Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2020

Tản mạn văn hoá văn nghệ và… văn gừng (19): MỘT GÓC NHÌN VỀ TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ VÀ PHẬT GIÁO NHẬT BẢN

Nguyễn Thanh Văn

TÍNH ĐỘC ĐÁO CỦA VĂN HOÁ NHẬT

1. NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT

Từ “độc đáo” rất dễ bị lạm dụng khi nhận xét về văn hoá một cộng đồng. Có khi có nghĩa là “lạ lẫm”, “khác với văn hoá ta”; cũng có khi nhằm chỉ nét khác biệt do khí hậu, địa lý, phong thổ bề mặt hoặc một nét phong hoá, tôn giáo đặc thù chưa có dịp thấy – mà sau khi tiếp xúc thì có khi không còn cảm giác độc đáo nữa. Nhật Bản là một thí dụ cho thấy sức nặng ấn tượng của một nền văn hoá một quốc gia tạo ra cho khách lạ bền vững như thế nào.

Thiên nhiên tác động sâu sắc tới văn hoá, nhưng thiên nhiên không thuộc về khái niệm văn hoá (khác với cách suy nghĩ hay ứng xử với thiên nhiên lại là văn hoá) nên chúng ta tạm không nhắc tới núi Phú Sĩ, tuyết trắng, hoa anh đào hay biển đồi Nhật Bản. Sự độc đáo còn nằm trong nghịch lý là văn hoá Nhật Bản nhận nhiều từ nguồn ngoại lai: các yếu tố Âu Mỹ trong văn hoá hiện đại, nhưng nhấn mạnh hơn nguồn Trung Hoa có thể nói ngay từ thời cổ đại trên hầu như mọi lĩnh vực. Từ tôn giáo, kiến trúc, hội hoạ, thể chế chính trị, văn chương, Thiền cho tới các món thư pháp, nghệ thuật cắm hoa, bonsai và trà đạo – chỉ món Sumo là người viết không dám chắc có nguồn gốc Tàu hay không.

Nguồn gốc và bức tranh minh bạch hơn về một Nhật Bản thuở xa vời không dựng lại được. Nhưng các di chỉ, cổ vật cụ thể là hàng loạt đồ gốm một thời Jomon (Thằng văn) và Yoyoi (Di sinh) còn gìn giữ được, gợi một thời kỳ tiền sử – trước minh sử – với các dấu tích văn hoá thời kỳ đầu. Mặt khác, chúng cho thấy một xu hướng mày mò sáng tạo, ý thức tìm tòi cái lạ và cái đẹp trong cộng đồng nghệ nhân Nhật Bản cổ đại. Xưa nay, các giới nghiên cứu đều nhất trí xem hai nguồn văn minh ngoại lai đầu tiên – Triều Tiên và Trung Hoa – là thầy của văn hoá Nhật. Cần nhấn mạnh người thầy đầu tiên là Triều Tiên, dù hàng Triều Tiên ngày đó có là hàng cải tiến của đất Trung Hoa đi nữa.

Nói nghe nghịch lý vì cái du nhập, học lại của người có vẻ mâu thuẫn với khái niệm “độc đáo”, nhưng với một dân tộc vốn phải lòng với cái Đẹp từ thuở ban sơ và sống với châm ngôn học hỏi người, theo kịp người và tìm cách vượt người thì chẳng có gì là không làm được.

Tiếp xúc và nỗ lực giao lưu, sử dụng tiếng Hán ở mức đơn giản hẳn xảy ra rất sớm sau Thiên Chúa giáng sinh không lâu, trước hết cho việc giao tiếp – qua ngôn ngữ nói và ghi chép giản đơn trong các dịch vụ trao đổi hàng hoá (quy mô nhỏ, tầm địa phương, hào tộc). Nếu xét về thực tế di cư mà lịch sử ghi nhận thì có các đợt di dân từ lục địa tới Nhật qua ngõ Triều Tiên. Và tất nhiên cả các đợt di dân của chính người Triều Tiên. Cần ghi nhận người Nhật hoan nghênh các cư dân văn minh, giàu có, biết hòa nhập và đóng góp cho quê hương mới. Chính những thành viên họ tộc có tiếng tăm và chữ nghĩa gốc Trung Hoa và Triều Tiên đã làm việc cho triều đình Nhật, giúp soạn thảo các văn bản hành chánh bằng tiếng Hán (Kanji), ít ra vào vào khoảng thế kỷ thứ 4, thứ 5. Dựa vào tiếng Hán để chế tác ra các bộ chữ cái gọi là Kana, dùng nét chữ Hán ghép thành chữ mà ghi âm tiếng Nhật. Trong vòng ít thế kỷ trở lại (thế kỷ thứ 8) đã có các bộ sách Cổ sự ký (Kojiki) lý giải nguồn gốc vương quốc Đại Hoà và thần tộc của Thiên hoàng cho đến thời Thiên hoàng Suiko, thực tế còn đậm nét huyền thoại hơn là minh sử, Vạn diệp tập (Manyoshu) nghĩa đen là một sưu tập vạn tờ, gồm khoảng hơn bốn ngàn rưởi bài thơ gọi là Hoà Ca (Waka) hay Đoản Ca (Tanka) vì đại bộ phận là thơ ngắn, bắt đầu sưu tập thơ từ thế kỷ thứ 3 sau Thiên Chúa giáng sinh, đây là một sưu tập hết sức quý giá, không chỉ về mặt văn học. Nhật Bản thư kỷ (Nihon Shiki) có lối ghi chép sử liệu theo hướng đối chiếu với các thời kì lịch sử Trung Quốc, chép từ thời Thiên hoàng Thần Vũ tới Thiên hoàng Trì Thống (686-697), đây là công trình được giới nghiên cứu và sử gia đánh giá cao. Một công trình giá trị khác là Phong thổ ký (Fudoki) viết về phong tục, tập quán, địa lý Nhật Bản, trở thành tài liệu quý giá cho giới học thuật hiện đại.

Không dám xúc phạm tới truyền thống trọng đạo, ham học của dân tộc nhưng cái cần nhận xét đầu tiên là việc học tiếng Hán, văn hoá Trung Hoa và nói riêng đạo Khổng Mạnh của dân ta bắt đầu từ việc Tàu đô hộ và không hoàn toàn tự nguyện. Thực tế việc tiếp xúc về sau với văn minh Âu Châu cũng chỉ khởi đầu sau và ngay trước loạt súng đại bác của người Pháp ở Thuận An và Đà Nẵng và việc ba tỉnh miền Đông và miền Tây rơi vào tay quân Pháp. Tất nhiên trường hợp tương tự đã xảy ra cho nhiều quốc gia khác, nói riêng ở Viễn Đông thì Triều Tiên – có lẽ trừ thời kỳ tự phát ban sơ, hai nước Trung Quốc và Triều Tiên chỉ cách nhau con sông Áp Lục – cũng thế, nhận văn hoá của anh láng giềng to xác trong tư thế nước bị đô hộ (không cần bình thêm, y như Việt Nam, họ vẫn theo mô hình Trung Hoa khi đã giành được độc lập – tất nhiên còn có lý do suốt nhiều thế kỷ văn minh Trung Quốc có vị trí khó so sánh và cạnh tranh ở khu vực).

Người Nhật thì khác. Sau khi nhận diện được sự có mặt của một “Vương Quốc phía mặt trời lặn” qua tiếp xúc với người Triều Tiên – kèm quan hệ trực tiếp ở quy mô tự phát cấp địa phương (các thế kỷ trước và sau Thiên Chúa giáng sinh) – với nền văn hoá cao và văn minh kì vĩ, họ tự cử người mang quốc thư của đức vua tự xưng là của “Vương Quốc xứ trời mọc” đề nghị thiết lập quan hệ bang giao. Hàng trăm thanh niên, quan lại và cả các tu sĩ được gửi qua đường biển từ thời Tuỳ, đặt biệt nở rộ ở thời Đường (từ thế kỷ thứ 7) và ngay cả vụ chiến tranh với quân Nguyên (thế kỷ 13) chỉ ngăn trở việc sớm nối chuyện giao thương, quan hệ chính thức giữa hai nước, còn thực tế lại có quan hệ giao thương ngầm, quy mô khác và cả dạng bán chính thức (các cấp chính quyền hai bên tảng lờ, hoặc “bí mật” nhận quà cáp cống nộp). Người Nhật đã có chủ trương du học, đến tận xứ người để nghiên cứu, chọn lọc cái hay, tiến bộ cần đem về xây dựng tổ quốc mình. Và dĩ nhiên từ chối cái mà họ cho là không tốt, không hợp cho đất nước Nhật Bản. Ở đây ta tạm không bàn chi tiết cái tiếp nhận và từ chối hữu lý và đúng đắn tới đâu, ví dụ việc các học giả gần như đồng thanh ca ngợi sự phủ nhận hệ thống thi cử chọn quan lại của chính quyền Nhật Bản, nhưng thực tế có thể chủ trương này trước hết nhằm bảo vệ địa vị cha truyền con nối của giới quý tộc Nara và Heian đó thôi. Đừng quên có nạn học bài thuộc kinh nhắm một ghế chốn quan trường làm suy yếu học thuật Trung Quốc thật, nhưng việc chọn người làm việc nước qua học hành, thi cử – không chỉ nhờ lý lịch quý tộc – ngay ở những thế kỷ xa xưa là một điểm khởi sắc từng được các trí thức chuẩn bị cho cách mạng công nghiệp Anh ca ngợi và Voltaire ngả nón khâm phục. Thiếu thực tiễn trong cả nội dung và lối học là chắc rồi, hay bị phê phán là từ chương. Nhưng có được cái “từ chương” của Mạnh Tử hay Tư Mã Thiên đem ra làm di sản mà thờ được rồi. Khi một cộng đồng đang ở bờ văn minh bán khai, thì thưa rằng cách học đầu tiên chính là gom góp cái vốn “từ chương” cái đã. Bước từ chương khởi phát chính là tinh thần hệ thống kiến thức, đối chiếu tri thức kim cổ, tầm tra gốc gác và “niệm” (nhớ, khắc ghi). Nếu không đồng hoá với khái niệm “khoa học” hiện đại, thì nó – từ chương – là tiền bối của khoa học về sau. Khi sụp đổ trước họng đại bác và văn minh kỹ thuật phương Tây mà vỡ mộng với cái học cũ là dễ hiểu, nhưng gộp toàn bộ lối học của tiền nhân (dù nhận họ nhận hàng) là “từ chương” với giọng khinh bỉ là cách phản ứng thiếu tỉnh táo của kẻ hậu bối mà thôi. Nhà Đường đương thời được thế giới xem là trung tâm văn hoá văn minh lẫn kinh tế – khi trung tâm Tây Âu mới qua thời kì bán khai – không hình thành nhờ “từ chương” theo cách nhìn và đánh giá của tinh thần vỡ mộng và chống Viện Khổng Tử không nên trở thành khuynh hướng khinh bỉ bản thân tư tưởng nhân bản, tiền bộ của họ Khổng trong bối cảnh tàn nhẫn của giới chính trị thời Xuân Thu Chiến Quốc. Còn việc Tập Cận Bình cho ướp gia vị tư tưởng nhà Khổng sau khi đã giày vò, chì chiết vị Phu Tử thời cổ đại và đem xuất khẩu có dịp phân tích chơi sau.

Tính chất bi tráng của sự nghiệp du học của du học sinh Nhật Bản còn nằm ở chỗ trăm người vượt biển không phải ai cũng toàn mạng trở về. Và lạ một điều hầu hết người nào trở lại dù tăng hay tục cũng để lại dấu ấn cho quê hương mình. Kể có khác xa những quốc gia bất hạnh có số lượng tiến sĩ giáo sư có tỉ lệ không thua thế giới, tính từng vạn, mà đi vào khu vườn khoa học không thiếu ngành lạnh tanh, hiu hắt làm chạnh lòng người.

Học từ chính trị qua văn hoá, từ văn tự qua thi ca, tôn giáo tới kiến trúc và hội hoạ. Lưu ý nhiều thế kỷ liền, người học hỏi và trực tiếp truyền dạy triết lý Khổng giáo, Lão giáo phần đông là các tu sĩ Phật giáo. Và càng đáng ngạc nhiên hơn, nhiều lớp sư sãi lại là người trực tiếp quảng bá, thực hiện các công nghệ xây dựng, cầu cống, kiến trúc đô thị, làm nhà từ thiện và mở cơ sở trường học… với kiến thức và kinh nghiệm sở đắc từ Trung Quốc. Thêm một ví dụ cho thấy ngay trong một tu sĩ cũng bắt gặp một công dân (chính xác là thần dân) Nhật Bản với tâm thức nhập thế và sôi sục tinh thần quốc gia, nếu không dùng từ quốc gia chủ nghĩa. Và dẫn chứng trên cũng chứng minh nhận xét thời kỳ chính thức nghênh đón Phật giáo vào Nhật Bản đồng thời với bước ngoặt chủ trương mở cửa thu nhập toàn bộ văn minh Trung Hoa mà sự lẫn lộn giữa nội dung tín ngưỡng và văn minh văn hoá nói chung là không tránh khỏi, là một nhận xét đúng đắn.

Một chỗ chớ bỏ sót là ngay từ thời “mở cửa” đầu tiên mang tên “Suiko-Shotoku”, Nho giáo là một trong những nội dung văn minh chính được nhập khẩu. Việc Khổng giáo đang thất sủng trên quy mô toàn thế giới và riêng trong lịch sử Nhật Bản do ấn tượng của Phật giáo quá huy hoàng, diễm lệ – đối với du khách trước hết là di sản chùa chiền, tượng đài lịch sử để lại – nên dễ có sự đánh giá thiên vị. Trong thực tế yếu tố Nho giáo có mặt trong Thập thất điều hiến pháp (thế kỷ 7) không hề thua kém yếu tố Phật giáo. Và không ít xu hướng thiên vị này xuất phát từ lòng mộ Phật, mộ Pháp một cách cực đoan. Vì quá cực đoan nên ưa tô hồng cho đạo Phật – xin để ý khi nói đạo Phật của một thời nhất định, dù để phê phán hay tán thán, tôi không đồng hoá nó với khái niệm Đức Phật (Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni) và khái niệm Phật pháp với nghĩa Kim Ngôn, Bản Ý của Ngài (không phải khái niệm chư Phật và khái niệm kinh Phật chung chung – điều mà người viết luôn nâng lên thành một nguyên tắc lớn trong trước tác, phát biểu và lập luận!). Liên quan mạch văn, xin nói rõ hơn: Từ thời Shotoku, đặc biệt 250 năm dưới trào sứ quân Tokugawa cho tới tận thời Minh Trị Duy Tân, yếu tố Nho giáo – không phải Phật giáo và Thần đạo – trong thực tế vận hành bộ máy chính trị xã hội Nhật Bản. Nếu còn một yếu tố khác thì chính là những tập quán, kinh nghiệm chính sự truyền thống Nhật Bản từ thời hào tộc, có lịch sử tiền-thiên-hoàng. Một yếu tố phi-Nho-giáo và phi-Trung-Hoa là truyền thống Nhật trọng yếu tố huyết tộc, lấy làm tiêu chí bổ dụng nhân sự cho bộ máy chính quyền, không phải qua hệ thống khoa cử. Và trong trật tự xã hội thì tầng lớp “Sĩ” (ở Tàu và ta gọi là “Sĩ” trong các khái niệm “sĩ phu”, “sĩ tử”) chính là giai cấp võ sĩ (Samurai-bushi). Đối với xã hội Nhật truyền thống, nói Bushido hay tinh thần võ sĩ đạo gần nghĩa mà cha ông ta gọi là “sĩ khí”, ‘tinh thần sĩ phu”.

