Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2020

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ Miền Nam (kỳ 130): Phạm Duy: Còn chút gì để nhớ

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2020)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

Còn chút gì để nhớ – Sáng tác: Phạm Duy (thơ Vũ Hữu Định)

Trình bày: Thái Thanh (Pre 75)

Đọc thêm:

Còn chút gì để nhớ hay số phận của mỗi tác phẩm

Trương Điện Thắng

Những năm 1971-1972, có lẽ bài hát Còn chút gì để nhớ của Phạm Duy là một trong những bài được yêu cầu nhiều nhất trong “Chương trình nhạc yêu cầu” trên đài Phát thanh Sài Gòn.

Lúc đó, tác giả của bài thơ – nhà thơ Vũ Hữu Định – vừa qua tuổi 30, anh đang… trốn lính ở Sài Gòn và lang bạt ở Lâm Đồng, Bảo Lộc, Pleiku…

Từ trong bóng tối với nhiều bút danh như Hàn Giang Tử, Vũ Hữu Định…, chàng trai gốc An Cựu nhưng nói giọng Quảng Lê Quang Trung không nghĩ mình được nhạc sĩ tài ba Phạm Duy để ý. Với bút danh Vũ Hữu Định, anh bắt đầu xuất hiện trên tạp chí Bách Khoa của Lê Ngộ Châu, tuần báo văn nghệ Khởi Hành của Viên Linh… Bài Còn chút gì để nhớ đăng trên Khởi Hành và được nhà văn Võ Phiến chép vào sổ tay.

Sau này, khi chúng tôi gặp lại ông ở Nha Trang trong chương trình Duyên dáng Việt Nam 16, trong buổi ăn tối, Phạm Duy kể, ông đến chơi nhà Võ Phiến nhưng bạn đi vắng. Lân la chờ bạn trong phòng viết, thấy cuốn sổ tay bỏ ngỏ, ông giở vài trang đọc và bắt gặp bài thơ. “Lúc đó, tôi chưa biết anh Định là ai nhưng nhịp điệu và ngôn ngữ bài thơ làm tôi nảy ra ý định phổ nhạc. Cả năm sau, Vũ Hữu Định đến thăm tôi thì tôi mới biết anh ấy còn rất trẻ, hiền lành…

Sau này ở Mỹ, tôi biết anh đã mất vì tai nạn trong một cơn say. Tôi ra Đà Nẵng và Hội An hai lần, nhưng bộn bề công việc, lại không biết gia đình anh còn ở ngoài đó nên không đến thăm được. Thật đáng tiếc!”.

Năm 1972, Vũ Hữu Định sống cùng phòng trọ sinh viên chúng tôi, khi thì ở đường Lê Văn Duyệt, lúc sang khu ổ chuột Phú Nhuận. Anh bắt đầu “ra công khai” sau khi nhờ một bạn thơ làm được cái giấy hoãn quân dịch “vì lý do gia cảnh”.

Định kể: Đó là từ tiền nhuận bút do chính nhạc sĩ Phạm Duy trả cho anh. Không rõ bao nhiêu nhưng ngoài cái “bùa hộ mạng” hoãn quân dịch, anh còn phóng túng đãi rượu anh em được mấy bữa! Đầu năm 1973, bị phát hiện giấy hoãn quân dịch… dỏm, Định phải trốn, rồi quay về Đà Nẵng trong dịp Tết năm đó.

Với Còn chút gì để nhớ, nhạc sĩ Phạm Duy đã thổi vào tâm hồn nhà thơ tài hoa bạc mệnh Vũ Hữu Định một chất xúc tác, một xung động khiến thơ anh từ đó về sau bay bổng.

Riêng trong năm 1972, tuần nào anh cũng có thơ đăng, có khi cả chùm đến chục bài, trên tạp chí Văn, Thời Tập, Bách Khoa và cả tờ Tuổi Ngọc hay nhật báo Sóng Thần của nhà văn Trùng Dương… Tôi tham dự nhiều đám cưới với Vũ Hữu Định và lúc nào anh cũng được yêu cầu hát bài Còn chút gì để nhớ… 10 năm sau ngày Định mất, thân hữu, bạn thơ, dù ở Việt Nam hay ở Mỹ, đã góp tiền in thơ cho Định và cả hai tập đều lấy tên bài Còn chút gì để nhớ làm tựa sách.

Nhạc sĩ Phạm Duy hầu như không thay đổi gì nhiều trong ca từ của bài hát, đặc biệt những khổ thơ đắc ý nhất của Định:

…Phố núi cao phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh trời thấp
thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương…

Phố núi cao phố núi trời gần
Phố xá không xa nên phố
tình thân
Đi dăm phút đã về lối cũ
Một buổi chiều nao lòng bỗng
bâng khuâng…

Em Pleiku má đỏ môi hồng
Ở đây buổi chiều quanh năm
mùa đông
Nên mắt em ướt và tóc em ướt
Nên em mềm như mây
chiều trong…

Trong hàng trăm bài thơ phổ nhạc của Phạm Duy, có hai nhà thơ trẻ lúc đó là Nguyễn Tất Nhiên và Vũ Hữu Định, nhưng Định chỉ có một bài duy nhất. Điều này có lẽ do thời cuộc và xa cách, bởi thơ Định có nhiều bài mà theo nhà phê bình Đặng Tiến, như bài Tiếng dội của sương chiều, nếu được Phạm Duy phổ nhạc, chắc sẽ là một ca khúc vượt thời gian:

Anh nằm đây, ngồi đây
ngó nước nguồn reo vỡ
nước nguồn chảy bao năm
đá núi mòn dấu nhớ

Anh nằm nghe lay động
đau của những nhánh cành
anh ngồi trong lá xanh
trên những hồn lá chết
tay anh nắm tha thiết
những chiếc lá còn tươi
thả xuống suối mà chơi
trôi đi còn tiếng dội…

Hôm gặp nhạc sĩ Phạm Duy ở Nha Trang, tôi đọc bài thơ này với ông và con trai là nhạc sĩ Duy Cường cùng lời nhắn gửi của Đặng Tiến. Cả hai cha con nhạc sĩ nghe xong đều há hốc kinh ngạc và chép vào sổ tay…

Nhưng có lẽ, mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có số phận riêng của nó khi Phạm Duy không còn nữa…

Nguồn: https://baodanang.vn/channel/5414/201505/con-chut-gi-de-nho-hay-so-phan-cua-moi-tac-pham-2412147/