Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2021

Trăng không in bóng (kỳ 5)

Tiểu thuyết của Bùi Việt Sỹ

6.

Bất đầu từ đầu nhỉ? Ivan tự hỏi mình. Nước Nga Soviet tham gia thế chiến thứ hai có bốn năm từ 1941 đến 1945. Vả lại lúc ấy anh mới chỉ là một thằng nhóc nên cũng không có gì nhiều để kể. Trầm tư một lúc Ivan nói tiếp:

- Có lẽ cuộc đời anh cảm thấy êm đềm, hạnh phúc nhất là những ngày trước chiến tranh. Gia đình anh có bốn người. Cha anh là giảng viên dạy văn học Nga tại trường Đại học Tổng hợp Leningrad. Mẹ anh cũng là giáo viên. Bà dạy âm nhạc tại trường năng khiếu của thành phố. Em gái Natasa kém anh hai tuổi. Gia đình anh được thuê một căn hộ bốn buồng ở tầng ba, ngay trung tâm thành phố. Trước nhà là con kênh ốp đá hoa cương từ thời Nga hoàng. Nối hai bờ con kênh là bốn con chó có cánh, mồm kéo căng hai sợi dây cáp. Đây là một tuyệt tác nghệ thuật của một nhà kiến trúc người Ý. Khi giới thiệu về thành phố này trên các tờ tạp chí, không bao giờ thiếu một trang ảnh nghệ thuật về công trình nghệ thuật này. Sau chiến tranh bốn con chó có cánh đã được phục chế lại như nó vốn có. Anh là một đứa trẻ hiếu động, nghịch ngợm suốt ngày kể cả trong giờ học ở trường, lẫn khi về nhà. Bạn bè cùng lứa có đến gần chục đứa, ở cùng khu phố cổ hay ở ngoại ô bên các thành phố vệ tinh. Dáng anh dong dỏng, nhỉnh hơn lũ bạn một chút nhưng khỏe và nhanh nhẹn hơn bọn nó rất nhiều. Bọn anh rất nghịch, song không bao giờ chơi xấu, chơi ác. Đặc biệt là không bao giờ trêu chọc lũ con gái. Hình như là thừa hưởng gene của cha nên các môn xã hội anh tỏ ra rất có năng khiếu. Lại có tài hùng biện nữa. Cãi nhau với bọn nó thì bao giờ anh cũng thắng. Tranh luận ở lớp học, thậm chí ở trường trong các giờ ngoại khóa anh cũng tỏ rõ rất lợi khẩu. Không biết các gia đình khác, các tầng lớp xã hội khác sống thế nào, chứ riêng gia đình anh và cá nhân anh thấy bài hát Dân Liên Xô vui hát trên đồng hoa là rất thích hợp... Nhưng rồi vào sáng sớm tinh mơ ngày 21 tháng 6 một trong những ngày hè đẹp nhất của Liên Xô, phát xít Đức đã bất ngờ ồ ạt tấn công tổng lực trên tất cả các mặt trận. Vì quá bất ngờ, Hồng quân Soviet bị thất thủ hết mặt trận này đến mặt trận khác. Chỉ sau hơn một tháng quân Đức đã hợp vây rất chặt thành phố Leningrad. Và Hitler đã huênh hoang gửi thư mời tới các đồng minh tới dự dạ tiệc tại khách sạn Châu Âu, khách sạn nổi tiếng về tính cổ kính và sang trọng bậc nhất của kinh đô Saint Petersburg xưa. Những ngày đầu chiến tranh, bom đạn chưa tới. Những tiếng loa phóng thanh công suất lớn, mắc dày đặc trên các cột điện trong các khu phố thông báo chiến sự hàng ngày làm đau đầu, nhức óc tất cả mọi người từ người già đến trẻ nhỏ, không từ một ai. Và điều rõ rệt thứ hai là khẩu phần ăn phân phối tới các thành viên trong gia đình mỗi ngày một ít hơn. Tiếng máy bay gầm rít, tiếng bom dội đinh tai nhức óc, tiếng đạn pháo ròn rã đều đều như giã gạo cũng không còn làm ai quan tâm bằng cái đói. Khẩu phần ăn cho mỗi người hàng ngày được phân phát rút xuống chỉ còn 250 gram bánh mì. Rồi 200 gram. Và rồi không phải là bột mì nguyên chất nữa, mà đã được độn bằng bột giấy. Hình ảnh những người dân rệu rã vì đói lả, lụ khụ trong những chiếc áo paletot mùa đông, xếp hàng dài dằng dặc chờ nhận khẩu phần bánh mì độn vỏ cây và thỉnh thoảng lại có người đổ quỵ xuống và không bao giờ dậy được nữa. Chắc ở Việt Nam em cũng được xem nhiều qua các thước phim tư liệu. Một chiếc nhẫn vàng chỉ có thể đổi được ba, bốn củ khoai tây. Về sau cũng không có khoai tây để đổi nữa... Anh sẽ không kể thêm gì nữa. Anh sẽ chỉ kể về gia đình anh thôi. Cái sự hiếu động quá mức của anh lúc đó đã có lúc phát huy được tác dụng. Đầu tiên anh và mấy thằng bạn thân rủ nhau sang các thành phố vệ tinh, lúc đó quân Đức đã chiếm đóng vặt táo và đào khoai tây. Táo hết, khoai tây cũng không còn, lại sợ ăn đạn của phát xít nên phải quay ra lùng sục trong ngôi nhà vừa bị bom phá hủy. Thức ăn thì không còn, nhưng đôi khi cũng kiếm được xác của các chú chó, chú mèo. Xác chó thì gầy giơ xương vì chúng cũng như người không có thức gì ăn. Chỉ có mèo là còn khá vì chúng đôi khi cũng kiếm được chuột. Bố anh đã kiệt sức lắm rồi! Suốt ngày lẫn đêm, mặc cả áo paletot quấn đầy chăn đệm mà ngủ. Hàng ngàn rồi hàng chục vạn người đã ngã luôn không bao giờ dậy được nữa. Và bố anh cũng không phải là ngoại lệ. Hôm đó, bọn anh may mắn vớ được xác một con béc giê lớn bị cánh cửa sắt đổ sập đè chết. Bốn thằng lập tức xẻ thịt chia nhau. Anh là đứa phát hiện đầu tiên, được một chiếc đùi sau, bộ gan và quả tim... lập tức kiếm các thanh gỗ cửa sổ, cửa thông phòng bay về nhà. Nhóm lửa, luộc bộ gan và quả tim chó lên. Mùi thơm đến ứa nước miếng ra hàng bát. Nhưng phải dành cho bố đã. Hình như đàn ông sức chịu đựng kém đàn bà và trẻ con thì phải. Mẹ và anh lay bố dậy. Nhưng toàn thân bố đã cứng đơ, lạnh toát. Chẳng biết bố đã ra đi tự lúc nào. Cũng không có nhiều nước mắt để khóc nữa. Anh trở thành người đàn ông duy nhất trong nhà. Việc đầu tiên là lấy một chiếc chăn liệm xác bố anh lại. Rồi kéo qua các bậc cầu thang từ tầng ba xuống. Qua mỗi bậc cố kéo cho nhẹ để đầu bố anh không bị đập mạnh xuống. Dưới phố, những chiếc xe tải chở xác người đã chờ sẵn. Hai người đàn ông đã đứng tuổi, mỗi người một đầu vứt xác bố anh lên thùng xe. Ở mạn đông nam thành phố đã có một chiếc hố khổng lồ tiếp nhận những cái xác đó.

