Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2022

Hiện đại hóa, sự Thay đổi Văn hóa, và Dân chủ: Trình tự Phát triển Con Người (kỳ 14)

Donald InglehartChristian Welzel

Nguyễn Quang A dịch

NXB Dân Khí – 2022

Nguyên bản: Modernization, Cultural Change, and Democracy: The Human Development Sequence. Cambridge University Press, 2005.

undefined

10. Các Giá trị Mức-Cá nhân và Dân chủ Mức-Hệ thống

Vấn đề của sự Phân tích Xuyên-Mức

Các Diễn giải sai về Ngụy biện Sinh thái

Như chúng ta đã thấy, sự phát triển kinh tế xã hội mang lại sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị tự-thể hiện, mà là thuận lợi cho dân chủ tự do. Chúng tôi đã phân tích các sự liên kết này ở mức xã hội, sử dụng tỷ lệ người dân nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện trong mỗi quốc gia, để đo tác động của thái độ quần chúng lên dân chủ. Bởi vì dân chủ tồn tại chỉ ở mức xã hội, đây là mức thích hợp (quả thực, mức khả dĩ duy nhất) tại đó để phân tích quá trình, mặc dù các giá trị này ban đầu được đo ở mức cá nhân. Nhưng phân tích về các sự liên kết xuyên-mức, như sự liên kết giữ các giá trị mức-cá nhân và dân chủ mức-xã hội, là hơi bất bình thường (vì nó đòi hỏi dữ liệu khảo sát có thể so sánh được từ số điểm của các xã hội, mà hiếm khi sẵn có) và nó vẫn bị hiểu lầm rộng rãi. Như thế, thí dụ, Seligson (2002) cho rằng các tương quan mạnh mức-tổng hợp mà Inglehart tìm thấy giữa văn hóa chính trị và sự ổn định dân chủ là “giả” bởi vì Seligson không tìm thấy các tương quan mạnh giữa các chỉ báo mức-cá nhân của Inglehart về văn hóa chính trị và sự ủng hộ dân chủ mức-cá nhân, cho rằng sự liên kết xuyên-mức giữa các giá trị quần chúng và dân chủ là một “ngụy biện sinh thái (ecological fallacy).”

Mọi người đã nghe về ngụy biện sinh thái, một vấn đề có thể nảy sinh khi dữ liệu mức-cá nhân được tổng hợp (aggregated) lên mức xã hội. Nhưng vấn đề thường bị hiểu lầm, thậm chí bởi các nhà khoa học xã hội xuất sắc. Bởi vì việc tổng hợp (aggregating) dữ liệu mức-cá nhân lên mức xã hội được thực hiện trong các phân tích trung tâm nhất của cuốn sách này, hãy xem xét kỹ hơn nó hoạt động thế nào.

Hơn năm mươi năm trước, trong bài báo kinh điển của mình về ngụy biện sinh thái, W. S. Robinson (1950) đã chỉ ra rằng các mối quan hệ giữa hai biến mà tồn tại ở mức tổng hợp không nhất thiết giống các mối quan hệ tồn tại ở mức-cá nhân: sự tương quan mức-cá nhân có thể yếu hơn nhiều hay thậm chí có thể đảo dấu của nó, hoạt động theo hướng ngược lại với mối quan hệ được tìm thấy ở mức tổng hợp. Để minh họa sự thực này, trước thời đại các quyền dân sự, các khu vực bầu cử lập pháp Hoa Kỳ mà có tỷ lệ phần trăm cao nhất của những người Mỹ gốc Phi đã có khuynh hướng bàu các ứng viên theo chủ nghĩa tách biệt mạnh mẽ. Nếu người ta ấu trĩ cho rằng cùng mối quan hệ giữa các sở thích chủng tộc và chính trị tồn tại ở cả mức cá nhân và mức tổng hợp, người ta sẽ kết luận rằng những người Mỹ gốc Phi đã ủng hộ sự tách biệt chủng tộc. Chẳng cần phải nói, diễn giải này là sai: họ phản đối nó, nhưng các khu vực bầu cử lập pháp của họ đã bị chi phối bởi những người da trắng phân biệt chủng tộc theo chủ nghĩa tách biệt một cách hiểm độc (một phần bởi vì họ cảm thấy bị đe dọa bởi số đông những người Mỹ gốc Phi trong các khu vực của họ).

Mối quan hệ giữa bất kể hai biến nào không nhất thiết là như nhau ở mức cá nhân như ở mức tổng hợp. Điều này đã đúng nửa thế kỷ trước, nó đúng ngày nay, và nó sẽ đúng ngày mai – nhưng nó đã bị và vẫn bị diễn giải sai (Inglehart and Welzel, 2003). Khá thường xuyên, người ta nhắc đến ngụy biện sinh thái cứ như nó có nghĩa rằng việc tổng hợp dữ liệu mức-cá nhân lên mức xã hội bằng cách nào đó bị làm bẩn, nâng cao sự phát hiện của Robinson thành lệnh huấn thị, “Bạn sẽ không tổng hợp dữ liệu mức-cá nhân và đối xử với chúng như một hiện tượng mức xã hội.” Đây là sai lầm. Nếu giả như nó được coi là nghiêm túc, nó sẽ làm mất hiệu lực hầu hết công trình của lý thuyết dân chủ, mà tập trung vào sự liên kết giữa các xu hướng quần chúng về các sở thích mức-cá nhân và các định chế dân chủ ở mức hệ thống. Các sở thích mức-cá nhân được tổng hợp thành một hiện tượng mức-xã hội đôi khi được nhắc tới như “ý chí của nhân dân” hay “quy tắc đa số.” Các sở thích quần chúng có một tác động lên các định chế dân chủ, mà tồn tại chỉ ở mức xã hội. Trừ phi các sự liên kết xuyên-mức này hoạt động, dân chủ không thể vận hành. Văn liệu về văn hóa chính trị dựa vào giả thiết rằng các giá trị và niềm tin mức-cá nhân được tổng hợp có một tác động lên các hiện tượng mức-xã hội như mức dân chủ của một xã hội. Cuốn sách này kiểm định về mặt kinh nghiệm giả thiết này, trên một cơ sở rộng hơn đã được làm trước đây. Lệnh huấn thị phải được rút ra từ các phát hiện của Robinson tốt hơn có thể được tuyên bố như, “Đôi khi việc tổng hợp dữ liệu mức-cá nhân lên mức xã hội chính xác là cái bạn cần làm – nhưng Bạn sẽ không được mù quáng cho rằng các mối quan hệ hoạt động cùng cách ở cả hai mức.”

