Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2022

CỨU MEDIA – Chủ nghĩa tư bản, Crowdfunding, và Dân chủ (kỳ 2)

Julia Cagé

Nguyễn Quang A dịch

image

 

2. SỰ CHẤM DỨT CÁC ẢO TƯỞNG

 

TIN TỨC BỊ lâm nguy. Web và sự kỳ vọng rằng tin tức phải là sẵn có miễn phí đe dọa khả năng sống sót không chỉ của media in mà cả của radio và truyền hình. Các nhà báo đang biến mất, và không có họ thì không có tin tức. Thế nhưng chẳng gì đã được làm cả. Vì sao lại thụ động như vậy?

Khủng hoảng media còn xa mới là vô hình. Nó thường là tin tức trang bìa. Nhưng các nguyên nhân của nó đã không được hiểu kỹ. Hầu hết tranh luận được tập trung vào “cái chết của báo in,” nhưng cái quan trọng không phải là phương tiện mà là thông điệp. Cũng có thảo luận nào đó về làm sao để thu phí cho sự truy cập số. Tin tức có nên được trả theo mục tin? Sự truy cập miễn phí có thể được kết hợp với truy cập trả tiền? Các website có nên thiết lập các bức tường trả tiền (paywall)? Các câu hỏi này không nghi ngờ gì là những câu hỏi quan trọng, nhưng nhiều sự chú ý được dành cho chúng đến mức các vấn đề quan trọng hơn về chất lượng nội dung và cấu trúc tổ chức của media đã bị bỏ qua.

Thật đáng chú ý là nhiều năng lượng được dành cho việc sáng chế ra các sơ đồ thu tiền “đổi mới sáng tạo” để bòn rút thêm thu nhập từ quảng cáo. Việc này chẳng bao giờ có kết quả, và thu nhập quảng cáo hiện tồn chắc chắn giảm đi. Ảo tưởng quảng cáo là cái đầu tiên trong bốn ảo tưởng mà ngăn các nhà báo, các chủ sở hữu media, các chính trị gia, và công chúng khỏi việc đề xuất bất kể giải pháp hữu ích nào cho khủng hoảng. Ba ảo tưởng khác là ảo tưởng về cạnh tranh, ảo tưởng về media được trợ cấp, và ảo tưởng về một thời đại hoàng kim mới.

 

Sự Sinh ra Media được Quảng cáo Trụ đỡ

Media là “dễ bị ảnh hưởng.” Media là “các hàng hóa.” Một số người cho rằng mối nguy hiểm lớn nhất media đối mặt là áp lực từ các nhà quảng cáo. Theo quan điểm của họ, các tờ báo và các tổ chức media khác hoàn toàn bị phó mặc cho các nhà quảng cáo, cho những người mà chúng sẵn sàng bán “phần não” và thay đổi sự đưa tin của chúng về các vấn đề nào đó. Làm khác đi thì mạo hiểm mất thu nhập chúng cần để đáp ứng các chi phí.1

Ngược lại, những người khác nói rằng quảng cáo bảo đảm tính độc lập của media và rằng cách duy nhất để giải quyết khủng hoảng là để chộp lấy thu nhập quảng cáo mới. Không có tiền từ quảng cáo, họ lập luận, một thời đại tham nhũng mới là không thể tránh khỏi. Thế nhưng sự thật là thu nhập quảng cáo is đang teo lại. Đấy là một sự tiến triển dài hạn không chắc được đảo ngược. Thế nhưng, vấn đề về tính độc lập biên tập với ảnh hưởng của các nhà quảng cáo vẫn quan trọng bởi vì khi thu nhập quảng cáo biến đi, media phải cạnh tranh thậm chí mạnh hơn vì cái ít ỏi còn lại. Các sự kiện gần đây có thể được dùng như một sự nhắc nhở: trong đầu 2015 Peter Oborne đã từ chức, với nhiều rùm beng, khỏi tờ Daily Telegraph để phản đối sự thất bại của tờ báo để đưa tin vụ bê bối SwissLeaks nhằm tránh làm mất lòng ngân hàng HSBC, một trong những nhà quảng cáo hàng đầu của nó.

Trong nhiều năm tiền quảng cáo đã giữ cho các tờ báo có vừa đủ tiền để hoạt động và làm cho chúng có thể có mức độ độc lập nào đó đối với các chính phủ ở cả châu Âu và Hoa Kỳ. Tờ Times ở London được sinh ra trong năm 1788 khi một tập san quảng cáo có tên Daily Universal Register được biến thành một nhật báo. Vào năm 1800 nhật báo chất lượng này đã công bố các quảng cáo trên trang bìa của nó, từ đó nó lấy được thu nhập cần thiết để giữ việc xuất bản. Tại Pháp, tờ báo quảng cáo đã xuất hiện muộn hơn một chút trong phản ứng lại một quyết định chính trị. Một luật ngày 15 tháng Ba 1827, đã tăng 150 phần trăm phí bưu chính trên các tờ báo. Giá đã dựa không vào trọng lượng mà vào số trang. Vì thế, các nhà xuất bản chọn chuyển sang các format lớn hơn và mở các trang của chúng cho quảng cáo, mà đã mang lại thu nhập mới để bù cho các chi phí tăng lên của giấy và bưu phí.2

Trên hết, quảng cáo đã cho phép các tờ báo giảm giá và tăng lượng phát hành. Tại Pháp, Émile de Girardin thường được vẽ chân dung như người đã sáng chế ra mô hình kinh tế của media hiện đại: chi phí thấp (tiền đặt báo hàng năm cho nhật báo của ông tốn bốn mươi franc đối lại tám mươi franc cho các nhật báo chính trị Parisian khác) được bù bởi thu nhập đáng kể từ quảng cáo.

Tại Hoa Kỳ, các nhật báo phát hành rộng rãi đầu tiên đã xuất hiện khoảng cùng thời gian và đã dựa thậm chí nhiều hơn vào thu nhập quảng cáo. “Báo rẻ (penny paper-[báo năm xu])” đầu tiên, tờ New York Sun, bắt đầu xuất bản trong 1833 và trong chỉ vài tháng đã bán chạy hơn tất cả các tờ báo New York khác.3 Trong năm 1830 Hoa Kỳ đã chỉ có sáu mươi lăm nhật báo với số phát hành trung bình 1.200 (cho một tổng số 78.000 một ngày), nhưng mười năm sau con số đã tăng lên 138 với số phát hành trung bình 2.200 bản (cho một tổng số 300.000). Thành công của các báo penny đã phụ thuộc vào sự phát hành rộng rãi được làm cho có thể do giá rất thấp của chúng cũng như vào thu nhập quảng cáo chúng tạo ra.

Những người đương thời đã nói về thời hoàng kim của báo Mỹ bởi vì quảng cáo đã làm cho các tờ báo độc lập với sự đỡ đầu của các đảng chính trị và các nhà chế tác giàu có. Trước kia được đặc trưng như “thối nát,” bây giờ chúng đã có thể có đủ sức để là “khách quan” hơn.

Có đúng, khi đó, rằng quảng cáo bảo đảm quyền tự do báo chí? Media từ lâu đã nuôi dưỡng ảo tưởng này, nhất là trong thế giới nói tiếng Anh. Vấn đề ngày nay là, media không còn có thể sống nhờ thu nhập quảng cáo của chúng nữa.

 

Ảo tưởng về Media được Quảng cáo Hỗ trợ

Trong một thời gian dài, người ta đã tin thị trường quảng cáo sẽ tiếp tục mở rộng không có giới hạn. Trong các nước phát triển nhất, sự tăng trưởng trong thị trường này, tuy vậy, đã chậm lại đáng kể trong các năm gần đây. Hình 4 cho thấy tổng chi tiêu về quảng cáo trong tất cả media—các tờ báo, truyền hình, radio, Internet, nhà hát, ngoài trời (các bảng quảng cáo, các trạm xe bus, …), vân vân—như một tỷ lệ phần trăm của GDP cho Đức, Hoa Kỳ, và Pháp kể từ 1980.4 Mặc dù những người Mỹ—mà vẫn chi nhiều hơn 0,9 phần trăm GDP về quảng cáo, nhiều hơn bất kể nước phát triển khác nào—vẫn là các bậc thầy về “khua lách cách … một chiếc que bên trong một xô-nước vo [gạo]” (để vay mượn định nghĩa của George Orwell về quảng cáo), những năm béo bở trên Madison Avenue có vẻ đã kết thúc.

clip_image002

HÌNH 4. Chi tiêu quảng cáo ở Đức, Hoa Kỳ, và Pháp, 1980–2015

Các chi tiêu quảng cáo Mỹ như một tỷ lệ phần trăm của GDP đã giảm kể từ năm 2000. Quả thực, kể từ thời gian đó chúng đã chẳng bao giờ lấy lại được mức chúng đạt được trong 1987. Trong hai mươi năm, chi tiêu về quảng cáo đã giảm 0,5 phần trăm của GDP. Kể từ 2010 sự giảm có vẻ đã chậm lại, nhưng không có lý do nào để nghĩ nó sẽ có bao giờ đảo ngược.

Tại Pháp và Đức, chi tiêu quảng cáo đã luôn luôn thấp hơn ở Hoa Kỳ một chút: nó đã chẳng bao giờ vượt 0,9 phần trăm GDP ở Pháp và vẫn tương đối thấp ở Đức. Thế mà chúng ta vẫn tìm thấy cùng xu hướng giảm như ở Hoa Kỳ. Tại Pháp, sau một sự tăng đáng kể giữa 1980 và 1990 (khi chi tiêu quảng cáo đã tăng gần gấp đôi—nhưng từ một cơ sở tương đối thấp theo các tiêu chuẩn thế giới), chúng ta thấy một sự giảm đều đặn đến 0,3 phần trăm GDP. Tại Đức, sự giảm đã tăng tốc kể từ 2000, và thu nhập quảng cáo đã lên đỉnh ba mươi năm trước, trong 1985. Những sự giảm tương tự cũng được thấy khắp thế giới.5

Vài nhân tố giải thích sự giảm về tổng chi tiêu quảng cáo. Thứ nhất, khi các công nghệ mới nổi lên, marketing trực tiếp đã trở thành một đối thủ cạnh tranh đối với các hình thức quảng cáo truyền thống hơn và ít hiệu quả hơn. Thứ hai, và quan trọng hơn, cung sẵn có cho không gian quảng cáo đã tăng nhanh hơn cầu rất nhiều, chủ yếu do quảng cáo trên media xã hội như Twitter và Facebook, cho nên giá đã giảm mạnh. Media đang dành ngày càng nhiều không gian cho quảng cáo, nhưng nó mang lại cho chúng ngày càng ít.