Xin bàn thêm, dù không rõ có dài dòng và thật hợp văn cảnh hay không. Việc hiểu nhầm khái niệm “quốc giáo” dùng cho một tôn giáo theo nghĩa là sự thừa nhận, chọn lựa và cổ vũ một tín ngưỡng cụ thể – có khi đơn giản là chọn làm tôn giáo chính thức cho Đức Vua và hoàng gia (thời phong kiến bên châu Âu hễ nhà vua cải đạo thì toàn thần dân lục tục làm thủ tục cải đạo càng sớm càng tốt, nếu không bị cắt mất quyền lợi, nếu không nói là hoạ “cắt đầu” – và việc tu sĩ thật sự nắm chính quyền, trực tiếp lên kế hoạch, quản lý, điều nhân sự trong từng ngành là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Để tránh vòng vo thì nên nói tu sĩ Nhật Bản, cụ thể là các cao tăng, có quyền lực và quyền lợi rất lớn. Vấn đề là quyền lực trong phạm vi tôn giáo và cả quyền lực hành chính riêng trong “lãnh địa”, trang viện của mình. Liên quan với quyền lực chính trị trung ương, vị trí của các đại tự xét cho cùng là vị trí của nghề tuyên giáo, tuyên uý và tâm lý chiến cho các Thiên hoàng, quý tộc và sứ quân. Một khi có trang sử cho thấy các cao tăng ảnh hưởng cả việc giới thiệu nhân sự cho bộ máy chính quyền thì hiểu là qua bảo hộ của các Thượng Hoàng, Pháp Hoàng (đang trú trong chùa nhà mình, hoặc với tư cách “chủ hộ” của trang viên chùa chiền). Khi có khi giới, tăng lữ còn đầu têu cho các cuộc chiến kéo dài 1, 2 thế kỷ hơn thì đó là bối cảnh liên minh chính trị - tôn giáo khi từ lâu về thực chất các sếp đại tự đã biến thành trùm tư sản đất đai, tài chính và khi từ hoàng cung, mạc phủ các bậc quý tộc, đại thần đã là những tấm gương suy đồi và Thiên hoàng đang đóng vai gần như suốt lịch sử Nhật Bản của mình, có cái tên “bất lực”.

Sẽ có người nhớ tới vị tục tăng Đạo Kính (Dokyo) chiếm được trái tim Nữ hoàng Hiếu Khiêm, cũng có hiệu là Xưng Đức trong lần lên ngôi lần thứ hai, (phải thoái vị năm 770 sau Thiên Chúa giáng sinh), chứng tỏ tu sĩ Phật giáo có cơ hội tiếp cận hoàng cung như thế nào, và thực tế ông ta suýt chiếm cả ngai vàng. Cũng có người nhớ một mùa Nara, cung đình và tăng ni bên nhau gắn kết như môi răng, chính trị và tôn giáo có khi đang san sẻ giấc mơ mà có nhà nghiên cứu gọi là chính trị hoá Phật giáo và Phật giáo hoá chính trị. Trong các sự kiện, chỉ một việc Thiên hoàng Hoàn Vũ (Kammu) quyết định dời đô qua Heian để tránh nạn tăng ni vô ra Hoàng Cung như đi chợ, áp lực với quan chức và uy tín của tăng lữ quý tộc giảm sút nhanh trước mắt quần chúng và tín đồ bình dân đủ thêm một ví dụ về huyền thoại tôn giáo tích cực, trực tiếp quản lý chính quyền thực tế thường xảy ra như thế nào. Các nhà nghiên cứu hầu như đồng ý khi có cơ hội tập trung các đặc quyền đặc lợi vật chất, chính trị cho mình, giới tăng lữ sớm muộn có xu hướng hư hỏng và tha hoá. Không riêng tôn giáo nào. Mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng việc có trang sử các giáo hoàng La Mã kiêm nhiệm cả giáo quyền lẫn thế quyền để lại những sự kiện hoen ố thế nào người am hiểu lịch sử đều rõ, là một ví dụ. Còn việc đóng góp to lớn của tăng lữ thời Nara và cả các thời kỳ sau về nhiều mặt trong lịch sử Nhật Bản hay các nỗ lực lớn cải cách nội bộ của Toà Thánh Vatican với những tấm gương của các bậc thánh của họ có dịp chúng ta sẽ tán thán.

Cũng nên xác định lại không nên xem việc tiếp đãi, tham vấn ý kiến và cung kính các tu sĩ của giới quý tộc hay ngay cả vua chúa là thừa nhận quyền hành tham dự trực tiếp cai trị đất nước của giới tăng lữ. Lý tưởng tôn giáo và hành trạng trong đời của tu sĩ – ở đây tôi muốn nói tới tu sĩ Phật giáo – không thể đồng hoá với quyền lực chính trị và như tôi có nói hễ nhập nhằng là hỏng cả hai.

Trong một quốc gia hiện đại, có nhiều tôn giáo cùng tồn tại – tiện xin lưu ý sự có mặt hợp pháp của cộng đồng vô tín ngưỡng – riêng ý đồ xướng lên vị trí quốc giáo cho một tôn giáo cụ thể đã là mầm mất đoàn kết tôn giáo, mất đoàn kết dân tộc. Dựa vào tiêu chuẩn đúng đắn và thuyết phục nào mới được chứ? Cộng đồng đông nhất? Sai, trong quan niệm dân chủ hiện đại, chân lý và giá trị không nhất thiết là đặc quyền của số đông. Hay tôn giáo có mặt lâu đời nhất? Không đúng, vì lại quay về một dạng não trạng của chủ nghĩa hào tộc, quý tộc. Hay tôn giáo có giáo lý sâu sắc, thâm áo nhất? Hoàn toàn không thuyết phục: tiêu chí nào và ai thuyết phục được ai? Nhiều bậc học giả, luận sư sẵn sàng tranh cãi phần thắng cho đạo nhà, mà quên một lý lẽ nằm dưới mọi lý lẽ: ở phương diện nào đó, tôn giáo là một dạng ái tình, nó là tình yêu với mọi đặc trưng của tình ái: phải lòng, thề thốt, đam mê, thỏa mãn và trung thành (nếu được thêm từ mù quáng, nhưng thấy e ngại với các người tình cuồng tín). Điều giải thích vì sao các quyền lực hay quên câu “ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên” thường ít thành công! Một góc nhìn nữa là thời mơ màng quốc giáo chủ nghĩa đã qua thật rồi, đừng hâm nóng lại làm chi nữa. Nói quốc giáo ắt có ưu tiên, có dạng đặc quyền, đầu tư nào đó (thời Lương Vũ Đế là một thí dụ) – không thì đẻ ra từ “quốc giáo” làm chi! –, nhưng không ai không biết thuế má của toàn dân đóng góp, ngân sách của quốc gia tất nhiên để lo chuyện quốc gia, dùng một đồng cho một cộng đồng không lý do đã sinh chuyện, làm sao có vụ ba lần vét tiền công khố chuộc Lương Vũ Đế vì vào chùa tu không chịu về triều… làm hoàng đế! Chuyện xưa cũ, chứ dưới cái nhìn hiện đại làm sao thiên vị một tôn giáo bằng tiền thuế của dân chúng được. Ba lần để xảy ra vụ vét tiến công khố vì tình trạng nửa bồ tát nửa vua của chính mình thì còn trị quốc, an dân nỗi gì. Dù là một Phật tử, tôi cho việc các sử gia Phật giáo nào chỉ chuyên ca ngợi đức vua họ Lương là vị đại hộ pháp của Phật giáo mà không phân tích các mặt di hại cho lê dân, quần chúng đương thời là phi học thuật, phiến diện và phi-hiện-đại. Loạn chính trị ngay sau đời Lương Vũ Đế do chính con cái và các đại thần của ông ta – chắc có nhiều vị hăng hái cổ động vụ xuất công quỹ chuộc đức vua là cái chắc! – là một bài học thực tế. Khát khao muốn tôn giáo mình trở thành Quốc Giáo – do vậy – phải xác định là một hướng đi sai lạc. Có thể nói đó là một tâm thức và chủ trương mang mầm nguy hại. Nhân loại đã mất bao nhiêu thế kỷ và trả giá cả bằng máu, để tách thế quyền khỏi giáo quyền và ngược lại phải có lý do của nó.

Chúng ta thường đề cập tới tình hình châu Âu thời Trung Cổ, lấy một thời kì rối loạn tôn giáo - chính trị trong đó như một ví dụ về nạn suy đồi tôn giáo do chính trị hoá tôn giáo. Vấn đề là một số người – đại khái như các vị trong nhóm Giao Điểm – vờ quên là tư liệu có được phần lớn lại do các tu sĩ Thiên Chúa giáo ghi chép, gìn giữ và thậm chí công bố và có cho chúng ta đọc hôm nay. Trước khi thế kỷ 18 của Voltaire, Rousseau và Diderot xuất hiện đã có đến vài thế kỷ Âu Châu phản biện và chỉ trích những mặt suy đồi của tầng lớp trên – tiện xin lưu ý (và có dịp tôi sẽ trở lại vấn đề rất tế nhị này) những xen hỗn loạn gắn với Roma thời kỳ khá cay đắng này thực chất có nội dung chính trị hơn là tôn giáo – và điều chớ quên là tiếng nói gay gắt nhất lại là tiếng nói của những tu sĩ liêm chính. Những phê phán của họ đã góp phần bảo vệ lý tưởng tôn giáo đúng tinh thần Phúc Âm và thực tế xây dựng lại uy tín bị sứt mẻ bởi sự tha hoá của một bộ phận chức sắc của một tôn giáo lớn có lịch sử lâu dài và ấn tượng. Nói trực tiếp hơn, những thành viên của cộng đồng Thiên Chúa giáo, từ tu sĩ đến tín đồ, đã tự cứu lấy mình và Đạo của mình chứ không thụ động, đồng loã, chia sẻ tội lỗi như một số vị ác cảm với Thiên Chúa giáo – trong đó có một số sử gia – miêu tả.

Tôn giáo có một số mặt lịch sử, nhưng không chỉ mặt lịch sử tôn giáo. Ta có thể và rất nên phân tích bằng sự kiện, logic dưới cái nhìn xã hội học, sát với thực tế khách quan hơn là sát với mong muốn của một tín đồ hay phù hợp bản năng và tâm lý cá nhân, vùng miền hay chủ nghĩa quốc tịch.

Nhân đây thử lấy một ví dụ cụ thể liên quan tới sự bảo trợ của vua chúa Đông phương với Phật giáo (mà có chỗ tôi nói khá kỹ) mà truyền thống châu Á viết lách, bình luận kiểu tôn giáo chủ nghĩa cộng thói sợ sệt quyền lực đã không có được cái nhìn trực diện. Có khi cái đáng chê lại toàn sự tán thán hoặc né tránh. Thay vì bàn chuyện xa, cũng nên nói chuyện gần, bàn chuyện tôn giáo của bạn chưa chắc thật sự hữu ích bằng nghiên cứu cách tín ngưỡng của chính mình. Tôi đang nói câu chuyện liên quan một nữ vương và Phật giáo Trung Hoa.

Qua việc theo dõi lịch sử Nhật Bản, ta có dịp nhận xét sơ các động cơ không phải lúc nào cũng thuần khiết trong việc bảo trợ tôn giáo của các Thiên hoàng và sứ quân Nhật Bản. Tất nhiên cần nhấn mạnh phần lý tưởng, lòng thuần thành trong tư cách tín đồ của nhiều đời Thiên hoàng. Đối với các sứ quân thì ý đồ chính trị lấn hẳn động cơ tôn giáo, nhưng việc một số tỏ ra quan tâm và hiểu biết một tông phái nhất định, cá biệt có vị mỏi mệt trò chính trị mà nương luôn cửa thiền là có thật – cho dù cửa thiền đã xây sẵn trong pháo đài của mình đi nữa. Quan trọng nhất là họ đã hỗ trợ cụ thể việc xây dựng và tôn tạo nhiều đại tự, công trình kiến trúc Phật giáo (số ít không thiện cảm, vì tao loạn mà thờ ơ hay thậm chí có hành trạng tàn tệ với Phật giáo – ví dụ tướng quân Nobunaga vào cuối đời – là rất ít).

Tình hình Phật giáo Trung Hoa không khác biệt lắm. Nghĩa là trừ thời kì ban đầu, giới vua quan còn cảnh giác với Phật giáo và vài triều vua đời sau có hành động đàn áp Phật giáo – thường chỉ kéo dài một thời gian ngắn – thì Phật giáo được hưởng thanh bình và có những thời kì được ơn “mưa móc” dồi dào của triều đình, hỗ trợ nhiệt tình của quốc vương – cuộc hộ pháp của tầng lớp vua chúa có động cơ đầu tiên là gì ta cũng mường tượng ra được. Tất nhiên để đáp lại, các sư sãi cũng không thiếu màn tán thán, có khi tri ân quá mức bình thường. Đại khái như với đại Mạnh Thường Quân Võ Hậu, chư tăng ni đương thời tuyên truyền như một vị Phật tái sinh – có mùi xu nịnh rõ! –, tôn là Phật Gia và không rõ học lực ra sao, hiểu biết Phật pháp tới đâu, nhưng bà đã từng đề tựa cho các bản kinh (cũng để chứng tỏ sự quan tâm từ người đứng đầu thiên hạ và tác dụng tuyên truyền tốt cho Phật giáo thôi!). Nêu thắc mắc vậy, nhưng ai chả biết có người – các tăng sĩ và học sĩ có trình độ học thuật – đã chấp bút viết thay (một việc bình thường trong việc hành chánh và cai trị, xưa cũng như nay). Người ta chỉ ra được việc các tăng sĩ dẫn Kinh Thắng Man và tích Long Nữ để đề cao phụ nữ và ngụ ý xác nhận vai trò chính đáng của Võ Tắc Thiên chiếm ngôi hoàng đế. Sử gia hiện đại tán thán Võ Hậu là một nhà cai trị giỏi và cho chuyện phân biệt nam nữ là quan niệm phong kiến; còn chuyện đời tư và tính cách thì thực tế tìm một ông vua không có hành vi tàn ác hay dâm dục trong lịch sử Trung Hoa e là chuyện bất khả.

Tuy nhiên cho tôi vào trực tiếp chỗ muốn nói nãy giờ, khi đã xác định Võ Tắc Thiên Nữ Vương là một trong những nhà hộ pháp và bậc ân nhân của Phật giáo Trung Hoa. Khi chép lịch sử Phật giáo, các tác giả – phần đông là tu sĩ và cư sĩ Phật giáo – do có lòng tri ân nên chỉ tán thán thí chủ và ân nhân một chiều, trường hợp Võ Hậu càng rõ. Trong một trích dẫn (từ tập Vườn thiền rừng ngọcThiền uyển dao lâm) – khá quen thuộc với độc giả Hoa và Việt có bài thơ có nội dung Võ Hậu cho mời thiền sư Thần Tú, phái Bắc Tông (nhiều tư liệu thừa nhận là Lục Tổ chính thức của Thiền tông Trung Hoa) và Lão An, một lão sư nổi danh phái Nam Tông, về kinh. Vị nữ hoàng đế này cho thị nữ tắm cho nhị vị. Chú thích kèm cho thấy Võ Hậu nhận xét Lão An tỏ ra tự nhiên, tự tại. Ngược lại – cũng theo đánh giá của nữ hoàng đế – sư Thần Tú tỏ ra ra lúng túng, không chút thoải mái. Đi xa hơn, Võ Hậu cho vị lão sư có bàn lĩnh tu tập hơn hẳn ngài Thần Tú (!). Xin chép hai câu trong nguyên văn Vườn thiền rừng ngọc: “Á tử diên tăng – Tắc Thiên tứ dục”, phần Việt dịch của Thông Hiền: “Kẻ câm rước mời tăng – Tắc Thiên cho sư tắm” (chỉ để xác minh chi tiết việc Võ Hậu cho thị nữ tắm cho hai cao tăng đương thời là việc thật, người thật). Câu bình của hai thiền sư Trung Hoa Chí Minh và Tuyết Đường sẽ làm rõ hơn: “Đời Đường Hoàng Hậu Võ Tắc Thiên thỉnh hai vị thiền sư Lão An ở Tung Sơn thuộc phái thiền Nam Tông và Thần Tú thuộc phái Thiền Bắc Tông vào trong cung cúng dường. Nhân lúc bà sai hai cung nữ hầu hạ hai sư tắm, bà QUAN SÁT [tôi nhấn mạnh – NTV] chỉ thấy có Lão An vui vẻ tự nhiên. Bà mới khen rằng “Nhờ tắm mới biết được bậc đại nhân”” (Vườn thiền rừng ngọc, Thông Hiền dịch. NXB TPHCM, 2001, tr. 49).