Mỉa mai thay, bài học của Robinson đôi khi được diễn giải để có nghĩa chính xác ngược lại: người ta cho rằng các mối quan hệ phải hoạt động theo cùng cách ở cả mức tổng hợp và mức cá nhân – và nếu chúng không, thì sự phát hiện mức-tổng hợp là “giả” bằng cách nào đó. Đây là một sự hiểu lầm hoàn toàn. Điểm trung tâm của luận đề ngụy biện sinh thái là các mối quan hệ mức-tổng hợp mạnh không nhất thiết được tái tạo ở mức cá nhân. Khi Robinson viết, các khu vực (bầu cử) với tỷ lệ phần trăm lớn của những người Mỹ gốc Phi (khi đó chủ yếu ở miền Nam) nói chung đã bầu các ứng viên theo chủ nghĩa tách biệt; nhưng mối quan hệ này đã không được tái tạo ở mức cá nhân – bản thân những người Mỹ gốc Phi đã không bầu cho các ứng viên theo chủ nghĩa tách biệt. Điều này không có nghĩa rằng mối quan hệ mức-tổng hợp bằng cách nào đó đã là “giả”; không ai nghi ngờ sự thực rằng các khu vực bầu cử với số đông những người Mỹ gốc Phi thực sự đã bầu loại tồi tệ nhất của những người theo chủ nghĩa tách biệt, trong một hình mẫu đàn áp mà đã kéo dài hàng thập niên. Mặc dù chúng hoạt động theo các hướng ngược nhau, cả hai hiện tượng mức-cá nhân và mức-tổng hợp đã là đích thực và đã có các hệ quả quan trọng.

Tương tự, ở nước Pháp đương đại phiếu bầu cho Front Nationale (FN) bài ngoại có khuynh hướng là cao nhất ở các khu vực bầu cử với tỷ lệ phần trăm cao của những người nhập cư Islamic. Điều này không có nghĩa rằng những người nhập cư ủng hộ FN. Họ không. Và ngược lại, sự thực rằng những người nhập cư không bỏ phiếu cho FN không có nghĩa rằng sự liên kết giữa sắc tộc và chính trị bằng cách nào đó là “giả:” sự hiện diện của một tỷ lệ phần trăm tương đối cao của những người nhập cư trong một khu vực bầu cử có khuynh hướng thổi phồng số phiếu cho FN, mặc dù sự tương quan giữa số phiếu và địa vị nhập cư đảo chiều phân cực của nó từ một mức phân tích sang mức phân tích khác.

Việc quyết định liệu một mối quan hệ là đích thực hay giả trên cơ sở của liệu mối quan hệ có tồn tại ở mức khác của sự phân tích chính xác là cái Robinson cảnh báo chúng ta không được làm: nó là một suy luận xuyên-mức không thể chấp nhận. Liệu một mối quan hệ có là giả hay không chỉ có thể được quyết định bởi bằng chứng ở cùng mức của sự phân tích. Như thế, lời xác nhận nổi tiếng của Przeworski and Teune (1970: 73) rằng một “tương quan sinh thái” là giả nếu nó không được phản ánh ở mức cá nhân bên trong mỗi đơn vị tổng hợp (aggregate unit) đơn giản là không đúng. Seligson (2002) dẫn châm ngôn này như thẩm quyền khi ông cho rằng các sự liên kết mức-xã hội mà chúng tôi tìm thấy giữa các giá trị quần chúng và dân chủ là giả, bởi vì (ông cho là) ở mức cá nhân các giá trị này không liên kết với sự ủng hộ công khai dân chủ.

Thất bại đầu tiên trong lý lẽ này là niềm tin rằng sự liên kết giữa các giá trị mức cá nhân được tổng hợp và các định chế dân chủ ở mức xã hội phải là như nhau ở mức cá nhân, và nếu không, thì sự liên kết mức-tổng hợp bị mất hiệu lực. Hơn nữa, Seligson kiểm định lời xác nhận của ông rằng tương quan giữa các giá trị quần chúng và dân chủ không tồn tại ở mức cá nhân bằng việc xem xét tương quan giữa các giá trị mức-cá nhân và sự ủng hộ công khai dân chủ. Khi làm vậy, ông đánh đồng sự ủng hộ dân chủ mức cá nhân với bản thân dân chủ – mà tồn tại chỉ ở mức xã hội. Đây là sự suy luận xuyên-mức không thể chấp nhận được. Như Chương 11 chứng minh, sự ủng hộ công khai dân chủ thường phản ánh chẳng gì hơn lời nói đãi bôi nông cạn cho một thuật ngữ đáng mong muốn về mặt xã hội: là sự đánh đồng điều này với bản thân dân chủ, bản thân Seligson đang đưa ra chính xác loại suy luận xuyên-mức mà văn liệu ngụy biện sinh thái cảnh báo chống lại. Thực ra, các giá trị tự-thể hiện liên kết với sự ủng hộ dân chủ mức-cá nhân, như sẽ được chứng minh trong Chương 11, nhưng điều này là không thích hợp ở đây. Điều quan trọng là, ở mức xã hội, các giá trị tự-thể hiện có một tác động chính lên dân chủ hiệu quả trong khi sự ủng hộ quần chúng công khai cho dân chủ không có tác động nào, khi chúng ta kiểm soát cho các giá trị tự-thể hiện (xem Chương 11). Việc kết luận rằng các sự liên kết giữa các giá trị quần chúng và dân chủ là giả bởi vì các sự liên kết này không được phản ánh theo cùng cách ở mức cá nhân ngụ ý một sự hiểu lầm sâu sắc về phân tích xuyên-mức.

