Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2021

Bài văn bắt đầu từ đâu?

Lê Học Lãnh Vân

Hơn bốn tháng trước, tôi và người bạn giáo sư đại học bàn nhau ý tưởng một dự án kinh doanh. Một dự án cần công nghệ cao trong ngành công nghệ gene và ngành vận trù học. Bỗng anh biệt tăm. Sau đó mới biết anh lập cây ATM gạo giúp bà con. Việc cực khổ mà bạn tôi vui. Giờ bạn đang tổ chức nhóm Chăm Sóc Bệnh Nhân tại nhà, liên kết mạng lưới bác sĩ hỗ trợ dịch vụ y tế, hỗ trợ thuốc, bình oxy và máy tạo oxy cho bệnh nhân COVID-19.

Mấy hôm trước bạn gởi tôi một thơ dài, trong đó anh trách những người “không tới sống hay xem khu nhà trọ Bình Chánh, Bình Tân”, chỉ biết “xoay như chong chóng, khoa tay múa chân tuyên bố hùng hồn”, chỉ đưa các chủ trương và cách tiến hành xa rời thực tế như xét nghiệm toàn dân. Dân đang chết kìa, dân đang chết vì thiếu giường bệnh, thiếu máy trợ thở, thiếu oxy, thiếu sự chăm sóc của bác sĩ, y tá, những người đang kiệt sức về thể chất lẫn tinh thần vì làm việc quá sức và chịu sức ép quá lớn của hoàn cảnh thương tâm và con số tử vong hàng ngày trước mắt.

Thơ anh viết: “Dân mình hiền, đâu đáng bị như vậy”. Tôi đọc trong câu đó, mỗi chữ một hàng nước mắt.

Đúng là dân tôi đang chết, dân tôi đang ra sức cứu nhau. Nhưng, có huy động được tối đa nguồn lực trong dân để cứu nhau không? Hồi nào tới giờ xã hội dân sự có được phép chính thức tồn tại đâu, xã hội không phát triển được hệ thống từ thiện chân rết hoạt động liền lạc đùm bọc, cứu giúp nhau. Do đó quốc gia có biến động lớn, lâm vào tình trạng khẩn cấp, tấm lòng tương trợ nhân nghĩa ông cha để lại sẵn đó mà những con người có lòng trong xã hội cứ chạy rối loanh quanh chỉ huy động được một phần nhỏ nguồn lực.

Không chỉ từng người bệnh đang chết, hệ thống liên lạc nhịp nhàng của công thương nghiệp tồn tại và thích nghi qua thử thách đã đứt gãy. Nhiều đơn hàng của các công ty đa quốc gia đã chuyển từ Việt Nam sang các nước khác. Nền kinh tế Sài Gòn và cả Miền Nam đang lâm trọng bệnh, nguồn sinh lực đất nước suy giảm trầm trọng. Tình trạng này nếu không nhanh chóng được cải thiện không biết tương lai dân tộc Việt sẽ đi về đâu…

Những dòng chữ của bài văn này được viết ra từ những giọt nước mắt trong lòng của bạn tôi “Dân mình hiền, đâu đáng bị như vậy”. Tuy nhiên, toàn bộ bài văn đã được bắt đầu từ trước đó. Từ đâu, từ lúc nào tôi cũng không nhớ rõ.

Phải chăng từ những tụ họp trong xã hội mà những nhà chuyên môn và người quan tâm đã lo sợ lên tiếng cảnh báo sẽ là cơ hội cho dịch bùng lên. Nhưng tụ họp vẫn hồn nhiên xảy ra.

Hay từ xa hơn, từ khoảng mười, mười một tháng trước đây, cuối năm 2020, khi dự báo dịch được thế giới đưa ra, người dân Việt đã biết tự lo giãn cách, giảm hẳn tụ tập cà phê, giỗ quảy... Từ bốn tháng trước, tháng Năm năm 2021, dịch đã bùng lên tan hoang Ấn Độ rồi lan mạnh tới Indonesia. Vậy mà hệ thống y tế vốn đã yếu kém vẫn không được củng cố. Thiết bị y tế thiếu thốn, dưới nhu cầu tối thiểu. Trong khi dân chúng lo sợ, thì những nhà quản trị đất nước vẫn hình như còn mải say sưa với thành tích chống ôn dịch chủng Alpha trước đó nên không biết tận dụng thời cơ vàng mua vaccine chủng ngừa?

Tại sao đất nước thờ ơ? Bài văn này có lẽ này bắt đầu từ xa hơn, từ những vụ án thất thoát ngàn tỉ, chục ngàn tỉ như Vinashin, Vinalines và nhiều đại án khác, mà chỉ một vụ tham nhũng thôi đã lấy mất của quốc gia từ hàng chục tới hàng trăm triệu đô la. Phải chăng đó là nguồn cơn khiến ngân khố quốc gia cạn kiệt không đủ tiền lo cho dân trong cơn đại dịch?

Và phải chăng bài văn còn bắt đầu từ xa hơn nữa, từ hệ thống một người làm quan cả họ được nhờ? Từ những vị bí thư tỉnh uỷ có cả chục bà con thân thuộc trong gia tộc chia nhau nắm các vị trí chủ chốt của địa phương? Từ những vụ gian lận thi cử có hệ thống được phanh phui trên nhiều tỉnh Miền Bắc? Có không trong bộ máy công quyền ngày nay quá nhiều quan chức thừa năng lực bám ghế, bảo vệ lợi ích nhóm mà thiếu kiến thức, thiếu năng lực, thiếu tinh thần phụng sự xã hội, bỏ mặc trách nhiệm của mình để dân sống chết mặc bay? Số khác thì năng lực không đủ, có muốn lo cũng không nhìn ra đầu mối chính để lo. Có chăng bây giờ một câu hỏi thật nhức nhối: số người không xứng đáng với vị trí trong bộ máy công là nhiều hay ít?

Đạo đức và năng lực bộ máy công quyết định thành công hay thất bại của quốc gia, đem lại no ấm hay khốn khổ cho người dân. Trong đau thương thời đại dịch này, năng lực của bộ máy công đã được đưa ra dưới ánh mặt trời. Năng lực này được đánh giá ra sao?

Bài văn này thực sự có được bắt đầu từ xa hơn nữa không?

Nếu bài văn bắt đầu từ những chốn rất xa và rất sâu, sau khi dịch được kiểm soát, xã hội nên bắt đầu công cuộc canh tân từ đâu?

Ngày 04 tháng 9 năm 2021

L.H.L.V.