Sự liên kết giữa vị nữ hoàng khét tiếng, có tài trí lẫn cơ mưu và tăng lữ Phật giáo đương thời là quan hệ hai bên cùng có lợi. Để lên ngôi vị chót đỉnh thiên hạ, vị nữ hoàng này cần vượt qua thành kiến nam nữ trong tâm thức và tập quán Trung Hoa và tránh tiếng soán đoạt ngai vàng của dòng chính thống. Đội ngũ tăng sĩ chắc chắn nắm cơ hội bằng vàng để giành ơn mưa móc về tôn giáo nhà, nhất là khi sân khấu tín ngưỡng Trung Hoa là võ đài giữa các đối tác Nho, Phật và Lão. Họ quả xứng đáng với hoàng ân với các vận động chính trị - tâm linh như tuyên truyền Võ Hậu là Phật tái sinh (đại khái như chuyện Bộ trưởng Công an – Chủ tịch nước Trần Đại Quang được sư quốc doanh tấn phong là Bồ Tát, một so sánh có phần xúc phạm ma-đam Võ Tắc Thiên) và ra sức sử dụng kinh điển theo tinh thần tự do chủ nghĩa – xào nấu các tích Long Nữ và Thắng Man (vốn có tính biểu tượng, tôn giáo, không phải là chuyện người thật, việc thật) để chuẩn bị dư luận cho Võ Thị lên ngôi.

Cá nhân tôi không đứng về lập luận phụ nữ không nên làm hoàng đế, cũng không tranh cãi chuyện “soán ngôi”, thay đổi triều đại. Đó là chuyện của các sử gia. Hơn nữa là việc của các công phu nghiên cứu nghiêm túc. Trong trường quyền lực phong kiến, Võ Hậu hay ai đó có thể thực hiện tham vọng chính trị, thay thế một vị vua bất tài và bất lực và nếu chứng minh vụ âm mưu cung đình dẫn tới một sự nghiệp an dân, thịnh trị thì nhân dân đương thời có thể chấp nhận – mà thực tế là như vậy – hay các sử gia cân nhắc đánh giá lại – theo tôi biết giới sử gia hiện đại đã thay đổi cách nhìn. Một chính trị gia không đểu cáng, không tận dụng bất cứ cái gì tận dụng được thì còn đáng mặt chính trị gia không! Nên tôi cho Võ Hậu – chính xác hơn là bộ sậu tham mưu, trong đó có số tăng lữ “nhìn xa trông rộng” nghĩ ra được image “Phật – Nữ Hoàng” lộng lẫy, kiêu sa khoác lên cho Võ Tắc Thiên, đáng gọi là thiên tài “chính trị”. Cái giá trả cho đấng Hộ Pháp vương giả đắt hay không, có “lãi” không chưa bàn khi chưa thu thập và phân tích tài liệu đầy đủ. Chỉ biết chắc một điều, một khi vua chúa “đi đêm” với giới tăng lữ – thực chất là cùng làm chính trị, đổi chác – thì có thể có khả năng gian lận. Ngày nay bên cạnh bồ tát giả (trường hợp bồ tát ma ha tát Trần Đại Quang), có bằng giả, luận án giả, học vị giả xem ra cón khiêm cung hơn trường hợp Phật giả Võ Tắc Thiên – một chính trị gia có sử gia cho là hiểm độc và dâm loạn (lưu ý hai phẩm chất này không chỉ là đặc trưng, đặc sản của Võ Hậu).

Câu hỏi là Võ Hậu không thể không rõ Giới Luật nhà Phật dành cho tu sĩ, vậy ý đồ của bà là gì? Khổ cho ngài Thần Tú còn tuổi tráng niên, khư khư giới luật, nay đột ngột phiền phức chị em cung đình tắm táp, kì cọ cho ắt thân tâm không khỏi hốt hoảng. Lời bình của đức vua gái trực tiếp “quan sát” – không qua bẩm báo – vụ tắm táp này, có chất kẻ cả, oan cho một bậc tổ Thiền tông. Thực tế nếu ngài Thần Tú ung dung tiếp nhận phục vụ của chị em thị nữ xinh như mộng với kinh nghiệm như không ít anh em chúng ta đây – từng vào quán bia ôm không dưới một hay vài chục lần –, thì còn ra làm sao nhỉ. Nếu ngài Thần Tú đoán ra đích thân nữ hoàng đang mục thị cơ thể mẹ sinh hẳn ngài không khỏi hoảng hốt ngờ vực vị nữ hoàng có tiếng dâm loạn này đang định chơi trò tuyển cung hay sao đây – tại sao không! Xin phép được đùa cợt một tí theo cái đuôi của nghề văn chương của mình, lỡ một số sa di nhẹ dạ lại bổ sung thêm pháp môn tắm với đàn bà để tập thiền, chờ dịp đấng quân vương đích thân khảo sát và đánh giá công phu tu học thì hỏng to. Còn bản thân liệu pháp quan sát người tu hành khi tắm cùng phụ nữ – xin lỗi, được (bị) đàn bà tắm – của Võ Hậu để xác định ai giác ngộ hơn ai thì chỉ sặc mùi tà pháp và đầy cớt nhã của đám quân vương thế đạo đấy thôi. Không thể không có một nhận xét nữa sau phần trích dẫn ở trên: chỉ vài chi tiết sư Thần Tú phái Bắc Tông, lão sư Lão An phái Nam Tông và nhận xét của Võ Hậu có nội dung khẳng định công phu tu tập của đại diện Nam Tông cao hơn hẳn đại diện Bắc Tông là biết cuộc đấu tranh giữa hai phái gay gắt thế nào và thuận lợi cho phe nào. Tạm bỏ qua việc nội dung lời phán của bậc quân vương có thật 100% hay không, nhưng về mặt tuyên truyền lâu dài có vẻ như cánh Nam Tông đã chiếm ưu thế, hơi hướm Huệ Năng - Thần Hội đang có mặt trong lòng ái mộ của tín đồ, tăng chúng lẫn trong huyền thoại, mà huyền thoại luôn là một mặt trận chính, tiền phong trong lịch sử Trung Hoa.

Lại nhớ tới chuyện ngài Cưu La Ma Thập tới Trung Quốc rất sớm, hoằng pháp và dịch kinh. Thiệt tình tôi không rõ ngài là tăng sĩ hay cư sĩ mà chỉ biết hoàng đế Trung Hoa cấp ba thị nữ ngày đêm túc trực hầu hạ. Sức khoẻ của ngài phải vào loại tốt bởi lượng kinh sách ngài dịch rất lớn và chất lượng được hậu thế đánh giá cao bất chấp nhiệt tình phục vụ của những ba phụ nữ Trung Hoa.

Phân tích thực tế, đang xứ lạ quê người, tìm cách gây lòng tin để hoằng pháp, ngài Cưu La Ma Thập làm sao cả gan từ chối quà của chính Đức Vua; về phía đại chủ nhân hẳn là do thiện chí hoàn toàn ở góc độ một quý tộc với quý tộc (theo lịch sử truyền lại, ngài Cưu La Ma Thập là một quý tộc ở một vương quốc Trung Á). Chỗ không nói ra các bạn cũng thừa hiểu, nếu khách là một cư sĩ thì OK, nhưng nếu ngài là tu sĩ thì vụ phạm giới của ngài cũng phiền phức thiệt. Khách để lại công lớn (có để lại chi khác thì kinh sách chắc xem là chuyện lặt vặt, không chép), còn vụ phiền phức “thế thời phải thế” không phải do ngài, nên vô tội. Riêng tôi, qua quan sát nhiều vụ, nhiều thời kì cho rằng tu tập theo đạo Phật mà dính vào giới quý tộc là cứ y như gặp lôi thôi to về Giáo Luật, ở Trung Hoa, Nhật Bản hay cả Việt Nam cũng na ná nhau thôi. Pha Võ Hậu cho thị nữ tắm cho hai danh tăng là một ví dụ về thực chất và thái độ suồng sã và bất nhã của bọn đế vương. Chướng và “hỗn”mới đúng! May mà cả nhị vị – ngài Thần Tú đáng kính mến và sư Lão An đầy bản lĩnh – còn giữ được danh thơm, lỡ ra quen không tự tắm được nữa thì khốn! Và may hơn nữa, vụ tắm táp mang tính thử thách này chỉ áp dụng cho các bậc danh tăng đã dày công phu tu tập, chứ áp dụng đại trà cho sư sãi một hai kì kiết hạ thì khối vị xin hoàn tục! Điều không lạ là trong một vương quốc mang tên Trung Hoa nơi Phật giáo chủ trương nhắm vào việc quy phục, quy y cho kì được bậc đế vương để thực hiện thuyết “giác ngộ một mèo, cứu muôn chuột” lại quá thú vị, quá tự hào, nức nở nhắc mãi chuyện hộ pháp, hoàng ân có trả giá và các giai thoại quan hệ tôn giáo và các bậc đế vương – đã đành thời phong kiến quân chủ nghịch ý hoàng đế thì chỉ có nước chết – mà không thấy cái giá tôn mèo thành Phật (Võ Hậu) hay thành Bồ tát (Chủ tịch Trần Đại Quang) trong khi mèo tha cho muôn chuột không có nghĩa là không chén luôn mấy chục triệu chuột còn lại.

Bây giờ xin phân tích mặt còn lại. Ở trong một quốc gia mà quyền lực chóp bu không đếm xỉa tới ý chí và lá phiếu của nhân dân, rằng ta sinh ra từ lỗ miệng của Phạm Thiên tất nhiên phải ngồi trên đầu các đồng bào sinh ra từ các lỗ thấp hơn, mà dừng ý ở đây để bạn đọc hiểu nhầm người viết cổ vũ chuyện tránh xa chính chị chính em cho đám luồn ra từ cửa miệng Phạm Thiên thiết lập quyền độc đảng thì hoá ra đích thị là một tên bồi bút. Thưa rằng, chuyện quốc giáo hay việc tu sĩ thành lập đảng tôn giáo nghe khó lọt tai là một chuyện, thái độ quay mặt với xã hội của tôn giáo là một chuyện khác.

Cần nêu rõ, không chỉ tín đồ - công dân, mà cả tu sĩ có thái độ chính trị - xã hội, tham gia biểu tình vì môi trường, nhân quyền chẳng hạn hay có comment có tính xây dựng liên quan trực tiếp chính sách xã hội, là sự bình thường (tại sao không?), một khi môi trường, nhân quyền và chính sách xã hội quan hệ mật thiết với hạnh phúc, an ninh của tín đồ và dân chúng! Mình nhận cúng dường và bố thí mà ruộng thí chủ bị cướp không, tín đồ sống nghề cá mà người ta đổ rác độc và chất hoá học vào sông vào biển mà ngày đêm chỉ ôm Tân Ước và Kinh Pháp Hoa lâm râm mới quái lạ, còn việc lên tiếng chia sẻ, đấu tranh cho nạn nhân phải xem là việc đáng ca ngợi mới đúng chứ!

Có để nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu kinh sách, tôi cho rằng việc nói Đức Thích Ca tán đồng quyền biểu tình và bày tỏ chủ kiến là hoàn toàn nghiêm túc và có chứng cớ. Ngài thường ngăn trở tì kheo ham tán chuyện thế sự và bàn bạc chính sự là có thật – sứ mệnh chính yếu của tu sĩ là cật lực tập trung cho chuyện tu học và hoằng pháp là tất nhiên –, nhưng Ngài chưa bao giờ cổ vũ lối ứng xử “im lặng là vàng” trước nỗi khổ và đại hoạ của quần chúng. Chủ trương chống phân biệt giai cấp là đấu tranh cho quyền làm người, cho human rights, chỉ trích mạnh mẽ tập tục giết súc vật để hiến tế thần linh là bảo vệ súc vật, bảo vệ animal rights và cổ vũ tinh thần trao đổi ý kiến công khai giữa tứ chúng – nói theo ngôn ngữ hiện đại là tôn trọng quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng Nếu có người thấy là lạ, chỉ vì chưa có thì giờ chiêm nghiệm mà thôi. Thế chuyện biểu tình, meeting thì sao? Tốt nhất là tham khảo Thánh Điển Phật giáo vậy.

Khi nghe tin các vị vua hiếu chiến như A Xà Thế (Ajatasatu), con trai của vua Bình Sa (Bimbisara), vương quốc Magadha hay vị vua trẻ nối ngôi vua Ba Tư Nặc (Pasenadi), vương quốc Câu Tát La (Kosala), dẫn quân xâm chiếm các tiểu quốc Tỳ Xá Ly (Vesali), Ly Xa (Licchavis) và chính vương quốc Ca Tì La Vệ (Kapilavatthu), Đức Phật đã chọn một thái độ minh bạch và dũng cảm, khi thậm chí trực tiếp một mình ngồi ngay tuyến đường triển khai quân đội của nhà vua để khuyên lơn thuyết phục, khi thì nhân có viên tể tướng được cử tới thăm dò thái độ của Đức Phật, Ngài vờ hỏi chuyện dân tình đất nước nạn nhân với ngài A Nan mà quyết cản ngăn. Kinh sách cổ chép chuyện Đức Phật đã thẳng thắn lập luận khuyên can và phê phán hành vi mà Ngài cho không hợp lẽ, sẽ gây bất hạnh cho dân chúng một tiểu quốc nhỏ bé hơn, nhưng có tập quán đoàn kết, tử tế và tôn trọng hoà bình. Có lẽ Ngài đã nhìn thấy cả viễn cảnh cuộc tàn sát đất nước Ca Tì La Vệ họ tộc dòng Thích Ca trong tương lai (riêng với sự kiện Kapilavatthu, Đức Phật đã ngăn cản được ba lần, trước khi sự cố bất hạnh xảy ra: dòng họ Thích Ca bị tiêu diệt). Không bàn qua và bàn thêm các chi tiết vì chưa đúng lúc. Chỉ muốn hỏi các bạn nhận xét thế nào? Riêng tôi nhấn mạnh bằng một thuật ngữ của thời hiện đại, vị Giáo chủ của Phật giáo đã chọn phương pháp biểu tình thay vì im lặng ngay trước đoàn quân trang bị vũ khí và vị vua nổi tiếng hiếu chiến và hiếu sát! Tôi cũng tin như có nhà nghiên cứu hiện đại nhận định bậc trí thức Tất Đạt Đa của thành Ca Tì La Vệ đã thấy trước số phận các tiểu quốc cộng hoà như tiểu quốc của dòng họ Thích Ca sẽ bị sáp nhập vào các quốc gia hùng mạnh đương thời như Kosala - Câu Tát La hay Magadha - Ma Kiệt Đà bằng vũ lực. Tôi xin được góp thêm một nhận định là nếu việc Ngài thu nhận không ít các đệ tử dòng Thích Ca vào Tăng chúng là dễ hiểu, thì hiện tượng gần như “ép” ngườ em cùng cha khác mẹ là ngài Nanda và con trai là ngài Rahula - La Hầu La đi theo đường tu tập rất có thể xuất phát từ phán đoán có tính tiên tri về kết cục bi thảm của dòng họ nhà mà tôi vừa nhắc ở trên. Tưởng các vị trong ngành an ninh xã hội chủ nghĩa có khi ngỡ tôi có ý xiên xẹo khi nhận xét thêm rằng khi quyết định biểu tình, kinh sách không hề ghi chuyện Ngài có xin phép vua A Xà Thế (vương quốc Magadha) hay chờ Quốc hội nước Câu Tát La thông qua luật biểu tình!

