Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2021

Sài Gòn – Những ngày phong thành (63)

THÔNG TIN:

*Chỉ 30-40% doanh nghiệp thủy sản có khả năng phục hồi sau giãn cách

https://thesaigontimes.vn/chi-30-40-doanh-nghiep-thuy-san-co-kha-nang-phuc-hoi-sau-gian-cach/

*Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Không để người dân phải đi đến trụ sở nhận tiền hỗ trợ

https://tuoitre.vn/pho-thu-tuong-vu-duc-dam-khong-de-nguoi-dan-phai-di-den-tru-so-nhan-tien-ho-tro-20210907165954782.htm

*Nhân viên y tế đang chịu một số điểm bất hợp lý ở BV dã chiến TP.HCM

https://thanhnien.vn/thoi-su/nhan-vien-y-te-dang-chiu-mot-so-diem-bat-hop-ly-o-bv-da-chien-tphcm-1446068.html

*Chủ tịch Phan Văn Mãi: TP HCM đang nghiên cứu "thẻ xanh Covid-19"

https://nld.com.vn/thoi-su/chu-tich-phan-van-mai-tp-hcm-dang-nghien-cuu-the-xanh-covid-19-20210907170712728.htm

*Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi trực tiếp trả lời hàng loạt câu hỏi của người dân

https://tv.nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/chu-tich-ubnd-tp-hcm-phan-van-mai-truc-tiep-tra-loi-hang-loat-cau-hoi-cua-nguoi-dan-15932.htm

*Thủ tướng yêu cầu TPHCM đảm bảo hỗ trợ y tế, thực phẩm cho người dân

https://laodong.vn/thoi-su/thu-tuong-yeu-cau-tphcm-dam-bao-ho-tro-y-te-thuc-pham-cho-nguoi-dan-950802.ldo

*Doanh nghiệp mong TP HCM mở cửa lại nền kinh tế

https://vnexpress.net/doanh-nghiep-mong-tp-hcm-mo-cua-lai-nen-kinh-te-4352427.html

CHUYỂN BIẾN TƯ DUY, VÀ THỜI CỦA CÔNG NGHỆ ĐÃ ĐẾN

FB Nguyen Dac Kien

Theo dõi tường thuật của các báo về hội nghị Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM mở rộng chiều 6/9 và buổi livestream của Chủ tịch TP tối cùng ngày, điều tôi chú ý nhất là dấu hiệu của một sự chuyển biến trong tư duy của lãnh đạo thành phố.

Không một lời hô hào, không một câu khẩu hiệu, tất cả các lãnh đạo thành phố, đều nhất quán một cách đáng ngạc nhiên trong các ngôn từ sử dụng, điềm tĩnh, chừng mực nhưng có thể nói là đúng và trúng.

Nếu xem ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, thì sự thay đổi này trong ngôn ngữ sử dụng chính là là biểu hiện của những chuyển biến bên trong tư duy, hành động của lãnh đạo thành phố, và đó nên là điều đáng mừng.

Nhưng không chỉ ngôn từ, hãy để ý đến một thay đổi nhỏ, nhưng tôi cho rằng rất có ý nghĩa, đó là việc thành phố sẽ hỗ trợ 5,3 triệu người khó khăn bằng chuyển khoản.

Cụ thể, theo chủ tịch TP Phan Văn Mãi trên địa bàn có khoảng 2 triệu hộ với 5,3 triệu nhân khẩu gặp khó khăn cần hỗ trợ an sinh. UBND TP.HCM đề xuất mức hỗ trợ 750.000 đồng/người/tháng. TP sẽ chuyển tiền hỗ trợ trực tiếp đến số tài khoản người nhận.

Ông Mãi yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương rà soát, lập danh sách đầy đủ những người khó khăn cần hỗ trợ gói an sinh này. Đến trước ngày 15/9 phải có danh sách tương đối chính xác. Sau ngày 15/9, bắt đầu triển khai thực hiện gói hỗ trợ. Trước mắt hỗ trợ bằng hai tháng 9 và 10 rồi tính tiếp, tùy theo tình hình dịch. (Nguồn: https://bit.ly/3yVmAOK).

Nếu ngay từ đầu thành phố nghĩ đến giải pháp này thì có phải đỡ tốn biết bao nhiêu nhân lực, bao nhiêu công sức của biết bao nhiêu con người thời gian qua?

Chỉ cần đơn giản chuyển tiền vào tài khoản của bà con, còn hàng hóa để thị trường, các nhà thiện nguyện, hoặc cùng lắm là chỉ cần tập trung hỗ trợ trực tiếp cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt nữa, là xong.

Nhìn những gói quà, những túi an sinh đơn giản vậy thôi, nhưng tôi hiểu, để mang được đến với hàng trăm nghìn, hàng triệu hộ dân, nó cực khổ, vất vả và cả hiểm nguy lắm.

Tuy nhiên, điều cốt yếu là ở chỗ, có thực sự phải cực khổ, phải vất vả, phải hiểm nguy, phải hao tổn biết bao nhiêu nhân lực cho công việc như vậy không?

Đặt câu hỏi như vậy không phải để phủ nhận, để bác bỏ công sức của biết bao nhiêu con người thành phố bỏ ra cho hoạt động an sinh này, nhưng là để đặt vấn đề: sao ta không nghĩ khác đi, và làm khác đi?

Có lẽ lãnh đạo thành phố cũng đã đặt ra câu hỏi đó, và họ đã vượt qua được những cách làm, thói quen truyền thống, để nghĩ khác đi và để tìm đến một giải pháp rất nhanh gọn và hợp thời: "hỗ trợ 5,3 triệu người khó khăn bằng chuyển khoản".

Chưa hết, ông Mãi còn yêu cầu, các sở, ngành phải quản lý việc thực hiện an sinh xã hội này "bằng công nghệ".

Vâng, "CÔNG NGHỆ", chính là điều tôi muốn nhấn mạnh.

Trước mắt tôi nhìn thấy thành phố có 4 thứ có thể ứng dụng quản lý bằng công nghệ, đó là: an sinh xã hội (mã an sinh); thẻ xanh vắc xin (mã an toàn Covid); giấy đi đường (mã thông hành) và quản lý, truy vết F0 (mã nguy cơ lây nhiễm).

Với diễn biến dịch bệnh của thành phố, cũng như những gì đang diễn ra trên thế giới, khả năng phải sống chung với dịch bệnh, với tình trạng giãn cách lâu dài trong 1 năm, thậm chí vài năm tới là không thể loại trừ.

Vì thế, việc xây dựng các ứng dụng công nghệ thật bài bản để có thể đáp ứng yêu cầu quản lý, tổ chức đời sống, sản xuất an toàn, hiệu quả trong dịch bệnh là hết sức cần thiết, không chỉ cho thành phố.

Tuy nhiên, để tránh việc các apps (ứng dụng) manh mún, tràn lan từ đủ các sở, ngành thời gian qua, tôi nghĩ rằng thành phố cần sớm lập một "Tổ tư vấn công nghệ"* độc lập, giống như "Tổ tư vấn kinh tế" mà thành phố đã lập. (Tôi khá ngạc nhiên là cho đến giờ thành phố vẫn chưa nghĩ đến việc này).

Tổ tư vấn với những chuyên gia có chuyên môn sâu về công nghệ sẽ hiểu rõ các vấn đề về hạ tầng công nghệ, hiểu rõ cách đặt đề bài, sẽ giúp thành phố đặt đúng đề bài cho các nhà phát triển ứng dụng.

Và quan trọng hơn, họ sẽ vừa giữ vai trò điều phối, kiến trúc, giúp thành phố tránh lệ thuộc và phải chạy theo các nhóm lợi ích manh mún, vừa giữ vai trò giám sát và phản biện nghiệm thu các ứng dụng. (Việc khoán trắng cho các nhà phát triển phần mềm xây dựng ứng dụng (app) từ A->Z cũng giống như việc giao cho các doanh nghiệp bất động sản vẽ quy hoạch cho thành phố vậy).

Và điều cuối cùng, cũng không kém phần quan trọng, tổ tư vấn công nghệ sẽ là nguồn bổ sung, hỗ trợ trực tiếp tri thức công nghệ (tri thức tối quan trọng ở thời đại này) cho lãnh đạo thành phố, không chỉ cho việc ứng phó với khủng hoảng Covid-19 trước mắt, mà có thể còn cho tương lai lâu dài của thành phố.

NĐK

(*) Ngay khi nghĩ về Tổ tư vấn công nghệ cho thành phố, tôi nghĩ ngay đến một người bạn FB của tôi, một người tôi cho là rất phù hợp để có một vị trí trong tổ này. (Tiếc là tôi không đủ thân thiết để có thể tag hay nhắc đến tên anh công khai ở đây).

 

VẮC-XIN COVID-19:

MỘT MẪU BÁO CÁO VỀ NGHIÊN CỨU

FB Gs. Trần Tịnh Hiền

Thời gian vừa qua rất nhiều tranh luận về vắc-xin nội Nanocovax; bỏ bớt những tranh cãi cảm tính, cái đọng lại là câu hỏi làm sao chứng tỏ vắc xin này có tác dụng bảo vệ > 50%?

Cho tới thời điểm này có vẻ như chưa đạt được "số người tình nguyện bị nhiễm ở hai nhóm tiêm vắc-xin và nhóm chứng – theo protocol ở clinicaltrial. gov là (bản cập nhật NCT04922788 June 11, 2021).