Các Xu hướng Quần chúng và các Đặc trưng Hệ thống

Chúng ta hãy hỏi, ý nghĩa của dữ liệu được tổng hợp, như tỷ lệ phần trăm của một công chúng nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện, là Gì? Tỷ lệ phần trăm này là một đặc trưng xã hội đích thực? Tỷ lệ phần trăm này được tính toán từ các câu trả lời của các cá nhân. Nhưng đối với bất kể cá nhân cho trước nào, tỷ lệ phần trăm hầu như được xác định hoàn toàn bởi các câu trả lời của các cá nhân khác. Như thế, dữ liệu tổng hợp đại diện các xu hướng quần chúng mà hầu như hoàn toàn là ngoại sinh với mỗi trong các cá nhân mà từ đó chúng được tính toán. Tỷ lệ những người nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện không phải là một đặc trưng mức-cá nhân; nó là một tính chất tập thể, như là thế với một đặc trưng hệ thống đích thực như dân chủ. Các tính chất tập thể có thể và có tác động lên các định chế dân chủ ở mức xã hội – mức duy nhất tại đó chúng có thể được phân tích.

Ngược lại với các số đo tổng hợp của các giá trị tự-thể hiện, dân chủ là một đặc trưng hệ thống mà không thể được giải tổng hợp (disaggregated-phân rã) xuống mức cá nhân. Theo nghĩa này, các xu hướng quần chúng và các đặc trưng hệ thống là các loại khác của các hiện tượng mức-xã hội, nhưng cả hai các hiện tượng mức-xã hội. Sự thực rằng các xu hướng thái độ quần chúng và dân chủ là các hiện tượng mức-xã hội thuộc bản chất khác nhau không làm mất hiệu lực mối quan hệ của chúng; nó làm cho nó đặc biệt lý thú. Kiểu mối quan hệ này nằm ở tâm của lý thuyết dân chủ, mà liên quan cố hữu với các sự liên kết giữa các sở thích quần chúng và hệ thống chính quyền. Không chỉ hoàn toàn hợp lệ để phân tích các sự liên kết giữa các biến mức-cá nhân và các đặc trưng mức-hệ thống; nếu ta quan tâm đến các vấn đề trung tâm của lý thuyết dân chủ, đấy là cách duy nhất theo đó chúng có thể được phân tích về mặt kinh nghiệm.

Giải thích các sự Khác biệt xuyên-Mức

Ta có thể tìm thấy các sự liên kết khá khác nhau giữa bất kể hai biến nào ở mức cá nhân và mức xã hội. Khi các sự khác biệt như vậy hiện diện, chúng không làm mất hiệu lực mối quan hệ tồn tại ở mỗi trong hai mức. Nhưng những cách trong đó các sự liên kết khác nhau giữa mức xã hội và mức cá nhân giúp làm sáng tỏ bản chất của các cơ chế xã hội tạo ra chúng. Có ba cách theo đó các sự liên kết tồn tại ở mức xã hội có thể khác với các sự liên kết giữa cùng các biến ở mức mức cá nhân. Chúng cho biết các hiệu ứng thiểu số, các hiệu ứng khung cảnh, và một sự kết hợp của các ngưỡng hiệu ứng và các xu hướng trung tâm.

Các sự liên kết mức-xã hội và mức-cá nhân với các Dấu Ngược nhau

Một sự liên kết tồn tại ở mức xã hội có thể có một dấu ngược lại ở mức cá nhân, như W. S. Robinson (1950) đã chỉ ra từ lâu. Như chúng tôi đã lưu ý, tuy vậy ở mức khu vực (bầu cử) đã có một tương quan dương mạnh giữa tỷ lệ của những người Mỹ gốc Phi và sự ủng hộ cho các chính sách tách biệt chủ nghĩa, ở mức cá nhân đã có một mối quan hệ âm giữa việc là người Mỹ gốc Phi và việc ủng hộ các chính sách tách biệt chủ nghĩa.

Loại này của một sự lệch của các tương quan mức-xã hội với các tương quan mức-cá nhân cho biết các hiệu ứng thiểu số: sự tương quan âm mức-cá nhân giữa những người nhập cư và sự ủng hộ các chính sách tách biệt chủ nghĩa ở mức cá nhân không chuyển thành một tương quan mức-xã hội tương tự, chừng nào những người nhập cư vẫn là một thiểu số.

Các sự Liên kết mức-Xã hội Mà Không Tồn tại ở mức-Cá nhân

Có thể có một sự liên kết giữa hai biến ở mức xã hội, nhưng cùng các biến có thể không cho thấy sự liên kết có ý nghĩa nào ở mức cá nhân. Một thí dụ là mối quan hệ giữa thất nghiệp và sự ủng hộ cho bọn Nazi trong nước Đức Weimar lúc cuối. Tại mức toàn bộ cử tri đã có một tương quan mạnh giữa tỷ lệ của những người không có việc làm và phiếu bàu cho bọn Nazi (Falter, 1991). Nhưng ở mức cá nhân, đã có ít hay không tương quan nào giữa sự thất nghiệp và sự ủng hộ Nazi.