Học Phật không phải và đâu phải là tuỳ tiện trích dẫn không gốc gác và bình luận không trích dẫn. Niệm Phật không phải là láy một danh xưng mà không chiêm nghiệm. Học Phật và Niệm Phật là một công phu hoàn toàn có cơ sở khoa học và trí tuệ, là công phu tìm hiểu Đức Thích Ca đã làm gì trong tình huống nào, trước một vấn đề cụ thể trong thực tế Ngài ứng xử như thế nào và trong những thách đố và vấn nạn chúng ta phải đương đầu, Ngài đã dạy chúng ta điều gì và khuyến cáo đệ tử của Ngài nên và phải làm gì!

Thật ra, thái độ công dân tích cực của người có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng đối với thế sự chẳng hề mới. Và vấn đề tách thế quyền và thần quyền nhân loại đã đặt ra và giải quyết từ lâu qua những trang lịch sử và vết thương cụ thể. Chỉ phân tích góc độ tôn giáo, tôi không tin tín đồ tôn giáo hiện đại nào lại tán thành cho tu sĩ tôn giáo mình trực tiếp tham chính, ra ứng cử nghị sĩ hay tổng thống, chen một chân vào uỷ ban đảo chánh hay lập đảng Công Giáo hay Phật giáo – tôi đang bàn hẹp lại từ Nhật Bản qua xứ Việt – dù lén thêm thắt “Đảng Phật giáo Hộ quốc” hay tệ hại và nguy hại hơn nhiều “Đảng Phật giáo Hộ quốc Xã hội Chủ nghĩa”! Đâu chỉ do qui chiếu về dặn dò của các Giáo chủ mà tranh luận, phản đối mà chủ yếu trước hết còn do thực tế và lương tri tôn giáo mà đại chúng tín đồ có khuynh hướng và thái độ phủ định.

Cái phút chạnh lòng về giới hạn phù du của sinh mệnh, thời khắc thấm thía những cảnh khổ đa dạng trong cuộc sống của mình và của người, lúc hốt nhiên những câu hỏi siêu hình và tâm linh nổi lên không ngăn và không che giấu – lý do chính thúc đẩy người ta đến với tôn giáo – xăm xăm tới gõ cửa chùa và nhà thờ đúng lúc Sư Ông đang huấn luyện đối tượng đảng và Đức Cha từ chối gặp vì bận bịu hoàn thành cương lĩnh chính trị của Giáo Phận thì còn gì tuyệt vọng bằng. Bảo đảm trên cao kia, Chúa Phật phải lắc đầu nguầy nguậy thôi. Nói một cách thô tháp mà dễ hiểu thì mỗi người hãy làm đúng phân công xã hội trước đã và người cần nêu gương tích cực với phận sự tâm linh, tín ngưỡng của mình nên là giới tu sĩ – tầng lớp nhận phúc lợi vật chất của đồng bào tín đồ của mình mà tồn sinh. Lại giọng thô thiển mà nói tiếp chỉ nhận phúc lợi vật chất (tôi cố ý nhắc từ “vật chất” sau từ phúc lợi vì đừng quên đi sát với nếp nghĩ và cách đánh giá của quần chúng và tín đồ “có thực mới vật được đạo” và “ăn cây nào rào cây ấy”; điều mà do kiêu hãnh và ngã mạn không ít quý tu sĩ quên bẵng). Đức Phật có dạy các tì kheo ăn của cúng dường của tín đồ mà không tu học cật lực, không có công đức, phẩm hạnh hồi hướng cho thí chủ quyết phải trả nợ vào các hậu kiếp và lời dạy cần tâm niệm của Ngài đối với đệ tử, trước hết với dạng tì kheo không phải xe đời mới không lên, áo xịn mới chịu mặc, rằng “Ta chọn pháp môn khất thực, kiếm ăn nuôi thân bằng phương tiện như lớp người hạ liệt nhất trong xã hội – hạng ăn xin – là để các người trị cho rốt ráo thứ bệnh nguy hại bậc nhất với một sa môn: bệnh kiêu mạn”. Vậy cẩn trọng, việc chế biến và cúng dường y phục sang trọng, đắt tiền cho người không hiểu tôn chỉ, giới luật nhà Phật chỉ tổ tổn hại công đức của nhau.

Tôi đã thận trọng hơn cần thiết để nhấn mạnh sự cách ly chuyện manh động chính trị của một số tu sĩ vì xác định đá bóng lộn sân, và một số không nhỏ bỏ qua sự nghiệp thiêng liêng nhất: tu học, gương mẫu đúng thiên chức của giới tăng lữ. Và một số khác đã nhấn mạnh sai ý niệm dấn thân, cần ưu tiên cho công quả tu tập, chuyển tâm, hoằng pháp đúng giáo lý với tu sĩ và phân biệt với việc yêu cẩu giữ ngũ giới mà dấn thân cho một xã hội dân chủ, hạnh phúc đối với tín đồ cư sĩ. Tu sĩ không phải nhất thiết đi vào mọi ngành xã hội đào tạo để chứng tỏ nhiệt huyết của mình, nhắc làm chi chuyện nam tu sĩ Thái ngày trước còn đỡ đẻ cho phụ nữ nông thôn – đấy là một thời lạc hậu. Ngày trước tu sĩ Nhật một thời du học Trung Hoa về làm cả ngành thuỷ lợi, cầu cống, dạy các ngành thủ công và truyền bá cả đạo Lão và Nho giáo (như những kiến thức văn hoá nhân văn mới), nhưng hiện nay tiếp tục như ngày xưa mà làm thì hoá ra văn minh xứ Phù Tang đang giậm chân một chỗ! Hay ngay chuyện gỡ rối, tâm tình về hôn nhân gia đình có nên là phận sự của tu sĩ? Có lòng cảm thông và “từ bi” lắm với đội ngũ các em ngành tâm lý đang đói việc làm hay không? Nếu muốn chuyển chút ít nội dung – không nhiều đâu – trong kinh kệ liên quan vấn đề thì bổ sung cho các em chuyên viên là Phật tử chẳng hạn. Có “dấn thân” thì trụ trì, nhà Phật học, hoà thượng, ưu bà di và ưu bà tắc hay thành viên gia đình Phật tử thì mỗi đối tượng mỗi khác, đúng khái niệm “phương tiện” và “thiện xảo” Đức Phật đã nhắc nhở mới phải chứ! Xin hỏi quý tu sĩ đăng đàn giảng giải, hướng dẫn về hạnh phúc gia đình một câu: nếu có anh hay bà nào nêu câu hỏi “Thoả mãn sinh lý có vai trò nào trong đời sống vợ chồng?” hay “Làm sao có hưng phấn hơn trong tình dục để đảm bảo hạnh phúc gia đình?” thì quý thầy sẽ trả lời thế nào? Đây đâu phải là lĩnh vực kinh nghiệm hay sở trường của tu sĩ. Chưa nói nếu quả thật có kinh nghiệm – ví dụ trường hợp tu sĩ có gia đình trước khi có duyên xuất gia chẳng hạn – thì liệu vị này có dám dẫn kinh nghiệm thực chứng thời còn vui chơi cõi thế đạo của mình mà độ tha hay không! Thế thì người hỏi hẳn tránh những câu hỏi gọi là “tế nhị” – trên thực tế, các vụ cố vấn do tu sĩ chủ trì hẳn phải có well-prepared trước khi truyền bá clip – và các cố vấn tu sĩ tất nhiên không chờ những câu hỏi trong vùng cấm địa. Và vậy thì còn “gỡ rối” sao được nhỉ! Rắc rối tình cảm hôn nhân không nhất thiết phải là chuyện tình dục, nhưng trương bảng quảng cáo tham vấn hạnh phúc gia đình mà mở vòng đơn (không nhận câu hỏi liên quan các vấn đề tình dục) thì đừng nói “ngoại giáo Tây” mà tới “Phật tử ta” cũng phải… phì cười. Không thể không nói là còn bất cập!

Và có cả chuyện theo Giới Luật thì đến Phật sự còn phải thu xếp lại, bớt việc, bớt tiếp xúc, bớt đi xa và đi lại để các bậc tôn sư còn tịnh tâm, thiền quán, nhập thất… để có thêm vốn dạy đệ tử, thậm chí còn phong thái tứ oai nghi gương mẫu trước bá tánh nữa chứ. Tu sĩ là người đi tu, tập tu, chuyên tu chứ đâu phải mặc cà sa là thành bậc chân tu ngay. Trở thành bậc chân tu là sự nghiệp của một đời, nhiều đời. Trở thành bộ trưởng hay bậc chuyên gia là việc khó, nhưng không khó bằng thành bậc chân tu. Thời gian thành tựu giới định chắc chắn lâu dài hơn thời gian mặc và cởi chiếc áo cà sa. Đến đây tôi chợt nhớ một lần ghé một ngôi chùa lớn có tiếng tăm chứng kiến cảnh một chú tiểu - sa di (?) cao ráo, tuổi ít nhất phải 15, 16, tay cầm bát, tay liên tục lùa cơm vào miệng, lúng búng gọi lớn ai đó vừa chạy tràn xuống từ cầu thang ngay bên hông chánh điện. Một cảnh thực sự chướng mắt và quá khó bình luận ngay lúc sân chùa khá đông người! Hay đối với một số nhà chùa, hành vi bị các cô giáo mẫu giáo cấm đoán các cháu lại là chuyện nhỏ nhặt, dễ bỏ qua. Lại nhớ có lần được tiếp chuyện với hoà thượng Thích Trung Hậu và ông Trần Quang Thuận – cả hai vị đã quá cố – ở phòng riêng của hoà thượng ở Trường Phật học Cao cấp, đường Nguyễn Kiệm (người viết có mặt cũng do ngẫu nhiên), tôi nghe cụ Thuận nói với Thầy Trung Hậu “Lần này về, thấy trình độ Phật pháp của các tăng ni hoạt bát hơn nhiều, nhưng bồ tát hạnh thì kém đi!”. Kẻ hèn này không có ý riêng, chỉ trích lại câu đáp lại của vị hoà thượng: “Cứ đưa đi trụ trì chùa mô [cụ Trung Hậu người Huế] ngoài thành phố HCM là không có đứa mô chịu nhận hết”. Nếu quả đúng như lời hoà thượng – tôi không có lý do nghi ngờ lời người nói – thì hoá ra có người đi tu mà cũng thực hiện quyết tâm của người thế đạo “sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu trong thành phố Sài Gòn - HCM”. Có một số thông tin mà hai cụ trao đổi không hề nề hà chuyện có mặt khách “không quý”, xin để dành dịp khác.

Cái lõi của cuộc vận hành hành chánh và chính trị suốt lịch sử Nhật Bản – nói riêng thời phát triển Nara và Heian đạt đỉnh cao của Phật giáo Nhật Bản – và ngay cả trong hai triều Lý Trần với những trang lịch sử dân tộc và lịch Phật giáo Việt Nam huy hoàng vẫn vận động dưới mô thức quản lý Nho gia và Pháp gia, mang tính phi-tôn-giáo (không chỉ Pháp gia mà cả Nho giáo chưa bao giờ là tôn giáo!). Tác động của nhà Phật thiên về một dạng ảnh hưởng của kiểu tổ chức phi chính phủ có trọng lượng thật sự, nền văn hoá của từ bi, khoan dung, chế tài lối cai trị pháp gia khe khắt, cứng nhắc, ít hợp lòng dân. Nhưng trong cấu trúc quyền lực thực tiễn, quyết không có hai trung tâm và hai guồng máy Phật và Nho vận động song song như cách hình dung của một số sử gia và nói riêng sử gia Phật giáo. Chuyện các sử gia bất cứ tôn giáo nào có xu hướng tán thán quá mức đạo của mình thì tôn giáo nào cũng không khác, đông và tây hệt nhau. Việc cho ngọn cờ “tam giáo đồng nguyên” là hình thức Phật, Lão, Nho cùng chia sẻ quyền lực và cùng chi phối nền chính trị là một cách lý giải lệch lạc, hoàn toàn thiếu thực tế. Có lúc có kỳ thi khảo hạch cả ba nội dung Phật, Lão, Nho, đặt ra tăng quan, tăng thống cũng có nhưng dễ nhân ra là các cấp quản lí nội bộ sư tăng. Ảnh hưởng chủ trương “đồng nguyên” có tác dụng tốt đẹp chăng là ở mặt văn hoá, xã hội, tâm linh. Giúp hoá giải sự lấn cấn giữa các chủ trương giáo hoá, tạo không khí (tạm) đoàn kết trong giới sĩ phu lẫn tín đồ và dân chúng. Sự xuất hiện của các nhân vật, nhà thơ, trước tác có tư tưởng đượm mùi “tam giáo đồng nguyên” là minh hoạ rõ nhất. Chưa nói luận Chánh Pháp siêu việt của Từ Bi và Tuệ Trí một đời chưa hết, thì tìm cách chứng minh giới tăng lữ nắm quyền cao chức trọng một thời làm chi, không hề có chuyện hoà thượng kiêm tể tướng, thượng toạ là binh bộ thượng thư hay ni sư đứng đầu hội đồng kinh tế Phù Tang hay Đại Việt! Chuyện có thực là có đại sư cảm hoá được vua quan, vua quan có tham vấn trí thức Phật giáo và ảnh hưởng Phật pháp, Phật giáo có tác động tốt lành, khoan hoà, nhân ái, được lòng dân. Nếu cho một thời kì rực rỡ, hưng thịnh là do hoàn toàn tác động của nhà Phật lên giai cấp nắm quyền lực e thiếu thuyết phục. Vào các thế kỷ 11-13 chẳng hạn thì có Hồi giáo và Tin Lành ở Đại Việt đâu mà so sánh lòng ái quốc của họ với tín đồ Phật giáo ta. Trên thực tế, ở quy mô quốc tế, đấy là những thế kỷ Hồi giáo phát triển vượt bực, lấn cả ảnh hưởng Thiên Chúa giáo. Mà ca ngợi đối tượng “ngoài” Phật giáo là cũng ngợi ca chính nhân dân ta thời đó, đâu có chi tổn thương ai – mà nhân dân ta ngày đó đa phần là Phật tử, không thì tôn giáo nào nữa –, còn Nho giáo có phải là tôn giáo đâu và tới giờ này, thú thật tôi chưa hề nghe một ai đề cập sự đóng góp của tín đồ của Lão Đam cho kháng chiến chống Mông Nguyên mà các bậc Lão gia cỏ bực bội chi ai mô!

Một khía cạnh tôi mạnh dạn lưu ý, trong hai lĩnh vực nổi bật thời Lý Trần cần và làm rõ thêm là chính sách kinh tế - sản xuất cụ thể và hiệu quả quân sự tối đa thì rất khó nói một chủ trương thuỷ lợi hay phân chia ruộng đất là sáng kiến Phật giáo và chiến lược, chiến thuật đập tan bè lũ Toa Đô - Ô Mã Nhi là gợi ý của các đại sư được (mà sư sãi Phật giáo của đạo từ bi và vô ngã nào lại nói chuyện “sát thát” kia chứ, đấy là chuyện của thần dân – Phật tử). Nói chi tiết hơn – dù phật lòng nhiều người – tài ba lãnh đạo và một nhân dân đoàn kết và sáng tạo, một quần chúng theo đạo Phật được tăng lữ khích lệ bởi đội ngũ vua quan nhìn ra và không bỏ qua sự vận dụng tôn giáo vào chính trị đã quyết định một thời hưng thịnh. Ngay cả biểu tượng “Phật hoàng” không hế có nghĩa là sự nghiệp vận dụng chiến lược kinh tế và quân sự là từ nguồn và bài bản chính trị của kinh kệ. Một vị vua anh minh thì dù theo tôn giáo nào nhân dân cũng ca ngợi. Vua Trần Nhân Tông có thơ thiền, thường dẫn Kinh Pháp, vua đầu triều Trần Thánh Tông soạn Khoá hư lục, nhưng Binh thư yếu lượcHịch tướng sĩ của anh hùng Trần Hưng Đạo không một lời dính dấp nhà Phật. Thơ của một anh hùng khác, Trần Quang Khải, cũng thế. Không ai dám chắc Yết Kiêu và Dã Tượng có phải là Phật tử và có pháp danh hay không. Mà chính họ trực tiếp đương đầu với đại quân Mông Nguyên hung bạo kia mà. Mà đâu nhất thiết kéo dòng Shogun và Samurai cùng vũ khí lỉnh kỉnh vào chốn chùa chiền làm chi hè!