Các mục tiêu chính là :

1. Số lượng người bị nhiễm covid-19 ở bất cứ mức độ nặng nhẹ nào sau mũi tiêm thứ nhì 14 ngày cho đến một năm sau. Tính trên 1000 người -năm

Number of participants who experience a first episode of virologically-confirmed {reverse transcription polymerase chain reaction (RT-PCR) positive} case of COVID-19 of any severity [ Time Frame: From 14 days after the second dose of study intervention to the end of the study, up to 1 year ] Per 1000 person-years of follow-up

2. Tỷ lệ biến cố bất lợi trầm trọng hay cần chăm sóc y tế sau liều 1 cho đến 1 năm. (Percentage of participants reporting Serious adverse events or medically attended adverse events [ Time Frame: From dose 1 through one year after the last dose ]

3. Trung bình nhân của kháng thể chống protein gai S vào các ngày 0,42,180,365 sau tiêm chủng. (Geometric mean of Anti-S IgG concentrations at each time point in a subset of participants [ Time Frame: days 0, 42, 180, 365 after vaccination ].

4. Trung bình nhân của kháng thể trung hoà đo bằng phương pháp PRNT vào các thời điểm 0, 42 sau tiêm chủng (Geometric mean of SARS-CoV-2 serum neutralizing titers by Plaque reduction neutralization test (PRNT) at each time point in a subset of participants [ Time Frame: days 0, 42 after vaccination ].

@ Theo nhận xét của HĐĐĐ Quốc Gia và Hội Đồng Xét Duyệt để cấp phép sử dụng khẩn cấp thì Nonogen chưa có các số liệu này.

@ “Về hồ sơ dược lý, lâm sàng, căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ lâm sàng của Trung tâm Dược lý lâm sàng - Trường Đại học Y Hà Nội và kết luận của Hội đồng Đạo đức, Hội đồng tư vấn đề nghị Nanogen bổ sung, cập nhật thêm dữ liệu an toàn cho toàn bộ đối tượng đã được tiêm ít nhất một liều vaccine tới thời điểm hiện tại và giải thích rõ về các trường hợp sự cố bất lợi nghiêm trọng (SAE) tới thời điểm hiện tại.”

@“Về hiệu quả bảo vệ, Hội đồng đề nghị Nanogen phối hợp với nhóm nghiên cứu để phân tích, bàn luận về mối liên quan giữa tính sinh miễn dịch của vaccine và hiệu quả bảo vệ tối thiểu 50% (theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới - WHO) dựa trên các dữ liệu y văn.”

Sau đó trên FB Nanogen có công bố (!) kết quả https://www.facebook.com/do.si.18/posts/10157999674405808

Theo kết quả này, hiệu giá IgG của tất cả mẫu huyết thanh của BN mắc COVID-19 hồi phục (Trung vị thời gian từ mẫu máu đầu tiên của BN so với ngày chẩn đoán đầu tiên là 35 ngày) là 5.63 U/ml,

IgG của nhóm tiêm vắc xin NanoCovax 25mcg,

- ngày 35 là 6.77, U/ml Anti-S IgG

- ngày 42 là 57.56 U/ml,

- ngày 90 là 16.25 U/ml.

Như vậy, tại ngày 90 sau tiêm, hàm lượng Anti-S IgG của các đối tượng tiêm Nanocovax là 16,25 (U/mL), giảm 3,5 lần so với ngày 42, nhưng vẫn cao hơn các bệnh nhân đã nhiễm Covid-19 hồi phục là 5.63 (U/mL).

Nanocovax cao hơn 2,88 lần (16,25/5,63) so với bệnh nhân đã nhiễm Covid-19 hồi phục.

Theo kết quả được “công bố” thì không rõ các định lượng này thực hiện trên bao nhiêu mẫu (số người được theo dõi)?

Thay vì mất công tranh cãi với những người được cho là “không chuyên nghiệp” thì nên công bố kết quả “công khai, minh bạch, đầy đủ chi tiết” mà tôi xin phép trích dẫn một bản thảo của nhóm OUCRU do TS Lê Văn Tấn phụ trách đã đưa lên trang medRXiv.org như một bài mẫu (ở VN học sinh hay sử dụng bài mẫu), để cộng đồng khoa học có thể biết và đánh giá.

https://www.medrxiv.org/con.../10.1101/2021.07.08.21260162v2

Nhóm OUCRU khảo sát tính sinh miễn dịch của vắc-xin Oxford-AstraZeneca ở trên 554 người tham gia (136 nam và 418 nữ) tuổi từ 22-71 với kỹ thuật đo kháng thể trung hoà (neutralizing antibodies) bằng sVNT (surrogate virus neutralization assay). Kết quả có 104/144 người được theo dõi đến 14 ngày sau mũi tiêm 2 và 94/144 người sau 3 tháng (tính từ mũi tiêm 1).

Có chuyển đổi huyết thanh(đáp ứng miễn dịch) sau 14 ngày tính từ mũi 2

Đến tháng thứ 3 thì nồng độ kháng thể trung hoà giảm nhưng vẫn còn 94.7%(89/94) người tham gia vẫn còn dương tính.

Nhận xét:

- khi nói tỷ lệ luôn luôn kèm số tuyệt đối bao nhiêu thử dương tính bao nhiêu

- sử dụng phần mềm thích hợp để vẽ biểu đồ cho rõ ràng (xem hình)

- tỷ lệ dương tính với kháng thể trung hoà (còn phát hiện được kháng thể trung hoà) ở nhóm tiêm Nanocovax sau 3 tháng là 72.68% so với 94.7% của AstraZeneca; đều do bằng sVNT của Genscript.

QUAN TRỌNG NHẤT LÀ Sự liên quan giữa các tỷ lệ này và độ bảo vệ VE như thế nào cần làm rõ: cần bao nhiêu mẫu, đo đạc bằng phương pháp nào, tính toán sự liên quan làm sao...

Thực ra người ta cho rằng miễn dịch tế bào cũng quan trọng đóng góp vào sự bảo vệ chống SARS-CoV-2 nhưng hiệu quả này hiện nay chỉ biết được qua thử nghiệm lâm sàng pha 3!

Tóm lại để chứng minh sự bảo vệ 50% của Nanocovax nhóm nghiên cứu nên tập trung tổng kết các số liệu và trình bày rõ ràng thay vì bỏ sức tranh luận những chuyện không đâu.

Một số vấn đề nữa là

- đề cương đã đăng ký ở clinicalTrial.org có cần cập nhật không, vì nhiều người hỏi tỉ lệ người tiêm /nhóm chứng là 2:1 hay 6:1?

- vấn đề sử dụng placebo còn thích hợp không? Và cách chăm sóc những người tiêm placebo như thế nào vì theo đề cương phải chờ hết 1 năm sau?

Nhân thấy vị Giám đốc R&D (Research&Development) của công ty “khoe” một tí , tôi cũng xin kể chuyện vui là thiên hạ đồn rằng có vài quan chức Bộ Y tế tiêm Nanocovax hai mũi rồi nhưng đo thấy kháng thể thấp nên phải tiêm lại Pfizer!

Kể chuyện này để nhấn mạnh là "phải rất khoa học khi trình bày kết quả nghiên cứu của mình!

clip_image002

XÉT NGHIỆM 100% DÂN SỐ GẦN NHƯ VÔ NGHĨA

FB GS Nguyễn Văn Tuấn

Thật khó đoán được sự thay đổi về chủ trương xét nghiệm đại trà. Có dạo các giới chức y tế cho biết sẽ làm xét nghiệm toàn dân số. Nhưng sau đó vài tuần thì thừa nhận rằng chương trình như thế chỉ gây ra lãng phí mà không đạt hiệu quả cao. Rồi mới đây các giới chức y tế lại nói sẽ làm xét nghiệm 100% dân số. Những người ngồi phòng lạnh chỉ làm khổ dân.

Các bạn có thể làm một con toán nhỏ: mỗi xét nghiệm nhanh tốn chừng 240,000 đồng (chừng 10 USD). Thành phố có 10 triệu dân sẽ tốn 100 triệu USD.

Chi phí đó để phát hiện bao nhiêu ca dương tính? Có thể sẽ phát hiện ra 173,500 ca dương tính, nhưng trong số này 98500 (57%) là dương tính giả. Chỉ có 75000 là dương tính thật. Như vậy, chi phí để phát hiện 1 ca dương tính là 1333 USD hay ~31 triệu đồng.

Dĩ nhiên, ước tính trên là thấp hơn thực tế, bởi vì khi phát hiện 1 ca dương tính bằng xét nghiệm nhanh, người ta vẫn phải làm xét nghiệm tiếp bằng PCR. Giả dụ như 173,500 ca phải làm xét nghiệm PCR, thì chi phí có thể lên đến 8.67 triệu USD hay 190 tỉ đồng.

Ai chi trả những chi phí này? Ở Việt Nam thì người dân hay quĩ bảo hiểm phải chi trả. Quĩ bảo hiểm thì cũng là tiền dân.

Tôi không thể hiểu nổi tại sao người ta có chủ trương tốn kém như thế. Trong thời gian phong toả, cuộc sống của hàng chục triệu dân bị đảo lộn và khó khăn. Đói khát mọi nơi. Tại sao phải gây thêm gánh nặng cho người dân?

Những người ngồi trong phòng lạnh nghĩ ra chương trình xét nghiệm (hay gọi là 'chánh sách') chẳng bị ảnh hưởng gì từ phong toả. Họ vẫn hưởng lương, không mất đồng nào. Họ thậm chí còn 'sướng' hơn vì đâu đến sở làm việc. Trong môi trường đó, họ không thấy cái khổ của hàng chục triệu dân kém may mắn hơn họ. Bàn xa hơn thì có khi đây là vấn đề đạo đức khoa học.