Khoảng một tháng sau, khi tuyết đã rơi dày, nhiệt độ xuống dưới 20 độ âm, một tia sáng mong manh cho cả thành phố đã dọi xuống. Hồ Ladoga, con hồ được xếp rộng vào hồ nước ngọt đứng thứ 15 thế giới ở phía tây bắc, nơi vòng vây của phát xít không xiết tới, xuất hiện các chuyến xe tải đầu tiên, chạy trên mặt băng. Những chuyến xe tải mỗi lúc một dày hơn. Nhưng chủ yếu là chở sắt thép, nguyên vật liệu sản xuất vũ khí cho các nhà máy ngầm dưới lòng thành phố. Khi quay trở lại một số xe được phép chở phụ nữ và trẻ con về hậu phương. Gia đình anh được phân bổ chỉ tiêu hai xuất. Em Natasa là dĩ nhiên rồi. Còn mẹ và anh, hai người cứ đùn đẩy quyết liệt nhường xuất cho nhau. Cuối cùng anh phải nói trong nước mắt: “Nhân danh người đàn ông duy nhất trong nhà, con lệnh cho mẹ đi, để còn chăm sóc cho em Natasa”. Nhưng hỡi ơi!... Chính cái lệnh ấy đã giết chết mẹ và em gái anh. Kể tới đây Ivan ngừng bặt. Anh không khóc. Nhưng ngực anh như có một tảng đá vô hình rất nặng đè lên. Lài cũng im lặng, không dám gặng hỏi gì thêm.

