Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2022

Tư liệu thảo luận 1955 về tập thơ “Việt Bắc” (4)

Lại Nguyên Ân

sưu tầm và biên soạn

 

5. A. T.

Hai cuộc thảo luận về Việt BắcVượt Côn Ðảo


Ðể đẩy mạnh phong trào phê bình trong văn nghệ, nâng cao tinh thần đấu tranh tư tưởng chống những khuynh hướng sai lầm, xây dựng đường lối văn nghệ hiện thực, Phòng Văn nghệ quân đội đã tổ chức một cuộc mạn đàm về tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu và đã tổ chức một cuộc thảo luận về truyện Vượt Côn Ðảo của Phùng Quán.
Tối ngày 4-3-1955, anh em đã trao đổi sôi nổi về tính chất hiện thực trong thơ Tố Hữu. Một số anh em nêu lên tính chất thiếu hiện thực của tập thơ Việt Bắc.
Một số anh em khác không đồng ý, nêu lên tác dụng của thơ Tố Hữu trong quần chúng, sự có mặt của thơ Tố Hữu trong những biến cố lớn của dân tộc. Cuộc trao đổi chưa kết thúc. Anh em đồng ý với nhau đó chỉ là một cuộc trao đổi mở đầu, và còn cần phải có sự tham gia của đông đảo quần chúng.
Tiếp theo chiều 5-3-55 tại Câu lạc bộ Ðoàn Kết anh em lại trao đổi ý kiến về tập Vượt Côn Ðảo của Phùng Quán. Rất nhiều ý kiến nêu lên phân tích những quan niệm mà anh em cho là những sai lầm khá trầm trọng của tác giả trong việc quan niệm tính chất của Ðảng, sự lãnh đạo của Ðảng và bản chất của người anh hùng mới.
Một số khác thì cho tác giả đã thông cảm được với những chiến sĩ cách mạng ở Côn Ðảo và đã truyền vào người đọc những tình cảm mới.
Cuộc trao đổi kéo dài hơn ba tiếng đồng hồ, mà vẫn còn nhiều anh em chưa được nói. Anh em hẹn nhau tiếp tục trao đổi thêm tối ngày 10-3-1955.
Không khí bằng phẳng, thiếu phê bình của Văn nghệ được khuấy động, hứa hẹn nhiều kết quả.
Phê bình đấu tranh là một điều kiện sống còn của tiến bộ, của Cách mạng. Chúng ta phấn khởi, hăng hái tham gia cuộc thảo luận và hy vọng cuộc thảo luận sẽ càng ngày càng rộng rãi thu hút được đông đảo quần chúng, đẩy mạnh phê bình văn nghệ tiến tới làm tròn nhiệm vụ nặng nề mà nhân dân giao phó cho chúng ta, xây dựng đường lối Văn nghệ hiện thực, giáo dục tình cảm mới cho quần chúng thúc đẩy cuộc đấu tranh chính trị tiến tới.
Nguồn: Văn nghệ, số 65 (11.3.1955)