Trong trường hợp này, sự thất nghiệp tăng lên đã làm tăng sự ủng hộ cho những kẻ Nazi giữa nhân dân của các khu vực (bầu cử) cho trước, bất chấp liệu những người trả lời có thất nghiệp hay không. Người ta không nhất thiết ủng hộ bọn Nazi bởi vì bản thân họ là những người thất nghiệp, mà bởi vì nhiều người khác trong khu vực của họ bị thất nghiệp, tạo ra một bầu không khí đe dọa thuận lợi cho sự bài ngoại và chủ nghĩa cực đoan. Vì thế, tương quan dương giữa sự thất nghiệp và sự ủng hộ Nazi đã không được phản ánh trong các sự khác biệt giữa các cá nhân bên trong cùng khu vực. Nhưng đã rõ ràng giữa các khu vực: các khu vực với các tỷ lệ thất nghiệp cao cũng đã có phiếu cao hơn cho bọn Nazi, và khi các mức thất nghiệp tăng lên theo thời gian, phiếu cho Nazi cũng đã tăng lên.

Loại này của một sự lệch giữa các tương quan mức-cá nhân và mức-xã hội phản ánh một hiệu ứng khung cảnh: một đặc trưng cho trước, như sự thất nghiệp, tác động đến hành vi của người dân như một tính chất của khung cảnh, không phải của bản thân cá nhân.

Các sự Liên kết Mạnh mức-Xã hội Mà Yếu ở mức Cá nhân

Một khả năng khác là một tương quan mạnh ở mức xã hội là có ý nghĩa và có cùng dấu nhưng yếu hơn đáng kể ở mức cá nhân. Các tương quan giữa các biến thường yếu ở mức cá nhân hơn ở mức xã hội nhiều. Lý do cho điều này là sự hoạt động chung của các xu hướng trung tâm và ngưỡng hiệu ứng. Vì hiện tượng sơ đẳng này thường không được hiểu rõ, chúng tôi thảo luận nó chi tiết hơn.

Các Ngưỡng Hiệu ứng và các Xu hướng Trung tâm

Biến thiên trong một biến độc lập X hầu như chẳng bao giờ chuyển hoàn hảo thành một sự biến thiên tương ứng trong biến phụ thuộc Y. Hầu như tất cả các mối quan hệ xã hội là có tính xác suất, cho thấy một dải không chắc chắn bên trong đó các sự biến thiên nhỏ trong X không nhất thiết được phản ánh trong các biến thiên nhỏ tương ứng trong Y. Chỉ các biến thiên trong X mà đủ lớn để vượt ngưỡng nào đó được phản ánh trong các biến thiên tương ứng trong Y, cho biết sự tồn tại của một ngưỡng hiệu ứng: biến thiên trong X phải vượt ngưỡng này nhằm để có một tác động lên Y (Inglehart and Welzel, 2003). Hiện tượng này có thể so sánh được với độ dung sai trong phản ứng với chuyển động của bánh lái của một xe tải lớn. Chỉ nếu một vòng quay của bánh lái vượt độ dung sai này thì các bánh xe trên đường phản ứng theo cách dự định. Dung sai này có thể nhỏ, nhưng trong chừng mực nào đó nó hầu như luôn luôn tồn tại, phản ánh ngưỡng mà một nguyên nhân phải vượt qua nhằm để tạo ra một hiệu ứng. Chỉ các hiệu ứng hoàn toàn tất định mới không có các ngưỡng như vậy. Cho đến nay, không hiệu ứng tất định như vậy nào đã được chứng tỏ trong các khoa học xã hội (Sekhon, 2004).

Sự tồn tại của các ngưỡng hiệu ứng là đặc biệt quan trọng trong sự kết hợp với các xu hướng trung tâm giữa dân cư. Vì các xu hướng trung tâm ràng buộc các biến thiên mức-cá nhân bên trong một dải hạn chế, như thế sự biến thiên trong X có thể hiếm khi vượt ngưỡng mà vượt qua ngưỡng thì tác động của nó lên Y mới trở nên rõ ràng. Điều này nhất thiết dẫn đến các tương quan mức-cá nhân nhỏ giữa X Y bên trong các dân cư.

Các đơn vị xã hội như các quốc gia mà tạo ra các bản sắc tập thể chung giữa các cử tri của chúng có các xu hướng trung tâm mạnh. Điều này có nghĩa rằng các đặc trưng xã hội của các cá nhân bên trong các quốc gia cho trước có khuynh hướng bị ràng buộc bên trong một dải hạn chế. Một số outlier (ngoại lệ) với các sự lệch cực độ khỏi đa số sẽ hiện diện, nhưng tuyệt đại đa số các cá nhân tụm lại bên trong một dải hạn chế của công dân trung vị. Nhưng các xu hướng trung tâm này thường khác rất nhiều từ đơn vị này sang đơn vị khác, mà có nghĩa rằng người ta sẽ thấy các sự biến thiên lớn hơn nhiều giữa các cá nhân từ các đơn vị khác nhau so với giữa các cá nhân từ cùng đơn vị. Thí dụ, sự hài lòng với cuộc sống giữa cả những người Thụy Điển và những người Nga là tương đối tập trung, với cả những người Nga và những người Thụy Điển ở gần với trung bình quốc gia của họ, trong khi các trung bình này khác nhau rất nhiều giữa hai quốc gia: người Thụy Điển trung vị hài lòng hơn nhiều (có số điểm 8,1 trên một thang 10-điểm) so với người Nga trung vị (có số điểm 3,9). Đồng thời hai dân cư tập trung quanh các mức hài lòng trung bình của họ mạnh đến mức họ hầu như không chồng gối lên nhau. Điều này minh họa bằng thí dụ về các xu hướng trung tâm có thể nổi bật đến thế nào.