Xin nhớ cho rằng con số ca dương tính gần như là vô nghĩa ('almost meaningless'). Các chuyên gia quốc tế đã đồng ý như thế. Không có lí do gì để theo đuổi một chủ trương quá tốn kém mà chẳng đem lại lợi ích cộng đồng.

_____

Xin giới thiệu một cuộc trò chuyện podcast của tôi với phóng viên VNE:

https://vnexpress.net/chuyen-gia-de-xuat-4-buoc-noi-gian...

 

 

MODERNA & PFIZER CÓ THỂ TIÊM THAY THẾ?

FB Dr Hoang Quoc Tuong

Trong một ngày mà nhận được quá nhiều lượt câu hỏi liên quan đến việc vắc xin Moderna đang hết. Vậy có nên đợi không? Đợi đến khi nào? Có thể thay thế bằng Pfizer hay không?

Moderna là vắc xin mRNA được cấp phép tại Hoa Kỳ, vắc xin COVID-19 Moderna hiện nay chỉ định cho người từ 18 tuổi trở lên. Tất cả những người tiêm vắc xin Moderna cần tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 28 ngày. Không được chỉ định liều thứ 2 sớm hơn. Thời gian cách xa nhau của liều tiêm thứ hai của vắc xin Moderna có thể đến 12 tuần sau liều đầu tiên. Tuy nhiên nếu liều thứ hai được tiêm sau thời gian này thì cũng không cần tiêm vắc xin lại từ đầu.

Vậy với nguồn vắc xin Moderna hạn chế như hiện nay việc chuyển qua chích Pfizer (cùng bản chất mRNA) thì như thế nào?

Cho tới hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu và dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của việc trộn 2 loại vắc xin này. Chính vì vậy mà BYT Việt Nam chưa cấp phép cho thực hành rộng rãi chiến lược này.

Tuy nhiên, CDC cũng đưa ra hướng giải quyết là: "Trong các tình huống ngoại lệ mà sản phẩm vắc xin mRNA tiêm cho liều đầu tiên không thể xác định được hoặc không có, thì bất kỳ vắc xin mRNA COVID-19 hiện có nào, có thể được sử dụng làm mũi 2 với thời gian cách mũi đầu tối thiểu 28 ngày để hoàn thành việc tiêm chủng". Do đó mà một số nước như Canada đã cấp phép cho chích trộn trong tình huống khẩn cấp vì thiếu nguồn lực vắc xin (như hình bên dưới). Ở một số nơi tại TP. HCM cũng bắt đầu tiến hành với sự đồng thuận của người dân trước khi chích.

Như trong hình bên dưới rõ ràng có sự chuyển đổi linh hoạt giữa 3 loại vắc xin Astrazeneca, Pfizer và Moderna.

clip_image004Mũi 1 là AstraZeneca, mũi 2 có thể là AstraZeneca, Pfizer hoặc Moderna

clip_image004[1]Mũi 1 là Pfizer, mũi 2 có thể là Pfizer hoặc Moderna

clip_image004[2]Mũi 1 là Moderna, mũi 2 có thể là Moderna hoặc Pfizer

Đương nhiên việc tiêm đủ 2 mũi cùng 1 loại vắc xin vẫn là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên vì tình trạng khẩn cấp, thiếu nguồn lực văc xin hoặc giảm tác dụng phụ thì việc tiêm trộn vẫn có thể chấp nhận được.

Mong mọi người bớt lo lắng và hoang mang nhé!

clip_image006

Hình: chiến lược tiêm chủng của Canada

 

 

BẤT NGỜ VỚI "COMBO" KHÁM BỆNH, XÉT NGHIỆM VÀ TIÊM VẮC XIN COVID-19 MIỄN PHÍ TẬN NHÀ

Báo Thanh Niên

Những ngày qua, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (tại thành phố Thủ Đức, TP.HCM) đã tổ chức nhiều tổ công tác đến tận nhà dân trên địa bàn để thực hiện khám bệnh phát thuốc, xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 và tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho người dân.

 

SAO CỨ MÃI ÚP MỞ THẾ NÀY?

FB Nguyễn Phan Tú Dung

Thời đại dịch này có quá nhiều thứ thật giả, quá nhiều thứ bất cập… mà đôi khi cách thể hiện nửa thật nửa giả, úp mở từ chính quyền mà lòng dân thêm bất an!

Có lẽ đến giờ rất nhiều người đã tiêm mũi 1 Moderna vẫn rất hoang man! Có mấy vấn đề người tiêm rất quan tâm:

1-Mũi 2 có được tiêm tiếp Moderna hay không vì báo chí và BYT đều nói đã hết Moderna!

2- Mũi 2 sẽ được thay thế bằng Pfizer đúng ko và BYT hoặc SYT có công văn cho phép hay thông báo việc này hay chưa?

Mấy ngày qua rất nhiều người cứ lăn tăn chuyện này, thậm chí có người đã tiêm mũi 1 là Moderna và khi mới tiêm mũi 2 là Pfizer thì họ từ chối, họ bảo chờ có Moderna hoặc phải có văn bản chính thức cho phép tiêm pha trộn 2 loại vaccine này!

Mà thật ra thuốc Moderna thì TPHCM hết hoàn toàn và thành phố đã cho giải pháp thay thế mũi 2 bằng Pfizer nhưng rất tiếc là cách thức thực hiện được hướng dẫn một ngụ ý, một cách hiểu của người làm chính trị hơn là chuyên môn, thậm chí có người nói chưa thấy BYT cho phép!!???

Theo một số nước phát triển ở Châu Âu và Canada đã cho tiêm pha trộn 2 vaccine này và có kết quả khá an toàn, bởi 2 vaccine này tương đồng công nghệ mRNA.

Đội quân của JW hiện đang tiêm cho cộng đồng và thực hiện việc này theo quy định chính quyền và ngành nhưng sao ko công bố một cách rõ ràng để lòng dân đỡ hoang mang!

Thời dịch này sẽ có nhiều bất cập thì ai cũng thông cảm nhưng có những thứ mà chúng ta nên rõ ràng! Trên bảo phải tiêm tốc độ vaccine đúng thời gian quy định nhưng vaccine có đủ đâu, mà vaccine khi tiêm mũi 1 thì phải dự trù mũi 2, khi thiếu hụt mũi 2 thì bảo phải làm thế nào phải tiêm đủ và kịp thời... mà cũng ko hướng dẫn hoặc ra một thông điệp rõ ràng, thật khổ…

clip_image008

clip_image010

TÁC ĐỘNG CỦA ĐỢT DỊCH COVID MỚI LÊN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Thanh Phương, RFI, 7/9/2021

image

Các container hàng xuất khẩu được chất lên một chiếc tàu tại cảng Sài Gòn, Việt Nam, ngày 03/05/2020. AP - Hau Dinh

Mặc dù Việt Nam vẫn được xem là quốc gia có nền kinh tế vững nhất trong ASEAN hiện nay, đợt dịch Covid mới và các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để phòng chống dịch đang ảnh hưởng đến mức tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay. Đại dịch tại Việt Nam cũng sẽ phần nào gây xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Đợt dịch lần này dữ dội hơn nhiều so với những lần trước do biến thể Delta lây lan rất nhanh và tâm dịch lại là Sài Gòn, thành phố rất đông dân và cũng là nơi tập trung rất nhiều cơ sở sản xuất lớn. Chính quyền địa phương đã phải phong tỏa gần như hoàn toàn, ra lệnh “ai ở đâu ở yên đó”, ban hành cả lệnh giới nghiêm buổi tối.

Chính phủ Việt Nam đang ráo riết tìm mua nguồn vac-xin để đẩy mạnh chiến dịch chích ngừa cho người dân, hy vọng sẽ sớm khôi phục hoạt động sản xuất. Nhưng tiến độ tiêm chủng không thể nhanh như mong muốn, vì nguồn cung vac-xin từ nước ngoài vẫn hạn chế, mà vac-xin nội địa thì chỉ năm sau mới có thể được sử dụng. Cho nên, không loại trừ khả năng là những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để phòng chống dịch sẽ còn kéo dài, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất.

Tăng trưởng sụt giảm

Tổng cục Thống kê Việt Nam đã từng dự báo là tổng sản phẩm nội địa (GDP) trong quý 2 của năm 2021 tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng trong báo cáo đưa ra ngày 30/08 vừa qua, ngân hàng DBS của Singapore đã hạ mức dự báo tăng trưởng này xuống 5%, thay vì 6,7% như dự báo ban đầu.

Về phần hai nhà kinh tế của ngân hàng Maybank Kim Linda Liu và Chua Hak Bin, được tờ báo Business Times của Singapore trích dẫn ngày 31/08/2021, họ vẫn giữ nguyên mức tăng trưởng dự báo cho quý 2 là 5,4%, nhưng dự đoán là mức tăng trưởng của Việt Nam sẽ sụt xuống còn 3% trong quý 3.

Theo báo cáo ngày 01/09/2021 của công ty Anh Quốc IHS Markit, chuyên thu thập kết quả khảo sát chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI), một chỉ số tổng hợp đo lường kết quả hoạt động của ngành sản xuất, chỉ số này đã giảm xuống còn 40,2% trong tháng 8, so với mức 45,1% trong tháng 7.

Lý do là trong tháng 8, sản lượng đã giảm đáng kể vì nhiều nhà sản xuất phải tạm ngưng hoạt động, những doanh nghiệp khác thì bị khan hiếm nhân công và khả năng sản xuất bị hạn chế. 

