Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2021

Cuốn sách Các bạn tôi ở trên ấy vừa ra mắt độc giả Nhật Bản

Suzuki Katsuhiko

image

Bản tiếng Nhật của Các bạn tôi ở trên ấy vừa được xuất bản ở Nhật Bản. Để dịch sách này, tôi mất tròn hai năm. Đầu tiên tôi tưởng việc dịch sách này không khó lắm, bởi vì, bốn năm trước, tôi đã dịch tác phẩm của Nguyên Ngọc, Có một con đường mòn trên Biển Đông. Nhưng thực ra, việc dịch sách Các bạn khó khăn hơn rất nhiều, đúng như lời của Nguyên Ngọc trong lời chào mừng gửi cho buổi nói chuyện kỷ niệm ra mắt sách này ở Nhật vào ngày 25 tháng 9 vừa qua. Trong lời chào mừng ấy, ông viết là “[ông Suzuki phải] miệt mài trong hơn hai năm, ráo riết vật lộn trên từng trang bởi vì theo tôi tác phẩm lần này phức tạp hơn cuốn sách trước rất nhiều. Có thể nói lần này là dịch từ một văn hóa này sang một văn hóa khác”. Đúng như lời của Nguyên Ngọc, tôi vật lộn suốt hai năm trời với tác phẩm này. Tôi hoàn tất được công việc dịch sách khó khăn này là nhờ sự giúp đỡ đầy nhiệt tình và chu đáo của Nguyên Ngọc và nhờ sự giúp đỡ của những người bạn ở Nhật Bản, tức là nhờ “các bạn tôi ở Việt Nam và Nhật Bản ấy”.

Chiều hôm ấy, tại trụ sở mới ở thành phố Yokohama, công ty du lịch Fuji International, tổ chức lễ ra mắt online với các khán, thính giả cả nước. Lần trước, công ty Fuji cũng tổ chức lễ ra mắt cuốn sách Có một con đường mòn trên Biển Đông tại trụ sở ở Tokyo. Nhưng lần này, công ty Fuji tổ chức lễ ra mắt cuốn sách Các bạn tôi ở trên ấy tại Yokohama là vì công ty bị đại dịch Corona gây ảnh hưởng lớn về kinh doanh, phải giảm đi số nhân viên một nửa và phải chuyển trụ sở từ Tokyo sang Yokohama.

Trong lễ ra mắt sách, đầu tiên Lời chào mừng của Nguyên Ngọc được giới thiệu, tiếp theo là những lời về thầy Ngọc của Trần Thị Tươi, cựu thư ký của Nguyên Ngọc và bộ phim do cô Tươi quay, sau đó, giới thiệu mở đầu phim Đất nước đứng lên và Rừng xà nu. Sau đó, tôi nói chuyện khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ, tôi dành nửa trước cho việc giới thiệu về tác phẩm, nửa sau dành cho việc nói về hoạt động xã hội của Nguyên Ngọc. Nhân đây, tôi tường thuật nội dung nói chuyện của tôi.

Các bạn tôi ở trên ấy là một tác phẩm viết về các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, miền Trung ở Việt Nam để tìm hiểu con người, xã hội và văn hóa của họ. Nguyên Ngọc đã trải qua 13 năm ở chiến trường miền Nam, chủ yếu là ở Tây Nguyên là chiến trường ác liệt nhất. Thông qua sách này, tôi biết được rằng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã giữ tính độc đáo của dân tộc mình không những là cư dân trước ở bản xứ Việt Nam (native Vietnamese) mà còn cư dân trước ở bản xứ toàn Đông Dương (native Indochinese). Với tư cách cư dân trước ở toàn Đông Dương, có ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Nam Đảo và ngữ tộc Nam Á, sinh hoạt và văn hoá của họ là một bảo tàng sống vô cùng quý giá.

Theo tôi hình như cũng theo Nguyên Ngọc, các dân tộc ở Tây Nguyên có nhiều điểm khác với người Kinh. Nhìn qua các tấm ảnh của người Jorai, người Bana, người Ê-đê, người Cham mà Nguyên Ngọc chụp và gửi cho tôi bằng e-mail, đều có nhiều điểm như khuôn mặt và ăn mặc, hay cách sinh hoạt như sinh hoạt nhà Rông khác với người Kinh, dân tộc đa số Việt Nam. Nhưng cũng có nhiều điểm chung với người Kinh. Đọc qua chương Tháng Ninh Nông và chương Lửa nguyên thủy, tôi mạnh dạn suy đoán rằng cả dân tộc Kinh nữa cũng có chung ADN với các dân tộc ấy ở gốc rễ sâu của nó. Hai bố con anh Nguyên đều bị đất Tây Nguyên và con người Tây Nguyên, nhất là con gái Tây Nguyên, quyến rũ, là sự chứng minh cho điều đó. Theo tôi, bản thân Nguyên Ngọc say mê lao vào con người và thiên nhiên Tây Nguyên cũng là một chứng cớ của điều đó. Qua hai chương ấy, tôi cảm thấy thật như vậy.