Ấn tượng thơ có mùi thiền thời này và trước đó, người viết cũng lây niềm tự hào cho dân tộc, nhưng ông Lê Mạnh Thát, một trí thức Phật giáo có danh tiếng, đã chứng minh trong khoảng hơn 47 bài thơ thiền là niểm tự hào của thiền tông Lý Trần thì ngót gần 40 bài thực tế là thơ Trung Hoa (con số có sai lệch tí chút). Chỉ một công phu tìm hiểu này, nhà nghiên cứu xứng đáng cho giới học thuật ngưỡng mộ và học tập. Mà có chi phải nhột nhạt, quốc độ có lép vế tí chút về thơ thiền lại là đất nước đánh cho kẻ xâm lăng chạy dài đó thôi. Luận anh hùng và luận lịch sử cần rạch ròi. Của Chúa trả đủ cho Chúa thì César vẫn là César! Chủ nghĩa tự kỉ khi đi quá xa tất nhiên chỉ nuôi lớn chính lòng tự kỉ mà thôi! Còn vì sao quý giáo sư chuyên soạn sách giáo khoa, in sách có nhận tiền không nhận “phản hồi” có chứng cớ của nhà nghiên cứu văn học và Phật học họ Lê thì tôi chịu, không hiểu nổi. Điều này có hại cho đường học vấn của con em ta và xin lỗi trước tạo điều kiện cho… Tàu nó cười. Nói quá quắt lên một tí, khi đại giáo sư Trần Ngọc Thêm im phắc trước dư luận về màn đạo văn, đạo nội dung của ông Kim Định – mỉa mai ở chỗ công trình của ông Kim Định có “khoa học” chi mô! – có người thốt ra miệng một câu có phần quá đáng “ngậm miệng sau khi bị tố cáo đạo văn đã thành thói quen của trí thức Việt Nam”. Quá đáng vì tôi có quen biết thiếu chi bậc trí thức tự trọng và trung thực. Trong câu chuyện này nên bổ sung chi tiết vị giáo sư “tên tuổi” này còn một hành đông ngoạn mục là công khai giới thiệu công trình cho thấy nạn dối trá trong khâu làm bài, thi cử của học sinh sinh viên có tỉ lệ tăng dần theo cấp học. Ông dừng lại ở tỉ lệ đỉnh do sinh viên đại học thiết lập được. Nghĩa là ông không tiếp tục thống kê xem đối tượng giáo sư có học hàm, học vị như ông có tỉ lệ bao nhiêu – có thể đoán ra vị tiến sĩ này ngại đụng chạm chính mình (và đồng nghiệp)! Ngày nay, theo tôi hiểu, thế giới không quá chú ý vụ trung thực và liêm chính của các chính trị gia – nghề chính trị rất ít không gian cho người quyết không nói dối và mị dân; vả lại, có chi đã có luật pháp làm việc. Hoạt cảnh lên voi xuống chó của giới chính trị gia quốc tế bà con đã quá quen. Đến thần tượng Lula (Brazil) còn đang nằm tù, nói chi cựu tổng thống kiêm diễn viên Estranada (Philippines) còn sặc mùi “thế giới thứ ba”. Nhưng tôi hy vọng chữ “liêm chính” trong ngành giáo dục và nói riêng giới soạn sách giáo khoa còn được dư luận quan tâm (mà mặt kia của nó là người dân còn kì vọng, tất còn quý trọng giới trí thức, dù bắt đầu có mùi “dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng”). Không rõ hy vọng này có cơ sở vững vàng gì không!

Điểm bỏ sót tôi tách ra bàn nốt là một điểm thực sự quan trọng và sự không làm rõ của giới học giả và riêng cánh sử gia là thật đáng tiếc. Lối nói di sản Phật-Lão-Khổng thường nằm đầu miệng khi lý giải nguồn gốc mọi lĩnh vực: văn hoá, chính trị, tư tưởng. đạo đức… của dân tộc ta lộ rõ sự lười biếng tư duy lẫn thái độ xem nhẹ tiền nhân và thực tiễn lịch sử. Trước khi phân tích, xin xác nhận người viết hoàn toàn không thuộc trường phái Kim Định – không cần nhắc tên tuổi hậu bối Trần Ngọc Thêm của ông, một người lấy đồ ăn trong nồi người khác mà không xin phép (nói rõ là “lấy trộm”) – và không tiện nhắc tên một số người khác từ xào nấu tài liệu của người khác mà tán vô tội vạ. Phần công phu cá nhân là những luận điểm tù mù, hàm hồ về chuyện Tàu ăn cắp chữ viết của ta, đạo Nho và Kinh Dịch cũng của ta cũng bị đám phương Bắc ăn trộm, hầu hết các loài thực vật, động vật đều có gốc Văn Lang, Âu Lạc trước khi ngược lên Hoa Hạ và toả ra thế giới mà không thấy có chứng cớ, di chỉ, thực địa chi.

Trong truyền thống cai trị đất nước (dù ở trình độ liên minh bộ lạc đi nữa) của ông cha ta có kinh nghiệm nhiều thế kỷ trước thời Hùng vương, Âu Lạc trước khi kết hợp các bài học đến từ phương Bắc. Tôi xin nhường việc luận chung về văn minh Việt nhiều thế kỷ trước trước Thiên chúa giáng sinh cho các học giả có uy tín, chỉ soi chỗ kinh nghiệm quản lý chính quyền. Từ “chính trị học” nên tránh, đề cập và tôn xưng một cấu trúc cai trị tỉ mỉ, phức tạp e thiếu tài liệu. Nhưng ý kiến quyết được là không có chuyện các vua xưa chỉ vận hành chính quyền bằng kinh nghiệm chính trị Trung Hoa. Và càng không có chuyện khi quân Tần đặt chân tới xứ Việt kinh nghiệm tổ chức xã hội Việt là con số không hay chỉ là một nhóm vua tôi cùng nhau chổng mông làm ruộng – vua nào, có đúng vua “trung ương” không, ruộng đất quốc gia đạt kích cỡ nào…

Tránh lập luận lấy có, để xoa dịu tự ái dân tộc. Thế nào là chính quyền và thế nào là tổ chức chính trị. Một đám nông dân làm lúa nước, dúm vũ khí gậy tre, giáo mác ư? Sao Tần Thuỷ Hoàng phải cử đại tướng Đồ Thư và quân số 50 vạn (?), mà trung quân đóng ở biên giới. Tạm cho sử Tàu quen thổi phồng quân số để hăm doạ và khái niệm “chinh Nam” bao gồm việc chinh phục cả các vùng Bách Việt. Cả ba thế kỷ sau, thời Đông Hán, xem việc Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Tô Định thì các vùng Quảng Đông, Quảng Tây rùng rùng hưởng ứng là biết. Rất tiếc các sử gia ta bỏ qua thông tin một nhà nghiên cứu sử Trung Quốc có điều tra điền dã, kết luận tại vùng Lưỡng Quảng có di tích hơn hai trăm miếu thờ Hai Bà Trưng!

Quay lại vấn đề, một tin dữ là đại quân phương Bắc đang ồ ạt đánh vào xứ ta thì thử hỏi không có ý niệm đất đai chung, tình cảm đồng bào, có sự tồn tại của một tập thể gắn bó phải bảo vệ, không có người đởm lược đứng ra nhận trách nhiệm lớn, cổ vũ bộ tộc đồng bào thì làm sao có lực lượng, có sức mạnh đánh kẻ thù địch! Và sử Tàu thừa nhận ngoài yếu tố lam sơn chướng khí và dịch bệnh, có chiến thuật du kích của dân địa phương, sự gan lì, quyết tâm của một dạng cơ cấu xã hội ngày nay gọi là liên minh bộ lạc. Liên kết các bộ lạc anh em thành sức mạnh khiến cho đại quân nước lớn vừa thống nhất xong toàn thiên hạ rốt cục phải nản lòng, nhục nhã rút lui mà không phải sức mạnh của một dạng chính quyền và quản lý quân sự - xã hội thì thưa gọi bằng gì? Nếu sử gia Trung Hoa quen miệng khinh miệt dân man di, phiên trấn lại càng đáng sỉ nhục vì có thứ đại quân gì rút cục co giò chạy trước đám “thổ dân thô phác” cho dù rán biện luận do chủ quan mà thua đám giặc cỏ có sự hỗ trợ của vi khuẩn corona “Giao Chỉ”! Chuyện cái chi cũng do Tích Quan, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp giáo dục, đào tạo không thể nói là hoàn toàn bịa đặt – người Hoa xem chính sách An Tây, An Nam… là chủ trương nhập các phiên bang, Hán hoá thành thần dân Đại Hán, nên công cuộc cai trị có giáo hoá, văn hoá theo model China cũng là chuyện logic – nhưng phụ hoạ với luận điểm của kẻ xâm lăng rằng tới luân lý, đạo đức, văn hoá căn bản cũng do ngoại xâm dạy dỗ thì vừa sai sự thực, vừa có mùi nô lệ.

Vậy xin chỉnh thêm một chỗ: guồng máy hành chánh vận động nhất định phải do một cấu trúc chính trị có hệ thống, và một hệ thống nhập khẩu có trình độ cao hơn – trong trường hợp cả Nhật Bản lẫn Việt Nam là hệ thống Nho giáo. Yếu tố nhà Phật không thể thay mô hình chính trị quản lý, ngay cả khi trong kinh sách Phật giáo, chính Đức Thích Ca có nhắc khái niệm chuyển luân thánh vương (cakkavatti) – nhân tiện lưu ý đây là một khái niệm truyền thống trong lịch sử Ấn Độ trước cả Đức Phật. Nhưng một dân tộc thiên về bảo thủ và tình cảm, lại rất tự hào về truyền thống quân sự và tổ chức của mình – xin nhắc hình thức tổ chức xã hội chặt chẽ nhất từ thời cổ đại là quân sự và trị thuỷ –, chưa nói sự hiện diện gây hoài nghi và bất an của kẻ thù truyền kiếp phương Bắc, lại càng có xu hướng thúc đẩy sự gìn giữ kinh nghiệm xương máu giữ nước và dựng nước của liên minh. Vậy dù không đủ tài liệu, chưa có công trình soi sáng, quyết rằng những yếu tố cổ đại Việt Nam trong quản lý hành chính, đặc trưng tâm lý Việt, vấn đề chiến lực và chiến thuật trong xây dựng và tổ chức xã hội đặc thù Việt luôn luôn đi cùng và phát huy tác dụng cùng với các hệ thống và kinh nghiệm ngoại lai.

Trong lịch sử Nhật Bản với hai thời đại hoàng kim của Phật giáo – Nara và Heian – không nên quá say sưa mà xem là đỉnh cao của Phật giáo như là quốc giáo. Có hiện tượng sự nổi lên của Phật giáo – cẩn trọng nên gọi là những dạng Phật giáo, gọi là tông phái – nhưng có là Phật giáo của Phật pháp hay không phải bàn lại, chớ khinh suất. Chất tông phái của người Nhật đã có sự khác biệt với người Hoa nhiều điểm. Người Trung Quốc thâm áo và cả thâm hiểm, họ thay nội dung Phật pháp tuần tự thời gian, tránh gây chú ý lúc đầu, khi căn cứ vững vàng hoàn thành sự nghiệp Trung Quốc Phật giáo – tôi đang nói tới Thiền tông của Huệ Năng – mới sang giọng “chảnh“ Phật giáo Ấn Độ và công bố lõi của Thiền nhà mình tất nhiên là nhà Lão, không còn dính nhà Phật! Người Nhật khiêm tốn hơn, đóng vai học trò – học trò giỏi và cả học trò cá biệt như ngài Nichiren – suốt bao thế kỷ, và ngài Suzuki, người mà chỉ thời kỳ sau mới lộ ý chí vượt cái vỏ trứng Thiền tông Huệ Năng và Lâm Tế, để khẳng định Zen nhà mình là đỉnh phát triển của Phật giáo thế giới, tuyên bố tham vọng khai mở một pháp môn huyền nhiệm chung cho tất cả tôn giáo. Đấy là một ảo tưởng, hiển nhiên rồi, (xin đón đọc phần bài về Suzuki, bài viết cuối của loạt bài cùng chủ đề), nhưng ấn tượng để lại đáng gọi là kỳ vĩ, đến độ không nghi ngờ gì nữa, lối tư duy Zen như là một tôn giáo độc lập với Phật giáo vọng từ trời Tây nảy sinh từ hiệu ứng mang tên Suzuki. Tất nhiên, cũng không nghi ngờ gì nữa, đây cũng là một khẳng định vô căn cứ – tách mối quan hệ dù lù mù dần với uy danh của Đức Phật và di sản kinh kệ vĩ đại thường được (Phật giáo Nguyên Thuỷ) gọi là Thánh Điển thì Zen với nghĩa là Phật giáo Nhật Bản, rõ dần với nghĩa Thiền tông Nhật Bản rồi tới nghĩa cốt tuỷ của văn hoá Nhật – với sắc thái Kami lưu niên và các yếu tố bên ngoài Phật giáo bao gồm nghi lễ tín ngưỡng đa nguồn và các sắc thái thiếu hệ thống của tông phái chủ nghĩa, chỉ là một liệu pháp tâm lý-văn hoá-tâm linh “bắt mắt” khách hàng hiện đại.

Kết luận cho đề mục – đã hơi “loãng” vì phần tản mạn – trong thời hiện đại, việc tiếp nhận văn minh phương Tây gần như qua đêm để mong bắt kịp các quốc gia tiên tiến Âu Mỹ làm thế giới kinh ngạc, không ai không biết. Vị trí trong ba cường quốc kinh tế thế giới vài thập kỷ qua của nước Nhật nói lên tất cả. Tất cả tất nhiên gắn với ý chí học tập sắt đá hơn người của cư dân xứ sở Phù Tang.

2. TÍNH CÁCH VĂN VÕ KIÊM TOÀN CỦA QUÂN DÂN NHẬT BẢN – RIÊNG MỘT TRUYỀN THỐNG (VĂN HOÁ) MANG TÊN SAMURAI

Sự phân công, phân biệt phận sự, khả năng cho các tầng lớp xã hội ở quốc gia, thời đại nào cũng có, nước Nhật tất nhiên không phải là ngoại lệ. Nhưng quan sát kỹ lịch sử Nhật Bản hơn sẽ có thêm nhận xét khác. Từ giai đoạn đầu khi tổ tiên các Thiên hoàng đời sau còn tự thân đánh đông dẹp bắc để thống nhất sơn hà, ta đã thấy tầm trí tuệ của họ qua việc sử dụng tín ngưỡng Thần đạo và các dự phóng chính trị và tôn giáo tầm quốc gia. Trên vua như thế tất ảnh hưởng tới đám thân nhân quý tộc mà tầm vóc một Shotoku là một minh hoạ đủ hùng hồn. Giới quý tộc gồm cả giới quân sự quý tộc chính là chủ nhân và nhà bảo trợ văn hoá Nara và Heian rực rỡ mà nhiều vị có cả trước tác để lại. Vào đời sau tới lượt nhiều sứ quân lập danh và lập công qua thanh kiếm và các chiến công, dù hiếm thấy người trực tiếp trước tác, nhưng một số vẫn là những nhà bảo trợ lớn cho nghệ thuật, công trình kiến trúc có giá trị đời đời. Xuống các tầng lớp xã hội thấp hơn, ta chứng kiến những thời kỳ thường dân khởi xướng những kỳ công hiển hách. Nông dân ngao ngán triều đình và thời đại tao loạn cướp bóc, đứng lên luyện kiếm đao, tự thân vũ trang bảo vệ xóm làng. Những người kiệt hiệt nhất trong giai cấp nông dân nghèo cùng với đám quý tộc thất thế, trôi dạt về nông thôn, nhờ đó mà thức thời, hiểu dân đen hơn, cuối cùng là chính đám chiến sĩ một thời oanh liệt không còn được đãi ngộ xứng đáng, nay tất cả cùng nhau kết đoàn, vùng lên tiến hành đại sự mở ra được ngõ thoát cho quốc gia, bảo vệ uy tín Thiên hoàng – thường chỉ ở bề mặt – mà xây dựng được những thế kỷ huy hoàng, chính trị cởi mở hơn.