Những biện pháp hạn chế để phòng chống dịch cũng đã khiến số đơn đặt hàng mới sụt giảm nhanh hơn trong tháng thứ ba liên tiếp và với tốc độ nhanh nhất từ 16 tháng qua. Cũng theo báo cáo của IHS Markit, tâm lý của giới doanh nghiệp trong tháng 8 cũng sụt giảm đến mức thấp nhất từ 15 tháng qua, do tính chất nghiêm trọng của đợt dịch lần này khiến nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng hoạt động của họ sẽ còn bị hạn chế hơn nữa.

Vị thế trung tâm sản xuất bị lung lay

Trong bài báo đăng trên mạng ngày 31/08, nhật báo tài chính của Anh Financial Times nhận định là đợt dịch Covid mới đang ảnh hưởng nặng nề đến vị thế của Việt Nam, vốn được xem là một trong những trung tâm sản xuất hàng đầu của châu Á.

Tờ báo cho biết là trang Nikkei Asia của Nhật nay xếp Việt Nam ở thứ hạng 120 về chỉ số Hồi phục Covid-19, tức là chỉ số về quản lý dịch bệnh và tỷ lệ tiêm chủng, hai mặt mà Việt Nam đều tỏ ra yếu kém.

Theo nhận định của Financial Times ngày 31/08, do chiến lược trước đây để phòng chống Covid-19 không còn hiệu nghiệm nữa, chính quyền Hà Nội nay phải tập trung vào việc kiềm chế đà lây nhiễm và cố giữ cho sản xuất không bị ngưng trệ. Một số doanh nghiệp đã áp dụng mô hình “3 tại chỗ” ( công nhân làm việc, ăn, ngủ ngay tại nơi sản xuất ), nhưng mô hình này rất khó được duy trì lâu dài đối với người lao động và rất tốn kém cho các doanh nghiệp.

Một số công ty đa quốc gia phải mướn phòng cho các lãnh đạo của họ tại các khách sạn gần trụ sở công ty. Nhưng vào tháng trước, tập đoàn đầu tư VinaCapital, trong một thông tin gởi đến các khách hàng, đã nhấn mạnh là các công ty lớn thì có thể chịu được các chi phí về khách sạn, nhưng còn các công ty sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp như giày da, quần áo, … thì rất khó mà duy trì sản xuất. VinaCapital ghi nhận xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam đã sụt giảm trong tháng 8 và sự sụt giảm này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 

Financial Times trích lời bà Nguyễn Phương Linh, Phó GĐ công ty tư vấn Control Risks: “ Các biện pháp hạn chế đang kìm hãm nặng nề khả năng sản xuất của Việt Nam. Một số doanh nghiệp nay không dám nhận đơn đặt hàng mới nữa, vì sợ không thể đáp ứng được, do tình trạng thiếu nhân công".

Tuy vậy, đối với bà Nguyễn Phương Linh, sự ngưng trệ sản xuất có thể chỉ là một vấn đề ngắn hạn, “vì Việt Nam vẫn là một địa điểm hấp dẫn so với nhiều nước khác ở châu Á.” .

Chính phủ Hà Nội đã đề ra mục tiêu là đến ngày 15/09 sẽ kiềm chế được dịch Covid-19, cụ thể là phải làm sao đến ngày đó sẽ giảm được 20% số ca tử vong mỗi ngày và số ca xuất viện nhiều hơn số ca nhập viện. Nhưng vấn đề là Việt Nam có thể nhanh chóng khống chế khủng hoảng y tế để giữ chân các nhà đầu tư ngoại quốc hay không.

Ảnh hưởng đến nguồn cung thế giới

Theo Financial Times, các nhà máy của  những thương hiệu quốc tế lớn như Nike và Adidas đã ngưng hoạt động, gây xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu, đến mức có người tiên đoán mùa Noel năm nay thế giới sẽ khan hiếm giày! Hãng Toyota cũng đã đình chỉ sản xuất tại 27 dây chuyền tại 14 nhà máy của họ ở Nhật Bản, do khan hiếm các phụ tùng sản xuất tại Đông Nam Á, phần lớn là ở Việt Nam.

Các biện pháp hạn chế của Việt Nam để phòng chống dịch Covid-19 cũng đang gây lo ngại ngày càng nhiều cho chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu, bởi vì Việt Nam là hiện là quốc gia xuất khẩu cà phê đứng hàng thứ hai thế giới.

Nhật báo Anh Independent hôm 1/9 cho biết là do Sài Gòn, trung tâm xuất khẩu chính của Việt Nam, đang hạn chế đi lại, cho nên việc vận chuyển cà phê robusta từ Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều, trong khi đây là loại cà phê được dùng nhiều nhất để sản xuất cà phê hòa tan uống liền và một số nhãn hiệu cà phê espresso. Số tàu container ít đi, thì chi phí vận chuyển tăng lên. Một số vùng trồng cà phê ở Việt Nam hiện cũng bị các biện pháp hạn chế phòng chống dịch.

Tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam gây thêm lo ngại cho các thị trường cà phê là bởi vì Brazil, quốc gia sản xuất nhiều nhất thế giới cà phê robusta dùng để chế biến cà phê cao cấp, năm nay đã bị hai thiên tai hạn hán và đông giá, sản lượng sụt giảm mạnh, cho nên rất có thể là giá bán cho người tiêu dùng sẽ tăng trong những tháng tới. Theo Independent, giá bán sỉ cà phê robusta đã tăng 50% trong năm nay. Tuy nhiên, do nhiều nhà buôn cà phê đã ấn định giá từ nhiều tháng trước, nên giá bán lẻ chưa tăng ngay.

Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp khác đã kêu gọi nới lỏng các biện pháp hạn chế để xuất khẩu trở lại bình thường hơn, tránh những sự chậm trễ và những chi phí không cần thiết. Chính phủ Việt Nam cho tới nay vẫn không đáp ứng yêu cầu nới lỏng các biện pháp hạn chế, nhưng bộ trưởng Giao Thông Việt Nam đã chỉ thị cho các chính quyền địa phương khu vực Sài Gòn giúp tháo gỡ các rào cản gây trở ngại việc vận chuyển hàng xuất khẩu, nhất là cà phê, ra khỏi Việt Nam.

Cả quần áo lẫn thủy sản

Nhưng không chỉ có cà phê, trang tin Yahoo News ngày 01/09/2021 cho biết là đợt Covid-19 lần này ở Việt Nam cũng đang góp phần làm chậm lại chuỗi cung ứng hàng may mặc toàn cầu.

Trong những năm gần đây, nhiều nhà bán lẻ và nhà cung cấp đã chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á để đa dạng hóa nguồn cung. Các thương hiệu lớn như Nike, Lululemon, Gap cho biết một số lượng đáng kể, nếu không muốn nói là đa số, các sản phẩm của họ nay được sản xuất từ Việt Nam. Nhưng do Việt Nam ban hành các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, các công ty buôn bán hàng may mặc nay còn gặp khó khăn hơn về nguồn cung.

Nói chung là do đợt dịch mới này, ngành dệt may hiện đang đối mặt với những khó khăn chưa từng có và dự báo khó có thể đạt con số xuất khẩu năm 2021 như dự kiến là 39 tỷ đôla.

Báo cáo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết chỉ trong vòng 1 tháng, "số lượng lao động tạm thời không thể đi làm của tập đoàn đã lên tới trên 40.000 người, chủ yếu tại khu vực phía Nam".

Còn theo một lãnh đạo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), được Thông tấn xã Việt Nam trích dẫn ngày 20/08, "việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của các công ty dệt may với khoảng 50% nhà máy đặt tại miền Nam". Hiện tỷ lệ nhà máy phải đóng cửa đã lên tới 35% do không đủ kinh phí để thực hiện "3 tại chỗ."

Trang mạng SeafoodSource ngày 01/09 cho biết là các lãnh đạo ngành hải sản của Việt Nam cũng đang ngày càng lo ngại về tác động kinh tế của đợt dịch Covid-19 lần này.

Lý do là trong số hơn 390.000 người bị nhiễm virus corona từ ngày 27/04, đa số là sống ở miền nam, nơi tập trung nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản. Các biện pháp an toàn dịch tễ, giãn cách xã hội ở hàng chục tỉnh thành, cũng như việc các cơ sở chế biến thủy sản hạn chế hoạt động, khiến sản lượng thủy sản của Việt Nam giảm mạnh. Nay các doanh nghiệp trong ngành này lo ngại là những khó khăn trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, cũng như sự bất định về mức cầu và về khả năng xuất khẩu sẽ ảnh hưởng nặng nề đến mùa thu hoạch tôm thứ hai trong năm.

Các hộ nuôi trồng tôm quy mô nhỏ vẫn ký hợp đồng bán sản phẩm của họ cho các công ty kinh doanh thủy sản lớn hơn thì ngại trữ nhiều tôm trong ao hồ của họ, và như vậy có nguy cơ là đến cuối năm sẽ khan hiếm tôm, theo lời bà Võ Thị Tường Oanh, công ty Siam Canadian Việt Nam, được trang SeafoodSource trích dẫn. Còn đối với những hộ nuôi tôm đã ký cam kết bán sản phẩm của họ, nhiều người gặp khó khăn khi tìm mua thức ăn cho tôm, do tình trạng khan hiếm xuất phát từ việc hai trong số nhà máy lớn nhất về thức ăn cho tôm, chiếm đến 70% nguồn cung cấp, đang đóng cửa do đại dịch. Tình hình lại còn khó khăn hơn, do phần lớn các trại nuôi tôm giống cũng đang đóng cửa.