Tôi học tiếng Việt ở Khoa Tiếng Việt của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1969 đến năm 1973 ở Miền Bắc Việt Nam, lúc yên thì học ở Hà Nội, lúc Mỹ ném bom dữ dội thì ở hai nơi sơ tán ở Hà Tây và ở Hà Bắc trong thời kỳ Mỹ oanh tạc Miền Bắc. Trong những ngày đầu bắt đầu học tiếng Việt, các thầy Việt Nam dạy chúng tôi, các sinh viên Nhật, rằng tiếng Việt là một thứ tiếng thuộc ngữ hệ Môn-Khmer. Nghe điều đó, chúng tôi hơi ngạc nhiên bởi vì lúc đó, chúng tôi tưởng dân tộc Kinh là một dân tộc gần với các dân tộc Trung Quốc. Nhiều người Nhật hiện nay vẫn còn tưởng dân tộc Việt Nam là dân tộc gần với các dân tộc Trung Quốc bởi vì trong tiếng Việt có nhiều từ ngữ Hán -Việt.

Trong chương đầu Những chiều kích của rừng, ông cụ già làng Ama Thông nằm trên Kpan mà kể sử thi Khinh Dú mười mấy ngày đêm liền cho con cháu làng nghe. Hình ảnh con cháu chăm chú nghe ông cụ kể sử thi chỉ rõ linh hồn của đân tộc này còn sống và có sức sống mãnh liệt. Các con cháu kế thừa liên tiếp lịch sử đân tộc mình nữa để dân tộc này cứ sống trên đất của họ. Nguyên Ngọc kết luận: “Những dân tộc biết “sống” như thế, tôi tin vậy, không bao giờ chết. Miễn là sử thi còn….”. Người đọc rất đồng tình với ý kiến của Nguyên Ngọc.

Tôi còn chú trọng một đặc trưng của một số dân tộc như dân tộc Jorai là xã hội mẫu hệ, bởi vì hiện nay, trong xã hội của người dân Việt Nam thuộc dân tộc Kinh cũng vẫn còn thấy được dấu vết xã hội mẫu hệ của họ. Hồi làm phóng viên ở Đông Nam Á, khi đi tìm tài liệu ở Thái Lan, tôi thấy trong gia đình ở Chiềng Mai – Tây Bắc Thái Lan – con gái út thưà kế gia tài và chăm sóc bố mẹ. Chuyện này ở đồng bằng Miền Tây ở Việt Nam cũng như thế. Trong các nước Đông Nam Á thuộc ngữ tộc Nam Đảo (Malay-Polynesia) và ngữ tộc Nam Á (Môn-Khmer) còn có những dấu vết xã hội mẫu hệ. Tôi nghĩ rằng tính cách xã hội mẫu hệ có đặc trưng yêu chuộng hoà bình và theo đuổi chính sách hoà bình. Hiện nay, khối ASEAN đóng vai trò chỉ dẫn trào lưu hoà bình ở Châu Á là lẽ tất nhiên, bởi vì các nước đó đã thi hành chính sách hoà bình dựa vào truyền thống lâu dài của xã hội mẫu hệ của mình rồi mà.

Điểm tôi còn có ấn tượng mạnh mẽ là về mối quan hệ giữa các đân tộc ở Tây Nguyên với rừng mênh mông. Mọi người sống ở đây đều tin tưởng rằng mình được rừng trao sinh mệnh và khi nào hết sinh mệnh đó thì sẽ trở về rừng vĩnh viễn. Trong các chương của sách này miêu tả cảnh người ta yêu rừng, sợ rừng và bị rừng quyến rũ, rồi trở về rừng có lúc nhất thời, có lúc vĩnh viễn. Đồng thời, tác giả cũng viết về nguy cơ rừng bị tiêu diệt do bị cái gọi “sự phát triển” nuốt hết. Những lời cảnh cáo cũng như niềm hy vọng được ghi rõ vào đoạn cuối của chương Nước mội, rừng xanh, và sự sống: “Khôi phục màu xanh cho Tây Nguyên. Bắt đầu ngay từ hôm nay, mùa xuân, mùa của màu xanh, của sự tỉnh táo, khôn ngoan. Cho đến một ngày, có thể một trăm năm nữa, con cháu chúng ta sẽ có thể bụm vào lòng bàn tay một ngụm nước mội trong veo mát lạnh rỉ ra từ đất cát và ngửa cổ uống ngon lành. Và biết rằng cha ông chúng từng rất dại dột, nhưng rồi cũng đã từng biết khôn ngoan, để cho sự sống từng sắp bị triệt diệt lại được cứu, lại sinh sôi, phát triển, trường tồn.” Lời kêu gọi tha thiết của Nguyên Ngọc vang lên tiếng vang phản hồi cùng với lời kêu gọi của cô gái Thụy Điển, Greta Thungberg.

