Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 9 tháng 8, 2021

2000 thuật ngữ Tâm lý học (kỳ 51)

Hoàng Hưng

511. Errorless learning: Học loại bỏ sai lầm

Một phương pháp học trong đó các sai lầm được loại bỏ thông qua huấn luyện. Đặc biệt, việc học diễn ra qua nhiều buổi, nhưng trí nhớ chỉ được đo nghiệm vào buổi cuối cùng. Phương pháp này phòng tránh việc sản sinh những câu trả lời không đúng trong quá trình học. Nó được cho là hiệu quả hơn việc học tiêu chuẩn thử-và-sai đối với những cá nhân có trí nhớ khiếm khuyết vì nó loại trừ sự giao thoa (những người này có thể gặp khó khăn về việc nhớ lại những phương pháp hữu hiệu, cũng có thể củng cố các đáp án sai hơn là các đáp án đúng).

512. Ethnotherapy: Liệu pháp dân tộc học

Liệu pháp nhạy cảm với những đặc điểm văn hoá khác biệt của một người bệnh thuộc sắc dân thiểu số và những cách khác nhau trong quan hệ của người bệnh với những người khác, trong việc tự diễn đạt và xử sự với các vấn đề.

513. Evaluation apprehension: (nỗi) Lo sợ bị đánh giá

Nỗi lo âu nổi lên khi một người đang thực hiện một nhiệm vụ trong khi có sự quan sát của những người khác và cảm thấy lo âu vì sự đánh giá hay khen chê của họ. Một trong các hiệu ứng của nó là gia tăng sự kích động người làm nhiệm vụ, có thể cải thiện hay làm hại sự thực hiện tuỳ theo tính chất của nhiệm vụ.

514. Evaluation conditioning: (sự) Điều kiện hoá việc đánh giá

Sự tăng hay giảm mức yêu thích diễn ra như một hậu quả của việc học mang tính liên tưởng hay điều kiện hoá kinh điển, lần đầu tiên được báo cáo bởi nhà Tâm lý học Mĩ gốc Nga Gregory Razran (1901-73) trong một bài viết trên tập san Psycholigical Bulletin (Tập san Tâm lý học) vào năm 1940. Những người tham dự thí nghiệm đánh giá một loạt khẩu hiệu chính trị (được coi như các kích thích có điều kiện) theo cách chọn thích-không thích, và sau đó được yêu cầu đánh giá lần nữa. Những người đánh giá lần 2 sau khi được đãi ăn bữa trưa (được coi như một “kích thích không điều kiện”) thường đánh giá tích cực hơn một cách đáng kể so với những người đánh giá lần 2 trong khi bị hứng chịu một mùi khó chịu. Thuật ngữ được giới thiệu vào năm 1975 bởi nhà Tâm lý học Anh gốc Canada Archie Banks Levey (1924-2012) và nhà Tâm lý học Anh Irene Martin (1926-2009) trong một bài viết trên tập san Behaviour Research and Therapy (Nghiên cứu và Trị liệu Hành vi).

515. Everyday intelligence: Trí khôn thường nhật

Trí khôn sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Không nói về một kiến tạo có hiệu lực về đo lường tâm lí mà về một loại trí khôn được khái niệm hoá lỏng lẻo liên quan đến những vấn đề mà mọi người đối diện trên cơ sở hằng ngày.

516. Evil eye: Ác nhãn

Một niềm tin dân gian vào những quyền lực siêu nhiên của một cái nhìn trừng trừng xấu ác hay thù địch, gây ra sự tai ương, ốm đau, thương tật hay tàn phá người bị nhìn. Thuật ngữ đặc biệt áp dụng cho một hội chứng liên quan đến văn hoá ở những nước Địa Trung Hải và những vùng khác (tên gốc là MAL DE OJO. Cũng gọi là fascinum.

517. Evocative therapy: Liệu pháp khơi gợi

Liệu pháp dựa trên ý tưởng là hành vi được khởi lên từ những tác nhân nằm bên dưới. Một khi các tác nhân nằm bên dưới một hành vi không thích nghi hay không mong muốn đã được nhận dạng, thì những thay đổi về môi trường và sắp xếp có thể được thực thi để tác động đến những tác nhân ấy và từ đó thay đổi hành vi. [bắt nguồn từ nhà Tâm lý học Mĩ Jerome D. Frank (1910-2005)518. Evolutionary developmental psychology: Tâm lý học phát triển tiến hoá

Sự áp dụng các nguyên lí cơ bản của thuyết tiến hoá Darwin, nhất là thuyết chọn lọc tự nhiên, để giải thích sự phát triển của con người đương đại. Bao gồm nghiên cứu các cơ chế gien và môi trường nằm bên dưới sự phát triển phổ quát của các năng lực xã hội và nhận thức và các tiến trình tiến hoá ngoài di truyền (epigenetic) vốn thích nghi những năng lực ấy vào các điều kiện địa phương. Nó giả định rằng không chỉ các hành vi và nhận thức đặc trưng cho người lớn là sản phẩm của những áp lực chọn lọc suốt trong quá trính tiến hoá, mà cả những đặc trưng của hành vi và tâm trí trẻ em cũng thế. [đề xuất vào năm 2002 bởi các nhà Tâm lý học phát triển Mĩ David Bjorklund (1949-) và Anthony D. Pellegrini (1949-)

519. Exhibitionism: Tật chứng phô bày, thói phô trương

- Một tật chứng tà dâm (paraphilia) đặc trưng là những phóng tưởng, thôi thúc hay hành vi tính dục mạnh mẽ và trở đi trở lại, thể hiện qua việc phô bày các cơ quan sinh dục cho những người lạ bất ngờ.

- Hành vi lố lăng, kịch cọt hoặc phô trương nhắm lôi kéo sự chú ý đến bản thân.

520. Existential analysis: (sự) Phân tích hiện sinh

Một hình thức phân tâm học dựa trên thuyết hiện sinh, được giới thiệu vào đầu thập niên 1930 bởi nhà tâm thần học Thuỵ Sĩ Ludwig Binswanger (1881-1966) và được mô tả trong cuốn sách Grundformen und Erkenntnis menschlichen Daseins (Các hình thức và Kiến thức cơ bản về Sinh tồn của Con người, 1942). Mục tiêu là không chữa triệu chứng mà tái dựng trải nghiệm nội tâm của người bệnh, kể cả những người bệnh tâm thần nặng, khiến cho họ đối đầu với sự sinh tồn của mình và tập tự chủ. Trường hợp nghiên cứu cụ thể nổi tiếng nhất là về Ellen West của Binswanger. Cũng gọi là Daseinanalyse.