RÀO CHẮN, GIẤY ĐI ĐƯỜNG & NHÂN PHẨM

FB Truong Huy San

Khi hai hộ trong một chung cư ở Long Biên có người dương tính với Covid, Ban quản lý (BQL) “cắt” thang máy lên hai tầng, cử người “phục vụ hậu cần” cho hai hộ có F0 và hàng xóm của họ tới tận cửa. Thông tin được cập nhật. Hàng trăm hộ ở các tầng khác vẫn có thể xuống sảnh lấy đồ mà shippers mang tới, ai đi làm vẫn đi làm, ai đi chợ vẫn đi chợ… Khi về nhà thì được khuyến cáo luôn ở trong nhà, không ra hành lang, không xuống sảnh ngồi chơi hoặc… “tám”.

Trong suốt hơn 3 tuần đó, những người trong tòa nhà ít có cảm giác đang sống trong vùng dịch, mặc dù, từ trong cầu thang cho tới hành lang, ai cũng vô cùng cẩn trọng. CDC tổ chức test cho khoảng 400 người, may mắn đều âm tính. Nay thì những cư dân mắc Covid đã được về nhà.

Thường, những nỗ lực hữu hiệu nhất lại không ồn ào và ít tốn kém nhất.

Trong khi, một ngõ ở quận Đống Đa, bị phường rào chắn gần như suốt tháng 8 mà người dân không rõ lý do [Về sau mới nghe là có hai dân phòng và một cán bộ CA ở đây là F0]. Có những “mẹ bỉm sữa” ở trong đó không thể mua bỉm cho con; có hai bệnh nhân ung thư không thể đi tái khám, lấy thuốc định kỳ; nhiều người có hẹn tiêm vaccine mà không được ra khỏi ngõ…

Hơn 1 nghìn hộ ở thôn Thọ Am, xã Liên Ninh, Thanh Trì bị nhốt trong nhà hơn 40 ngày và nhiều tuần qua không được nhận đồ tiếp tế từ bên ngoài. Sau 10 ngày đầu, khi gần như không còn phát hiện F0, huyện cử CA xuống, lắp camera khắp làng, “Rồi đi tuần ác liệt khắp các ngõ xóm. Ra ngoài đường là phạt ngay 2 triệu…” Ở làng có một cụ bà 90 tuổi chết là có liên quan tới Covid… Nhưng cũng ở làng, anh Nguyễn Huy Dũng, 40 tuổi, chỉ bị viêm dạ dày cấp, gia đình không thể tự ý vượt chốt đưa đi viện, phải chịu chết tức tưởi tại nhà.

Cuộc sống vẫn tiếp diễn với cả những mối đe dọa thường nhật chứ không chỉ có Covid.

Nhiều người dân mời tôi tham gia nhóm chat qua Messenger hoặc Zalo của cư dân trong các vùng bị phong tỏa. Nghe, mới thấy chính sách nhốt dân thất bại trên nhiều phương diện. Dân, thay vì sợ hãi Covid, nhiều người trở nên trầm uất vì không chỉ bị giam hãm mà còn vì không nhìn thấy lối ra. Một người than vãn, “Có những cậu dân phòng, CSKV trẻ măng, bình thường hiền lành, nay cứ như hung thần.”

Quyền lực không chỉ làm tha hóa rất nhanh những người có nó, thứ “quyền rơm” trao cho nhiều người không có trong biên chế của bộ máy công quyền này còn gây chấn thương tinh thần cho người dân rất lâu và rất nhiều.

Những người sáng tạo ra tờ giấy đi đường gắn “code QR” có khi chỉ muốn sốt sắng thấy thành quả của mình được đưa ra áp dụng (tôi không suy đoán các động cơ khác) nhưng đối với dân chúng đấy là một sự khủng bố.

Một doanh nhân trẻ, trí thức, bức xúc, “Bắt dân chúng phải xin giấy đi đường là vi hiến, bất hợp pháp, sao các anh cứ chỉ bàn về sự phức tạp để xin nó thôi”. Tôi cho rằng, trong giới lãnh đạo Việt Nam, kể cả trong hàng ngũ cao cấp, số người nhận ra tờ giấy đi đường là “vi hiền, bất hợp pháp” chiếm rất ít. Ngay cả số quan chức hình dung được chuyện dân chúng bị tra tấn khi phải xin xỏ, khi bị chặn đường xét hỏi là không nhiều.

Thời bao cấp, những thủ tục bất chấp quyền tự do đi lại này của người dân đã tạo ra một tầng lớp trương tuần. Và thời nay, cũng xảy ra nhiều chuyện. Một bác sĩ Phó giám đốc bệnh viện Thống Nhất đang đặc trách chống Covid bị xúc phạm ở một bốt gác; Một phụ nữ F1 ở Diễn Châu bị một nhóm người phá cửa căn biệt thự mới xây để bắt; Một làng, hàng trăm nhà dân bị khóa cổng; Một thanh niên 23 tuổi gọi điện thoại cho bạn gái không được, nóng lòng chạy qua, bị phạt 2,8 triệu đồng… Chế độ “trương tuần trị” đang được khôi phục, nó không chỉ gây phiền hà cho người dân, nó xúc phạm nhân phẩm của nhân dân.

Xét về mặt khoa học, ý tưởng cấp giấy đi đường thật là nguy hiểm, nó có thể tạo thêm những làn sóng lây nhiễm mới. Xét về mặt thời điểm, đây không hề là lúc Hà Nội cần siết chặt hơn.

Trong tuần cuối tháng 5-2021, thời điểm báo động đỏ, Sài Gòn phát hiện 177 ca lây nhiễm cộng đồng. Tối 29-5, phát hiện thêm 36 ca. Nhìn về con số thì có vẻ như Hà Nội đang giống Sài Gòn hồi tháng 5. Trên thực tế, lúc ấy Sài Gòn đã có nhiều ổ dịch đang chực chờ bục ra. Và quan trọng hơn, tới đầu tháng 6, Sài Gòn mới tiêm vaccine mũi một cho hơn 300 nghìn người, chủ yếu là cán bộ. Hà Nội hiện có gần 5 triệu người trên 18 tuổi đã được tiêm vaccine, và như Thành phố tuyên bố, 15-9 này, tiêm 100% cho người trên 18 tuổi.

Trong tuần qua, Hà Nội đã đưa được số F0 từ 77 ca, hôm 31-8, xuống còn 42 ca, hôm 6-9. Điều quan trọng hơn, người Hà Nội đã “thấy quan tài” từ Sài Gòn không phải hàng trăm mà là hàng chục nghìn, phòng chống Covid giờ đây là tự thân, là ý thức.

Lẽ ra đây là thời điểm tốt nhất để Hà Nội nới lỏng giãn cách. Không phải vì nguy cơ đã được kiểm soát mà tình hình thực tế và những nỗ lực vaccine cho phép Hà Nội chuyển hướng chiến lược. Thành tích tạo miễn dịch cộng đồng vừa đạt được có thể giúp Hà Nội, ngay cả khi dịch lây lan như Sài Gòn, vẫn có thể giữ được mức tối thiểu số ca tử vong.

Một số quan chức nghĩ, phải đưa ra những thủ tục gây khó để người dân ngại ra đường. Không chỉ tiêu tốn ngân sách, tiền bạc và sức lực của dân, tư duy như thế là sai lầm và thiển cận.

Nhà nước không thể nghĩ thay, làm thay phần việc của dân. Chống dịch không thể bằng sự sợ hãi. Chỉ khi dân chúng nhận thức, phòng dịch chính là vì tính mạng của mình, của gia đình mình và cộng đồng thì mới thành công chứ không phải đe dọa hay làm khó họ.

Những người phải xin giấy thông hành đều là những người đang phải bất chấp nguy hiểm, ra đường để duy trì mạch sống cho thành phố. Cái tờ giấy thông hành mỏng tang đó không chỉ là một thủ tục hành chánh, nó là một "thây ma" đã được chính chế độ này "mai táng". "Khai quật" nó lúc này không chỉ phủ nhận những thành tựu không nhiều của gần 30 năm xây dựng nhà nước pháp quyền mà còn đánh vào cả dạ dày và nhân phẩm của người dân thành phố.

 

 

NHẠC TRƯỞNG VẬN CHUYỂN HÀNG LIÊN TỈNH

Võ Trí Hảo, Tuổi trẻ, 07/09/2021

TTO - Giải pháp, lộ trình nào đưa logistics liên tỉnh trở lại nhất quán trên toàn quốc để bước vào giai đoạn 'chung sống an toàn'?

clip_image011

Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế (tháng 8-2021) - Ảnh: CHÍ CÔNG

Giãn cách xã hội như hiện nay là giải pháp hữu hiệu tạm thời để phòng dịch COVID-19 khi vắc xin chưa kịp "phủ sóng". Việc triển khai thiếu nhất quán, thiếu hợp lý của các địa phương đang gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng, ngay cả đối với hàng hóa thiết yếu.

Giải pháp, lộ trình nào đưa logistics liên tỉnh trở lại nhất quán trên toàn quốc để bước vào giai đoạn "chung sống an toàn"?

"Hộ tống" và "trạm giao liên"

Ở TP.HCM, vận chuyển nội thành đang được từng bước khôi phục sau hai tuần giãn cách nghiêm ngặt. Nhưng vận chuyển hàng hóa liên tỉnh vẫn thiếu một nhạc trưởng.