Đối diện với các thách thức này, media đã đưa vào một số đổi mới cấp tiến—cấp tiến và nguy hiểm cho đạo đức báo chí. Một đổi mới như vậy là cái gọi là quảng cáo bản xứ (native advertising), trong đó nội dung quảng cáo là một phần của kinh nghiệm người sử dụng bình thường (như với các link được tài trợ trên Google). Ý tưởng là làm cho người dùng nghĩ rằng nội dung quảng cáo là phần của nội dung biên tập. Tôi sẽ nói nhiều hơn về điều này muộn hơn.

 

Ngày càng Ít Quảng cáo

Như thế, không chỉ của trời cho quảng cáo đã giảm, mà phần của tổng chi tiêu quảng cáo của media đã cũng giảm khá lâu rồi. Giống khủng hoảng media, sự chấm dứt của quảng cáo đã không bắt đầu với sự đến của Internet. Các tờ báo đã cảm thấy một cú sốc đầu tiên từ sự cạnh tranh với radio và cú thứ hai với truyền hình.

Tại Pháp, truyền hình đã không phát quảng cáo cho đến 1968, lâu sau khi quảng cáo truyền hình được đưa vào các nước phát triển khác (1941 ở Hoa Kỳ, 1955 ở Vương Quốc Anh, 1956 ở Đức, và năm tiếp sau ở Tây Ban Nha và Italy).6 Diễn tiến này đã kéo theo những sự phản kháng mạnh từ báo chí, mà coi nó như một cố gắng nữa của chính phủ Gaullist để siết chặt sự kiểm soát của nó đối với media bằng việc làm xói mòn các tờ báo. Thực ra, dù các động cơ thật của chính phủ của Thủ tướng Georges Pompidou có là gì, 1968 đánh dấu một sự bắt đầu giảm dài về phần thu nhập quảng cáo đổ về báo in. Các tờ nhật báo toàn quốc đã bị tác động đầu tiên, nhưng các tờ báo khác mau chóng cũng cảm thấy cú sốc.7

Như một kết quả, thu nhập quảng cáo của các tờ báo đã lao dốc—và không chỉ ở Pháp. Tại Hoa Kỳ, thu nhập quảng cáo của các báo đã giảm đều đặn như một tỷ lệ phần trăm của GDP kể từ 1955, như Hình 5 cho thấy. Ngay cả về mặt tuyệt đối, thu nhập đã giảm kể từ 2005, trước xa sự bắt đầu của khủng hoảng tài chính.8

Hơn nữa, phần của thu nhập quảng cáo trong tổng doanh thu của báo đã giảm mạnh. Ở Hoa Kỳ, nó đã sụp đổ theo nghĩa đen kể từ đầu các năm 2000, và chẳng thể chấp nhận được chút nào rằng quảng cáo sẽ mau chóng chiếm ít hơn đáng kể một nửa của tổng doanh thu của báo (xem Hình 6).

Quả thực, điều này là thế rồi với New York Times, nơi kể từ 2010 quảng cáo đã chiếm ít hơn một nửa doanh thu của tờ báo. Kể từ đó, gần như tất cả sự tăng về doanh thu đã đến từ sự đặt mua báo dài hạn. Tại Pháp trong bốn mươi năm qua, quảng cáo đã chẳng bao giờ chiếm nhiều hơn một nửa doanh thu của báo. Kể từ 2000, phần của quảng cáo đã giảm hơn 10 điểm phần trăm (từ hơn 45 phần trăm xuống vừa 35). Cũng lý thú để lưu ý rằng trong khi phần của quảng cáo trong tổng doanh thu đã giữ vị trí của nó trong vài năm vào đầu thế kỷ này, nó đã bắt đầu giảm nhanh trong 2006, cho dù người ta có tính cả doanh thu từ quảng cáo online.

clip_image004

HÌNH 5. Thu nhập quảng cáo của các tờ báo như tỷ lệ phần trăm của GDP ở Hoa Kỳ, 1950–2013

 

clip_image006

HÌNH 6. Phần của thu nhập quảng cáo như tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu của báo ở Hoa Kỳ, 1956–2013

Vì thế media đã tìm cách để đổi mới bằng việc đề xuất các hình thức quảng cáo mới cho những người mua tiềm năng. Quảng cáo bản xứ là mặt trái của sự đổi mới này. Đầu tiên chỉ media mới như BuzzFeed tiến hành quảng cáo bản xứ, mà đã chiếm gần như toàn bộ lợi nhuận của site trong 2013, nhưng muộn hơn ngay cả các báo có uy tín nhất đã tham gia. Thí dụ, tờ New York Times, bất chấp nhanh chóng lên án thủ đoạn (mà David Carr gọi là “hiểm họa mới của nghề làm báo” trong 2013), đã đăng quảng cáo bản xứ đầu tiên của nó (cho các máy tính Dell) trong tháng Giêng 2014.9 Kể từ đó nó đã đăng một số tăng lên của các quảng cáo như vậy dưới chuyên mục Paid Posts (các Post được trả tiền). Quảng cáo bản xứ bây giờ chiếm 10 phần trăm doanh thu của tờ báo từ quảng cáo online, và phần đó có vẻ chắc có khả năng tăng. Media mới đã làm theo. Như thế, Vox Media gần đây đã thông báo về Chorus for Advertisers, mà sẽ cho phép các thương hiệu để dùng nền tảng Chorus có tiếng của nó để tạo ra nội dung bản xứ. Politico đã đồng thời thông báo Politico Focus mới của nó.

Vấn đề cho media không phải là quy mô của thị trường quảng cáo online—tạo ra 43 tỷ $ doanh thu ở Hoa Kỳ—mà là sự thực rằng phần lớn của chiếc bánh thuộc về chỉ vài hãng. Một nửa của thị trường quảng cáo địa phương bây giờ được cho là của các web site lớn như Google và Facebook, rất có thể mau chóng Amazon sẽ gia nhập. Chỉ một phần tư thu nhập quảng cáo địa phương và ít hơn 12 phần trăm của toàn bộ thị trường quảng cáo online thuộc về các tờ báo.10 Điều này giải thích vì sao quyết định của Facebook để đăng toàn bộ các bài tin tức (với dịch vụ Instant Articles của nó) là quan trọng đến vậy. Mặc dù việc này sẽ chắc chắn làm tăng số bạn đọc của các site đối tác như New York Times, National Geographic, và BuzzFeed, vấn đề thật là thu nhập quảng cáo sẽ được chia như thế nào.

 

Ảo tưởng về Cạnh tranh

Các tờ báo trong nhiều năm đã sống nhờ thu nhập quảng cáo, và trong phần lớn thời gian đó chúng kiếm được tiền. Một số tờ, ở Pháp và nơi khác, đã kiếm được rất nhiều tiền. Việc sở hữu một tờ báo trong thế kỷ thứ mười chín hầu như đã bảo đảm một lợi tức đầu tư đáng kể. Song thời thế đã thay đổi, và là một giấc mơ viển vông để nghĩ rằng các khoản đầu tư vào media sẽ tiếp tục kiếm được lợi tức so sánh được với lợi tức của quá khứ.

clip_image008

HÌNH 7. Doanh thu của các báo như một tỷ lệ phần trăm của GDP ở Hoa Kỳ, 1956–2013

Không chỉ thu nhập quảng cáo đã sụp đổ trong các năm gần đây, mà tổng doanh thu đã giảm. Ở Hoa Kỳ, chẳng hạn, doanh thu của các báo đã là hơn 1 phần trăm GDP trong 1956, so với chỉ 0,2 phần trăm ngày nay, và mọi dấu hiệu chỉ ra sự tiếp tục giảm này (Hình 7). Trong 2013 tất cả các tờ báo kết hợp lại là 32 tỷ $, một nửa doanh thu của Google.

Với sự giảm về doanh thu, các tờ báo cũng trở nên ít sinh lời hơn. Vì sao? Một phần của lý do tất nhiên là sự giảm về thu nhập quảng cáo. Nhưng phần lớn của sự giảm lợi nhuận là do sự cạnh tranh dữ dội trong khu vực media và do cấu trúc của ngành.

 

Các Giới hạn của Cạnh tranh

Trong hầu hết các nghành, các hãng phản ứng với một sự giảm về doanh thu bằng việc cắt việc làm. Nếu một nhà sản xuất ô tô bán ít xe hơn, giây chuyền lắp ráp chậm lại, và công ty sa thải những người lao động thừa mà không ảnh hưởng đến chất lượng xe được sản xuất. Nói cách khác, số công nhân cần để sản xuất sản phẩm thay đổi với cầu: hãng sản xuất ít xe hơn với ít công nhân hơn.

Khu vực media là khác. Không quan trọng một tờ báo bán bao nhiêu bản, số các nhà báo cần để sản xuất nó ít nhiều vẫn như nhau. Cùng các chủ đề phải được theo dõi. Hầu hết nỗ lực dồn vào việc tạo ra bản đầu tiên, và các chi phí sao chép là không đáng kể. Nếu một tờ báo cắt nhân sự phòng tin tức để bù cho doanh thu sụt xuống, chất lượng giảm một cách không thể tránh khỏi. Như chúng ta đã thấy, số các nhà báo được một tổ chức media sử dụng tương quan mạnh với số lượng (cũng như chất lượng) tin tức nó sản xuất. Cùng lập luận áp dụng cho việc phát tin tức (radio và truyền hình).