- Đêm hôm ấy, tuyết rơi mù mịt. Phải ba bốn phút sau Ivan mới lên tiếng. Anh ranh mãnh len lỏi được vào đoàn người ra mặt hồ tăng tiễn mẹ và em gái... Chiếc xe tải Molotova lèn cứng người, đứng úp thìa vào nhau. Xe chuyển bánh... tuyết ngừng rơi tự lúc nào. Trời như sáng hẳn lên... Xe chạy được khoảng gần hai trăm mét... Không hiểu lái xe loạng choạng thế nào, xe chệch bánh khỏi hàng cọc tiêu. Một tiếng “rầm” khô khốc vọng lên. Rồi anh thấy vì nhiều người thét lên. Lúc đầu anh cũng không hiểu là chuyện gì... Không! Ivan bỗng gào lên - Mặt băng đột nhiên sụt xuống, nuốt chửng chiếc xe tải cũng gần một trăm con người... xuống đáy hồ. Bi kịch thảm khốc đó đã xảy ra ngay trước mắt anh. Những câu này Ivan nói như thì thào. Anh định nhảy bổ về hướng đó... Nhưng rồi hai chân khuỵu xuống... người đổ vật ra, ngất lịm đi. Khi tỉnh lại, anh đã tự trách bản thân, rằng mình đã đẩy mẹ đến chỗ chết. Nếu như anh lên chuyến xe đó, thì mẹ anh đã không sao. Nhưng rồi về sau anh mới biết rằng con đường qua hồ băng là con đường nguy hiểm. Cứ trung bình hai mươi xe thì ... một xe bị băng sụt lở nhấn chìm. Những cánh lái xe chở hàng thì khôn ngoan hơn. Thường mở cửa xe. Có sự cố gì... thì bỏ xe nhảy đại... ra khỏi hố. Chiến tranh mà! Đó là những ngày đầu. Về sau phát xít Đức phát hiện ra hướng vận chuyển này... thì máy bay và phi pháo oanh tạc suốt ngày đêm... Mười xe thì... chỉ năm sáu xe đi trót lọt.

Còn lại một mình anh xung vào đội đi thu gom xác người chết đói và chết rét. Toàn là người già, phụ nữ và trẻ con. Đàn ông thì đã ra trận hết rồi... Cái rét làm tăng thêm cái đói và cái đói ngược lại càng tăng thêm cái rét đến thấu ruột, thấu gan... Hôm nay mình kéo xác người... thì ngày mai rất có thể có người nào đó sẽ kéo... xác mình... Và với tình trạng này thì... xác người... sẽ không còn ai thu dọn nữa. Thảm cảnh này, lúc đầu mọi người đều đổ cho... chiến tranh. Nhưng hơn mười năm sau... một thông tin đã được hé lộ. Một thông tin động trời... Nhưng thôi, để dịp khác anh sẽ kể cho em về việc này. Giọng Ivan đầy vẻ sục sôi căm hận. Hình như anh có chửi trong họng một câu rất tục mà Lài đã lơ mơ hiểu được. Bởi trước khi sang đây cậu em cũng đã có lần nói với Lài... Vài phút sau Ivan mới tiếp tục câu chuyện:

- Sở dĩ anh còn sống được đến ngày hôm nay cũng bởi một sự tình cờ... Trong một lần đi thu dọn xác người chết đói, chết rét... có một người đàn ông đứng tuổi nhìn anh một lúc lâu. Sau đó tiến lại gần và hỏi: “Nhà có còn ai không?”. “Em là người sống sót cuối cùng. Bố, mẹ và em gái đã chết cả rồi!”. Anh lạnh lùng đáp. Người đàn ông đó thở dài và đột nhiên hỏi: “Có muốn xuống nhà máy ngầm làm việc không?”. “Làm gì cũng được, miễn là có bánh mỳ!”. Anh đáp. “Thế thì theo tôi”. Nói rồi người đàn ông rút trong túi paletot ra một chiếc bánh biscuit to bằng nửa bàn tay người lớn, đưa cho anh và bảo: “Ăn đi để lấy sức!”. Anh đón lấy và quên cả cảm ơn. Đưa lên miệng cắn. Chiếc biscuit rắn như đá, khiến những chiếc răng cửa của anh muốn bật ra. “Hãy ngậm một tý. Rồi đưa vào răng hàm”. Người đàn ông thấy vậy bảo. Anh làm theo. Sau độ rắn như đá ấy là mùi bơ, mùi bột mì và muối. Trong đời anh có lẽ đây là lần đầu tiên anh được thưởng thức một miếng bánh biscuit ngon đến như vậy. Nơi anh đến nhận việc là nhà máy Kirov, đó chính là nhà máy sản xuất máy kéo và máy gặt đập liên hợp mà tuần trước lớp học của em đã đến tham quan ấy. Kirov là tên một đồng chí bí thư thành ủy Leningrad rất nổi tiếng vì thông minh, năng động và thẳng thắn. Đồng chí ấy đã bị sát hại trắng trợn, dã man vào năm 1936. Việc này anh sẽ kể nguyên nhân tại sao cho em nghe vào lần sau. Người đàn ông đứng tuổi trao anh cho một quản đốc phân xưởng tiện, tên là Anđrei Trernenko. Người này trạc ngoài ba mươi. Người vậm vạp với đôi cánh tay và bả vai nổi lên các bắp thịt cuồn cuộn như lực sĩ. Tóc vàng húi bốc lên, trán thấp với đôi hàm bạnh. Đặc biệt có đôi mắt hình tam giác, xanh lơ rất sắc lạnh. Anđrei Trernenko đưa anh xuống tầng hầm bằng thang máy. Dưới đó cả một phân xưởng rộng lớn đến một ngàn mét vuông hiện ra, với la liệt các máy tiện kê sát vào nhau, theo các hàng dọc. Andrey trao anh cho một cô gái, chắc chỉ hơn anh độ một tuổi và bảo: “Tatianna! Đây là lính mới của mày. Chịu khó dạy bảo nó!”. Nói rồi Anđrei bỏ đi.

