Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2022

Luận vài quan điểm về giá trị sống

Lê Học Lãnh Vân

Tôi không muốn nhắc tới hai nghệ sĩ có chuyện kẹt bên xứ Tây Ban Nha bởi vì thực lòng tôi thương họ, cũng như thương tôi! Khi tự nhìn lại mình, nếu không có gì kềm chế, biết mình có không phạm lỗi không.

Trang bị kiến thức về pháp luật, về cách sống, cách tổ chức xã hội cùng thói quen ứng xã hội ở những xứ khác nhau trên thế giới là một cách giữ mình hiệu quả.

Ngoài luật thành văn, đạo đức, giá trị sống cốt lõi tốt đẹp, cao thượng giúp vào xây dựng mối quan hệ con người với con người bền vững. Thông cảm với các cá nhân phạm lỗi là cần thiết cho tinh thần nhân ái, nhưng cũng cần có quan điểm đạo đức rõ ràng để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Thật buồn khi thấy tội lỗi được bao che, dung túng, thậm chí khuyến khích…

Khi thông tin về sự việc xảy ra được lan truyền rộng rãi, thái độ nhiều người chọn là im lặng chờ mọi việc được điều tra rõ ràng. Nhưng có những tuyên bố bài viết này cho rằng không đúng...

Thử của lạ khi đi ra nước ngoài là văn hoá đàn ông”. Nếu phát biểu đó phản ánh một phần thực tế có thể thông cảm thì lại không chính xác: “thử của lạ” là một đòi hỏi, một ham muốn chứ không phải là một văn hoá. Ham muốn “thử của lạ” nghiêng về bản năng chứ không phải là văn hoá!

Văn hoá “hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội”. Trong tiến trình phát triển của loài người, văn hoá phát triển song hành với phát triển sinh học và phát triển xã hội con người. Càng phát triển, con người càng tạo cho mình một môi trường xã hội sống khác với môi trường hoang dã, trong xã hội đó bản năng dần dần được thay thế bằng văn hoá.

Ham muốn “thử của lạ” không được xã hội hiện nay đồng tình, nhất là đối với người đang có gia đình. Do đó, không thể lầm lẫn khái niệm để biến một ham muốn bản năng có thể được tha thứ thành một văn hoá đáng được xiển dương!

Ngoài ra còn phải kể tới điều rất quan trọng nữa. Cách thức tìm nơi hợp pháp thuận mua vừa bán để thoả mãn “ham của lạ” sẽ rất khác với cưỡng hiếp là xâm phạm tự do thân thể người khác. Đây là vi phạm nghiêm trọng pháp luật và đạo đức mà nếu toà án thấy có đủ chứng cớ kết tội thì chắc chắn một xã hội tôn trọng con người khó dung thứ!

Lại có tuyên bố rằng “tôi bênh các bạn tôi đấy, tôi bênh đồng nghiệp của tôi đấy. Thì sao? Các bạn tôi làm đúng tôi cũng bênh, làm sai tôi cũng bênh, bênh ngu tôi cũng bênh đấy”. Tình bạn đó đáng cảm động, nhưng không nên “làm sai tôi cũng bênh” vì điều này đã vượt khỏi phạm vi tình bạn lành mạnh!

Tình bạn lành mạnh là cùng nhìn về một hướng, giúp nhau khi hoạn nạn, chỉ đường đúng khi bạn sai lầm, chỉ đường sáng khi bạn u tối… Tình bạn lành mạnh như thế mới là tình bạn bền lâu!

Lập luận của phát biểu “làm sai cũng bênh” có cơ sở rằng “Tất cả chúng ta đều là những con người không hoàn hảo sống trong một thế giới không hoàn hảo”. Nghe phảng phất hương vị hiện sinh, thiệt ra chỉ là nói vòng vo phức tạp chứ không giản dị nhìn thẳng về cách sống có trách nhiệm: xã hội không hoàn hảo thì các người sống trong xã hội nên góp phần cải tiến! Có bao nhiêu cách góp phần đầy thiện chí, an hoà!

Việc “làm sai cũng bênh” không chỉ làm xấu ý nghĩa tình bạn, mà còn cho thấy một sự suy thoái đạo đức xã hội, công nhiên thách thức các giá trị sống cốt lõi cao đẹp của nhân loại cũng như của truyền thống dân tộc. Như đã nói trên, trong xã hội văn minh, bản năng dần dần được thay thế bằng văn hoá. “Làm sai cũng bênh” là kiểu tình bạn có tính “về hùa”, khác với tình bạn có tính cao đẹp thực lòng hỗ trợ, khuyên bảo, san sẻ nhau các giá trị văn hoá!

Ngày 04 tháng 7 năm 2022