Để diễn đạt nó theo thuật ngữ kỹ thuật hơn, công nghiệp media đối mặt với các chi phí cố định cao, mà là một hàm của chất lượng (hay số lượng) của tin tức được sản xuất. Vì thế, các công ty media hưởng cái các nhà kinh tế học gọi là lợi tức tăng lên theo quy mô (increasing returns to scale): chi phí sản xuất tăng lên với chất lượng nhưng không với kích thước của thị trường được phục vụ.11 Điều này cung cấp cho tất cả các công ty media một khuyến khích mạnh để tối đa hóa thị phần của chúng nhằm để tăng doanh thu của chúng mà không làm tăng các chi phí sản xuất theo cùng mức độ. Tờ Guardian đã nhận ra sự khôn ngoan của một chiến lược nhắm tới việc tăng quy mô thị trường: bây giờ nó vận hành một website ở Hoa Kỳ mà sử dụng khoảng sáu mươi nhà báo nhằm để thâm nhập một thị trường mới lớn hơn thị trường Anh truyền thống của nó rất nhiều. New York Times đã sử dụng vị thế chi phối của nó trong báo chí tiếng Anh để mở rộng thị trường của nó ra khắp thế giới với International Herald Tribune, bây giờ được đặt tên lại là International New York Times.12

Quả thực, sự cám dỗ độc quyền—thuật ngữ phải đạo là sự củng cố (consolidation)—đã thường xuyên tỏ ra là không thể cưỡng lại được trong khu vực media. Trong thời hoàng kim, nhiều trùm báo chí đã xây dựng các đế chế media bởi vì việc tối đa hóa quy mô của thị trường đã có nghĩa là sự tối thiểu hóa cạnh tranh. William Randolph Hearst, người đã giành được các tờ San Francisco Examiner, New York (Morning) Journal,Chicago Examiner, được dùng như cảm hứng cho bộ phim Citizen Kane của Orson Welles. Công ty holding, Berkshire Hathaway, của Warren Buffett đã giành được nhiều tờ báo trong các năm gần đây: sau khi mua Omaha World Herald và các title gắn kết trong 2011, nó đã mua sáu mươi ba tờ báo của tập đoàn Media General trong 2012 và rồi trong 2013 thêm Tulsa World, News & Record, và các title khác vào danh mục đầu tư của nó. Đế chế media của Rupert Murdoch mở rộng từ Australia (Herald SunAustralian) sang Hoa Kỳ (Fox News, Wall Street Journal,New York Post), và Vương Quốc Anh (BSkyB, Sun, Times,Sunday Times).13

Eli Noam, nghiên cứu sự tập trung thay đổi của media Mỹ, cho rằng các chu kỳ kinh doanh và sự đổi mới công nghệ giải thích các thứ đã tiến hóa như thế nào. Đối mặt với các chi phí cố định cao và các chi phí biên gần-zero, nghành media phải tìm kiếm tính kinh tế theo quy mô (economies of scale) và phát triển các chiến lược dựa vào tính kinh tế theo phạm vi (economies of scope) và sự khác biệt hóa.14

Thế mà pháp luật hiện hành ở Pháp và Hoa Kỳ tìm cách để khuyến khích cạnh tranh trong media hơn là sự củng cố. Trong 1986 Pháp đã quy định bất cứ một người hay công ty nào kiểm soát các xuất bản phẩm với số phát hành vượt quá 30 phần trăm của tổng phát hành toàn quốc là bất hợp pháp. Tại Hoa Kỳ, luật thậm chí còn nghiêm ngặt hơn. Sự sở hữu chéo bị cấm: trong bất cứ thị trường địa phương nào, không công ty nào được phép sở hữu cả media in ấn và media broadcast (phát thanh/hình).15

Có nhiều lý do cho các luật như vậy. Cạnh tranh trong khu vực media bảo đảm chủ nghĩa đa nguyên về các ý tưởng và quyền tự do thông tin. Nó có thể thậm chí giúp nói lên “sự thật.”16 Nếu giả như một công ty hay tập đoàn media đạt được độc quyền, sẽ là nguy hiểm cho nền dân chủ. Rủi ro đầu tiên rõ ràng là một sự độc quyền nhà nước đối với sự truyền bá tin tức. Khi ORTF (Office de Radiodiffusion-Télévision Française) và BBC do nhà nước sở hữu đã hưởng độc quyền phát radio và truyền hình ở Pháp và Vương Quốc Anh, một cách tương ứng, chúng đã thường xuyên bị buộc tội (thường chính đáng) về thiếu tính độc lập với chính phủ. Series truyền hình The Hour miêu tả sinh động nhiều mưu toan của chính phủ Anh trong những năm 1950 để can thiệp vào phát thanh truyền hình theo cách của trợ lý báo chí (hư cấu) Angus McCain của [thủ tướng] Anthony Eden, làm cho các nhân vật Freddie Lyon và Bel Rowley rất thất vọng.

Một độc quyền tư nhân sẽ đưa ra những nguy hiểm tương tự. Quả thực, mối nguy hiểm sẽ là gấp đôi. Thứ nhất, mối nguy về sự chiếm đoạt là lớn hơn khi có một độc quyền: là dễ hơn để mua chuộc một tờ báo hơn mười tờ báo, và sự cạnh tranh cho các báo một khuyến khích để đánh bại sự cạnh tranh bằng việc nhắm vào các tin sốt dẻo hơn là nịnh hót chính trị.17 Thứ hai, khi một người kiểm soát một độc quyền, người đó sẽ luôn luôn bị nghi ngờ về việc thử ảnh hưởng đến cách tin tức được trình bày. Các vấn đề do các rent độc quyền nêu lên cũng phải được xem xét.

Chúng ta có đã bước vào “thời đại của các gã khổng lồ,” và nếu vậy, điều này có tạo thành một mối đe dọa cho chủ nghĩa đa nguyên và dân chủ?18 Thực tế là phức tạp hơn. Bất chấp sự tồn tại của các gã khổng lồ media, sự cạnh tranh trong khu vực media thực ra đã tăng lên với sự nổi lên của các diễn viên mới, nhất là các diễn viên online như Google và media xã hội. Chúng đã hút phần lớn thu nhập quảng cáo online mà một thời đã nuôi dưỡng media truyền thống. Sự thống trị của các gã khổng lồ media đã không dẫn đến sự củng cố mà một số nhà quan sát vội vã tiên đoán. Thay vào đó, các tờ báo đã buộc phải tự lo liệu lấy.

Trong 2013 Rupert Murdoch đã tách đế chế media của ông thành hai phần: News Corp đã bao gồm tất cả các tờ báo và các tạp chí do Murdoch sở hữu trong khi 21st Century Fox hấp thu các tài sản cáp, truyền hình, vệ tinh, và phim của ông. Trong 2014 Công ty Tribune đã tách các tài sản truyền hình của nó (bây giờ là Công ty Tribune Media) khỏi các tờ báo của nó (Tribune Publishing) trong khi Time Warner đã bỏ rơi tạp chí giấy của nó (Time Inc.) nhằm để tập trung vào truyền hình, phim, và Internet. Sự sáp nhập của E. W. Scripps và Journal Communications đã dẫn đến sản phẩm phụ của các tài sản báo của chúng và sự tạo ra trong 2015 của hai công ty mới: E. W. Scripps, mà chiếm giữ một trong những danh mục đầu tư lớn nhất của các tài sản truyền hình ở Hoa Kỳ, và Journal Media Group. Cũng trong 2015, Gannett, chủ sở hữu của tám mươi mốt tờ báo, kể cả USA Today, đã thông báo rằng nó sẽ tách các hoạt động báo chí của nó khỏi các việc kinh doanh khác của nó. Tại Pháp Tập đoàn Lagardère đã thông qua một chiến lược tương tự.

Một số công ty báo đã cũng chọn để tái tập trung các việc kinh doanh lõi của chúng. Thí dụ, Công ty New York Times đã bán đài radio và đài truyền hình của nó và thoái vốn khỏi Boston Globe và các tờ báo địa phương khác nhằm để tập trung vào nhãn hiệu New York Times của nó.

 

Các Tác động Đồi bại của Cạnh tranh

Tác động thực sự của cạnh tranh trong khu vực media là gì? Sự cạnh tranh tăng lên trong thị trường tin tức đã ảnh hưởng thế nào không chỉ đến chất lượng tin tức để bán mà cả đến sự tham gia chính trị?19 Tác động của cạnh tranh phụ thuộc vào nó ảnh hưởng ra sao đến các khuyến khích để sản xuất thông tin. Vượt quá một điểm nào đó, một sự tăng về số các đối thủ cạnh tranh có thể dẫn đến một sự giảm về cả số lượng và chất lượng của thông tin được sản xuất. Điều này xảy ra khi tính hỗn tạp (heterogeneity) cơ bản của các sở thích cho thông tin là tương đối nhỏ so với tính kinh tế theo quy mô để cho các tác động phá hoại của cạnh tranh (các sự giảm nhân viên và sự nhân đôi các chi phí sản xuất) vượt các tác động tích cực (khả năng được cải thiện để thỏa mãn cầu hỗn tạp và một lượng độc giả đa dạng).

Ý tôi muốn nói gì với “tính hỗn tạp cơ bản của các sở thích cho thông tin”? Về mặt ít kỹ thuật hơn, nếu tất cả những người tiêu dùng trong một thị trường cho trước có chính xác cùng sở thích cho thông tin (hay cùng các sở thích chính trị) và sẵn sàng trả chính xác cùng giá cho một tờ báo (trong trường hợp đó chúng ta nói họ có các sở thích đồng đều), rồi một tờ báo mới bước vào thị trường sẽ không mang lại các độc giả mới. Các độc giả hiện có sẽ được chia ra giữa tờ báo mới và tờ báo cũ, và số phát hành của mỗi tờ báo sẽ nhỏ hơn số phát hành của một mình tờ báo cũ. Ngược lại, nếu một số người tiêu dùng sẵn sàng để trả một giá cao hơn cho một tờ báo chất lượng, trong khi những người khác thích một tờ báo rẻ hơn, hay nếu một số người tiêu dùng muốn đọc một tờ báo cánh tả, trong khi những người khác thích một tờ cánh hữu, thì chúng ta nói các sở thích của họ là hỗn tạp (không đồng đều). Trong trường hợp đó, nếu một tờ báo chất lượng bước vào một thị trường trước kia được phục vụ chỉ bởi một tờ báo giá thấp, các độc giả mới sẽ nổi lên, cả hai tờ báo có thể đạt một mức phát hành vừa ý, và cung tin tức sẽ phù hợp tốt hơn với cầu.

Trong nghiên cứu của tôi về các nhật báo khu vực ở Pháp giữa 1945 và 2012, tôi đã cho thấy rằng sự tham gia (thị trường) của một đối thủ cạnh tranh mới đã dẫn đến sự cắt giảm nhân viên có thể lên đến 60 phần trăm của tờ báo mà trước đó đã có thị trường cho bản thân nó, với tác động không đáng kể lên tổng số các nhà báo được thuê trong thị trường (kể cả tờ mới gia nhập). Dân cư của département (tỉnh) được nói đến càng đồng đều, tác động càng mạnh. Nói cách khác, cạnh tranh gia tăng đã không giảm tổng số các nhà báo được thuê, nhưng tổng số đó được phân giữa nhiều tờ báo hơn. Một phân tích nội dung của văn bản đầy đủ của các nhật báo khu vực này cũng cho thấy rằng số tờ báo càng lớn, thì số bài báo mà mỗi nhật báo này đăng càng nhỏ, các bài báo càng ngắn, và nội dung tin tức của chúng càng yếu.