Trong khi ngành giao thông vận tải và TP Cần Thơ chưa có tiếng nói chung về việc lưu thông hàng hóa qua địa phương này, người dân nức lòng khi đoàn 17 xe tải của Quân khu 9 từ Cần Thơ vận chuyển 50 tấn thực phẩm tặng nhân dân TP.HCM.

Thử hình dung nếu 17 chiếc xe này thay vì trực tiếp vận chuyển 50 tấn lương thực, chuyển sang hộ tống và giám sát tuân thủ phòng dịch 17 đoàn xe của các doanh nghiệp vận tải thì sao?

Mỗi ngày có 17 đoàn tàu vận chuyển hàng hóa nối hai đô thị, cứ 90 phút có một "đoàn tàu xuất bến". Dĩ nhiên là mỗi quân khu, mỗi tỉnh đội có thể huy động được số lượng xe hộ tống gấp hàng chục lần như thế. Chuyện lưu thông hàng hóa khi đó sẽ tốt hơn rất nhiều.

Việc đăng ký và tiêu chí xếp hạng ưu tiên tham gia "đoàn tàu" được hộ tống này theo nguyên tắc đăng ký công khai tại một website được vận hành bởi Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh COVID-19 (NACOVI).

Nếu thời gian vận chuyển vượt quá 4 tiếng cần phải tổ chức nghỉ ngơi, nạp năng lượng cho cả người và xe. Các trạm dừng nghỉ, nhà hàng, trạm xăng đang vắng đìu hiu có thể được tổ chức thành "trạm giao liên" dưới sự giám sát của quân đội hoặc cơ quan chức năng địa phương.

Dĩ nhiên giải pháp này chỉ là chuyển tiếp trong khi chờ các cơ quan dân sự đủ năng lực xây dựng hệ thống quy tắc luật lệ để đưa hệ thống logistics dân sự vào vận hành có tổ chức, có kỷ luật tốt (như hệ thống quân sự) theo đúng tinh thần mọi hàng hóa không phải là hàng cấm đều được lưu thông.

clip_image012

PGS.TS VÕ TRÍ HẢO (hiệu trưởng GDU, trọng tài viên VIAC)

Tập quyền điều phối logistics trên quốc lộ

Tùy diễn biến dịch COVID-19 và nguồn lực tại chỗ, chính quyền địa phương, theo lẽ tự nhiên, sẽ hành động theo khuynh hướng "cục bộ", vì bảo vệ "vùng xanh" của địa phương mình mà sẵn sàng hạn chế "quyền đi qua vô hại" của hàng hóa, phương tiện, hành khách của địa phương khác.

Những hàng hóa này không tạo nguồn thu cho địa phương, nhưng nếu chỉ cần một tiếp xúc gần với mầm bệnh có thể gây lây nhiễm và hậu quả rất lớn. Nên khuynh hướng "hạn chế nhầm hơn bỏ sót" là dễ hiểu.

Nếu tiếp tục đặt quyền lực kiểm soát các quốc lộ trong tay chính quyền 63 tỉnh thành thì vận chuyển liên tỉnh khó lòng có sự nhất quán, ổn định.

Trọng trách quản lý lưu thông và chống dịch trên các quốc lộ huyết mạch cần được đặt dưới sự điều phối của chính quyền trung ương; tỉnh lộ, huyện lộ vẫn đặt dưới sự quản lý của chính quyền địa phương.

Theo đó, các trạm kiểm dịch, "trạm giao liên" (trạm dừng chân, bốc xếp) trên các quốc lộ cần được đặt dưới sự điều phối trực tiếp của trung ương và NACOVI nên cử nhân sự từ Bộ Quốc phòng, quân khu làm trưởng trạm. Các địa phương có nghĩa vụ cử nguồn lực về y tế, giao thông, trật tự theo sự chỉ đạo của trưởng trạm.

Nếu các địa phương chặn các tỉnh lộ, huyện lộ; hàng hóa không ra được tới quốc lộ để lưu thông thì vận chuyển logistics liên tỉnh cũng sẽ bị vô hiệu hóa. Để tránh việc lạm quyền này, lãnh đạo trung ương cần sử dụng công cụ mạnh nhất đang có trong tay.

Thứ nhất: quyền đình chỉ, hủy bỏ các văn bản của chính quyền địa phương theo điều 28, khoản 8 Luật tổ chức Chính phủ 2015.

Thứ hai, Cục Kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp phối hợp VIAC cần lập danh mục các công văn, thông báo vi phạm Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật để Thủ tướng ban hành quyết định đình chỉ.

Thứ ba, để tạo sự thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp tra cứu các quy định hạn chế lưu thông vì lý do phòng chống dịch, NACOVI cần cập nhật toàn bộ các quy định này về một đầu mối là website của NACOVI.

Thứ tư, Quốc hội khẩn trương sửa điều 3, khoản 1 - khoản 6 Luật tố tụng hành chính.

Theo đó cho phép doanh nghiệp, công dân khởi kiện yêu cầu hủy bỏ các văn bản vi phạm Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và bồi thường thiệt hại gây ra do cản trở lưu thông hàng hóa không đúng pháp luật. Khi đó thiệt hại sẽ giảm, các bất cập sẽ được sửa chữa nhanh nhất.

Đại dịch COVID-19 không thể kết thúc nhanh với các biến chủng mới. Phần rất lớn nhân loại chưa được tiêm vắc xin.

Chúng ta đang "hoãn binh" để có thêm thời gian "phủ sóng" vắc xin và nâng khả năng điều trị. Sau giai đoạn "truy vết, khoanh vùng, cách ly tập trung" sẽ sang chiến lược "chung sống".

Hàng loạt hành vi, quy tắc cần được điều chỉnh kịp thời bởi các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là vấn đề chuyển đổi số, chứ không chỉ còn phòng chống dịch bằng thuốc men, vật tư y tế.

 

 

TIN TỐT LÀ HÃY CHUẨN BỊ ĐỂ NHÀ MÁY BẠN HOẠT ĐỘNG TRỞ LẠI. NHƯNG NHƯ THẾ NÀO?

FB Vu Kim Hanh

Tối qua, trong hơn 20.000 câu hỏi và bình luận gửi tới ông Chủ tịch TPHCM trong buổi livestream liên quan tình hình phòng chống dịch Covid, có nhiều câu hỏi về điều kiện để các nhà máy trở lại sản xuất bình thường.

Trước đó, Sở Công Thương TPHCM đã đưa một dự thảo để doanh nghiệp góp ý về những tiêu chí, tức là những điều kiện phải thỏa để nhà máy có thể mở cửa hoạt động trở lại.

Và chắc chưa nhiều doanh nghiệp biết, vào thời điểm cuối năm 2020 vừa qua, tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO đã ban hành tiêu chuẩn ISO/PAS 45005:2020 để làm một hướng dẫn chung cho hoạt động sản xuất an toàn, đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp toàn cầu trong hay sau dịch.

Hội doanh nghiệp HVNCLC từ 5 năm qua đã tổ chức chương trình: “HVNCLC - Chuẩn hội nhập” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn trong hoạt động SXKD nhằm đáp ứng các tiêu chí chung để hội nhập kinh tế thế giới. Đây là chương trình song hành cùng lúc với chương trình “HVNCLC do người tiêu dùng bình chọn” để hoàn thiện yêu cầu cùng lúc cần thiết cho doanh nghiệp VN: được NTD trong nước tin cậy và tuân thủ đúng các tiêu chuẩn quốc tế trong hội nhập.

Thế nên trong bối cảnh doanh nghiệp đã phải ngưng sản xuất hay SX cầm chừng với “3 tại chỗ”, chúng tôi rất quan tâm đến bộ tiêu chuẩn mới ISO 45005:2020, hi vọng sẽ giúp cho DN bảo vệ được sức khỏe đội ngũ để trụ vững trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dù cho tình hình dịch bệnh có diễn biến như thế nào cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến an toàn người lao động.

CHÚNG TÔI SẴN SÀNG GIÚP CÁC BẠN HIỂU VỀ TIÊU CHUẨN VÀ TƯ VẤN (MIỄN PHÍ) VIỆC ỨNG DỤNG.

Bộ tiêu chuẩn mới này (ISO/PAS 45005) có khá nhiều đề mục (14 mục chính) và bao trùm một số nội dung của ISO 45001 HT QL an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Chuyên gia của chương trình tôi sẵn sàng livestream giới thiệu tổng quát về mục đích, phạm vi và một số yêu cầu chính trong việc áp dụng; đặc biệt đối chiếu thực tế giúp các bạn là với tiêu chuẩn (tự nguyện) này, DN có thể tùy theo bối cảnh thực tế của mình mà áp dụng một phần hay toàn phần.

Mời các bạn tham khảo đề xuất quan trọng của Sở Công Thương và góp ý để chuẩn bị sản xuất trở lại và cũng đọc hiểu về tiêu chuẩn ISO 45005:2020 để tham khảo cách thực hiện của toàn cầu, ứng dụng cho VN. Hãy inbox cho tôi, hay đưa yêu cầu cho các trang bsaonline.vn hay hvnclc.chuanhoinhap.vn.