Tatianna người dong dỏng cao, hai bím tóc tết đuôi sam màu hạt dẻ. Đôi mắt to cũng màu hạt dẻ trong veo. Nàng mặc áo cộc tay, quần dài và cái đập vào mắt anh ấn tượng nhất là chiếc yếm bảo hộ lao động, có một chiếc túi ở trước bụng, bên trong có một cái gì như cục sắt cộm lên. Anh tự giới thiệu: “Ivan Ivanovitch!”. Tatianna cười rất tươi và bảo: “Đang lang thang trên đường phố chứ gì?”. “Cũng không hẳn thế! Tham gia đội thu dọn xác chết!”, anh đáp. “Vào đây làm phải quy củ, nề nếp! Học việc ba ngày là làm được ngay thôi! Cái chính là phải tập trung. Rõ chưa?”. “Vào đây là được sống rồi! Phải cố chứ!”, anh đáp. “Nghĩ được như thế là tốt. Giờ đi tắm giặt đi! Rồi nhận quần áo bảo hộ lao động”.

Dưới này không hẳn là công trình ngầm tối tăm mà phải nói thực là một cái gì đó rất vĩ đại mà ở trên mặt đất không ai có thể tưởng tượng ra. Không khí rất thoáng đãng, mà ở đâu cũng thấy tiếng quạt gió thổi vù vù. Nước nóng thì phải nói là vô biên bởi được hệ thống làm mát máy thải ra. Anh vào nhà tắm công cộng tắm gội thỏa thích. Nhiệt độ dưới này lúc nào cũng vào khoảng 25oC. Khẩu phần ăn mỗi ngày là 500 gram bánh mì chia làm hai bữa, có thêm một lát thịt mỏng hoặc tý cá muối. Làm việc theo ca, mỗi ca 12 tiếng/ngày. Công việc rất đơn giản là tiện đạn pháo. Phôi do phân xưởng đúc nấu thép đổ vào khuôn. Phân xưởng tiện gọt cho nhẵn, bóng, đúng kích... rồi chuyển đến phân xưởng khác. Anh lúc ấy 12 tuổi, người cao nên không phải đứng lên đệm ghế gỗ vẫn thao tác được. Phân xưởng có khoảng 300 công nhân đa số là phụ nữ và bọn choai choai như anh. Tatianna là tổ trưởng của anh. Tổ có 40 người. 24 con trai. Con trai ngủ riêng một lô. Con gái ngủ riêng một lô, cũng trong phân xưởng.

Tatianna hướng dẫn anh lắp phôi thép vào mâm cặp, vặn chặt bốn cái chấu bằng clé ống. Cách lắp các loại dao tiện, gồm dao tiện thô, dao tiện bóng. Cách di chuyển ụ động trên thân máy, v.v. và v.v. Khó nhất là phải điều khiển dao để tiện phôi cho đúng hình dáng hoa chuối của quả đạn pháo. Kích thước từng chỗ lượn phải chính xác đến 1% ly.

Qua ba ngày, anh đã gần như trở thành người thợ thực thụ, trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người. Nhất là tay quản đốc Anđrei. Còn Tatianna thì đưa đôi mắt to màu hạt dẻ chăm chăm nhìn anh và mỉm cười gật đầu như khích lệ.

7

Sau một ca làm việc 12 tiếng đồng hồ, mặc dù hai chân cứng đơ vì máu trong cơ thể như dồn hết cả xuống đó, mắt hoa vì đói vì thiếu chất, nhưng không khí sinh hoạt của 12 tiếng còn lại thật vui nhộn. Vật nhau trong nhà tắm hơi công cộng, kể cho nhau các kỷ niệm trước chiến tranh, trêu đùa bọn con gái cùng tổ. Anh hòa nhập với chúng nó rất nhanh. Rồi trở nên thân thiết với chúng nó lúc nào không hay. Bọn chúng thì thào kể cho anh về lão quản đốc Anđrei với rất nhiều bí mật bằng vẻ hết sức sợ hãi. Rằng lão là cộng tác viên của KGB (cơ quan an ninh quốc gia). Không chỉ thời đó, mà đến tận những năm gần đây, bất kỳ ai nói đến ba chữ KGB mặt đều tái xanh, tái xám. Thời đó thì bọn anh càng sợ. Sợ như đang đi dạo trong rừng bỗng nhiên gặp hổ vậy. Nhưng rồi cái thói thô bạo của lão vẫn được chúng nó kể hết. Từ chuyện thích chị em nào là lão gọi lên phòng quản đốc. Tốc váy lên hành sự luôn. Cũng có người thích thì không nói làm gì. Nhưng người không thích cũng phải cắn răng chịu đựng. Bởi lão dọa, lôi thôi là quẳng lên mặt đất mà lên mặt đất là đồng nghĩa với chết đói chết rét. Hoặc là tống ra mặt trận làm nữ cứu thương. Sau mỗi lần hành sự xong, Lão đều thưởng cho một miếng pho mát. Hoặc như chuyện lão bớt khẩu phần ăn của công nhân. Mãi chuyện với Tatianna phải rất lâu sau bọn chúng mới kể. Chúng nó bảo trong mắt lão, Tatianna như con cừu non trong mắt sói già. Bằng linh cảm đặc biệt của con gái Tatianna rất biết điều đó, nên thường lảng tránh mỗi khi lão đến gần. Rồi một lần, lão gọi Tatianna lên phòng quản đốc. Không biết sự việc diễn ra thế nào mà mặt lão bị cắn, bị cào gần như nát bươm. Và từ đấy, trong chiếc túi áo bảo hộ lao động ở trước bụng lúc nào cũng thủ sẵn một con dao tiện.