Hơn nữa, tôi đã tìm thấy rằng sự gia nhập của một báo mới và sự giảm về nội dung tin tức do sự gia nhập đó đã dẫn đến một sự giảm về sự tham gia trong các cuộc bầu cử đô thị. Cụ thể hơn, sự giảm lịch sử về sự tham gia chính trị trong vài thập niên qua đã lớn hơn đáng kể trong các tỉnh nơi cạnh tranh báo đã căng thẳng hơn. Mặc dù các kết quả này phải được diễn giải thận trọng, chúng gợi ý rằng sự tăng cường cạnh tranh trong khu vực media (được định nghĩa rộng) có thể giải thích một phần đáng kể của sự giảm về sự tham gia chính trị. Vì sao? Bởi vì cạnh tranh được tăng cường đã dẫn đến những sự giảm nhân sự phòng tin tức và như thế đến một sự giảm không thể tránh khỏi về chất lượng tin tức được mỗi tổ chức tin tức riêng lẻ sản xuất. Các công dân vì thế đã am hiểu ít hơn, và một số chọn tránh xa các cuộc bầu cử như một hệ quả.

Chúng ta có thể rút ra kết luận gì từ phân tích này? Một thị trường cho trước có thể ủng hộ chỉ một số hạn chế tổ chức media trong khi duy trì sự sản xuất tin tức chất lượng cao mà dân chủ phụ thuộc vào. Tôi không tự cho là có khả năng để tiên đoán số chính xác của các đối thủ cạnh tranh mà một thị trường cho trước có thể ủng hộ. Vấn đề là phức tạp và phụ thuộc vào quá nhiều tham số (như quy mô thị trường, các sở thích người tiêu dùng, cầu cho không gian quảng cáo, thu nhập trung bình, và vân vân), như thế không sự chuẩn đoán chung nào là có thể.

Tuy nhiên, vấn đề về các giới hạn cho cạnh tranh là đủ quan trọng đến mức nó không thể được bỏ qua. Một số ngày càng tăng của các tổ chức media không nhất thiết có nghĩa là tin tốt lành hơn. Tuy vậy, từ điều này không suy ra rằng độc quyền là giải pháp—hoàn toàn ngược lại, vì các lý do được thảo luận trước. Thế nhưng sẽ là một sai lầm để cho rằng khủng hoảng media có thể được giải quyết bằng việc nhân số các diễn viên media lên.

 

Ảo tưởng về Công chúng Internet Mênh mông

Cái có lẽ đáng ngạc nhiên nhất trong cuộc khủng hoảng hiện thời là thái độ lạc quan của một số tổng biên tập báo. Lý lẽ của họ luôn luôn là như nhau: đã chưa bao giờ có nhiều người đọc báo hơn. Tại Pháp, chẳng hạn, các tổng biên tập chỉ ra một sự bùng nổ về số khách thăm website của báo. Giữa 2008 và 2013, số trung bình của sự xem trang đã tăng từ 50 triệu lên 180 triệu mỗi site— tăng hơn gấp ba trong năm năm. Đấy rõ ràng là một thành công và một lý do để vui mừng. Một số site, như Le MondeLe Figaro, đã đặc biệt thành công, thu hút hơn hơn 600 triệu khách truy cập một năm. Các con số này gây chóng mặt so với số phát hành báo in của cùng các tờ báo, mà được đo bằng trăm ngàn hơn là hàng triệu. Trong tháng Bảy 2014 số xem trang hàng tháng trên trang LeMonde.fr đã vượt quá 66 triệu lần đầu tiên. Trong tháng Giêng 2015, sau cuộc tấn công khủng bố vào tuần báo châm biếm Charlie Hebdo, con số truy cập đã vượt 100 triệu.

Đấy có là một chiến thắng lớn? Có và không. Hãy xem xét kỹ hơn các con số. Thứ nhất, để đo bạn đọc thật của website của các báo, tốt hơn để xem xét số các khách thăm đặc biệt (unique visitor) hơn là tổng số sự xem trang (một khách thăm có thể quay lại site vài lần mỗi ngày). Trong trường hợp của Le Monde, số khách thăm đặc biệt hàng tháng là hơn 8 triệu, và mỗi khách thăm site trung bình tám lần mỗi tháng. Số trung bình của khách thăm đặc biệt hàng ngày là 1,5 triệu. Tại Hoa Kỳ, website của New York Times (NYTimes.com) đã có 54 triệu khách đặc biệt trong tháng Giêng 2015, và ít hơn 7 triệu khách hàng ngày.

Chúng ta có thể nói gì về số bạn đọc báo giấy? Các số phát hành cho các tờ báo này (300.000 cho Le Monde; 650.000 cho New York Times) là thấp hơn các con số thăm web rất nhiều. Nhưng cần vài nhận xét. Thứ nhất, các con số phát hành không nói cho chúng ta số người đọc tờ báo in. Để mường tượng ra số đó, chúng ta phải nhân số phát hành với số trung bình của những người đọc của mỗi bản báo: sáu cho Le Monde và 6,5 cho New York Times (theo các ước lượng sẵn có). Nói cách khác, số bạn đọc trung bình hàng ngày của Le Monde trên giấy là 1,8 triệu, còn cho Times là 4,2 triệu. Ngược với sự hiểu biết thông thường, số bạn đọc giấy và web là cùng bậc độ lớn.

Hơn nữa, các bạn đọc dành nhiều thời gian cho phiên bản in của tin tức. Khách trung bình đến websiteLe Monde xem chỉ bốn trang và thậm chí sau đó, chỉ lướt qua tin tức online. Các bạn đọc web, trung bình, sử dụng ít hơn năm phút một ngày trên site và ít hơn một phút trên mỗi trang. Bạn đọc trung bình sử dụng năm mươi tư phút một tháng trên các site tin tức online (hai mươi phút trên site Le Monde) hay vài phút mỗi ngày. Con số cho site New York Times chỉ là 4,6 phút. Ngược lại, các bạn đọc sử dụng hai mươi lăm đến ba mươi lăm phút đọc báo in.

Bây giờ phải là rõ vì sao thu nhập quảng cáo cho các site online vẫn khiêm tốn, bất chấp hàng triệu bạn đọc tự nhận. Trong 2012 các website vẫn chiếm ít hơn 5 phần trăm của tổng doanh thu báo ở Pháp. Các tờ báo đã đơn giản không có khả năng tiền tệ hóa số bạn đọc số của chúng, ngay cả khi chúng tính phí đăng ký. Một bạn đọc báo giấy tạo ra thu nhập quảng cáo gấp hai mươi lần một bạn đọc online tạo ra.20 Sự khác biệt to lớn về giá tiền quảng cáo phản ánh sự thực rằng các bạn đọc web sử dụng ít thời gian để đọc và, tổng quát hơn, rằng các nhà quảng cáo thiếu viễn cảnh lịch sử cần thiết để diễn giải các con số web thực sự có nghĩa là gì về mặt sự can dự bạn đọc.

Bằng chứng thêm rằng các bạn đọc online là ít “có giá trị” hơn có thể được thấy trong sự thực rằng một số tờ báo tính giá ít hơn cho sự đăng ký mua báo giấy so với giá cho sự đăng ký online (mặc dù việc giao báo đến nhà là tốn kém hơn nhiều cho báo giấy so với việc cung cấp truy cập web hay việc cho phép tải về một bản PDF). Một tờ báo như vậy là Greensboro News and Record (một nhật báo North Carolina do Berkshire Hathaway sở hữu), mà một sự đăng ký mua báo giấy rẻ 10 phần trăm hơn một sự đăng ký số. Tương tự, tờ Orange County Register, một nhật báo California, đòi nhiều cho một sự đặt mua chỉ-online hơn cho một sự đặt mua online kết hợp với bản in Chủ Nhật. Nói cách khác, các bạn đọc được trợ cấp để đọc phiên bản in của tờ báo! Ngay cả New York Times có vẻ đã chọn con đường này: một sự đặt mua báo Chủ Nhật cho sự truy cập đến tất cả các dịch vụ online với một giá thấp hơn một mình giá truy cập online.21

Tất nhiên, là cám dỗ để thử giải thích các chính sách này bằng việc cho rằng các tờ báo đang thử ve vãn các bạn đọc của chúng quay lại báo giấy. Tuy vậy, cái chúng báo hiệu trước hết là, chi phí thật của một bạn đọc online đối với tờ báo là cao hơn chi phí của một bạn đọc báo giấy bởi vì người sau đến với một trợ cấp dưới dạng thu nhập quảng cáo—trong khi người trước thì không.

Mô hình “mọi tin tức là miễn phí” vì thế chắc tỏ ra là một ảo vọng. Các tờ báo sẽ không thoát khỏi khủng hoảng bằng việc mở rộng số các bạn đọc online (không trả tiền) bởi vì chúng không thể tiền tệ hóa số bạn đọc số qua quảng cáo. Thay vào đó chúng phải nhấn mạnh chất lượng như một khuyến khích cho các bạn đọc để trả tiền cho nội dung (dù qua sự đặt mua báo giấy hay online) bởi vì trong tương lai hầu hết thu nhập sẽ đến từ những sự đặt mua (và việc bán tại các quầy báo), không phải từ những người lướt web online.

Một sự phản đối lập luận này có thể là, không ai sẵn lòng để trả tiền cho tin tức ngày nay bởi vì nó là sẵn có miễn phí ở mọi nơi. Nhưng trong thực tế, các tờ báo như New York Times đã thiết lập thành công các bức tường trả tiền (paywall). Việc này có thể tốn kém về mặt cả thời gian và tiền. Nó cần vốn để test các mô hình khác nhau và chấp nhận các chiến lược cho các số bạn đọc cụ thể, và các chủ sở hữu phải sẵng sàng chịu rủi ro tài chính hơn là tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn. Tuy nhiên, nội dung được trả phí không nghi ngờ gì là tương lai cho ngành đang thấy thu nhập quảng cáo của nó co lại. Quả thực, 41 phần trăm các tờ báo Mỹ đã thiết lập rồi các paywall, và mô hình nội dung-trả phí chắc có khả năng lan ra thậm chí rộng hơn trong những năm tới.

