Stalin đã kết án tử hình hàng triệu nông dân bằng cách để cho chết đói và đày ải hàng triệu người khác phải lao động cưỡng bức trong các trại tập trung. Ông ta thậm chí còn đi xa đến mức ra sắc lệnh rằng các quy luật di truyền từ nay sẽ phải khác trước, và rằng tế bào mầm phải tuân theo các sắc lệnh của Liên Xô chứ không phải định luật của tên linh mục phản động Mendel.

Tôi hoàn toàn không thể hiểu nổi làm sao mà một số người vừa nhân đạo vừa thông minh lại có thể tìm thấy một thứ gì đáng ngưỡng mộ trong cái trại nô lệ mênh mông do Stalin tạo ra.

______

N.Đ.Đ. trích dịch từ Bertrand Russell, The Basic Writings of Bertrand Russell (Routledge Classics, London and New York, 2009), pp. 45-458.

Nguồn: FB Nguyễn Đình Đăng