Hình 10.1 cho một minh họa về kiểu hình mẫu này. Nó cho thấy một mối quan hệ dương giữa hai biến (trong thí dụ này, các biến là các nguồn lực kinh tế xã hội và các giá trị tự-thể hiện), nơi cả hai biến cho thấy các phân bổ tập trung bên trong các quốc gia và các sự khác biệt lớn giữa các xu hướng trung tâm của các quốc gia này. Trong một trường hợp như vậy, hầu hết các cá nhân bên trong bất kể quốc gia cho trước nào rơi vào bên trong dải trong đó các biến thiên về các nguồn lực kinh tế xã hội là nhỏ và không nhất thiết tạo ra các biến thiên nhỏ về các giá trị tự-thể hiện.

Ngưỡng hiệu ứng trong quan hệ giữa các nguồn lực kinh tế xã hội và các giá trị tự-thể hiện được miêu tả bởi khoảng cách ngang giữa đường ranh trái và phải của khoảng tin cậy trong Hình 10.1. Tại bất cứ điểm nào của đường ranh trái khoảng tin cậy từ đó ta bắt đầu di chuyển sang phải (tức là, tới các nguồn lực lớn hơn), vẫn không chắc chắn rằng dấu chấm tiếp theo ta gặp có số điểm cao hơn về các giá trị tự-thể hiện, chừng nào sự di chuyển của ta vẫn bên trong ngưỡng hiệu ứng. Nhưng ngay sau khi vượt quá ngưỡng hiệu ứng, hầu như chắc chắn rằng dấu chấm tiếp theo có số điểm cao hơn về các giá trị tự-thể hiện. Như Hình 10.1 minh họa, các ngưỡng hiệu ứng có thể là lớn, ngay cả trong một mối quan hệ tuyến tính mạnh. Kết quả này nhất thiết tạo ra các tương quan mức-cá nhân tương đối nhỏ bên trong các quốc gia. Nhưng giữa các quốc gia có sự biến thiên nhiều hơn nhiều về các nguồn lực kinh tế xã hội của nhân dân, và ngưỡng hiệu ứng – mà vượt qua đó các biến thiên tương ứng về các giá trị tự-thể hiện xảy ra – được một tỷ lệ lớn hơn nhiều của các cá nhân vượt qua. Vì thế, tương quan mức-cá nhân được gộp (pooled) sẽ lớn hơn nhiều các tương quan mức-cá nhân bên trong các quốc gia. Như Hình 10.1 minh họa, khi hai biến có các phân bố tương đối tập trung giữa các cá nhân bên trong cùng quốc gia, nhưng các sự khác biệt lớn giữa các quốc gia, người ta sẽ tìm thấy các sự liên kết mạnh hơn nhiều ở mức xã hội hơn bên trong bất kể nước cho trước nào.

 

image

Đặc trưng Cá nhân X (chẳng hạn, các nguồn lực kinh tế xã hội) [Nation = Quốc gia]

HÌNH 10.1. Các phân bố tập trung bên trong và các sự tập trung tản mác giữa các quốc gia (mô hình minh họa).

 

Hơn nữa, các số đo mức-cá nhân, đặc biệt dữ liệu khảo sát, chứa một thành phần lớn của sai số đo ngẫu nhiên (xem Converse, 1970; Inglehart, 1977; Page and Shapiro, 1993; Erikson, MacKuen, and Stimson, 2002). Việc tổng hợp dữ liệu cho mức xã hội có khuynh hướng loại bỏ sai số đo này bởi vì các sự lệch ngẫu nhiên quanh một trung bình quốc gia có khuynh hướng khử lẫn nhau. Việc này làm giảm số hạng ngẫu nhiên trong tương quan, như thế sự tương quan một cách hệ thống trở nên lớn hơn khi ta di chuyển từ mức cá nhân sang mức xã hội.

Tóm lại, các tương quan có khuynh hướng là nhỏ ở mức cá nhân bên trong các quốc gia hơn mức cá nhân được gộp lại, nếu có (như thường là thế) một dải rộng của sự biến thiên trong mẫu được gộp hơn bên trong các quốc gia cho trước. Hơn nữa, các tương quan là nhỏ ở mức cá nhân được gộp hơn ở mức xã hội, nếu (như thường là vậy) dữ liệu mức-cá nhân chứa sai số đo ngẫu nhiên mà bị khử qua việc tổng hợp. Hình 10.2 chứng minh hai điểm này, cho thấy dữ liệu thế giới-thực cho các thái độ khác nhau gây ra các giá trị tự-thể hiện. Sự liên kết giữa các thái độ này là yếu nhất ở mức cá nhân bên trong các quốc gia, nơi mọi thành phần của hội chứng các giá trị tự-thể hiện cho thấy các hệ số tải yếu nhất của nó. Sự liên kết này là mạnh hơn đáng kể ở mức cá nhân được gộp lại nơi các hệ số tải của các thành phần là lớn hơn. Và nó là mạnh nhất ở mức xã hội, nơi mọi thành phần của hội chứng các giá trị tự-thể hiện cho thấy hệ số tải mạnh nhất của nó.

 

image

HÌNH 10.2. Hệ số tải nhân tố của các thành phần của các giá trị tự-thể hiện, ở ba mức phân tích: mức cá nhân bên trong các mẫu; mức cá nhân được gộp ngang các mẫu; và mức tổng hợp (các mẫu quốc gia).