Tiền là nhựa sống của media, dù nó đến từ sự đặt mua báo giấy, sự đặt mua online, hay quảng cáo (với số lượng giảm dần). Tiền cần thiết sẽ không đến từ việc đánh thuế các công dân “để thanh toán cho các gã đó,” như Bruno Ledoux, nhà kinh doanh-nhà đầu tư người tự cho là cứu Libération, một lần đã nhắc tới các nhà báo của tờ báo. Ở đây, chúng ta bắt gặp một ảo tưởng khác trong số các ảo tưởng mà thường làm ô uế cuộc tranh luận về tương lai của media: ý tưởng rằng media được hỗ trợ bởi tiền của những người đóng thuế.

 

Ảo tưởng về Media được Trợ cấp

Media có sống sót nhờ việc chính phủ duy trì sự sống? Các trợ cấp cho báo chí là nhiều và phức tạp, nhất là ở Pháp. Hệ thống trợ cấp cần được đơn giản hóa: tôi sẽ đưa ra các khuyến nghị cho mục đích đó muộn hơn. Nhưng bây giờ, là quan trọng để là rõ ràng về vai trò thực sự của các trợ cấp. Thay cho việc lên án chúng, chúng ta cần suy nghĩ lại chúng—và trong một số nước tăng chúng.22

Các trợ cấp báo chí có lâu trước khủng hoảng. Ở Pháp chúng quay lại đến 1920, khi các tờ báo bán báo với giá ít hơn hai mươi lăm xu (centime) nhận được một sự giảm thuế. Qua thời gian hệ thống trợ cấp đã tiến hóa đáng kể. Cho đến 1973 nguyên tắc đã là sự can thiệp nhà nước trong khu vực này phải là trung lập: nói cách khác, tất cả các tờ báo phải được đối xử ngang nhau, mà không có sự phân biệt về nội dung hay ý kiến.23 Các trợ cấp gián tiếp (dưới dạng giảm thuế giá trị-gia tăng hay bưu phí) được ưu tiên hơn các trợ cấp trực tiếp.

Ở các nước khác, sự can thiệp nhà nước chủ yếu có hình thức của các trợ cấp gián tiếp. Trong hầu hết các nước Âu châu, các tờ báo được lợi từ giảm thuế giá trị-gia tăng (VAT).24 Mặc dù được tin rộng rãi rằng các tờ báo Anh không được chính phủ trợ cấp, trong thực tế chúng đóng zero VAT, mà rốt cuộc là một trợ cấp thực tế 838 triệu euro.

Tại Hoa Kỳ, quán quân của tự do kinh doanh, các tờ báo cũng được lợi từ nhiều sự giảm thuế. Chúng cũng được hưởng giảm bưu phí kể từ Postal Act (Đạo luật Bưu chính) 1792. Ở Australia, bang New South Wales đã chấp nhận luật pháp trong 1825 làm cho có thể để bán các tờ báo với giá thấp hơn đáng kể—hay thậm chí để cho không từ 1835 đến 1901.

Ngoài các trợ cấp gián tiếp như vậy ra, nhiều nước Âu châu trợ cấp các tờ báo của chúng trực tiếp bằng cách này hay cách khác. Thí dụ, Thụy Điển đưa ra hai kiểu trợ giúp: một trợ cấp hoạt động mà hiện thời trả cho tám mươi bảy nhật báo và một trợ cấp phân phối cho 134 xuất bản phẩm. Tại Na Uy hầu hết trợ cấp cho tờ báo đứng thứ hai về số phát hành trong mỗi thị trường địa phương cũng như cho tờ báo nhỏ nhất trong các vùng hẻo lánh nào đó. Hệ thống Na Uy cũng hỗ trợ các tờ báo toàn quốc mà đưa ra các quan điểm chính trị bất đồng và gây tranh cãi. Mục tiêu là để duy trì sự đa nguyên trong báo chí và như thế “trợ cấp” dân chủ.25

Cuối cùng, một số chính phủ hỗ trợ ngành báo theo một cách quanh co hơn. Ở Vương Quốc Anh, chẳng hạn, David Baines thuật lại Newspaper Association [Hội các Báo] (ngày nay là News Media Association) đã cản trở thế nào một đề xuất 2006 của BBC để đưa các video tin tức lên online bởi vì chúng cạnh tranh với các báo địa phương.26 Và các tờ báo trên khắp thế giới nhận được sự hỗ trợ gián tiếp từ các quảng cáo và các thông cáo pháp lý của chính phủ.

 

Tầm Quan trọng Thật của Trợ cấp Báo chí

Như thế, báo chí hưởng sự hỗ trợ chính phủ hầu như ở tất cả mọi nơi, tuy với những sự khác biệt đáng kể từ nước này sang nước khác. Nhưng các trợ cấp báo chí đúng là quan trọng thế nào?

Tại Pháp, nước có tiếng với các trợ cấp báo chí cao nhất, sự trợ giúp cho báo chí tính toán trong ba dòng ngân sách (các trợ cấp cho phân phối, hiện đại hóa, và sự đa nguyên) tương ứng với một tổng số 419 triệu euro trong 2012. Ngoài ra báo chí hưởng lợi từ 265 triệu nữa về các chi phí thuế, chủ yếu dưới hình thức giảm thuế VAT đáng kể, thuế suất chỉ là 2,1 phần trăm. Cuối cùng, chính phủ Pháp hỗ trợ AFP với tổng số 117,9 triệu euro hàng năm. Tổng cộng, các trợ cấp báo chí lên đến 800 triệu euro trong 2012. Con số đó là rất nhiều hay ít? Thoạt nhìn, 800 triệu là nhiều hơn 55 triệu của chính phủ Đan Mạch hay 40 triệu của chính phủ Na Uy rất nhiều. Nhưng để đo tầm quan trọng của các trợ cấp báo chí theo một cách có ý nghĩa, chúng ta phải so sánh các con số này với tổng doanh thu trong khu vực này.

Ở Pháp, 800 triệu euro là nhiều hơn 9 phần trăm một chút của tổng doanh thu báo chí. Nếu chúng ta loại sự hỗ trợ AFP (mà làm lợi chỉ gián tiếp cho các tờ báo), các trợ cấp vẫn chiếm 7,8 phần trăm tổng doanh thu. Điều này một phần là do sự thực rằng các trợ cấp báo chí không chỉ cho các nhật báo quan tâm chung mà cho các tờ báo miễn phí, các tạp chí, báo chí kỹ thuật và nghề nghiệp, và vân vân. Tổng cộng, vài ngàn xuất bản phẩm nhận được hình thức nào đó của trợ cấp nhà nước.

Nếu chúng ta tập trung chỉ vào các trợ cấp cho các nhật báo quan tâm chung (địa phương và toàn quốc), chúng ta thấy rằng các khoản này lên đến 5,3 phần trăm của tổng doanh thu. Kể từ 2013 Bộ Văn hóa và Truyền thông đã công bố dữ liệu về 200 xuất bản phẩm nhận được trợ cấp cao nhất, như thế chúng ta có thể xem xét từng tờ báo, và khi chúng ta xem xét, chúng ta thấy những sự biến thiên đáng kể. Về mặt tổng doanh thu, các trợ cấp thay đổi từ 1 phần trăm cho tờ Corse-Matin đến 23 phần trăm cho tờ báo L’Humanité. Cho Le Monde là hơn 10 phần trăm, và cho Libération là gần 17.

Tình hình ở nơi khác trên thế giới ra sao? Ở Hoa Kỳ, tổng trợ cấp báo chí (dưới dạng giảm bưu phí và giảm thuế) chiếm ít hơn 3 phần trăm của tổng doanh thu của riêng các nhật báo và chỉ 1,5 phần trăm của tổng doanh thu báo chí nói chung (các báo và các tạp chí). Trong các nước Bắc Âu, có tiếng trao các trợ cấp báo chí hào phóng hơn, trợ cấp chính phủ chiếm ít hơn 3 phần trăm doanh thu của các báo; ở Na Uy nó là 2,2 phần trăm, và ở Thụy Điển 2,9.

Vì các lý do hiển nhiên, là khó để là chính xác khi đưa ra các so sánh quốc tế. Pháp có vẻ ở trên đỉnh của dải trong việc cho trợ cấp, nhưng các trợ cấp ở mọi nơi đại thể là có thể so sánh được về độ lớn. Một cách cụ thể hơn, các trợ cấp chiếm một phần rất nhỏ của doanh thu của báo (không lớn hơn 10 phần trăm ở bất cứ đâu và nói chung, ít hơn 5 phần trăm).

 

Trợ cấp trong Khung cảnh

Để hiểu kỹ hơn các tỷ lệ này có nghĩa là gì, chúng ta phải xem xét media trong khung cảnh rộng hơn của các ngành văn hóa và nền kinh tế tri thức khái quát hơn. Đặc biệt, là lý thú để hỏi phần nào của thu nhập ngành văn hóa đến từ chi tiêu tư nhân và phần nào đến từ tài trợ công. Ở Pháp trong 2012, chi tiêu chính phủ về văn hóa và truyền thông đã lên đến 13,9 tỷ euro, hay 7,2 phần trăm của sản lượng văn hóa.27

So sánh với sản lượng, sự hỗ trợ nhà nước cho báo chí là đại thể tương tự với phần chính phủ chi tiêu trong toàn bộ các khu vực văn hóa và truyền thông. Tuy vậy, nó thấp hơn hẳn chi tiêu chính phủ về các định chế cung cấp sự tiếp cận đến văn hóa và tri thức (như các thư viện, các kho lưu trữ, và giáo dục văn hóa) và trong khu vực nghe nhìn, nơi nó chiếm xấp xỉ 30 phần trăm sản lượng. Nhưng nó vẫn cao hơn chi tiêu chính phủ trong khu vực nghệ thuật thị giác rất nhiều (thị trường nghệ thuật, thiết kế, và nhiếp ảnh), xuất bản sách, kiến trúc, và các ngành xử lý ảnh và âm thanh (nhạc thu âm, video, video game, các nhạc cụ, và các bản tổng phổ), nơi nó là 1 phần trăm. Các khu vực so sánh được nhất với báo chí về mặt sự can thiệp công gồm phim, các công trình kỷ niệm lịch sử, và nhà hát trực tiếp. Ở Pháp, Centre National du Cinéma et de l’Image Animée (CNC) đã chi hơn 300 triệu euro để hỗ trợ ngành phim Pháp trong 2015.28 Số này là thấp hơn sự hỗ trợ Anh cho ngành phim, nơi một mình “sự giảm thuế phim” đã dẫn đến hơn 300 triệu euro giảm thuế trong 2013–2014, thêm vào đó người ta phải cộng sự tài trợ từ British Film Institute (BFI).29