Tất cả, từ nông dân và cả tầng lớp Samurai tay cày tay kiếm tới dân quý tộc còn chữ nghĩa lẫn lương tri đều xứng đáng. Liên quan bài viết phải ca ngợi thời kỳ các Samurai còn nêu cả tấm gương cần cù học tập văn hoá mong xoá mất tai tiếng “hữu dõng vô mưu”, rèn luyện tính cách để tham dự vào không khí văn hoá quốc gia, thậm chí gầy dựng được cả một phong trào trước tác – dù không có đóng góp quá đặc sắc hay tác phẩm lớn – mang một hơi thở khoẻ khoắn, chân phương, giúp giảm khí vị quá u nhã, nếu không nói là yếm thế và thời thượng của những thế kỷ trước. Chú ý khi người Trung Hoa và người Việt ta nói tới giới “kẻ sĩ” là chỉ giới văn quan, người có chữ nghĩa – và gìn giữ được khí tiết – nhưng từ “sĩ”, “kẻ sĩ” trong xã hội Nhật Bản là chỉ con nhà võ, tầng lớp bushi với dũng khí hơn người. Và các chiến sĩ Samurai này lừng tiếng về công phu võ thuật là tất nhiên, mà cũng ý thức học văn hoá, tu dưỡng và một thời kỳ chuyển tiếp nêu gương học bá nghệ, dấn thân kinh doanh thành công trong thời kỳ cận hiện đại.

Nhật Bản của những nét đài các, tao nhã và tinh tế với nghệ thuật cắm hoa, chơi bonsai, nghệ thuật trà đạo và Zen nổi tiếng toàn thế giới cũng là Nhật Bản của Judo, Sumo và Kiếm đạo. Và đấy là điểm tôi muốn nhấn nhá về nét “văn võ” đồng hành trong tính cách của nhân dân Nhật Bản.

Cũng tựa như việc đề cao gốc gác của trà đạo, hương đạo, hoa đạo, thậm chí cả kiếm đạo là từ Zen mà ra, cách giải thích gốc gác tinh thần võ sĩ đạo là từ Zen rất phổ biến và thường được lặp lại. Thật sự đó là lối kiến giải rất khiên cưỡng. Zen du nhập vào Nhật Bản đầu tiên từ thế kỷ thứ 7, vì sao phải đợi tới “đợt” hưng phấn Thiền tông thứ hai tận thế kỷ 11, 12 Zen mới tác động đến tầng lớp Samurai? Dù cái tên Samurai (nghĩa đen là người phục vụ, bảo vệ chủ nhân khi do nhu cầu an ninh, tầng lớp quý tộc ở kinh đô qua các Đại danh, một dạng tiểu sứ quân cấp địa phương – cho vời các võ sĩ về làm lính gác, bảo vệ; từ Samurai này, trước hết đối với giai cấp quý tộc, có sắc thái khinh thường) xuất hiện vào trung kỳ và mạt kỳ thời Đằng Nguyên, nhưng giai cấp võ sĩ xuất hiện gần như cùng thời sơ sử trong bản kê các tầng lớp xã hội Nhật. Vậy là rõ, do sự nổi dậy của giới bushi và đợt hưng phấn mãnh liệt của Thiền tông (có lối tu tập và kỷ luật phù hợp nhau) xảy ra song song – và thực tế dựa dẫm nhau mà tồn tại – vào khoảng sau thế kỷ thứ 9 nên mới có cách giải thích một chiều. Người Nhật đâu phải chờ tới thế kỷ 11, 12 mới có tính chiến đấu và tư chất võ sĩ.

Ngoài gốc gác “Phù Tang” tất nhiên – võ sĩ đạo là đứa con vật chất của tinh thần dũng cảm, hiếu thắng và hiếu sát có sẵn trong huyết quản của người Nhật từ thuở huyền sử – yếu tố Nho giáo chiếm thượng phong mới xác đáng. Giới võ sĩ gắn bó với nghĩa vụ, thờ chủ nhân nhất mực, giữ chữ tín, trọng kỷ luật và danh dự, sẵn sàng chết cho đoàn thể. Đấy không phải là các phẩm chất mà Phật giáo lấy làm tôn chỉ.

Vậy Zen đến với giới võ sĩ khá muộn và dù gọi là Zen hay Thiền tông Nhật hay nghĩa chung là Phật giáo thì việc nhận mình là cha đẻ tinh thần của giới võ sĩ nghe không ổn và thậm chí thiếu thực tế lẫn khiêm tốn. Đàng khác sao phải khư khư kéo Đạo Pháp của Tình Thương, Nhẫn Nhục và Bất Bạo Động vào chốn giáo gươm, bạo lực kia chứ! Sẽ có bạn cho tôi không nên đi quá xa nên cho tôi chỉ đặt suy nghĩ sau dưới dạng câu hỏi: Có hay không chuyện các nhà nghiên cứu quá “sính” Zen hay phần nào chính các thiền sư đã tô vẽ thêm vai trò của Zen, mà không rõ trong logic lẫn luân lý chỉ là chuyện lợi bất cập hại.

Các bạn đã kiên nhẫn nghe người viết lập ngôn với các biện luận có khi nghịch nhĩ và chủ quan chăng. Vậy xin có lòng mời các bạn thử nghe hai nguồn giải thích khác – một ta, một tây. Trong cuốn Nhật Bản Duy Tân 30 năm ra mắt lần đầu cách đây hơn 80 năm (1936), ông Đào Trinh Nhất đã lần lượt có những lời bàn chí lí sau:

-“… nghĩa là lúc Nhật Bản lập thành quốc gia quân chủ [thành lập vương quốc Đại Hoà – NTV] và lịch sử bắt đầu từ đây, thì các ông chúa nhỏ kia [Đào tiên sinh chỉ các vị hào trưởng, hào tộc các đảo và địa phương đương thời – NTV] đều phải tòng phục về Thiên hoàng. Ai không chịu phục thì Thiên hoàng ra oai đi đánh”.

-“… có khi vương quyền suy mà chư hầu thịnh, có khi vương quyền thịnh mà chư hầu suy.”

-“… Thế là gốc gác từ hồi Thượng Cổ đã có tinh thần chuộng võ, tinh thấn ấy do sự dùi mài, tranh cạnh, về sau càng ngày càng mở mang, ham chuộng cho đến ra thành một cái đạo về việc võ, gọi là võ sĩ đạo (Bushido)”.

Về phần John Whitney Hall trong công trình nổi tiếng Japan – From Prehistory to Modern Times (New York: Delacorte Press, 1970) và từ góc độ một nhà nghiên cứu từ bên kia bán cầu – đã nhận xét về quan hệ chính quyền thởi Achikaga và thế lực Thiền tông đương thời được xem là hưng thịnh như sau “The Shogunate not only supported but supervised the Zen establishment, prescribing the system of ranks and salaries and placing the whole system under the control of a bakufu official” (Chính quyền sứ quân không chỉ hỗ trợ mà giám sát tổ chức Thiền tông, đề ra hệ thống tước vị và lương bổng, đồng thời đặt toàn bộ hệ thống này dưới sự lãnh đạo của một viên chức của Mạc Phủ). John Whitney Hall nhận xét tiếp: “The Ashikaga Shoguns used the Zen priesthood even more did the Hojo, as the literate branch of their government… If the Hojo regents used Zen to give them strength with which to deal with real problems, the Ashikaga house clung to Zen in a spirit of mysticism and escapism” (Các sứ quân dòng Túc Lợi - Ashikaga sử dụng giới tăng lữ thiền tông nhiều hơn cả dòng tộc Bắc Điều (sử dụng), y như một ban ngành có văn hoá cao trong chính quyền của họ… Nếu các Nhiếp Chính họ Bắc Điều sử dụng Zen nhằm đem lại cho họ sức mạnh để xử lý các vấn để thực tế, thì dòng Túc Lợi gắn bó với Thiền tông với tinh thần thần bí và chủ nghĩa thoát tục”. Ngắn gọn, nhưng minh bạch!

Xin góp vài lời bình. Thử hỏi thiền sư mà được trả lương để lo phận sự tuyên uý cho một đội quân lo đánh đấm suốt một thời kỳ vào loại lộn xộn đệ nhất trong lịch sử Nhật Bản mà lấy cái tiếng là nguồn cội chính hun đúc cho tinh thẩn võ sĩ đạo nghe có ổn không? Mà có nên hay không, một khi ít ra đương thời Zen-shu (Thiền tông) chỉ có một nghĩa là một tông phái Phật giáo. Đã (lỡ) có cái đuôi – nói chính xác là có cái đầu – là “Phật giáo” thì nội dung có tuỳ tiện, vượt quá tôn chỉ nhà Phật được hay không? Được tiếng là phá bỏ sự ràng buộc của giới luật câu nệ, “giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự” đầy khí thế cải cách, hoá ra chịu sự ràng buộc (supervised) của thế lực sứ quân, tiếp nhận “văn tự” chính trị chỉ đạo một cách công khai và người ta cử cả cán bộ chính quyền Mạc Phủ (bakufu official) để khống chế “pháp môn Thiền” siêu việt của mình. Còn cốt tuỷ Zen tuyệt đối nữa hay không?. Trong đoạn văn này và đối tượng cụ thể này, người viết không phê phán hàm hồ, sai địa chỉ. Ví dụ, những nội dung hoằng pháp và cuộc đời tròn phạm hạnh của đại sư Dogen (Đạo Nguyên) là một nguồn cảm hứng to lớn với người viết. Và nhớ rằng Phật giáo Nhật Bản, và nói riêng Thiền tông, không chỉ có một Dogen! Ý sau quá rõ, không cần bình dài dòng. Có chăng xin các bạn chú ý từ “used” (dùng, sử dụng) mà John Whitney Hall dùng tới hai lần! Có rõ quan hệ chính trị và tôn giáo trong lịch sử Nhật Bản, có thể hiểu là cả hai phía “used” nhau đó thôi (và lần này, “used” có thêm nghĩa thứ ba là “lợi dụng”). Chính trị gia không mị dân và chăm lợi dụng kẻ khác thì còn gọi là chính trị gia sao đươc, nên miễn bàn. Phê phán cánh Thiền tông mồm thì “gặp chùa đốt chùa”(thực ra không nên hiểu theo nghĩa đen) mà thực tế chăm chăm bám chính quyền nhận tăng bổng, kiếm hỗ trợ xây thiền viện – cái bề thế, cái nguy nga – với cái giá làm dịch vụ “tuyên uý” cho vệ binh, lính tráng (Samurai) của các đầu lĩnh chiến tranh dường như không phù hợp với nội dung cao vời và thoát tục mà các thiền giả và thiền sư thường tuyên truyền có phần quá đáng cho tông phái mình và công kích “địch thủ” thì phải! Mà đây mới chính là giai đoạn Thiền tông Nhật Bản hay Zen làm mưa làm gió.

Quay lại ý kiến của ông Đào Trinh Nhất với một nhận xét ngắn, đồng tình. Quá nhấn mạnh chính nghĩa thống nhất đất nước của dòng Yamato đến độ cho họ sử dụng biện pháp thuyết phục, mà không thấy tính chất khốc liệt giữa các thủ lãnh hùng cứ các phương là không đúng thực tế lịch sử. Nếu không sao có trang sử các quan lại là hào tộc như các dòng Mononobe (Vật Bộ), Soga (Tô Ngã) lần lượt áp chế các Thiên hoàng trong thời kỳ Asuka (Phi Điểu). Rõ ràng ngôi vị Thiên hoàng đã được xác lập, nhưng các thế lực thủ lĩnh gốc hào tộc địa phương vẫn còn mầm mống bất phục. Mấy từ “Thiên hoàng ra oai tiến đánh” miêu tả đúng sự thật hơn. Và quả thật như họ Đào nhận xét cuộc vận động và đấu tranh khắc nghiệt ngay từ thời cổ đại mới là cội nguồn thành hình lòng thượng võ, ý chí háo chiến, háo thắng, xem thường cái chết của dân tộc Phù Tang. Những yếu tố mà tôi sẽ bàn thêm sau là các yếu tố phụ hay nhân tố bổ sung. Zen nằm trong các nhân tố này.

3. QUÝ TỘC NHẬT BẢN: GIÀU MÀ SANG

Cuộc sinh hoạt của các cộng đồng thị tộc thời tiền sử Nhật Bản trước và sau khi thần phục thị tộc Yamato ắt khá giản dị và ngay cả các “tộc trưởng” lẫn gia tộc người chiến thắng – vốn là ông cha của các Thiên hoàng sau này – chắc không đáng gọi là xa hoa nếu căn cứ vào mặt bằng kinh tế thời đó, dù rõ là đã có tập trung của cải và những đống chiến lợi phẩm qua chinh chiến đem lại. Tuy nhiên không phải đợi lâu để phân biệt mức sống và cách sống của “hoàng gia” ở trung ương và đám quý tộc mới xuất hiện ở mặt tiền sân khấu lịch sử với quần chúng bần dân Nhật Bản. Một khi hệ thống đẳng cấp được áp dụng và dấu hiệu và tiêu chí của đặc quyền, đặc lợi xuất hiện thì hiện tượng bất bình đẳng kinh tế và tha hoá con người và xã hội không tránh khỏi. Chưa nói ở trong mọi xã hội và nói riêng với thành phần bề trên, tạm gọi là thượng lưu, thì văn hoá luôn đi kèm với thời trang, thời thượng và mốt bắt chước, thông tục của tầng lớp thụ hưởng – điều không thể tránh khi chính họ là người trả tiền cho “cuộc chơi” nghệ thuật này (còn tiền bạc lấy từ thuế má, mồ hôi của lê dân thì ai cũng rõ; minh hoạ thêm rằng sự thực những tay chơi nghệ thuật danh tiếng lẫy lừng ở Cung Đình Paris suốt thời Trung Cổ và Cận Đại cũng xây bộ mặt sang trọng và quý phái của tầng lớp mình trên lao động đầy cực nhục của nông dân Pháp đấy thôi!) – luôn cạnh tranh và thảng hoặc có xu hướng lấn áp sáng tạo, công phu và tài năng đích thực. Tuy nhiên lưu ý trong phần bài chỉ nhấn mạnh khía cạnh khẳng định và chủ yếu ở mặt trình độ văn hoá và đóng góp về mặt văn hoá của quý tộc thời đại Nara và Heian, chủ đề hoàn toàn đáng đáng ngưỡng mộ và đã tự chứng minh qua thời gian tính bằng thế kỷ.