Mời các bạn đọc các dự thảo và góp ý cho Sở CT TPHCM, đều lấy đường link từ trang bsaonline.vn như sau:

Góp ý cho Sở CT về siêu thị, dùng link này: https://bitly.com.vn/kx6oz1 của bsaonline.vn

Góp-ý-cho-So-CT về DN sản xuất, dùng link này: https://bitly.com.vn/45r5eo của bsaonline.vn

Góp-ý cho-bo-tieu-chi-chung-SCT-TPHCM, dùng link này: https://bitly.com.vn/wykeov của bsaonline.vn

 

 

MANG CẦN CẨU 20 MÉT PHÁT QUÀ CHO CHUNG CƯ CŨ SÀI GÒN

Thanh niên, 07/9/2021

Sáng 6.9.2021, hội thiện nguyện BDS đã dùng 2 xe cầu dài 20 mét để cẩu các gói quà là nhu yếu phẩm cho 900 hộ dân ở chung cư Ấn Quang (P.9, Q.10). Sau đó bộ đội đứng ở các lầu sẽ mang từng phần để tận cửa cho người dân, hạn chế tối đa việc tiếp xúc.

2 chiếc xe cẩu có sải cánh dài gần 20 mét, vươn tới 5 tầng chung cư đã được hội thiện nguyện BDS của ông Trần Huy Đăng, người thường được biết đến với tên Tám Sang, đã mang gần 1.000 phần quà là nhu yếu phẩm phát cho khoảng 900 hộ dân tại chung cư Ấn Quang (P.9, Q.10) trong sáng 6.9.2021.

Cầu cẩu được bố trí đứng giữa các dãy nhà chung cư, mỗi lần cẩu nhiều gói quà nặng hàng chục kg lên các lầu khác nhau của tòa nhà.

clip_image014

Cánh tay cần cẩu dài 20 mét giúp hỗ trợ lực lượng tình nguyện viên, bộ đội khi phát nhu yếu phẩm tại các khu chung cư cũ ở TP.HCM. LÊ NAM

Hàng chục chiến sĩ bộ đội và tình nguyện viên của phường 9 đã đứng sẵn tại các lầu để đón nhận phần quà, sau đó mang tận cửa từng hộ dân, hạn chế tuyệt đối việc người dân xếp hàng, tụ tập đông người trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp.

clip_image016

Sau khi hàng được cẩu lên các lầu, các chiến sĩ bộ đội sẽ phát quà từng nhà. LÊ NAM

Chung cư Ấn Quang và nhiều chung cư cũ khác tại Q.10, TP.HCM trong thời gian qua ghi nhậnnhiều ca nhiễm Covid-19, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn. Mặt trận tổ quốc phường 9 cùng nhiều hội thiện nguyện, mạnh thường quân đã liên tục có những túi quà an sinh, phát thuốc điều trị F0 miễn phí tại nhà để giúp cuộc sống người dân ổn định.

Chiều cùng ngày, hội thiện nguyện BDS cùng lực lượng bộ đội và cán bộ phường tiếp tục trao hàng trăm phần quà cho các hộ dân gặp khó khăn tại phường 3, quận 10 cũng bằng hình thức tương tự.

 

SÀI GÒN MÙA DỊCH 2021

FB Phan Xuân Trung

Đã lâu bạn không được ra khỏi nhà? Bạn không biết thành phố Sài gòn giờ ra sao? Tôi mời bạn cùng dạo phố nhé.

 

THIỆN NGUYỆN VIÊN: TÔI THẤY ÁNH SÁNG NƠI BÓNG TỐI

Holanna, Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục – TGP Sài Gòn, 7/9/2021

clip_image018

clip_image020TGPSG -- "Bình minh nay thật đẹp", bất giác tôi cảm thán bầu trời khi nhìn qua khung cửa tầng 9B của bệnh viện hồi sức cấp cứu covid 19.

Đêm thật dài, dài như tình hình dịch bệnh vậy, nó yên tĩnh đến nỗi có thể nghe được hơi thở của nhau. Đêm u tối bao trùm thành phố, một thành phố mà trước giờ luôn nhộn nhịp nay bị dịch bệnh làm tê liệt hoàn toàn.

Nhưng nay, bình minh trước mắt tôi lại như đang thông báo cho tôi rằng mọi thứ không tồi tệ như tôi và mọi người tưởng. Một ngày không xa hay chính tại lúc này, ta vẫn có cơ may cảm thấu được niềm hân hoan trong cõi lòng của chúng ta.

Cứ thế, bình minh như tiếp thêm cho tôi sức mạnh.

Làn gió nhẹ lau khô những giọt mồ hôi còn vương trên mắt, tôi vui vẻ quay lại công việc, gặp một bác trai đang đi bộ quanh hành lang tập thể dục sáng, vui tươi nói: "Cám ơn các Sơ nhé, đã giúp đỡ chúng tôi mấy ngày qua". Bác mỉm cười cám ơn tôi.

Nơi đây là thế đấy, tràn ngập nụ cười. Khi cả thế giới lao đao, mọi thứ đều đảo lộn thì duy chỉ có nụ cười vẫn không thay đổi, vẫn tiếp thêm sức mạnh cho mỗi một người đang hiện diện. Nhiều thật nhiều nụ cười mà tôi may mắn được nhận.

Có một bác nhoẻn miệng cười, gọi điện cho con trai; bác nói: "Con ơi, nay bác sĩ nói là mai ba được xuất viện rồi, ba hết bệnh rồi."

Nụ cười của bà lão yếu ớt khi được tôi bón cơm cho ăn: "Cám ơn con nhé!".

Nụ cười của các nhân viên y tế nhiễm covid nhưng lạc quan yêu đời, hay đơn giản là nụ cười của các bác sĩ, điều dưỡng dành cho tôi: "Chắc Sơ mệt lắm rồi, cám ơn sơ nhiều nhé!"

Không biết người khác như thế nào, nhưng chính với tôi, nụ cười đúng là 10 thang thuốc bổ. Mặc dù đã thấm mệt, mồ hôi làm mờ tấm face shield khiến tôi không thể thấy đường, mặc dù đã đeo khẩu trang kín mít, và mặc dù tôi biết chẳng ai có thể thấy được nụ cười của tôi sau lớp khẩu trang ấy, tôi vẫn cố gắng cười thật tươi đáp lại.

"Chúng ta hãy luôn gặp nhau với nụ cười, bởi nụ cười là điểm bắt đầu của yêu thương", câu nói của Mẹ Têrêsa Calcutta có lẽ rất phù hợp trong hoàn cảnh này. Thay vì lo lắng, thay vì sợ hãi, thay vì trốn tránh, thay vì đưa ra hàng vạn câu hỏi tại sao cơn đại dịch lại cứ tiếp tục tràn lan và chẳng mảy may có chút dấu hiệu chấm dứt, tôi luôn tự nhắc mình đừng ngần ngại trao cho người khác những nụ cười.

Nụ cười đã làm cho "khu vườn ngột ngạt” bệnh viện hồi sức cấp cứu và nơi khoa 9B mà tôi đang làm việc trở thành vườn hoa xinh tươi đủ muôn vàn sắc màu cảm xúc.

Lạy Chúa, con thật may mắn vì hiểu được rằng, yêu thương có thể được lan tỏa cách giản đơn. Một nụ cười, một lời động viên sẽ có thể truyền tình yêu, động lực đến mọi người xung quanh. Nụ cười của con trong nhọc mệt hôm nay có lẽ cũng chính là nụ cười của Chúa. Chắc chắn rằng có một Nụ Cười trên Thánh Nhan khi chúng con chung tay giúp sức cho nhau.

Tôi đã thấy ánh sáng nơi màn đêm tăm tối, tôi đã thấy tình người trong trận chiến này, tôi còn thấy được cách mà mọi người đoàn kết, truyền cảm hứng cho nhau. Hình ảnh mọi người cùng nhau đi bộ tập thể dục để mau khỏi bệnh vẫn luôn được lưu giữ lại trong trí nhớ của tôi. Những nụ cười trên môi họ và câu nói "Khỏe rồi lại xuống lầu dưới chữa bệnh cho người khác" đã truyền cho tôi một tinh thần mới, hăng say hơn, nhiệt huyết hơn, và muốn dấn thân hơn.

Bạn sẽ không còn thấy mệt mỏi khi có người cùng chia sẻ với bạn. Cũng như tôi đã quên đi cảm giác nóng bức của bộ đồ bảo hộ khi một bác bệnh nhân phụ tôi phát cơm cho các bệnh nhân khác. Bác thoăn thoắt bước những bước chân thật dài như sợ các bệnh nhân đói bụng. Hay một bệnh nhân trẻ tuổi giúp tôi lau phòng bệnh. Tôi nhớ cứ mỗi lần đến phòng đó, tôi đã thấy chị đứng trước cửa, giơ hai tay đón lấy cây lau như đón lấy một niềm vui gì đó trong ngày.

clip_image022

Tôi cố gắng “chụp” lại những khoảnh khắc nơi đây và lưu giữ trong trái tim mình.

“Tạ ơn Chúa, Sơ tưởng sơ chết rồi, sơ không ngờ có ngày mình vẫn còn ở đây, sức khỏe đã dần hồi phục. Sơ đang tập đi lại cho quen để mau bình phục. Thực sự tạ ơn Chúa”. Lời chia sẻ này của môt nữ tu đang mang trong mình con virus bé nhỏ nhưng không chịu khuất phục vẫn còn như in trong lòng tôi. Lời nói đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi rất nhiều. Mỗi ngày trôi qua, hãy tạ ơn Chúa, tạ ơn Chúa vì sự bình an mà Ngài ban cho ta.