Hơn nữa, ngay cả ở các nước nơi các trợ cấp báo chí là tương đối thấp, những sự can thiệp nhà nước vào media qua các trợ cấp cho khu vực nghe nhìn. Điều này là thế ở Vương Quốc Anh, chẳng hạn, nơi các trợ cấp báo chí (dưới dạng giảm VAT) lên tới ít hơn mười ba euro trên đầu người trong 2014–2015, nhưng tài trợ công cho media nghe nhìn đã vượt tám mươi euro trên đầu người (chủ yếu từ phí cấp phép [licence fee-để nghe/xem BBC]).30 Vẫn còn phải xem liệu sự hỗ trợ công mạnh này cho BBC có sẽ bị những người Bảo thủ Anh thách thức sau thắng lợi của họ trong các cuộc bầu cử lập pháp tháng Năm 2015. Việc Thủ tướng David Cameron chọn John Whittingdale làm bộ trưởng văn hóa, ông là một người kịch liệt chỉ trích việc sử dụng phí cấp phép để tài trợ cho BBC. Ông đã nói rằng phí cấp phép là “tồi hơn thuế thân” được lập dưới thời Margaret Thatcher. Tất cả các dấu hiệu là những sự cắt sâu sắp xảy ra.

Chỉ ở Hoa Kỳ sự can thiệp chính phủ là thấp trong cả khu vực báo in và khu vực nghe nhìn. Tổng tài trợ công của Corporation for Public Broadcasting (CPB), mà hỗ trợ radio và truyền hình công ở Hoa Kỳ, đã lên đến ít hơn ba euro trên đầu người trong 2012, với phần của chính phủ liên bang ít hơn 1,2 euro trên đầu người Mỹ.31 Hơn nữa, sự hỗ trợ công Mỹ gián tiếp cho báo chí (qua giảm bưu phí và giảm thuế) là ít hơn ba euro trên đầu người.

CUỐI CÙNG, LÀ lý thú để so sánh cái các tờ báo nhận được từ nhà nước với cái chúng trả lại cho nhà nước. Quả thực, các tờ báo, giống các hãng khác, trả rất nhiều cho nhà nước dưới dạng các thuế, các phí, và các đóng góp bảo hiểm xã hội. Hãy xem xét trường hợp Pháp, mà sẵn có dư dả dữ liệu. Tôi sẽ tập trung lại lần nữa vào 200 nhật báo khu vực và toàn quốc mà nhận được nhiều sự giúp đỡ nhà nước nhất. Tính trung bình, sự trợ giúp cung cấp cho các xuất bản phẩm này lên đến ít hơn 60 phần trăm của cái chúng trả cho nhà nước về thuế, và ngay cả con số này bị thổi phồng bởi các xuất bản phẩm nào đó mà nhận được các trợ cấp đặc biệt lớn: trung vị là chỉ 35 phần trăm. Nói cách khác, các tờ báo (với ít ngoại lệ) trả cho nhà nước nhiều hơn chúng nhận rất nhiều. Nếu chúng ta xem xét các nhật báo tàn quốc như Les Échos, La Croix, Le Figaro,Aujourd’hui en France, tỷ lệ của các trợ cấp trên thuế thay đổi từ 42 đến 62 phần trăm. Trong năm 2012, tuy vậy, nó đã là 113 phần trăm cho Le Monde, 117 phần trăm cho L’Humanité, và 146 phần trăm cho Libération.

Kết luận chính của phân tích này là như sau: khi được đặt vào viễn cảnh của nền kinh tế như một tổng thể, báo chí không phải là khu vực được bao cấp mà bị đánh thuế với một thuế suất thấp hơn các khu vực khác ở Pháp và ở các nước đã phát triển khác.

Quả thực, những người tham gia khác vào nền kinh tế tri thức, như các đại học và các trung tâm nghiên cứu, nhận nhiều tài trợ công hơn tài trợ tư (từ học phí và các hợp đồng nghiên cứu, chẳng hạn) và, a fortiori (tất nhiên), nhiều hơn chúng đóng thuế rất nhiều. Trong một số nước chúng cũng nhận thu nhập từ các sự thụ hưởng (endowment) vốn của chúng, mà chúng đã cóp nhặt một phần từ sự trợ giúp công (nhất là dưới hình thức đối xử thuế thuận lợi). Mô hình này cũng có thể áp dụng cho media nếu giả như luật thay đổi để cho phép chúng tận dụng nó. Tóm lại, câu hỏi không phải là liệu media phải được trợ cấp hay không. Đúng hơn là liệu chúng có được ban cho một địa vị pháp lý và thuế thuận lợi trong sự thừa nhận đóng góp của chúng cho dân chủ—một địa vị có thể so sánh được với địa vị được hưởng từ lâu bởi nhiều người tham gia khác vào nền kinh tế tri thức.

 

Cải cách các Trợ cấp cho Báo chí

Tại Pháp vấn đề là không phải với quy mô của các trợ cấp báo chí với tư cách như vậy mà đúng hơn là với hình thức chúng lấy và sự thiếu vắng của sự nhắm mục tiêu. Như đã lưu ý ở trước, Thụy Điển trợ cấp các chi phí hoạt động của tám mươi bảy nhật báo và các chi phí phân phối của 134 tờ. Dưới khung khổ pháp lý cai quản báo chí ở Pháp, gần như tất cả các xuất bản phẩm in được lợi từ sự giảm VAT lớn và giảm bưu phí—khoảng 9.000 tít (title) tổng cộng, ít hơn 400 trong số đó là các tờ báo quan tâm chung.

Bởi vì quy mô của trợ cấp bưu chính, chúng tôi thấy, giữa 200 xuất bản phẩm nhận được các trợ cấp lớn nhất trong năm 2012, có mười tạp chí truyền hình, năm trong số đó trong số hai mươi lăm title được trợ cấp hết sức. Và việc này không thậm chí tính đến sự giảm VAT, 61 phần trăm của số đó thuộc về các xuất bản phẩm không là các tờ báo quan tâm chung.32 Nếu chúng ta xem xét tất cả các hình thức trợ cấp cho báo chí (kể cả các chi phí thuế), chúng ta thấy rằng 35 phần trăm thuộc về các tạp chí in phát hành rộng rãi.

Cải cách trợ cấp báo chí ở Pháp vì thế phải bắt đầu bằng việc thay thế hệ thống hiện thời, mà là quá phức tạp và bị đè nặng bởi các mục tiêu mâu thuẫn nhau, bằng một hệ thống đơn giản hơn, tự động hơn mà dưới đó các trợ cấp sẽ dựa vào tổng doanh thu hay số phát hành của một tờ báo. Các trợ cấp sẽ chỉ cho các tờ báo quan tâm chung, làm giảm đáng kể chi phí của nhà nước. Trong Chương 3, tôi sẽ đề xuất một cải cách sâu rộng hơn mà có thể được áp dụng ở các nước khác với Pháp.

Ở Hoa Kỳ, chính phủ cần dành nhiều nguồn lực hơn cho media. Như đã được lưu ý, các trợ cấp Mỹ cho cả báo và media nghe nhìn là thấp và đã thực sự sụt mạnh trong vài thập niên qua. Thí dụ, trợ cấp bưu chính đã bị cắt hơn 80 phần trăm dưới Đạo luật Tổ chức lại Bưu điện 1970. Trong khủng hoảng hiện thời, nhiều học giả và nhà báo như Robert McChesney, John Nichols, và Lee Bollinger đã kêu gọi các trợ cấp chính phủ cao hơn nhưng tiếp tục tranh cãi về hình thức tối ưu của sự trợ giúp như vậy.33,34 Một ý tưởng là media, trong tương lai, phải được coi là một phần của khu vực phi lợi nhuận. Trong khi đó, các nhà đầu tư giàu có khác nhau đã đổ hàng triệu vào media. Một số đề xuất rằng các nhà đầu tư như vậy được đối xử như các nhà tài trợ cho các tổ chức phi lợi nhuận và được cho những sự giảm thuế. Đấy có là một ý tưởng hay? Nhằm để trả lời câu hỏi này, đầu tiên chúng ta phải xem xét một ảo tưởng khác nữa: ý tưởng rằng một thời hoàng kim mới đã đến cho media.

 

Ảo tưởng về một Thời Hoàng kim Mới

Jeff Bezos, Pierre Omidyar, John Henry—các tên này có nghĩa bất cứ thứ gì cho bạn? Nếu không, bạn nên biết rằng nhiều người coi các nhà tỷ phú này như tương lai của media Mỹ. Với các túi sâu của họ, họ đã đầu tư hàng triệu vào các việc kinh doanh media mạo hiểm trong các năm gần đây, làm sống lại các công ty thiếu vốn và truyền sức sống mới vào các phòng tin tức.

Pierre Omidyar, nhà sáng lập của eBay, đã đầu tư gần 250 triệu $ vào First Look Media, một công ty lai kết hợp một hoạt động tin tức phi lợi nhuận với một doanh nghiệp high-tech vì lợi nhuận. Với một đội ngũ nhân viên gồm hai mươi mấy nhà báo nhiều kinh nghiệm, kể cả Glenn Greenwald, nổi tiếng nhất vì việc công bố các sự tiết lộ của Edward Snowden về Cục An ninh Quốc gia (NSA), ông đã khởi động Intercept, một tạp chí làm nghề báo điều tra online.

John Henry, một nhà đầu tư Mỹ và chủ sở hữu của đội bóng chày chuyên nghiệp Boston Red Sox, đã mua tờ Boston Globe với giá 70 triệu $ trong khi Doug Manchester, một nhà quảng cáo bất động sản, đã mua tờ San Diego Union-Tribune (sau đó đổi tên là U-T San Diego) với giá 100 triệu $. Các vụ mua lại tương tự đã xảy ra ở Pháp. Xavier Niel, cổ đông chính trong Free (một công ty điện thoại và Internet) và một trong những người giàu nhất ở Pháp, là đồng chủ sở hữu của Le MondeLe Nouvel Observateur và một nhà đầu tư trong Mediapart. Một tỷ phú nhà đầu tư viễn thông khác, Patrick Drahi, đã cứu Libération, rồi đã mua lại Tập đoàn Roularta Media, xuất bản L’Express, và cuối cùng trở thành cổ đông chi phối của NextRadioTV mà sở hữu một số kênh radio và truyền hình Pháp (kể cả kênh tin tức BFMTV và kênh radio RMC), như thế tạo ra một đế chế media thực sự gồm cả media in và media broadcast (phát thanh/hình).