Nói gọn lại không có sự bảo trợ của Hoàng gia và sự ủng hộ của giới quý tộc – người tài trợ và khách hàng (một số còn là nghệ nhân, văn sĩ trực tiếp trước tác) – cả nền văn hoá và nghệ thuật Nhật Bản không thể có một khởi đầu như mơ như đã xảy ra. Xin tập trung vào ba thuận lợi chính:

- Ở đất nước Phù Tang, mọi cuộc vận động xã hội chỉ thuận lợi và có cơ may thành công nếu hợp nhãn giới cực quyền. Quyền lực chính trị phê duyệt (ngầm hoặc công khai) tất cả, có thể nói không tới độ quá đáng rằng kể cả sự xuất hiện của xu hướng lãng mạn hay tôn giáo trong nghệ thuật. Đối với giới nghệ sĩ và cả tăng lữ trường phái hay tông phái đề xướng thành công hay thất bại là qua màn “trình làng” với cử toạ quý tộc và sứ quân và chớ quên cảm hứng thi ca Nhật Bản thơ mộng phóng túng dường đó hay khung trời Zen vô ngại bay bổng cao thế cũng chỉ phóng túng và bay bổng trong khu vực bay quy định của các đời Thiên hoàng và các đại tướng quân bao gồm cả các đại tướng quân trong bóng tối mà thôi. Văn hoá và nghệ thuật Nara hay Heian thấm đẫm tinh thần Phật giáo bay cao vì các Thiên hoàng ban sơ cần một triết lý và tín ngưỡng có cả chiều sâu lẫn mùi “exotic” – đi với Thần đạo và bổ sung cho Thần đạo – để đoàn kết các tầng lớp thành một khối mạnh mẽ hơn và cung cấp thực đơn đủ món cho mọi tầng lớp, không thể chỉ cao lương mỹ vị lặp lại, thậm chí là một món cơm nếp, khoai lang quen thuộc dù có vừa ăn vừa bùi ngùi thương mẹ, nhớ ơn cha đi nữa.

- Khát khao văn hoá tri thức ngỡ là một bộc phát sau thời kỳ gần như mông muội thực ra là một đam mê sẵn có trong huyết tộc dân tộc. Về mặt thẩm mỹ nghệ thuật càng rõ, những di chỉ thời Jomon (Thằng văn) và đặc biệt Yoyoi (Di sinh) có cả nét tinh tế và hoa văn phức tạp, tỉ mỉ so với thời đại và thú vị nữa nhận xét của giới nghiên cứu nước ngoài lẫn nội địa cho thấy người Nhật từ thời cổ đại chú ý và tiếp cận cả văn hoá Trung Hoa lẫn triết lý Phật giáo trước hết qua các hình thức nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc, mỹ nghệ – nghĩa là nghệ thuật tạo hình. Vậy xu hướng yêu cái đẹp, tinh thần duy mỹ, chú ý tới nghệ thuật rồi tiến tới tìm hiểu tri thức mới là một bản tính và thiên khiếu Nhật Bản, trước khi có sự cổ vũ, chủ trương từ trên xuống.

- Quý tộc Nhật là một bộ phận của xã hội Nhật Bản, cũng hội trong mình chất nghệ sĩ của dân tộc mà lại hưởng được điều kiện “phú quý sinh lễ nghĩa” nên họ yêu nghệ thuật, nhập khẩu các khẩu vị ngoại lai mới, tập tành rồi sở đắc kỹ năng thi ca, hội hoạ, làm học thuật, sáng tác cả tiểu thuyết tâm lý rất sớm so với thế giới. Ảnh hưởng Phật giáo trong văn nghệ, như nhiều học giả thường phân tích, sau này có cách gọi là Zen-hoá, theo thiển ý không phải lúc nào cũng tích cực. Một truyền thống thiên về tịch mịch, tĩnh lặng và u mặc cả nghìn năm ắt không khỏi monotone, xét về bản chất và cách tồn sinh của nghệ thuật. Tình hình tương tự đã xảy ra với nghệ thuật cổ điển phương Tây chịu ảnh hưởng giáo lý Thiên Chúa giáo. Nhưng điều chắc chắn, khó phủ nhận là việc phổ cập Phật giáo ở Nhật đã đồng thời cách mạng hoá nghệ thuật, trước hết là kiến trúc, điêu khắc, rồi tiếp là sáng tác văn chương, sáng tạo văn tự...

Cần nhớ các nhà sư là những người đầu tiên nắm tiếng Hán vì nhu cầu đọc kinh, dịch kinh. Họ cũng là lớp người đầu nghiên cứu văn hoá Trung Hoa và góp phần truyền bá ở Nhật. Điều độc đáo là phần đông các sư sãi Nhật thời kỳ đầu này cũng là những thi nhân, hoạ sĩ. Nói khác đi, khác với sư sãi Ấn Độ giới tăng lữ Nhật xuất thân có danh phận tu sĩ kiêm nhà hoạt động văn hoá và thậm chí gắn bó với thăng trầm, phe phái chính trị.

Bàn dài dòng để dễ thấy vì sao khi giới quý tộc chào đón Phật giáo cũng là hướng cái khẩu vị nghệ thuật vào nghệ thuật văn hoá nhà Phật đi kèm và đồng thời làm hưng phấn cho không khí văn hoá quốc gia. Và nếu ta biết các sư sãi thời kỳ đầu phần lớn xuất thân từ quý tộc, họ là người trụ trì các đại tự, quan hệ gắn bó với thân nhân là quý tộc thì dễ hiểu sự ủng hộ qua lại và ảnh hưởng (tôn giáo và văn hoá) của nó.

Không ít ý kiến gay gắt về sự hưởng thụ mọi mặt của tầng lớp quý tộc thời Nara và Heian trên cuộc sống cơ cực, đắng cay của giới bần dân, thứ giá trị văn hoá và cả tôn giáo của các thế kỷ này là của riêng của đám quý tộc mà đại bộ phận nhân dân không được mời tham dự – vì bận cày bừa đóng tô thuế cho việc xây lâu đài, pháo đài, chùa chiền cho giai cấp ăn trên ngồi trốc –, nhưng không thể phủ nhận giới quý tộc Nhật hưởng một phận sự giàu có từ những nguồn không hoàn toàn tử tế đi nữa thì họ còn sang trọng chán, đã bảo trợ bao nhiêu công trình, trước tác một thời vinh danh cho văn hoá Nhật Bản và ngày nay di sản của nó tiếp tục là niềm tự hào cho người Nhật. Và gẫm lại, hoá ra họ còn khá hơn, sang trọng hơn hẳn những đám cứ nhầm mình là giới tinh hoa với élite, mà thực chất là bọn cắt xén, chụp giật của cải của dân đen chất đầy hang động mà trình độ văn hoá vào hạng thông tục, nói chi tới chuyện đóng góp cho văn hoá dân tộc.

4. VÀI DÒNG NGOẠI ĐỀ – VẤN ĐỀ ÉLITE HAY GIỚI TINH HOA CỦA MỘT XÃ HỘI

Có không ít người khi nghe tới cuộc cải cách vĩ đại của Nhật Bản dưới tên tuổi của vua Minh Trị chỉ nghĩ tới uy đức, uy phong của vị Thiên hoàng này và xem đại sự do một tay nhà vua chủ xướng và quyết định. Sự thực không phải như vậy. Tiếp cận sử liệu cho thấy tầm nhìn hơn người, những quyết định có ý nghĩa chiến lược đối với bước ngoặt của lịch sử Nhật Bản hiện đại là của một nhóm đại thần, chuyên gia có nhiệt huyết với quốc gia, có thể nói là đại diện cho giới tinh hoa đương thời. Vào thời điểm hệ trọng đó, đêm trước cuộc Đại Cải Cách mang tên ông, vua Minh Trị mới ở tuổi 15. Dù đã hình thành cốt cách của một bậc anh quân, là một đầu óc có ý chí cải cách, hưng quốc mạnh mẽ và phi thường đi nữa, không thể nói đức vua cầm chịch tất cả đại sự và càng không thể nói với độ tuổi non trẻ đó Minh Trị Thiên hoàng đã chuẩn bị cho cuộc cải cách long trời lở đất. Người Nhật có lý do để tri ân bậc đại vương của họ (và ít bàn tới các mặt nhược về tính cách lẫn một số chủ trương chính trị và tôn giáo sai lầm của ông – điều mà ta cũng không nên bàn trong bài viết ngắn này) nhưng nước Nhật cũng không hề quên một loạt nhân vật anh hùng, nhân sĩ, nhân tài của cuộc cải cách (Okuma Shigenobu, Ito Hirobumi, Yoshida Shoin, Iwakura Tomori, Saigo Takamori, Kido Takayoshi, Okubo Toshimichi…) đã đẩy tên tuổi đất nước Mặt Trời mọc lên một vị trí rỡ ràng trên bản đồ thế giới (còn di hại của chủ nghĩa quốc gia và quân phiệt cực đoan dẫn dần tới Thế chiến thứ hai và thảm bại của Nhật Bản ở thời kỳ sau – và dĩ nhiên cả cuộc quật cường kinh tế thần kỳ trước và sau đó – thì thế giới đã rõ và tôi đề cập ở nhiều chỗ trong các bài viết).

Tìm hiểu lịch sử chính trị Nhật Bản, từ thời ban sơ số phận nhân dân chìm nổi trong tay các tầng lớp hào tộc, quý tộc, đại thần và sứ quân ích kỉ và lộng quyền – với các chính sách, chủ trương khi dễ thở, khi bóc lột, khi khôn ngoan, khi u mê –, nhưng càng qua kinh nghiệm lịch sử, người dân Nhật thể hiện phản ứng mạnh mẽ hơn và mỗi lúc có vấn đề quốc hoạ bày tỏ công khai lòng hoài nghi với các tập đoàn lèo lái quốc gia. Tất nhiên, một đòi hỏi hình thành một thể chế đại nghị, lập hiến hay dân chủ là chuyện của giữa thế kỷ 19 trở đi, nhưng người dân là một nhân tố đầy ý nghĩa và ảnh hưởng khi ủng hộ và đóng góp những đứa con kiêu dũng của họ vào đội ngũ võ sĩ, tập trung quanh các Đại danh (Daimyo) có gắn bó quyền lợi với cơ sở và có sức mạnh chống chọi lại quyền lực trung ương đang thoái hoá dần. Rồi chính nhân dân cùng tầng lớp võ sĩ cấp dưới bộc lộ sự bất mãn với đám Đại danh quý tộc hoá dần dà cách ly nhân dân, phụ lại những người từng chịu đựng gian nan, cơ khổ ủng hộ họ. Và sự kiện cuối cùng, như nước vỡ tràn bờ đã đến, khi chính bản thân giới võ sĩ đã đánh mất khí thế, phong độ và trở thành một tầng lớp cơ hội chủ nghĩa làm việc kiểu thư lại và tồn tại cho bản thân và gia đình riêng, nhân dân Nhật trong cùng tận thất vọng đã đứng về cuộc đấu tranh cho khát vọng dân chủ và công bằng của các nhân sĩ và các tiểu Shogun chủ trương cải cách. Tất nhiên ngọn cờ tình thế là phục hồi quyền lực Thiên hoàng, đánh đổ Mạc Phủ như các nhà cải cách đồng chủ trương là không thể tránh được. Những người cầm đầu phong trào – những danh sĩ của thời kỳ hiện đại trong một nước Nhật Bản sục sôi làm cách mạng – thay nhau khích động nhân dân, có người bị tù đày, xử chém, có người tiếp tục tiến lên, có người là nhân vật chính của cuộc cải cách chấn động cả thế giới. Và họ là ai? Họ là tầng lớp élite xuất hiện khi quốc gia cần. Họ tiếp nhận văn hoá mới, chính kiến mới nhưng không phải là hàng nhập khẩu đóng gói. Bởi họ đồng thời là tiếng nói phẫn uất và khát vọng từ và trong cha mẹ nhân dân mà ra. Chính ở đây minh hoạ cho khái niệm sức mạnh nhân dân, một nhân dân Nhật Bản lương thiện, cần mẫn, đầy sức sống và sáng tạo đã có một lịch sử nhiều thế kỷ bị lừa bịp và khai thác. Vậy không phải là dân tuý chủ nghĩa, xem nhẹ yếu tố anh hùng và sự độc sáng của các bậc vĩ nhân, danh sĩ (như Gandhi của Ấn Độ hay Tôn Văn của Trung Quốc), nhưng ý chí và lòng dân trong cao trào đòi hỏi cải cách dù phải đổ máu đã đứng cùng các nhà đại cải cách, vốn là những đứa con ruột thịt của mình, là nhân vật chính thúc đẩy cuộc cải cách đi đến thành công.

Giữa muôn vàn sự kiện được khám phá và nhận định sắc sảo, tôi chỉ nêu một điểm mới với chính mình: Các công trình lịch sử hé lộ việc tham gia tích cực của Thiên hoàng Hirohito trong ban chỉ đạo loạt chiến tranh quân phiệt bất nghĩa của Nhật Bản trong thập kỷ 1930 và Thế chiến thứ hai, khác với hình ảnh được cho là chỉ làm vì, là một biểu tượng trước sự lộng quyền của các băng tướng lĩnh quân phiệt đương thời. Có phần ngược lại, Thiên hoàng Minh Trị được tuyên truyền như một nhân vật kiên định, sắt đá, tự thân lèo lái con thuyền Nhật Bản trong bước ngoặt lớn của lịch sử lại ít thực quyền hơn, ít kinh nghiệm quân sự và tỏ ra tôn trọng các cố vấn quân sự, kinh tế và chính trị – dù thường khi khá bất đắc dĩ – lại là người không quá hiếu chiến và hiếu thắng. Nhà vua đã từ chối tuyên bố chiến tranh với Trung Quốc vào năm 1895 và không tỏ ra mặn mà nhận tin chiến thắng của Nhật Bản trong cuộc chiến Nhật - Nga năm 1905.

Cuộc cải cách mang tên Minh Trị Thiên hoàng mang dấu ấn của giới tinh hoa trí thức Nhật Bản. Thử nhớ chuyện vua Minh Mạng từng hoài nghi hệ quả của lối học từ chương trì trệ cũ và giao cho các quan đại thần toàn các ngài có học vị tiến sĩ, thạc sĩ, viện sĩ, giáo sư và phó giáo sư (tuy nhiên số lượng e không bằng giới tinh hoa xã hội chủ nghĩa hiện nay) bàn chuyện cải cách. Và kết quả như ta đều biết, giới học thức và quyền lực Việt thời Minh Mạng – sau khi trầm tư, vắt não chí thành chí tâm cho Hoàng Thượng và Tổ Quốc – đã đồng lòng biểu quyết không nên cải cách, không nên đổi mới theo văn minh thời đại mà triều đình và bản thân vua Minh Mạng không phải chưa từng tiếp xúc (chú ý giai đoạn trị vì của vua Minh Mạng từ 1820 tới 1822, trước thời Minh Trị) bởi vì nhất trên đời này vẫn là “văn minh Trung Hoa ta” (người viết láy cách nói của vua Tự Đức – lần này ngược lại là ý của một đức vua – dùng để phê tờ trình của Gia Định Thành báo việc quan chức sứ bộ Xiêm La (Thái Lan) tiết lộ phương sách mở cửa giao thương với nhiều nước để họ từ cạnh tranh, kiềm chế lẫn nhau và chủ nhà cứ việc đánh thuế mà làm giàu cho đất nước mình). Thấy khía cạnh tầm nhìn, ít tiếp xúc với phương Tây chưa đủ, có thể nhận xét cái kiềm chế giới tinh hoa vây quanh vua Minh Mạng ngăn trở cải cách là vì quyền lợi và địa vị cá nhân và tập đoàn, trong đó có các đại quan kiêm bố vợ của nhà vua. Các đại thần chia nhau giới thiệu phi tần và chuẩn hoàng hậu – trong đó ắt có ưu tiên cho con gái và con gái “phe mềnh” – là một tập quán thời quân chủ (thường gọi lệch ra, có khi không hẳn đúng là “phong kiến” – cấu trúc guồng máy cai trị thời các vua Nguyễn là dạng trung ương tập quyền, chống hệ thống phong kiến – phong quan kiến địa).