 

Sự thực rằng một sự liên kết mức-xã hội không được phản ánh ở mức cá nhân không làm mất hiệu lực sự liên kết mức-xã hội. Thí dụ, sự liên kết mức-cá nhân giữa sự khoan dung đồng tính dục và hài lòng với cuộc sống là hoàn toàn không có ý nghĩa (thống kê) trong hầu hết các mẫu quốc gia của các Khảo sát Giá trị. Nhưng ở mức xã hội, chúng tôi tìm thấy mối quan hệ hết sức có ý nghĩa giữa các mức khoan dung và sự hài lòng với cuộc sống (r = 0,50, N = 194 quốc gia trên đợt). Vì thế, các xã hội mà nhân dân của chúng khoan dung hơn với sự đồng tính dục có các mức hài lòng với cuộc sống cao hơn. Điều này không có nghĩa rằng mọi người hài lòng hơn với cuộc sống của họ bởi vì bản thân họ là tương đối khoan dung với những người đồng tính. Thay vào đó, các xã hội mà trong đó sự khoan dung là phổ biến có một bầu không khí xã hội thân thiện hơn mà tác động đến tất cả các thành viên của xã hội, làm tăng mức tổng thể của sự hài lòng với cuộc sống. Như thế, sự khoan dung không tác động lên sự hài lòng với cuộc sống như một đặc trưng cá nhân mà như một đặc trưng của xã hội của người ta: nhân dân không phải hài lòng hơn với cuộc sống của họ bởi vì bản thân họ là khoan dung, mà bởi vì họ sống trong một xã hội trong đó bầu không khí xã hội chung là khoan dung hơn. Các hiệu ứng khung cảnh như vậy không tự biểu lộ trong các sự khác biệt giữa các cá nhân bên trong cùng xã hội; chúng trở nên rõ ràng chỉ khi ta so sánh các xã hội khác nhau. Vì thế, tác động của các thái độ được định hình bởi bối cảnh xã hội phải được phân tích ở mức xã hội – mức mà tại đó chúng là xác đáng với các định chế dân chủ.

Sự Tương đương của các Giá trị Quần chúng ngang các Văn hóa

Như chúng tôi đã cho thấy, các quá trình xã hội quan trọng hoạt động rất khác nhau ở các mức phân tích khác nhau. Tuy nhiên, là quan trọng để chắc chắn rằng các số đo của chúng ta về các giá trị mức-cá nhân khai thác các thứ giống nhau trong các nước khác nhau. Các Khảo sát Giá trị sử dụng các câu hỏi được chuẩn hóa để đo các giá trị trong các nước với các bối cảnh văn hóa thay đổi rộng. Chúng đối mặt với các vấn đề cố hữu trong tất cả nghiên cứu so sánh, như sự thực rằng các từ cho trước có thể có các ý nghĩa khác nhau trong các khung cảnh văn hóa khác nhau. Các Khảo sát Giá trị giải quyết vấn đề này bằng việc tránh các câu hỏi đặc thù-tình huống với các ý nghĩa thay đổi hết sức từ một khung cảnh sang khung cảnh khác; và tránh các câu hỏi xa đời sống hàng ngày của người dân đến mức những người trả lời không có khả năng bày tỏ một sở thích rõ ràng. Thay vào đó, các khảo sát này tập trung vào các câu hỏi phổ quát – như sự hài lòng với cuộc sống, sự khoan dung, tính tôn giáo, hay sự bình đẳng giới – mà liên quan đến đời sống hàng ngày của mọi người hầu như ở mọi nơi và đối với chúng hầu như mọi người đều chắc có khả năng có một thái độ thích hợp với kinh nghiệm sống riêng của họ.

 

image

HÌNH 10.3. Các khát vọng tự do hậu-duy vật và sự khoan dung đồng tính dục.

 

Liệu các câu hỏi được các Khảo sát Giá trị hỏi có các ý nghĩa tương đương ngang các kiểu xã hội khác nhau có thể được kiểm định về mặt kinh nghiệm. Quả thực đôi khi chúng tôi thấy rằng các câu hỏi cho trước được hỏi trong các khảo sát này có các ý nghĩa khác nhau cơ bản trong các khung cảnh khác nhau: khi ta phân tích các mối quan hệ của chúng với các biến khác, ta thấy rằng chúng có các nghĩa rộng khác nhau và các tương quan nhân khẩu học khác nhau.

Như một thí dụ đặc biệt cốt yếu, hãy xem xét tính có thể so sánh được ngang-văn hóa của một số đo văn hóa trung tâm được dùng trong cuốn sách này: các khát vọng hậu-duy vật cho tự do cá nhân (“tự do ngôn luận”) và quyền tự do chính trị (“nhiều tiếng nói hơn”). Các khát vọng tự do này là thành phần trung tâm của các giá trị tự-thể hiện, cho thấy hệ số tải nhân tố mạnh nhất trong số bất kể thành phần nào của hội chứng này. Các khát vọng tự do đề cập đến bản chất của các giá trị tự-thể hiện, tập trung vào sự lựa chọn con người.

Các khát vọng tự do phản ánh một thành phần đặc thù của các định hướng hậu-duy vật. Chủ nghĩa hậu duy vật như một toàn thể gồm không chỉ các khát vọng tự do mà cả các định hướng sinh thái và lý tưởng mà nhấn mạnh sự bảo vệ môi trường và một xã hội nhân văn. Các khát vọng tự do là phần của phức hợp này, nhưng chúng liên quan cụ thể hơn với dân chủ, vì chúng nhấn mạnh các quyền tự do cá nhân và chính trị. Vì thế, phân tích này sẽ tập trung vào các khát vọng tự do sử dụng ba trong số sáu mục (item) hậu-duy vật: “bảo vệ quyền tự do ngôn luận,” “cho người dân nhiều tiếng nói hơn trong các quyết định chính phủ quan trọng,” và “đảm bảo rằng mọi người có nhiều tiếng nói hơn về các thứ được làm như thế nào ở chỗ làm việc của họ và trong các cộng đồng của họ.”

