Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2021

Thuật ngữ chính trị (130)

Phạm Nguyên Trường

313. Maastricht, Treaty ofHiệp ước Maastricht. Hiệp ước Maastricht, ký ngày 7 tháng 2 năm 1992 ở Maastricht, Hà Lan, là tu chính án quan trọng của Hiệp ước Rome và các hiệp ước liên quan của Cộng đồng châu Âu. Hiệp ước Maastricht đẩy nhanh và củng cố các thiết chế và tiến trình hội nhập châu Âu. Hiệp ước này có hiệu lực vào ngày ngày 1 tháng 11 năm 1993, từ đây Liên minh châu Âu thay thế cho Cộng đồng châu Âu, quá trình dẫn tới hợp nhất châu Âu về kinh tế và tiền tệ đã được phác thảo và bắt đầu xây dựng chính sách an ninh và đối ngoại chung. Nó cũng trở thành tâm điểm của phong trào phản đối việc hội nhập hơn nữa của châu Âu, đặc biệt là ở Vương quốc Anh và Đan Mạch.

314. McCarthyism - Chủ nghĩa McCarthy. Chủ nghĩa McCarthy là thuật ngữ nói về việc cáo buộc một ai đó tội lật đổ hoặc phản quốc mà không cần bằng chứng, đặc biệt khi người đó có liên quan đến chủ nghĩa cộng sản. Thuật ngữ này được đặt theo tên Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Joseph McCarthy (Đảng Cộng hòa - Bang Wisconsin) và kéo dài từ cuối những năm 1940 đến giữ những năm 1950.

Đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa McCarthy là đàn áp chính trị, làm cho người ta sợ hãi về sự ảnh hưởng của Chủ nghĩa Cộng sản đối với nước Mỹ, và nghi ngờ hoạt động gián điệp của Liên Xô trong lòng nước Mỹ.

Trong thời McCarthy, hàng trăm người Mỹ đã bị buộc tội là “cộng sản” hoặc “cảm tình viên của cộng sản”. Họ trở thành đối tượng của các cuộc điều tra và thẩm vấn đầy tính công kích trước các hội đồng, ủy ban và cơ quan tư nhân hoặc chính phủ. Nhiều người mất việc làm hoặc sự nghiệp bị hủy hoại; một số bị bỏ tù. Một số nạn nhân nổi tiếng của Chủ nghĩa McCarthy: Albert Einstein, Robert Oppenheimer, Charlie Chaplin, David Bohm...

Từ giữa thập niên 1950, ảnh hưởng của chủ nghĩa McCarthy bắt đầu giảm sút, chủ yếu là do mất dần sự ủng hộ của công chúng và sự phản đối của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Thẩm phán Earl Warren. “Tòa án Warren” đã đưa ra một loạt các phán quyết giúp chấm dứt chủ nghĩa McCarthy.

315. Macroeconomics – Kinh tế học vĩ mô. Kinh tế học vĩ mô là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cơ cấu và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Những thay đổi trong các biến số của kinh tế học vĩ mô như lạm phát, thất nghiệp, và tỉ giá hối đoái có ảnh hưởng sâu sắc tới chính trị. Một số người cầm bút đã phát triển mô hình gọi là “chu kì kinh tế có tính chính trị (political bissiness cycle) với mục tiêu là dự báo tình cảm của dân chúng đối với chính phủ trên cơ sở những biến số vừa nói.

316. Mafia – Ma phia. Ma phia là khái niệm được áp dụng cho các tổ chức tội phạm khao khát giành độc quyền bảo kê cho những giao dịch phi pháp, có một số nghi thức chung, có những quy định về hành vi và biện pháp phối hợp hành động, nhưng vẫn giữ được mức độ tự chủ cao.

Ma phia là tổ chức bí mật mà tất cả thành viên đều là đàn ông, xuất hiện ở miền tây Sicily (nước Ý) hồi đầu thế kỉ XIX. Các nhà nghiên cứu cho rằng Ma phia Sicily là sản phẩm của việc chuyển hóa muộn màng và đầy khuyết tật sang nền kinh tế thị trường. Việc cáo chung của chủ nghĩa phong kiến ở Sicily làm cho những giao dịch kinh tế ngày càng gia tăng và cần phải có những biện pháp bảo vệ tài sản. Vì nhà nước Ý không thể đáp ứng được những nhu cầu này cho nên những người hữu sản phải tìm những phương tiện bảo vệ thay thế khác. Tuy nhiên, chỉ cầu không thì chưa đủ. Thế kỉ XIX, Sicily có những con người được huấn luyện sử dụng bạo lực, đấy là những binh sĩ của những đội quân đã bị giải thể và những người gác đồng. Cầu gặp cung và Ma phia Sicily xuất hiện, trở thành nguồn cung cấp lực lượng bảo vệ tư nhân độc lập và ổn định.

Một trong những bộ phận hậu duệ của nó xuất hiện ở vùng ven biển miền đông Hoa Kỳ và Úc, được du nhập cùng với làn sóng di cư của người Sicily và các cư dân khác thuộc miền nam của Ý. Ở Bắc Mỹ, Mafia dùng để chỉ các tổ chức tội phạm của Ý nói chung, chứ không hẳn là chỉ giới tội phạm của riêng cộng đồng Sicilia.

Nhiều người Sicily cho rằng đây là tổ chức hình thành để bảo vệ những người nghèo hèn trong xã hội. Cuối những năm 1950, trên bia mộ của một thủ lĩnh huyền thoại Mafia là Villalba Calogero Vizzini có ghi hàng chữ: “Ông là một Mafia; tuy là tội phạm nhưng ông cũng rất tôn trọng pháp luật, bảo vệ lẽ phải và là một nhân cách vĩ đại. Đó là con người đáng kính”. Tương tự như vậy, vào năm 1925, chủ tịch hạ viện Ý, Vittorio Emanuele Orlando, xuất hiện trước quốc hội và ông rất hãnh diện với tên gọi mafioso (thành viên của Mafia), vì từ này có hàm ý là danh giá, quý phái và hào phóng.