Cuối cùng, Jeff Bezos, nhà sáng lập và CEO của Amazon, đã mua Washington Post, một cột trụ của làng báo Mỹ, trong tháng Mười 2013 với giá 250 triệu $—một món tiền còm cho một người mà sản nghiệp cá nhân được ước lượng là gần 30 tỷ $. Đấy là tin tốt? Việc mua Post đã bảo đảm rằng các nhà báo của tờ báo sẽ có các nguồn lực và sự độc lập họ cần cho nhiều năm tới. Bất chấp nhiều sa thải phòng tin tức trong các năm trước, tờ báo bây giờ có thể đầu tư và thuê nhân viên mới cho website được tân trang của nó, mở một phòng tin tức ban đêm, và cử một đội để tường thuật về tin nóng hổi. Sự bơm tiền mặt của ông chủ mới sẽ cho phép Post để trở thành một phòng thí nghiệm thử nghiệm cho thời đại số, để suy ngẫm về các hoạt động của nó, và để tìm kiếm một mô hình mới cho các tờ báo của tương lai.

 

Cái Chết của Một Loại Quyền Tự do

Tất cả sự đầu tư mới này vào media đã thu hút sự tán thành nhiệt liệt. Một số người xem sự quan tâm của các nhà đầu tư tỷ phú này như sự báo hiệu về một thời hoàng kim mới: lại lần nữa, các tờ báo sẽ tràn đầy nguồn lực và nhân viên. Đáng tiếc, không có bảo đảm nào rằng các nhà đầu tư mới hào phóng này không ra để mua các công cụ để tăng cường ảnh hưởng riêng của họ. Còn tồi hơn, họ có thể chỉ tìm cách mua vui cho bản thân họ. Sự luyến tiếc của chúng ta cho các triều đại gia đình lớn mà đã từng thống trị media có thể dẫn chúng ta để quên rằng cái họ thực sự đại diện đã là sự tập trung quyền lực. Trong khi Harrison Gray Otis và Harry Chandler đã khá tỉnh táo về sứ mạng phục vụ-công chúng của họ như các chủ sở hữu của Los Angeles Times, họ cũng—một số người sẽ nói trên hết—đã dùng tờ báo để thúc đẩy các lợi ích chính trị và kinh tế của riêng họ. Bộ phim Chinatown nói cho chúng ta nhiều hơn quyển sách dài về Harry Chandler đã xây dựng đế chế tài chính của ông như thế nào. Và rồi tất nhiên có phim Citizen Kane.

Đã luôn luôn có những người giàu có sẵn sàng để học đòi làm media, nhưng sự nổi bật mới tìm được của họ gây ra một vấn đề đích thực cho dân chủ. Không có sự phủ nhận nào rằng các nhà đầu tư giàu có này đã truyền sức sống mới và năng lượng vào media. Nhưng nếu media của tương lai phải phụ thuộc vào các nhà đầu tư giàu có cho sự tài trợ của chúng, thì nhiều nguy hiểm ở đằng trước.

Vì sao? Chúng ta hãy tiếp cận vấn đề theo đường vòng bằng việc xem xét cách các cuộc vận động chính trị được tài trợ. Trong hầu hết các nền dân chủ, sự tài trợ vận động được quản lý bởi các quy tắc nghiêm ngặt. Đặc biệt, kích thước của các món quà riêng lẻ cho các đảng chính trị bị hạn chế. Điều này là thế ở Canada, chẳng hạn. Tại Pháp các thể nhân không thể biếu hơn 7.500 euro cho bất kể đảng hay nhóm chính trị nào, và tổng các khoản đóng góp hộ gia đình không được vượt quá 15.000 mỗi năm. Các khoản đóng góp cho một ứng viên riêng lẻ hay các ứng viên không thể vượt 4.600 euro mỗi cuộc bầu cử. Ở Hoa Kỳ, cho đến 2014, các khoản đóng góp cá nhân cho các cuộc vận động liên bang bị hạn chế ở 123.000$ cho mỗi chu kỳ bầu cử hai năm. Bên trong giới hạn toàn thể đó, các khoản đóng góp cá nhân đã không thể vượt 2.600$ cho mỗi ứng viên, và tổng quà biếu cho các ứng viên không thể vượt 48.600$. Hơn nữa, các khoản đóng góp cho các ủy ban hành động chính trị (các PAC) bị hạn chế ở 5.000$ mỗi ứng viên mỗi chu kỳ bầu cử.35

Vì sao áp đặt các giới hạn như vậy? Nhằm để ngăn cản áp lực tài chính lên các đảng và các ứng viên mà có thể làm hại tính độc lập của họ. Những lo ngại về sự tham nhũng như vậy đã tràn lan đến mức chúng đã tìm được cách của chúng để vào (tác phẩm) hư cấu. Trong series truyền hình Đan Mạch Borgen, Birgitte Nyborg lập ra Đảng Dân chủ Mới của riêng bà, nhưng khi bà tìm kiếm sự tài trợ bà phát hiện ra rằng một đề nghị rất hào phóng đến với các điều kiện ràng buộc đi kèm không thể chấp nhận được (nhà tài trợ muốn bà thay đổi các phần quan trọng của cương lĩnh kinh tế của bà). Tình tiết này minh họa cách tiền có thể làm tổn thương nguyên tắc cơ bản của tranh luận dân chủ (một người, một phiếu).

Nếu bạn thích lịch sử hơn tác phẩm hư cấu, bất cứ số nào của các ví dụ từ quá khứ Mỹ cho thấy một thiểu số có đặc quyền có thể sử dụng tiền của nó cho lợi thế chính trị. Một phán quyết năm 2010 của Tòa án Tối cao đã dỡ bỏ tất cả các trần về các khoản biếu cho cái gọi là các Super PAC, các ủy ban hành động chính trị được cho là không có sự gắn nào với bất kể đảng hay ứng viên nào. Trong cuộc bầu cử tổng thống 2012, phán quyết này đã cho phép khoảng 1,3 tỷ $ trong tài trợ bên ngoài để ảnh hưởng đến quá trình chính trị. Các Super PAC có thể quyên và chi các số tiền không hạn chế để ủng hộ ứng viên bởi vì sự đòi hỏi rằng chúng duy trì sự độc lập danh nghĩa bị coi thường trong thực tiễn. Và chúng hoạt động trong bóng tối bởi vì những người đóng góp có thể vẫn nặc danh. Việc này khuyến khích các khoản đóng góp công ty và làm thối nát toàn bộ hệ thống chính trị.36

Một người, một phiếu? Các học giả gần đây đã cho thấy rằng một lý do hệ thống chính trị Mỹ đã không ngăn chặn sự lên của bất bình đẳng trong các thập niên gần đây là những người đóng góp giàu có đã dùng tiền của họ để ảnh hưởng đến quá trình bầu cử và lập pháp. Số 0,01 phần trăm giàu nhất của các hộ gia đình chiếm được gần 5 phần trăm tổng thu nhập quốc gia, nhưng cùng các hộ gia đình này chịu trách nhiệm cho hơn 40 phần trăm các khoản đóng góp chính trị.37 Các hệ quả là gì? Martin Gilens đã cho thấy rằng khi các sở thích của 10 phần trăm nghèo nhất và của giai cấp trung lưu khác với các sở thích của những người giàu có, chính sách chính phủ đáp ứng chỉ với các sở thích của những người giàu có.38

Tương tự, hàng triệu mà các cá nhân giàu có (và các công ty) đã đầu tư vào media làm xói mòn hoạt động của nền dân chủ, mà phụ thuộc theo những cách quan trọng vào sự cung cấp cho các cử tri thông tin chất lượng cao và không thiên vị. Chắc chắn, không ngẫu nhiên rằng cùng những người thường cả là những người đóng góp chính trị lớn và các nhà đầu tư lớn vào media. Các ví dụ nổi bật nhất là anh em nhà Koch. Charles và David Koch là các nhà tỷ phú Mỹ kiếm tiền trong ngành hóa dầu. (Chính xác hơn, họ đã thừa kế một công ty dầu do cha họ sáng lập, và ngày nay mỗi trong hai anh em có tài sản được ước lượng là 36 tỷ $.) Hai anh em là những người bỏ vốn chính của Tea Party và cũng duy trì các quan hệ chặt chẽ với Fox News, mà cổ đông đa số của nó, Rupert Murdoch, đã đóng góp hào phóng cho các cuộc vận động chính trị Cộng hòa trong hàng thập kỷ.

Cho dù các động cơ của các nhà đầu tư giàu có này là trong sáng—cứu media, cung cấp một hàng hóa công cộng chất lượng, và kiếm lợi tức trên vốn của họ trong một ngành mà họ thực sự tin vào—thế còn các con họ thì sao? Không ai có thể chắc chắn thế hệ tiếp theo sẽ muốn cái gì: sự thực rằng những người thừa kế là thất thường là vấn đề chính với ý tưởng rằng chúng ta đang chứng kiến một thời hoàng kim mới cho media. Việc dựa vào các nhà đầu tư hào phóng không phải là cách để tài trợ media trên một cơ sở lâu dài. Quả thực, khi đến lúc chuyển quyền sở hữu cho một thế hệ tiếp theo, các tờ báo Mỹ lớn đã buộc phải bán các cổ phần của nó trên sở giao dịch chứng khoán, mà đã tỏ ra là một sai lầm đáng tiếc.

Tại Pháp một phần chính các nỗi lo của Claude Perdriel về cái những người thừa kế của ông sẽ làm với tờ Nouvel Observateur “của ông” cuối cùng đã khiến ông quyết định bán các cổ phần của ông. Và một phần, chính sự giải quyết tài sản của chủ báo Italia Carlo Caracciolo là cái đã đẩy Libération vào khủng hoảng mà nó thấy mình ngày nay. Đó là vì sao được ưa thích hơn cho các công ty media để tổ chức như các quỹ tài trợ (foundation) hơn là các công ty cổ phần: trong một quỹ tài trợ, những người thừa kế không thể tự do quyết định về vốn họ thừa kế. Sự đầu tư là không thể hủy bỏ được, vì thế là vĩnh viễn.