Sau khi nghe câu chuyện ấy, anh nhìn Tatianna với ánh mắt thương cảm và đau xót vô cùng. Và cũng bằng linh cảm đặc biệt của con gái Tatianna nhìn anh như muốn nói: “Tớ đã nghe thấy chuyện chúng nó kể về tớ cho đằng ấy nghe rồi. Nhưng không sao! Không sao! Đằng ấy phải tin tưởng tớ”.

Cuộc sống ở dưới nhà máy ngầm dường như không có ngày có tháng. Không biết trên mặt đất lúc này là mùa đông hay mùa hè. Chỉ có ánh đèn đỏ quạch nhưng không bao giờ tắt. Bọn anh không chỉ sống mà còn lớn lên trông thấy. Thế mới biết sức chịu đựng của con người, nhất là lũ trẻ con choai choai gần như là vô giới hạn. Riêng Tatianna không cao lên được bao nhiêu, nhưng cặp vú đã mẩy ra và mông đã có đường cong lý tưởng. Lão quản đốc Anđrei mỗi lần dạo qua tổ, vẫn không quên đánh đôi mắt xanh lè hình tam giác, lóe lên những tia vừa thèm muốn, vừa căm hận nhìn cơ thể phơi phới đầy sắc xuân của Tatianna. Mỗi lần nhìn thấy lão, đôi môi hồng của Tatianna luôn mím chặt, đôi mắt to màu hạt dẻ nhìn xuống con dao tiện dưới túi chiếc áo bảo hộ lao động.

Tin tức chiến sự được thông báo qua các chiếc loa phóng thanh gắn ở mỗi phân xưởng. Hồng quân đang hợp vây đạo quân tinh nhuệ gồm 33 vạn của thống chế Paulus tại thành Stalingrad ra sao. Rồi cuộc đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại tại vòng cung Kursk thế nào. Mỗi tin chiến thắng của Hồng quân, bọn anh đều cảm thấy vô cùng phấn khích. Nhưng cảm giác chiến tranh ở trong mỗi một con người vẫn là vô tận. Không chỉ lớn lên mà bọn con trai, con gái đã bước sang tuổi dậy thì. Đã có những cặp thương thầm, nhớ trộm nhau. Riêng anh dường như là đứa lớ ngớ nhất trong chuyện này. Một hôm có đứa bảo anh: “Tổ trưởng Tatianna yêu mày đấy!”. Anh đáp lại: “Làm gì có chuyện ấy!”. Nhưng lòng vẫn xốn xang lạ lùng. Tình yêu chẳng lẽ lại đơn giản vậy sao? Anh tự hỏi mình. Đúng là Tatianna đôi lúc có đưa bàn tay dịu dàng vuốt mái tóc vàng rơm của anh. Lúc thì lại véo tai, véo mũi. Có lần mặt giáp mặt, đôi mắt to màu hạt dẻ cứ nhìn anh chằm chằm, và rồi không nói gì, cộc trán vào trán anh. Xong hấp tấp bỏ đi. Có lúc lại mắng anh: “Ông tướng đã lớn rồi mà chả chịu chăm sóc cho mình. Quần áo không biết giặc giũ cho kỹ, hôi ơi là hôi!”. Tatianna hơn anh gần hai tuổi, anh nghĩ đó là tình cảm của người chị chăm sóc cho đứa em trai thì đúng hơn. Gia đình Tatianna cũng là cư dân Saint Petersburg gốc. Mà dường như đa số những người ở công binh xưởng ngầm này đều như vậy. Chỉ có một số ít ở các vùng khác mới tới định cư ở thành phố Leningrad, theo sự phát triển, như bây giờ người ta bảo là phát triển cơ học của thành phố. Nhà Tatianna chỉ có ba người. Mẹ là giáo viên trung học. Cha là đại tá làm việc ở Bộ Tổng tham mưu. Trước chiến tranh có tới gần 90% sĩ quan bị tử hình và đi tù vì bị gán cho tội phản bội tổ quốc Xô viết. Chiến tranh xảy ra được 10 ngày, thì cha Tatianna được thả và đưa ra chỉ huy một lữ đoàn xe tăng. Trước thành Leningrad lữ đoàn xe tăng do cha Tatianna chỉ huy đã bẻ gãy nhiều đợt tấn công của các sư đoàn xe tăng Con cọp của phát xít Đức. Nhưng rồi không có tiếp viện, với số lượng áp đảo các chiến xa Con cọp Đức quốc xã đã xóa sổ lữ đoàn xe tăng này của Hồng quân. Không một xe tăng nào để bị bắt sống, không một sĩ quan, chiến sĩ nào để phát xít bắt làm tù binh. Trước khi bị tiêu diệt, họ đã bắn cháy gần một trăm chiến xa của địch. Đơn vị được tuyên dương anh hùng ngay tại mặt trận. Còn mẹ Tatianna ngay từ ngày đầu Leningrad bị hợp vây bà đã xung vào đội cứu thương. Và cũng đã hy sinh anh dũng. Bởi vì thế mà Tatianna được xuống phân xưởng tiện này, gần như là đầu tiên trong số các bọn nhóc.