Ưu tiên mà những người trả lời gán cho mỗi trong số các mục này (tức là, ưu tiên cao nhất, ưu tiên thứ hai, hay không ưu tiên nào) tạo ra số điểm trên một index 6-điểm, với 0 cho biết mức thấp nhất và 5 mức cao nhất của các khát vọng tự do.[1] Số điểm trung bình của mẫu quốc gia tạo ra một thang liên tục, đo cường độ tổng thể của các khát vọng tự do giữa một dân cư. Các số điểm trung bình này đại diện xu hướng trung tâm của một quốc gia về các khát vọng tự do, bởi vì trong mỗi quốc gia hầu hết dân cư được phân bố gần quanh trung bình quốc gia; chúng tôi đã chẳng bao giờ thấy các phân bố hai đỉnh hay phân cực.

Một dấu hiệu về liệu các khát vọng tự do có các ý nghĩa tương đương trong các kiểu xã hội khác nhau là liệu chúng có cho thấy các sự liên kết tương tự với các thái độ khác. Như chúng ta sẽ thấy, mặc dù các mức tuyệt đối của các khát vọng tự do hậu-duy vật thay đổi đáng kể từ xã hội này sang xã hội khác, các tương quan thái độ của nó là giống nhau một cách nổi bật ngang các kiểu xã hội khác nhau.

Các Hình 10.3–10.6 minh họa các sự liên kết mức-cá nhân giữa các khát vọng tự do hậu-duy vật và vài thái độ khác trong các kiểu xã hội khác nhau, so sánh các hình mẫu tìm thấy trong các nền dân chủ hậu công nghiệp, các xã hội đang phát triển, các nước nguyên-cộng sản phương tây và phương đông, các nước thu nhập thấp.[2] Bên trong mỗi kiểu xã hội, những người trả lời được nhóm vào sáu hạng dựa vào cường độ của các khát vọng tự do của họ. Sáu thanh trong mỗi kiểu xã hội đại diện các mức tăng lên của các khát vọng tự do khi ta di chuyển từ trái sang phải: cột 0 bên trái nhất cho thấy những người trả lời với các khát vọng tự do tối thiểu, tiếp sau bởi những người trả lời với các khát vọng tự do yếu, yếu đến vừa phải, vừa phải-đến-mạnh, mạnh, và các khát vọng tự do cực đại trong cột 5 bên phải nhất.

So sánh chiều cao của các cột này, ta thấy thái độ cá biệt hiện diện mạnh thế nào (1) giữa những người trả lời với các khát vọng tự do khác nhau trong cùng kiểu xã hội, và (2) giữa những người trả lời với cùng các khát vọng tự do trong các kiểu xã hội khác nhau. Liệu các khát vọng tự do hậu-duy vật có liên kết với các thái độ khác theo cùng cách trong các kiểu xã hội khác nhau được cho biết bởi sự giống nhau của các hình dáng cột. Các hình mẫu này càng giống nhau, sự liên kết giữa các khát vọng tự do và các thái độ quan trọng khác càng giống nhau, và ý nghĩa của các khát vọng tự do ngang các kiểu xã hội khác nhau càng giống nhau.

 

image

HÌNH 10.4. Các khát vọng tự do hậu-duy vật và hành động thách thức-elite.

 

Hình 10.3 mô tả mối quan hệ mức-cá nhân giữa các khát vọng tự do và sự khoan dung với những người đồng tính trong các nền dân chủ hậu công nghiệp, các xã hội đang phát triển, các nước nguyên-cộng sản phương tây và phương đông, các nước thu nhập thấp. Như là hiển nhiên, hình dáng cột có cấu trúc giống nhau trong mỗi kiểu xã hội: các độ cao của cột giảm một cách có hệ thống từ trái sang phải, phản ánh sự thực rằng ngày càng ít người bác bỏ sự đồng tính dục như chẳng bao giờ được biện minh với các mức tăng lên của các khát vọng tự do hậu-duy vật trong mọi kiểu xã hội.[3]

 

image

HÌNH 10.5. Các khát vọng tự do hậu-duy vật và sự tin tưởng vào các định chế.

 

Các hình dáng cột không khác giữa các kiểu xã hội khác nhau, cho biết rằng logic nội tại của mối quan hệ giữa các khát vọng tự do và sự khoan dung không phải là hàm của kiểu xã hội mà trong đó nó được quan sát. Thay vào đó, nó là phổ quát: những người với các khát vọng tự do yếu hơn có số điểm dưới mức khoan dung trung bình của xã hội của họ; những người với các khát vọng tự do mạnh hơn có số điểm trên mức khoan dung trung bình của xã hội của họ. Ngược với các hình dáng cột, các mức cột khác nhau một cách nhất quán giữa năm kiểu xã hội. Các mức khoan dung là cao nhất một cách nhất quán trong các nền dân chủ hậu công nghiệp, bên trong mỗi hạng của các khát vọng tự do. Vì vậy, một cường độ cho trước của các khát vọng tự do không cố định sự khoan dung của mọi người ở một mức tuyệt đối không đổi khắp mọi kiểu xã hội. Thay vào đó, các khát vọng tự do dịch chuyển sự khoan dung của mọi người bên trên hay bên dưới đường cơ sở thay đổi của một xã hội. Nói chung, các nền dân chủ hậu công nghiệp cho thấy mức cao nhất của các khát vọng tự do và mức khoan dung cao nhất, còn các xã hội thu nhập-thấp cho thấy các mức thấp nhất về các khát vọng tự do và các mức khoan dung thấp nhất, như lý thuyết phát triển con người gợi ý. Nhưng bất chấp mức trung bình của một xã hội về các khát vọng tự do và sự khoan dung, các khát vọng tự do mạnh hơn khiến các cá nhân khoan dung hơn trong bất kể kiểu xã hội nào.