Một điều còn để lại cho tôi một ấn tượng sâu sắc là những người dân tộc như bà H’Ben hay cô Phạm Thị Trung đều là người dân tộc Ba Na hăng hái và nhiệt tình hết sức tìm tòi, ghi chép và phân tích tỉ mỉ văn hoá dân tộc Ba Na. Và Nguyên Ngọc chăm chú theo dõi với tấm lòng ấm áp, cổ vũ và giúp đỡ những người ấy thu được nhiều kết quả để làm phong phú thêm văn hoá của họ. Hiện nay, cả thế giới có chung cảm nghĩ coi trọng đô thị và coi thường nông thôn hẻo lánh, nhưng Nguyên Ngọc coi trọng sinh hoạt của con người sống dung hoà với thiên nhiên để tìm hiểu cội nguồn văn hoá nhân loại, lúc đầu có từ Rngol là đất hoang dã mà con người mượn để làm làng – cội nguồn văn hoá của các dân tộc ở Tây Nguyên. Tình cảm nồng nàn ấy của Nguyên Ngọc được biểu hiện rõ rệt ở trong chương Canh rau tập tàng ở Konbraih Yu. Nguyên Ngọc đã thành công trong việc miêu tả con người và cảnh thiên nhiên một cách trữ tình lãng mạn và hiện thực khắc nghiệt.

Mặc dầu Nguyên Ngọc đã sống và chiến đấu lâu dài ở Tây Nguyên nhưng trong tác phẩm này, ông viết về cảnh chiến đấu rất ít để tập trung miêu tả cảnh sinh hoạt bình thường của dân tộc. Nhưng thỉnh thoảng cũng miêu tả hình ảnh của những người cùng chung sức chiến đấu để giải phóng quê hương và giải phóng đất nước. Nguyên Ngọc đã miêu tả tỉ mỉ về những người như Đinh Núp, Y Yơn, Ngọc Anh, v.v. là những người bạn thân, bạn chiến đấu của mình để cho người đọc biết dấu chân của họ, hình ảnh của họ đã sống và chiến đấu quên mình để giải phóng dân tộc, dù người ta không để lại tên tuổi của mình. Nguyên Ngọc cố gắng hết sức tìm tòi dấu tích của họ cho xứng đáng để lại tên tuổi và hình ảnh của họ trong ký ức của những người đọc. Tôi xúc động: cây bút kỳ diệu của Nguyên Ngọc làm cho họ sống lại để hiện lên hình ảnh của họ cho người đọc nhớ mãi trong lòng mình.

Sau khi nói chuyện về tác phẩm xong, tôi chuyển sang nửa còn lại, là giới thiệu về hoạt động xã hội của Nguyên Ngọc trong từng thời kỳ một: Thời ông ở chiến trường Tây Nguyên, trong chiến đấu và sinh hoạt, ông suy nghĩ như thế nào, hay là sau khi bọn Pôn Pốt bị sụp đổ, ông lập tức sang Campuchia và đã chứng kiến cảnh gì và suy nghĩ gì, rồi về nước ông say sưa viết Đề cương để đề nghị nhiệm vụ mới của nhà văn Việt Nam lúc đó ra sao. Nguyên Ngọc đã từ chối hoàn toàn chủ nghĩa bầy đàn của bọn Pôn Pốt và đề ra nhiệm vụ mới của nhà văn Việt Nam là sáng tác tác phẩm dựng lên nhân vật có khuôn mặt riêng và cá tính riêng và vật lộn với xã hội mới. Bước sang thời kỳ sau Đại hội 6 là đại hội đề ra đường lối Đổi Mới, Nguyên Ngọc với chức vụ trọng trách là tổng biên tập báo Văn Nghệ, đã xung phong đi đầu Đổi Mới. Trong thời kỳ này, tôi có mặt ở Hà Nội và trực tiếp chứng kiến cảnh những người chạy xích lô trong khi chờ khách, ai cũng chăm chú đọc báo Văn Nghệ. Tôi đến thăm ban biên tập báo Văn Nghệ và quen với Nguyên Ngọc là những năm 1987~88. Trong những thời kỳ sau, ông tham gia sáng tác bộ phim Đất nước đứng lên, tìm kiếm những người thủy thủ tham gia Chiếc tàu không số, tham gia 72 người ký Kiến nghị về Hiến pháp mới, Tuyên bố phản đối khai thác bừa bãi boxit ở Tây Nguyên, phản đối xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận, v.v.

Sau khi giới thiệu các hoạt động xã hội của Nguyên Ngọc xong, tôi kết thúc buổi nói chuyện bằng kết luận như sau đây: Tất cả mỗi bước tiến của Nguyên Ngọc chỉ là để tác động tích cực cho con người và xã hội Việt Nam tiến lên trên con đường đúng đắn thôi.

Xin hết.

2-10-2021