Tin chiến sự Hồng quân chiến thắng ở khắp mọi mặt trận. Nhưng thành Leningrad vẫn bị phong tỏa chặt chẽ, tổng cộng tới gần 900 ngày đêm. Vì sao lại như vậy? Việc này có dịp anh sẽ nói cho em rõ sau.

Nhưng rồi ngày giải phóng cuối cùng cũng đã đến. Bọn anh nghe mà như không tin vào tai mình. Đến khi được lão quản đốc phân xưởng Anđrei công bố cho nghỉ một ngày để lên mặt đất, bọn anh mới tin là thật. Khẩu phần của ngày hôm ấy, bánh mì vẫn là 500gram nhưng có thêm một lát pho mát, một lát thịt nguội và hai củ ấu sữa tươi. Tatianna rủ anh về thăm nhà. Anh đồng ý. Tatianna kiếm đâu được cái túi vải màu nâu, có dây kéo thít miệng túi lại. Bỏ cả hai khẩu phần thức ăn vào đó, thêm hai chai nước nữa. Anh nhớ đó là đầu hè thì phải. ánh nắng chưa tới mức chói chang lắm! Nhưng đã làm anh và Tatianna suýt ngất. Đến hơn mười phút sau mới định thần lại được. Đi đâu? Về đâu? Cả thành phố dường như đã tan hoang hết. Không có phương tiện giao thông công cộng nào hoạt động. Thỉnh thoảng có những xe nhà binh hối hả chạy về hướng này, hướng nọ. “Về nhà cậu trước”, Tatianna bảo. “Không, về nhà Tatianna trước. Đằng ấy là con gái phải được ưu tiên”, anh đáp. Tatianna đồng ý và trao chiếc túi vải cho anh. Và tự nhiên, rất tự nhiên, lần đầu tiên bàn tay mềm của Tatianna quơ và nắm lấy bàn tay của anh, dắt về hướng trung tâm thành phố. Từ nhà máy Kirov đến đại lộ Nevsky khoảng 6 km. Tuy nhiên nhiều đoạn đường đã bị nhà cửa, cây cối, xe cộ... đổ nát chắn ngang, khiến hai đứa phải đi vòng qua hướng khác. Mất gần hai tiếng mới tới được địa điểm gần khách sạn Tháng Mười, nơi các em đang ở bây giờ. Nhà Tatianna ở cuối đại lộ Nevsky, trong một con ngõ lớn, ô tô có thể tránh nhau được. Người đi lại rất thưa thớt, rất lâu mới gặp một tốp công an đi tuần. Bọn anh cũng bị kiểm tra giấy tờ. Nhưng khi nhìn thấy tấm thẻ công nhân của nhà máy Kirov là mọi người đều niềm nở. Có người đã hỏi: “Về thăm nhà à?”. “Vâng!”, bọn anh đáp gọn lỏn. Đây đó cũng thấy xuất hiện tốp gần giống như dân binh, chắc ở nơi khác đến, gồm các bà trên bốn mươi và đàn ông phải trên năm mươi. Họ được chở trên thùng những chiếc xe tải. Họ đến để bắt đầu dọn dẹp những đống đổ nát. Lâu không lên mặt đất, lâu không được đi bộ nên lúc đầu mắt có hoa, đi được một đoạn chừng hơn cây số đã thấy thở dốc. Cuối cùng thì hai đứa cũng đến được con ngõ để đi vào khu nhà của gia đình Tatianna. Nhưng chỉ vào được một nửa con đường. Phía trong là những đống gạch đổ nát, chất cao như núi. Một tấm biển bằng tôn mỏng cắm xuống đường ghi nghệch ngoạc dòng chữ bằng sơn đỏ: “Khu vực nguy hiểm cấm vào!”.