 

image

HÌNH 10.6. Các khát vọng tự do hậu-duy vật và sự ủng hộ bình đẳng giới.

 

Cùng hình mẫu áp dụng cho mối quan hệ giữa các khát vọng tự do hậu-duy vật và các hành động thách thức-elite, mà được cho thấy trong Hình 10.4.[4] Chiều cao cột tăng lên một cách có hệ thống từ trái sang phải, phản ánh sự thực rằng các hành động thách thức-elite tăng lên với các mức tăng lên của các khát vọng tự do trong mỗi kiểu xã hội. Tương tự, sự tin tưởng của người dân vào các định chế nhà nước (tức là, cảnh sát, hệ thống pháp luật, và quốc hội) giảm một cách có hệ thống với các khát vọng tự do của họ (Hình 10.5).[5] Hơn nữa, như Hình 10.6 chứng minh, các khát vọng tự do liên kết một cách có hệ thống với sự nhấn mạnh đến bình đẳng giới:[6] trong mỗi kiểu xã hội, sự nhấn mạnh của mọi người lên bình đẳng giới tăng lên với các khát vọng tự do của họ.

Sự giống nhau nổi bật giữa các hình dáng cột được thấy trong các Hình 10.3, 10.4, 10.5, và 10.6 cho biết rằng các khát vọng tự do hậu-duy vật liên hệ với nhiều thái độ quan trọng và các giá trị theo những cách giống nhau, bất chấp kiểu xã hội mà trong đó khảo sát được tiến hành. Chúng ta có thể mở rộng chi tiết danh sách đáng kể (cho các minh họa thêm, xem Inglehart and Abramson, 1999), nhưng nguyên lý cơ bản là rõ ràng. Ý nghĩa của các khát vọng tự do và các giá trị tự-thể hiện có vẻ là giống nhau cơ bản ngang các kiểu xã hội khác nhau, biện minh cho các so sánh ngang-quốc gia mà chúng tôi đã tiến hành trong cuốn sách này.

Kết luận

Niềm tin phổ biến rằng các sự liên kết mức-xã hội là “giả” trừ phi chúng cũng tồn tại trong cùng dạng ở mức cá nhân phản ánh một sự diễn giải sai về vấn đề ngụy biện sinh thái. Liệu một sự liên kết có là giả hay không chỉ có thể được quyết định ở mức nơi sự liên kết tồn tại, và không bởi các suy luận xuyên-mức không thể chấp nhận được.

Nếu đúng rằng sự liên kết mức-xã hội mạnh giữa các giá trị tự-thể hiện và dân chủ không được phản ánh ở mức cá nhân, nó sẽ không làm mất hiệu lực sự liên kết mức-xã hội. Thực ra, việc tìm kiếm sự liên kết này ở mức cá nhân là vô nghĩa vì dân chủ là một hiện tượng mức-xã hội mà không tồn tại ở mức cá nhân. Nếu dân chủ bị ảnh hưởng bởi các định hướng giá trị của nhân dân, chỉ các xu hướng quần chúng trong các định hướng giá trị này có thể sử dụng một ảnh hưởng như vậy – mà chúng có ảnh hưởng, như chúng ta đã thấy.

Các sự liên kết giữa các thành phần khác nhau của các giá trị tự-thể hiện là yếu một cách đáng kể ở mức cá nhân bên trong các quốc gia hơn ở mức xã hội, như là đúng về hầu hết các cấu hình của các thái độ. Điều này không làm mất hiệu lực các sự liên kết ở mức xã hội. Nó phản ánh các sự khác biệt có tính hệ thống giữa các sự liên kết mức-cá nhân và các sự liên kết mức-xã hội, và sự thực rằng một số sự liên kết mang tính khung cảnh hơn mang tính cá nhân về đặc tính. Trong việc phân tích dân chủ, các sự liên kết khung cảnh này (không phải các liên kết mang tính cá nhân) là xác đáng.

Cuối cùng, một thành phần trung tâm của các giá trị tự-thể hiện – các khát vọng tự do hậu-duy vật – liên kết với các thái độ khác nhau theo cùng cách trong tất cả các kiểu xã hội mà có dữ liệu, cho biết rằng các giá trị tự-thể hiện có ý nghĩa rộng giống nhau trong tất cả các xã hội. Khi so sánh cường độ và phân bố của các giá trị tự-thể hiện trong các xã hội khác nhau, chúng ta đang so sánh các thứ có thể so sánh được.


[1] Về các chi tiết đo lường, xem Phụ lục Internet, #43 dưới Variables. Cho dẫn chiếu này và các dẫn chiếu tiếp sau đến Phụ lục Internet, xem http://www.worldvaluessurvey.org/publications/ humandevelopment.html.

[2] Xem Phụ lục Internet, #67 dưới Variables, cho sự phân loại các nước vào các hạng này.

[3] Xem Phụ lục Internet, #44 dưới Variables, cho sự khoan dung sự đồng tính dục được đo thế nào.

[4] Hành động thách thức-elite được đo bằng việc ký các kiến nghị. Xem Phụ lục Internet, #45 dưới Variables.

[5] Cho việc đo sự tin tưởng vào các định chế nhà nước, xem Phụ lục Internet, #52 dưới Variables.

[6] Sự nhấn mạnh đến bình đẳng giới được đo bằng việc bác bỏ tính ưu việt đàn ông trong sự lãnh đạo chính trị. Xem Phụ lục Internet, #66 dưới Variables.