Tôi thực sự khâm phục họ, khâm phục sự kiên cường của họ. Họ kiên cường vì họ tin một ngày không xa, họ sẽ khỏi bệnh. Họ tin họ sẽ mau chóng đoàn tụ với gia đình ở nhà. Tôi cũng vậy, tôi cũng mong họ mau chóng được về nhà. Vì hình ảnh một người bệnh nhân không còn là bệnh nhân, khiến chúng ta cảm thấy vẫn có thể chiến thắng, vẫn có thể có cơ hội được sống, được yêu thương…

Khi mà chúng ta, những con người khỏe mạnh đang lo sợ vì sự tàn phá nghiêm trọng của con covid, thì chính những con người đang mang trong mình con covid bé nhỏ ấy lại chiến đấu thật kiên cường, dũng cảm và lạc quan đến hơi thở cuối cùng.

Lạy Chúa, mỗi ngày trôi qua, con đều thầm cảm tạ ơn Ngài. Vì nhờ ơn Chúa, con vẫn khỏe mạnh để phục vụ tại đây. Nhờ ơn Chúa, con thấm nhuần bài học mến Chúa yêu người. Và nhờ ơn Chúa, con đã sống những giây phút trọn vẹn nhất, ý nghĩa nhất trong cuộc đời con.

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, con có thêm ngày nữa để yêu thương.

clip_image024

Holanna, Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục

THIỆN NGUYỆN VIÊN CẦU NGUYỆN TRONG ĐÊM

Fx. Phạm Ngọc Hoàn, Hội Thừa Sai Việt Nam – TGP Sài Gòn, 07/09/2021

clip_image026

TGPSG -- Đức Giêsu đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. (Lc 6,12)

Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, năm xưa trước khi tuyển chọn 12 tông đồ để cùng các ngài bắt đầu thi hành sứ vụ nơi trần gian, Chúa Giêsu đã lên núi cầu nguyện với Cha.

Con không biết Chúa Giêsu nói gì với Cha, nhưng con tin rằng Ngài có nói với Cha về các môn đệ, về các tông đồ cũng như những sứ vụ của các vị nơi trần gian. Có lẽ Chúa Giêsu cũng xin Cha gìn giữ những người bạn của mình khi họ dấn thân vào giữa một thế gian nhiều cạm bẫy và thử thách cam go.

Hôm nay, con cũng dâng lên Cha lời cầu nguyện của con. Mặc dầu con không có sự kết hiệp mật thiết được như Giêsu - Con Cha, nhưng con xin hiệp cùng với Ngài trong tư cách là một môn đệ để dâng lên Cha những tâm tình đơn thành.

Từ những ngày đầu trước khi đi, hay trong những ngày làm việc nơi bệnh viện dã chiến, con đều nỗ lực cầu nguyện không ngừng. Con cầu nguyện cho các bệnh nhân, cầu nguyện cho các nhân viên y tế, cầu nguyện cho các chú bảo vệ, cầu nguyện cho các bác tài xế, cầu nguyện cho các thiện nguyện viên và cho tất cả mọi người trên thế giới. Cha biết rõ lòng con và con cũng tin rằng mọi người là con của Cha đều cầu nguyện với Cha như con.

Nhưng trong đêm nay, con muốn cầu nguyện cách riêng cho những thiện nguyên viên trong đoàn. Cha cũng biết lý do trước khi con nói ra vì “trước khi con định nói điều gì, Cha đều biết cả!”

Cha cũng thấy đó, những ‘thiện nguyện viên linh mục tu sĩ’ đều là những người đang bước theo Chúa Giêsu trên con đường làm môn đệ, làm tông đồ của Ngài. Chúng con cũng đang dấn thân đi vào trong cánh đồng sứ vụ theo lời mời gọi của Giáo hội, thi hành xoa dịu phần nào nỗi đau của những người bị lây nhiễm covid. Đa số chúng con lên đường với một sự hăng say, một niềm vui Tin Mừng đích thực.

Nhưng đến hôm nay, đoàn linh mục - tu sĩ chúng con có một số người nhiễm covid, đã bắt đầu có những dấu hiệu của sự mệt mỏi vì công việc, có sự lo lắng vì những người bạn cùng đi bị nhiễm bệnh. Từ những người phục vụ bệnh nhân trở thành bệnh nhân được phục vụ. Ngọn lửa của niềm vui, sự háo hức của những ngày đầu có thể đã bắt đầu giảm nhiệt. Thay vào đó là những tiếng thở dài thở ngắn, những lắng lo vì sức khỏe, và có những lúc trong bóng đêm, con như tự hỏi “Thiên Chúa ở đâu trong lúc này….”.

Nhưng rồi cũng chính những người con gặp và nói chuyện hôm nay cho con xác tín lại rằng: “Cha vẫn ở đây, ngay lúc này và vẫn luôn ở bên cạnh con dù con nhận ra Cha hay không.”

Cha biết không, một nữ tu trong đoàn con - vừa bị dương tính covid và bị cách ly - nói với con là cẩn thận và giữ sức khỏe vì lỡ bị nhiễm lại không có ai phục vụ bệnh nhân. Con cười và bảo nếu bị nhiễm cũng không sao vì có thể cảm nghiệm được nỗi đau với bệnh nhân, để cũng được kết hiệp với những đau đớn của Chúa Giêsu trên thập giá.

Nhưng sau ngày làm việc một mình một ca trực, con thấy đó dường như là một suy nghĩ “hơi ích kỉ”. Vì trong lúc làm việc, một mình lo những công việc mà bình thường chúng con 3 - 4 người làm, nên con làm không xuể hết mọi việc, dù đã di chuyển liên tục, vận động không ngừng nghỉ. Con không mệt thể xác, nhưng đôi lúc con tủi thân; con không lo lắng cho mình nhưng thực sự con thấy thương các bệnh nhân vô cùng. Có những bệnh nhân không thể uống nước, có những bệnh nhân không thể ăn cháo, uống sữa… và mình con không thể chu toàn hết được.

Khi con tâm sự với một người trong đoàn của con là ước gì mình làm được nhiều hơn những việc đó và có nhiều người cộng tác hơn, bạn ấy chia sẻ với con: “Nhiều khi em đến thăm bệnh nhân, họ nói không được và chỉ ra ám hiệu nhưng em không hiểu. Những lúc đó, Em chỉ biết xin Chúa cho em hiểu ý muốn của họ để thực hiện và Chúa liền nhậm lời”. Nghe lời tâm sự của bạn, con thấy vững tin hơn và tự nhủ rằng sẽ cố gắng hết sức mình, việc còn lại xin phó thác cho Cha.

Khi ra bên ngoài chờ để chuẩn bị ra về, con gặp người vào làm ca sau là một linh mục. Cha vào ca và cũng làm việc một mình. Con đọc những dòng chữ phía sau áo bảo hộ của cha: “Mọi người cố lên! Linh mục Khương”. Con vui quá nhưng rồi cũng nói: “Cha Khương ơi, cố lên!”  Ngài nhìn lại và nói con “Chúng ta cùng cố lên!” Con biết sẽ rất mệt cho ngài, và con lại thầm cầu nguyện với Cha cho ngài. Hai cha con cũng cười động viên nhau, rồi cha vào ca. Còn con đi về, lòng mang nhiều ý nguyện…

clip_image028

Đêm nay, con muốn nói với Cha ý nguyện của con:

“Xin cho những thiện nguyện viên trong đoàn con nói riêng và các thiện nguyện Công giáo nói chúng luôn biết bám vào Cha là chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi hoạt động sứ vụ.

Xin Cha gìn giữ chúng con được an toàn, đủ sức khỏe để có thể làm cánh tay nối dài của Cha lan tỏa niềm vui Tin Mừng cho những người chúng con gặp gỡ cũng như giúp đỡ các bệnh nhân trong khả năng có thể.

Nếu lỡ có ai bị nhiễm covid, xin Cha cho mọi người luôn bình an để đón nhận trong sự kết hợp với mầu nhiệm thập giá của Con Cha.”

Nói lên những ước nguyện này, con cũng xin phó thác hoàn toàn mọi sự trong thánh ý nhiệm mầu của Cha vì con biết rằng: Con biết con thiếu gì, nhưng Cha biết con cần gì.

Cha biết điều gì là tốt nhất cho chúng con trong mọi trạng huống của cuộc đời mà Cha nhỉ! Con biết lúc này, Cha vẫn ở bên cạnh con, lắng nghe và như nói với con:

“Con không làm việc một mình mà có Cha luôn nâng bước con mỗi khi con đến bên cạnh bệnh nhân bằng trái tim của Cha.”

Sài Gòn 6-9-2021

Fx. Phạm Ngọc Hoàn, Hội Thừa Sai Việt Nam

 

THÔNG BÁO HỖ TRỢ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ F0 TẠI NHÀ CỦA CARITAS VIỆT NAM

FB Tin Mừng Cho Người Nghèo

Nhằm hỗ trợ những F0 COVID-19 tại nhà, Caritas Việt Nam, với sự cộng tác của nhóm "Y Xã Hội Đức Tin" cùng một số bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, linh mục và tình nguyện viên, thành lập và điều hành chương trình “hỗ trợ cho người F0 COVID-19 tại nhà.”

Chương trình gồm:

- Tư vấn sức khoẻ cho F0, bệnh nhân và thân nhân chịu tác hại bởi Covid-19;

- Cung cấp miễn phí một số thuốc thông dụng điều trị COVID-19;

- Hỗ trợ một số thiết bị y tế theo chỉ định của bác sĩ: dụng cụ Sp02, bình Oxy, mạy tạo 0xy.

- Đồng hành tâm linh.

Quý vị có nhu cầu xin liên lạc qua tổng đài sau đây: 058 201 4837

clip_image030

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Vận dụng sáng tạo vào việc học online

clip_image032

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Hên xui với thiết bị học online

clip_image034

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Bi hài chuyện phụ huynh lén lút mua đồ dùng học tập

clip_image036