Tatianna bảo: “Nhà tớ ở trong này! Giờ chắc chẳng còn gì!”. Sau giọng nói lạnh lùng, Tatianna nắm lấy tay anh và dắt đi. Đại lộ Nevsky dài 7 km. có hai đoạn. Đoạn lớn dài khoảng 4 km ở trung tâm thành phố. Có thể nói đây là đại lộ đẹp nhất của thành phố Leningrad nói riêng và Liên bang Soviet nói chung. Đoạn nhỏ là nơi bọn anh vừa đi vào. Lại quay trở lại khu vực khách sạn Tháng Mười. Đại lộ chính gần như nguyên vẹn hoàn toàn. Dấu vết của bom đạn là có nhưng không đáng kể. Đi khoảng hơn cây số thì bắt gặp con kênh lát đá hoa cương khổ lớn. Rẽ trái thì chừng nửa cây thì đến khu vực nhà anh. Hai bờ kênh là hai con phố nhỏ. Từ bờ kênh bên này sang bờ kênh bên kia có một cây cầu treo giả. Ngoài giá trị giao thông, nó còn là công trình nghệ thuật có tiếng của thành phố. Với bốn bức tượng bốn con chó có cánh lớn ngồi chồm hỗm mõm ngậm tượng trưng bốn đầu dây cáp nối hai bên bờ kênh. Cầu treo thì vẫn qua lại được. Nhưng ba trong bốn con chó có cánh đã trở thành thương phế binh. Con thì rụng đầu, con thì không còn cánh, con thì cụt hai chân trước. Cây cầu treo này nối liền con ngõ nhỏ, chỉ ô tô con đi vừa, dẫn vào nhà anh. Nhưng hỡi ơi! Cũng giống như khu nhà của Tatianna, bê tông, gạch đá đã lấp đầy con ngõ rồi, cùng với tấm biển tôn đề mấy chữ nguệch ngoạc: “Khu vực nguy hiểm! Cấm vào!”. Anh tựa lưng vào sợi dây cáp trên thành cầu mắt đăm đăm nhòa lệ nhìn vào đống gạch vỡ, bê tông đổ nát đó! Tatianna cầm lấy tay anh và bảo: “Ta đi chứ?”. “Đi đâu?”, anh sững sờ hỏi lại. “Ra bờ sông Neva. Nơi có bức tượng đồng đúc Pyotr đại đế ấy!”, Tatianna bảo. “Ừ, thì đi! Ra đấy có lẽ không khí thoáng đãng hơn”, anh trả lời.

May mắn là bức tượng Pyotr đại đế vẫn còn nguyên vẹn. Có lẽ công binh vừa dỡ tấm thép chụp bảo vệ bức tượng ra. Hai chân mỏi nhừ. Bọn anh ngả lăn dưới bãi cỏ, dưới chân bức tượng. Phía bên kia đường, dòng sông Neva rộng mênh mông, đoạn này gần tiếp giáp với biển Baltic nên nước xanh lơ. Lúc này đã quá trưa rồi. Nắng vàng nhẹ của ngày đầu hè. “Ăn bữa trưa chứ?”, Tatianna hỏi. “Tớ chỉ khát nước, không thấy đói”, anh đáp. “Uống nước xong rồi ăn!”, Tatianna dỗ mình như dỗ một đứa em. Hai đứa vừa uống nước vừa ăn chậm rãi. May mà Tatianna đã khôn ngoan, chuẩn bị hai chai nước. Chứ không thì!... Không hiểu vì một mệt hay vì lý do gì đó mà anh ngủ thiếp đi một giấc khá lâu. Chỉ đến khi thấy buồn buồn ở tai mới choàng tỉnh dậy. Thì ra Tatianna nằm nghiêng đang vuốt mái tóc vàng rơm và mân mê đôi tai của anh.

“Dậy đi! Ngủ như chết thế! Đến giờ về rồi!”, Tatianna bảo. “Mai chúng mình làm ca hai mà! Lo gì”. Anh cãi lại. “Nằm ngủ li bì, để người ra một mình, buồn chết đi được!”. Nói rồi Tatianna nắm hai tay anh, lôi đứng lên. Không biết tại Tatianna khỏe, hay anh quá nhẹ cân, mà chỉ một cú xốc, anh đã bật dậy được. Rồi hai đứa chơi trò đuổi bắt quanh tượng Pyotr đại đế. Xế chiều hai đứa qua đường, ra bờ sông, bám tựa vào lan can sắt. Thủy triều đang lên sóng đánh qua cả bờ đá hoa cương, tràn lên đường, ướt hết cả chân.

“Bây giờ về được chứ?”, Tatianna hỏi. “Mình muốn quay lại chỗ bốn con chó có cánh. Đằng nào chả đi qua lối ấy”, anh đáp. “Chó có cánh thì chó có cánh”, Tatianna nhí nhảnh đáp lại.