Tóm lại, hãy để tôi lưu ý rằng các đảng chính trị Pháp ngày nay được tài trợ chủ yếu bằng các trợ cấp nhà nước, và ở Hoa Kỳ nhiều người ủng hộ một cải cách các luật tài trợ vận động để làm cho sự tài trợ công là phương tiện độc nhất để tài trợ các cuộc vận động chính trị. Ý tưởng rằng chính trị không được điều khiển bởi các quy luật thị trường bắt đầu có tác động. Các ứng viên, các cử tri, và các chính sách chính phủ không phải là các hàng hóa hay các khoản đầu tư. Tương tự, thông tin mà các công dân dựa vào cho sự tranh luận dân chủ khai sáng không thể bị phó mặc cho thị trường.

------

2. Chấm dứt các Ảo tưởng

1. Xem, chẳng hạn, André Schiffrin, L’Argent et les Mots; Marc Martin, Trois siècles de publicité en France (Paris: Odile Jacob, 1992); và Patrick Eveno, Les médias sont-ils sous influence? (Paris: Larousse, 2008).

2. Patrick Eveno, Histoire de la presse française: De Théophraste Renaudot à la révolution numérique (Paris: Flammarion, 2012).

3. Michael Schudson, Discovering the News: A Social History of American Newspapers (London: Basic Books, 1981).

4. Phụ lục online gồm dữ liệu cho Austria, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Italy, Nhật Bản, Hà Lan, và Thụy Điển. Tất cả dữ liệu được lấy từ cơ sở dữ liệu ADSPEND của World Advertising Research Center (WARC).

5. Xem các Hình A.2 đến A.10 trong phụ lục kỹ thuật online.

6. Cho một tổng quan rộng hơn, xem Sylvain Parasie, Et maintenant, une page de pub: Une histoire morale de la publicité à la télévision française (Paris: INA Éditions, 2010).

7. Charles Angelucci and Julia Cagé, “Newspapers in Times of Low Advertising Revenues,” Sciences Po Working Paper, 2014.

8. Xem Hình A.11 trong phụ lục kỹ thuật online.

9. “Storytelling Ads May Be Journalism’s New Peril,” trong the New York Times, September 15, 2013.

10. Theo dữ liệu được sưu tập bởi Pew Research Center.

11. Để là chính xác hơn, trong kinh doanh báo, một số chi phí, như chi phí về giấy, in ấn, và giao báo, tăng với cầu. Điều này là không thế với truyền hình hay radio. Nếu web thắng toàn bộ media in, các chi phí gắn với quy mô thị trường tăng lên sẽ biến mất.

12. Khi nào chúng ta sẽ thấy Jean Seberg bán rong Le Monde International trên Fifth Avenue? New York Times đã có khả năng xuất khẩu thương hiệu của nó, nhưng Le Monde đáng tiếc cho đến nay đã không có khả năng khai thác uy tín của nó để thâm nhập thị trường báo in non nớt ở châu Phi nói tiếng Pháp.

13. Tại Pháp, như Patrick Eveno chỉ ra, Charles-Joseph Panckoucke, chủ báo Encylopédie, đã sở hữu, trong thời đại Cách mạng Pháp, La Gazette, Le Moniteur,Le Mercure de France. Sau “bạch tuộc xanh” của Hachette, Robert Hersant đã xây dựng một đế chế báo chí ở Pháp, ngày nay có Michel Lucas, chủ tịch của Crédit Mutuel, người sở hữu EBRA (Est Bourgogne Rhône Alpes), tập đoàn báo chí khu vực lớn nhất ở Pháp (L’Est républicain, L’Alsace, Le Dauphiné libéré, vân vân). Điều này một phần do tính kinh tế theo quy mô trong một nghành với các chi phí cố định cao.

14. Eli Noam, Media Ownership and Concentration in America (Oxford: Oxford University Press, 2009).

15. Tuy vậy, lưu ý rằng luật Mỹ đang tiến hóa về mặt này. Federal Communications Commission (FCC) đã thử trong vài dịp kể từ 2002 để làm yếu các hạn chế về quyền sở hữu media, cho đến nay vô vọng. Nhưng có các trường hợp de facto nào đó của sự sở hữu chéo. Tại Pháp, Đảng Xã hội đã hứa trong 2011 để cập nhật luật về media, nhưng nó vẫn chưa làn vậy.

16. Matthew Gentzkow and Jesse Shapiro, “Competition and Truth in the Market for News,” Journal of Economic Perspectives, 22(2), 2008, pp. 133–154.

17. Timothy Besley and Andrea Prat, “Handcuffs for the Grabbing Hand? Media Capture and Government Accountability,” American Economic Review, 96(3), 2006, pp. 720–736.

18. “Thời đại của các gã khổng lồ” vay mượn tiêu đề cuốn sách của Dennis F. Herrick Media Management in the Age of Giants: Business Dynamics of Journalism, 2nd ed. (Albuquerque: University of New Mexico Press, 2012).

19. Xem Julia Cagé, “Media Competition, Information Provision and Political Participation,” Working Paper, Harvard and Paris, Harvard University and Sciences Po Paris, 2014.

20. Điều này có đang thay đổi? Các nhà quảng cáo của Times đã vừa đồng ý để trả cùng giá cho một quảng cáo in như cho một quảng cáo trong app tablet của tờ báo. Nhưng thời gian chú ý của bạn đọc là đại thể giống nhau cho bản in và cho app tablet, trong khi nó là thấp hơn nhiều cho người đọc web nói chung, và các quảng cáo của các website vẫn rẻ hơn.

21. Xem www.niemanlab.org/2014/07/when-a-digital-subscription-costs-more-than-a-print-one.

22. Về các trợ cấp báo chí ở Pháp, xem Julia Cagé and Etienne Fize, “The Effectiveness of Public Support to the Press: Evidence from France,” Sciences Po Paris Working Paper, 2015. Cho một tổng quan toàn cầu về các trợ cấp báo chí trong mười lăm nước từ Australia và Bulgaria đến Phần Lan và Hoa Kỳ, xem Paul Murschetz, ed., State Aid for Newspapers: Theories, Cases, Actions (Berlin: Springer, 2013). Các thí dụ được nghiên cứu trong tiết đoạn này rút chủ yếu từ hai nguồn này.

23. Trong 1973, với các báo có số phát hành thấp đối mặt với những khó khăn gia tăng, chính phủ Pháp đã quyết định trao cho chúng sự trợ giúp thêm, trên thực tế chấm dứt hệ thống trợ cấp trung lập. Tương tự, Austria (Áo) đã đưa vào các trợ cấp trực tiếp cho các báo trong 1975, như Bỉ đã làm trong 1973 (nhưng các trợ cấp này đã từ từ được bỏ sau 1997).

24. Gồm Đức, Austria, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Ireland, Italy, Hà Lan, Na Uy, Vương Quốc Anh, Thụy Điển, và Thụy Sĩ.

25. Tương tự, trong 1985 Austria đã đưa vào một “trợ cấp đặc biệt cho sự duy trì tính đa dạng” để hỗ trợ các tờ báo nhỏ.

26. Baines, “United Kingdom: Subsidies and Democratic Deficits in Local News,” trong State Aid for Newspapers, ed. Paul C. Murschetz (Berlin: Springer, 2013).

27. Inspection Générale des Finances và Inspection Générale des Affaires Culturelle, L’Apport de la culture à l’économie en France.

28. Centre National du Cinéma et de l’Image Animée, “Soutien au cinéma, à l’audiovisuel et au multimédia: Rapport et Perspectives, 2013–2015.” http://www.cnc.fr/c/document_library/get_file?uuid=c9f5aa7c-5a5a-4ca0-8f8e-6e1c49fc5b63&groupId=18.

29. “Giảm thuế phim” đã lên tổng cộng đến 220 triệu bảng theo HM Revenue and Customs.

30. BBC Annual Report and Accounts, 2013–2014. https://www.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/342211/bbc_annualreport_201314.pdf.

31. Corporation for Public Broadcasting, “Appropriation Request and Justification. FY2015 and FY2017,” March 5, 2014. Dù có hay không như một kết quả của mức tài trợ công thấp này, khán thính giả cho radio và truyền hình công cộng là cực kỳ thấp ở Hoa Kỳ theo các tiêu chuẩn quốc tế. http://www.cpb.org./appropriation/justification-FY15-and-FY17.pdf

32. Theo một báo cáo do dân biểu Michel Françaix chuẩn bị, “Médias, livre et industries culturelles: Presse,” October 2012. http://www.assemblee-nationale.fr/14/pdf/budget/plf2013/a0252-tVI.pdf.

33. Nichols, Death and Life of Great American Newspapers.

34. Lee C. Bollinger, Uninhibited, Robust, and Wide-Open: A Free Press for a New Century (Oxford: Oxford University Press, 2010).

35. Tòa án Tối cao đã bãi bỏ các hạn chế này với phán quyết của nó trong vụ McCutcheon v. FEC vào ngày 2 tháng Tư 2014. Một cá nhân bây giờ có thể đóng góp đến 3,47 triệu $ mỗi chu kỳ bầu cử. Về Tòa án Tối cao và tài trợ vận động ở Hoa Kỳ, xem Robert C. Post, Citizens Divided (Cambridge, MA: Harvard University Press, 2014).

36. Xem Timothy K. Kuhner, Capitalism v. Democracy: Money in Politics and the Free Market Constitution (Stanford, CA: Stanford Law Books, 2014); và Lawrence Lessig, Republic, Lost: How Money Corrupts Congress—and a Plan to Stop It (New York: Twelve/Hachette Book Group, 2011).

37. Adam Bonica, Nolan McCarty, Keith T. Poole, and Howard Rosenthal, “Why Hasn’t Democracy Slowed Rising Inequality?” Journal of Economic Perspectives, 27(3), 2013, pp. 103–124.

38. Martin Gilens, Affluence and Influence: Economic Inequality and Political Power in America (Princeton, NJ: Princeton University Press, 2012). Xem cả Martin Gilens and Benjamin I. Page, “Testing Theories of American Politics: Elites, Interest Groups, and Average Citizens,” Perspective on Politics, 12(3), pp. 564–581. Và cho một cách tiếp cận so sánh, xem Larry M. Bartels, “The Social Welfare Deficit: Public Opinion, Policy Responsiveness, and Political Inequality in Affluent Democracies,” Vanderbilt University Working Paper, 2015.