Anh lại đứng tựa lưng vào sợi dây cáp làm lan can cầu, nhìn vào con ngõ dẫn vào nhà anh. Tự nhiên thấy tủi thân vô cùng. Nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ em gái bé bỏng. Hai hàng nước mắt cứ tuôn trào ra. Tatianna xoay người, úp lấy người anh. Rồi Tatianna đặt những chiếc hôn lên hai bên má, nơi có những giọt nước mắt đang tuôn trào. Và khi nước mắt đã bắt đầu khô, Tatianna đặt đôi môi mềm mại áp chặt vào môi anh. “Ivan! Cậu có yêu tớ không?”. Tatianna thì thào hỏi. “Sao không?”. Anh hỏi lại. “Cậu không nói dối chứ?”. “Tại sao lại phải nói dối?”. “Nhưng mà này!”. Tatianna chậm rãi nói: “Cậu có nhớ cái lần lão Anđrei gọi mình vào phòng quản đốc chứ?”. “Chuyện cũ rồi, nhớ để làm gì?”. Giọng anh cứ ngang ngang hỏi lại. “Không! Dù Ivan không muốn biết, mình cũng phải kể cho Ivan biết..”. Dừng một lát Tatianna kể tiếp: “Mình vừa bước vào thì lão ấy lấy chân đá sập cánh cửa lại. Và hai cánh tay to khỏe như gấu nhấc bổng mình lên ném xuống tấm đệm bẩn thỉu mầu nâu xỉn dưới đất. Rồi nằm đè lên. Mình giãy đạp loạn xạ. Nhưng không lại với sức vóc của lão. Khi bàn tay lão tốc gấu váy mình lên, và xé tan chiếc quần con thì mình dùng răng cắn vào mặt lão. Còn hai tay cào cấu gần như nát bộ ngực vạm vỡ của lão. Hai chân mình cố quặp chặt lại. Lão phát vào đùi mình cháy rát. Mình đã ngoạm vào tai lão, định nghiến cho rụng ra. Thì lúc ấy, dưới bụng mình, giữa hai chân như có một chiếc đục sắt đâm chí mạng vào. Mình kêu ối lên tiếng, tấm thân rã rời ra. Miệng cũng rời khỏi chiếc tai của lão. Mình gần như ngất đi. Không biết thời gian trôi bao lâu. Cũng không biết lão nhảy múa trên bụng thế nào? Rồi đột nhiên thấy hắn rùng mình, và rồi toàn thân lão cũng nhão ra. Hắn đứng lên, kéo lại quần. Miệng méo xệch, xòe ra nụ cười đểu cáng. Lão đặt vào tay mình một miếng phó mát và nhăn nhở bảo: “Ăn đi để lấy lại sức” Mình đã ném thẳng vào mặt lão và bảo: “Đồ đểu! Tao không thèm!” Lão lại méo xệch miệng cười hềnh hệch.

Mấy ngày sau hắn đến bên máy tiện của mình. Giả nhân, giả nghĩa hỏi: “Công việc thế nào?”. “Mọi việc bình thường!” Mình trả lời gọn lỏn. “Sướng lắm hay sao mà hôm đó không khóc?”. Hắn nhăn nhở hỏi. Mình lôi ở chiếc túi cái tạp dề dưới bụng con dao tiện, đã được mài lại đầu nhọn như cái đục, rít răng bảo hắn: “Đồ sói đực! Lần sau còn động vào người tao. Tao đâm cho thủng bụng!”. Lão biết là mình nói thật. Sự phản kháng quyết liệt cộng với cái đục trong tay mình sẽ gây chấn thương cho lão là cái chắc. Bởi thế, mỗi lần lởn vởn quanh máy của mình như con sói thèm thuồng nhìn con cừu non mà đành nuốt nước miếng quay đi.

“Đấy chuyện đã xảy ra như vậy Ivan còn yêu mình được không?”. Tatianna hỏi trong nước mắt. “Không! Không có gì cản trở việc mình yêu Tatianna cả!”. Anh cứng cỏi đáp. “Thật chứ?”. “Thật”. “Chiến tranh kết thúc rồi, lúc đó chỉ còn toàn đàn bà và trẻ con. Thanh niên còn chẳng được bao. Đến lúc đó lũ con gái trẻ đẹp bâu vào, liệu Ivan có thay đổi!”. “Tình yêu với Tatianna chỉ có một. Một mà thôi!”. “Cảm ơn Ivan nhiều lắm! Trên đời này mình chỉ còn mỗi mình Ivan là thân thiết thôi!”. Tatianna nói trong nước mắt. “Ivan cũng thế! Có còn ai đâu?... Chúng mình sẽ yêu nhau mãi mãi nhé!”. “Nhất định là thế rồi! Mãi mãi... Chỉ một và mãi mãi!”.

Hai đứa ôm nhau. Và bây giờ đến lượt mình dùng môi lau khô những giọt nước mắt chảy dài trên đôi má thon dài của Tatianna.

Tatianna cởi khuy áo ngực, cầm bàn tay của anh đặt lên đôi vú nhỏ nhắn nhưng đã bầu bĩnh của nàng. Anh bắt đầu rụt rè nhào nặn. Khi cặp vú đã căng lên, Tatianna thì thào hỏi qua hơi thở hổn hển: “Ivan! Cậu có muốn không?”. Lúc đầu anh ngớ ra, mãi về sau mới hiểu và bảo: “Để dành cho lần sau”. “Thế cũng được!”. Tatianna đáp lại và ôm chặt lấy anh.

B.V.S.