THỬ BÀN THÊM VỀ KHÁI NIỆM “THƯỢNG LƯU”, “TRÍ THỨC”

Không nói quá dài ta cũng rõ phàm bàn chuyện đời xưa mà không để làm rõ chuyện đời nay, soi mói việc người ta lại không nhằm soi sáng chuyện nhà mình thì chỉ là chuyện của người sính chữ, viển vông cả thôi. Nên chi người viết có lỡ chuyển qua màn “đầu Nhật Bản đuôi Việt Nam” mong các bậc tri âm niệm tình tha thứ cho. Thượng lưu (high class) tuỳ thời để chỉ tầng lớp có gốc gác sang cả – hoàng gia, quý tộc chẳng hạn, hoặc quan chức cấp cao trong chính quyền, hoặc tầng lớp giàu có thu hoạch đứng đầu xã hội hoặc có đủ tất cả tiêu chuẩn vừa nhắc. Sự thành đạt, tiền bạc, quyền lực và địa vị gắn với danh xưng thượng lưu – thực tế, quyền lực dễ đẻ ra tiền và tiền có thể đẻ ra quyền, mua được địa vị. Có khi đơn giản hơn, khỏi chuyển đổi lôi thôi thì gả con anh đại quý tộc cho con gái chị đại tư bản (tình hình trước và sau cách mạng 1789 chẳng hạn), cặp con gái một tướng quân vũ dũng kiêm vũ biền ngoài biên cương cho con trai một thế lực ở hoàng cung (chuyện thường xảy trong lịch sử Nhật Bản) và thế là có tất, thậm chí phe mô thắng trong trận cuối cùng, mềnh cũng khỏi lo.

Khi tôi còn học trung học (1965-1972), từ hạ lưu (low class) còn phổ biến ở miền Nam. Từ hạ lưu ngưng xuất hiện lúc nào không xác định, thay bằng danh xưng dân lao động (working class), có dạo là dân cần lao – từ cuối này thường thấy trong văn viết của những nhà văn có khuynh hướng xã hội thì phải. Sau này người ta dùng các từ tư sản, tiểu tư sản, công nông, vô sản. Nhân nhắc từ hạ lưu biến mất, nhớ từ quốc gia lạc hậu (backward country) cũng không còn được dùng và thay bằng quốc gia đang phát triển (developing country). Thật ra trong gốc gác từ hạ lưu vốn không hàm ý khinh thị chi – chắc các bạn đã nghe nhà văn Nguyên Ngọc nhắc việc bà con dân tộc xưng mình là “Mọi” rất bình thường với nghĩa trung tính – nhưng có lẽ sắc thái nặng nề và biểu cảm dần dà có hơi hướm khinh thị nên dân chúng tự dẹp đi. Còn “backward” thành “developing” thì thế giới có ý kiến mà bỏ – cũng rất đúng thôi, vì “developing” ban đầu nhắm vào tiêu chí công nghệ - kỹ thuật, chỉ số tiến bộ thiên về phát triển văn minh vật chất là chủ yếu – tất nhiên và đặc biệt theo quan điểm mới nhấn mạnh cả tiêu chí văn hoá tinh thần – còn “backward” không chỉ có mùi xúc phạm mà về bản chất và cả logic đều bất ổn. Một quốc gia giàu mạnh, có nền văn minh phát triển cao lại chuyên đổ thuốc khai quang lên đầu thiên hạ, không ai mời cũng đem máy bay dội lên mồ mả cha ông người ta và tự do xả khí thải bắt cả người ăn chay chia chung lại xem một cộng đồng dù còn phát triển hạ tầng dạng “sub-standard” thiệt, kinh tế dựa chủ yếu vào nông - ngư nghiệp, nhưng người ta có nếp sống tập thể hoà đồng mẫu mực, có ý thức bảo vệ thiên nhiên cao, có di sản văn hoá truyền thống văn hoá minh triết theo kiểu của người ta, đặc biệt không có ý xâm lăng ai, không xâm lăng đất nhà mình, gọi xách mé là man dã, là lạc hậu thì – xin lỗi – hỗn quá!

Hơi lê thê rồi nhưng xin tản mạn tiếp khái niệm tinh hoa (élite). Tầng lớp tinh hoa thường đồng hoá, đồng nghĩa với thượng lưu có lý do của nó. Vì không ai không biết con người ta khi cái ăn cái mặc chưa có nói chi chuyện nghiên cứu, trước tác và phát minh mà chỉ điều kiện của giai cấp trên mới mơ có nổi. Dù trên thực tế theo văn cảnh “giới tinh hoa” hay “thượng lưu” không nhất thiết được sử dụng chỉ thuần khẳng định hay phủ định, thì cách gọi “giới tinh hoa” vẫn thường có sắc thái khẳng định hơn. Bởi lẽ người ta chỉ cần có tiền của, địa vị hay quyền lực là được xếp hay tự xếp là thượng lưu được rồi, trong chuẩn thượng lưu thường có nhưng không nhất thiết gồm cả nghĩa tư cách hay trí thức. Với chuẩn “tinh hoa”, thường người ta cũng chủ yếu chỉ tầng lớp trên (the upper classes) nhưng hàm ý chỉ đội ngũ không chỉ có ảnh hưởng trong xã hội mà ảnh hưởng (tốt) qua trình độ văn hoá thực sự, nắm tri thức thời đại, có trí tuệ và tư tưởng khai phóng phân tích và định hướng cho quốc gia (và cho thế giới) – giới “élite” chuẩn bị tri thức và tư tưởng lý luận cho cuộc cách mạng công nghiệp Anh chẳng hạn.

Hệ quả là giới tinh hoa thường là niềm tự hào của một xã hội nhất định. Và với vị trí này, tầng lớp đặc biệt này chia sẻ vận hội của dân tộc và nói một cách nghiêm túc chịu trách nhiệm trước sự phê phán của lịch sử. Trí thức Nhật gồm cả nhóm đại thần ở cung đình đêm trước và sau cuộc đại cải cách mang tên Minh Trị (Meijji Restoration) và sĩ phu gồm và chủ yếu là các đại quan Việt Nam ba trào Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trước và khi thực dân Pháp xâm lăng chính là những nhóm tinh hoa của các thời đại liên quan cho dù trình độ, viễn kiến và cách đối phó với thời cuộc hoàn toàn khác nhau như đã nhắc sơ ở trên.

Gần đây ở xứ ta các tộc họ lớn được lớp con cháu tự hào nhắc tên tuổi, chức sắc, quan tước (sau thời gian dài cố bình dân hoá hiện tại và quá khứ cho phù hợp khẩu vị vô sản; một nhân vật hiệu trưởng trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng mở miệng là khoe “họ nhà tôi ba đời ăn mày” và một hiệu trưởng cấp ba, đảng viên, gốc Quảng Trị tôi từng làm việc chung, cứ khoe mãi vụ “Mạ tui đẻ tui trong chuồng bò” là những ví dụ), in ấn công trình nghiên cứu, phổ biến tài liệu làm bằng. Việc hậu bối tri ân tiền bối là mỹ tục, khỏi bàn thêm và bàn không tế nhị có khi bị nghi ngờ là cha ông mềnh không có thành tựu chi để khoe nên “nóng mặt”. Ở Huế quê tôi không khác, các họ tộc lớn đâu chỉ Nguyễn Phước và Tôn Thất mà còn Nguyễn Khoa, Hồ Đắc, Thân Trọng… với quá khứ vinh danh cho con cháu. Điểm lưu ý các đại tộc nhà mềnh là do trọng trách ông cha giữ trong những khúc quanh lịch sử hệ trọng của dân tộc, thiết tưởng chư vị nên làm việc với tư liệu và ký ức đáng tin cậy – loại bỏ hoặc giữ riêng các huyền thoại “nghe nói”, “trong họ đồn rằng” cho thành viên nội bộ khi giỗ chạp – trước khi công bố và rất nên công bố. Một huynh trưởng khả kính thuộc dòng Tôn Thất có lập luận đại khái ai khẳng định công nghiệp to lớn của các đời Chúa và Vua Nguyễn là phù hợp với lịch sử và ai phủ định công lao này là có tội với lịch sử, gẫm thấy cái tình của người nói với cha ông xưa là đầy nhiệt huyết, nhưng cấm người ta, tức nhân dân ta bao đời, không được phân biệt các bậc anh hùng cái thế Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Ánh, Minh Mạng với dạng chúa làm bại hoại đất nước như Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Phúc Thuần, đồng hoá hình ảnh lẫm liệt của các vua Hàm Nghi, Duy Tân với các ngài Khải Định, Đồng Khánh tự nguyện làm một kiểu thư lại cấp cao cho người Pháp, thì nghe bất ổn mất rồi!

Lại lưu ý một điểm rất hệ trọng: khi viết lách, truyền miệng trong nội bộ huyết thống là khác, khi in ấn dưới dạng sử liệu e phải cẩn trọng và toàn diện hơn. Người viết khi trang trọng giới thiệu chức tước, phẩm hàm của cha ông cần chú ý thời kỳ lịch sử, vấn đề thời cuộc, thách đố của thời đại và đáp ứng, vị trí cùng thế đứng, thế chọn lựa của tổ tiên nhà mình. Trên từng có những đức vua đã là một biểu tượng của sự lạc hậu, mê mải ảo vọng minh quân, bỏ qua vận hội và thời cơ xây dựng và cứu xã tắc mà con cháu ngày nay cứ lảm nhảm công trạng tiền nhân là một lòng kính cẩn thờ vua, giữ gìn ân đức trung quân như giữ gìn con ngươi của mắt mình thì nghe sao đặng. Thời của vận động chính trị, đất nước tụt hậu, cần tri thức tân thư mà tô vẽ hình ảnh bậc tiền bối một ngày không đọc Trung Dung, Luận Ngữ, không rèn thư pháp soi gương thấy thẹn thì hẹp hòi, tủn mủn quá. Chưa nói cao thêm nữa lại e mắc tội khi quân, nước mất trước mắt mà bậc hoàng thượng sáng khóc “Ới thị Bằng ơi, ới thị Bằng!”, tối thì lúi húi “đập cổ kính ra tìm lấy bóng – xếp tàn y để lại dành hơi” (theo thiển ý của tôi, vua Tự Đức hoàn toàn xứng đáng là bậc Thành Hoàng của Làng Thơ Tình Huế!), thử hỏi còn thì giờ mô mà nghĩ ra quốc kế chống giặc. Ai cũng thích khen lấy khen để vẻ mỹ lệ của Khiêm Lăng, ngụ cả ý tán thán đức Khiêm của ngài. Cho phép cá nhân tôi hoài nghi nhận định này. Bỏ qua xen lên ngôi sau khi ngài Hồng Bảo bị buộc bỏ giấc mơ kế vị, vị vua có tài làm thơ không hề nổi tiếng về tài kinh bang tế thế và giữ nước. Hiểm hoạ bủa vây, thế nước như đê sắp vỡ, lòng dân ly tán mà cả gan xuất ngân khố, huy động nhân lực cả nước ra xây một khu lăng tẩm đàng hoàng hơn, to đẹp hơn mấy lần lăng các bậc tiền bối, khai quốc công thần (đến độ suýt chết về tay giặc Chày Vôi – quân Đoàn Trưng, Đoàn Trực đã nhập thành, xô được cửa Hiển Nhơn trước khi thị vệ Hồ Oai sập được cửa) thì bình kiểu gì chưa bàn, nhưng gọi là “Khiêm” (lăng) thì không thuyết phục tôi được. Chỉ thua giọng các sư quốc doanh ca ngợi cựu Chủ tịch Trần Đại Quang là bồ tát mà thôi.

Không muốn dài dòng, cũng không dám cố tình đụng tới những bậc khai canh, khai tông một thời mà võ công chính là đánh dẹp quân giặc (cỏ) mà có khi nhầm với lương dân bất mãn do “quy hoạch treo”, “cán bộ chiếm đất” như dạng Đồng Tâm hiện nay mà buộc lòng lên tiếng, có khi tuyệt vọng với bọn cướp ngày mà vũ trang bằng súng và đạn tự tạo kiểu bác Đoàn Văn Vươn hay đổi bằng mạng sống như cụ Lê Đình Kình!

Để kết thúc phần tán đã khá dài tôi xin lạm bàn tiếp về huyền thoại élite (giới tinh hoa) xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Muốn hay không muốn xã hội Việt Nam hiện đại có tầng lớp thượng lưu với nghĩa nêu trên, còn ai lắm tiền của, giai cấp nào nắm quyền lực không ai không rõ. Thực tế cái dễ thấy giữa những người anh em cùng… thân phận vô sản cũng hệt như ở các xã hội “bóc lột” kim cổ là người ăn không hết (của tham nhũng), người lần (tiền trong xà cạp) không ra. Nên có câu chuyện vui trong quá trình dân chủ hoá chính trị, Đảng chủ trương ngày thành lập Đảng 3 tháng 2 các hộ đảng viên phải treo cờ Đảng. Lệnh trên ban ra thì có hiện tượng phản tuyên truyền: trong các khu dân cư nhếch nhác chỉ có cổng các biệt thự là sáng đỏ cờ đảng và tuyệt đại nhà cao cửa lớn đều lập loè đảng kỳ. Suy ra hàng trăm ngàn căn hộ vô sản thứ thiệt khác – không cần nhắc số phòng cho thuê tường xiêu vách giấy của giai cấp tiền phong xa quê – đã không rõ cùng xưng là cộng sản và vô sản mà thực chất từ lâu có tới hai con đường nghịch chiều nhau, con đường công nhân làm thuê và con đường công nhân quý tộc và dưới ngọn cờ vinh quang của tập đoàn “công nhân” siêu quý tộc.

THỬ GIỚI THIỆU TẦNG LỚP TINH HOA CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM HIÊN NAY

Tiện sao không rê qua một câu hỏi thời sự hơn với người hôm nay?Vậy ai là thành phần élite trong “đất nước xã hội chủ nghĩa” hiện nay? Dạ thưa, làm chi có tinh hoa với élite trong cơ chế toàn trị, độc tài mà tìm và đặt câu hỏi! Chú ý tôi nói không có tầng lớp tinh hoa, chứ không lập luận đất nước tuyệt đối không còn nhân tài, không có cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực nào đó. Lại càng không nói xã hội không đủ học vị, học hàm. Cũng không có tư tưởng bác bỏ một công trình khoa học hay phát minh vì nhà khoa học có thẻ đảng viên.

Một nhược điểm chết người của đa số người Việt ở nước ngoài – tôi đề cập chư vị có máu “ưu thời mẫn thế”, không nói tới đại chúng Việt kiều chỉ quan tâm làm kinh tế, cứu mình (và gia quyến mình) đã đủ oải người – là hễ chạm tới con người và riêng trí thức trong nước là thứ này, hạng nọ, toàn một đám vô dụng và bình luận văn chương thì 60, 70 năm không có nổi một dòng văn hay câu thơ hay. Thực tế đó là cảm xúc chính trị, không có ý nghĩa khả dĩ chi trong học thuật –, làm học thuật phải cẩn trọng, đúng đắn và đứng đắn hơn nhiều! Cái não trạng trong một chính thể ta không ưa, không tán đồng thì tất cả bao gồm văn học nghệ thuật ắt phải hỏng tất – trừ dòng “yêu nước” – chính là não trạng cộng sản Việt và Trung Hoa (lưu ý lý luận xô viết còn tí cởi mở hơn – có người cho nhờ trong dòng máu Nga có trộn máu Âu, nhưng tôi – dân châu Á chính tông – còn dè dặt với kết luận chưa minh bạch lắm này). Một trong cái thành công nhờ tính tự thị và quá quắt của chế độ cộng sản là ức chế người phản biện phải sử dụng chính thủ thuật và não trạng lệch lạc của mình. Một dân tộc và một cộng đồng không thể đồng hoá hoàn toàn với chính thể cai trị nó, nếu không dân Giao Chỉ vĩnh viễn là con dân đệ tử của thiên triều Trung Hoa chăng?

Tầng lớp tinh hoa – như lịch sử thế giới chứng minh – là tinh hoa khi nó làm được nhiệm vụ tích tụ văn hoá văn minh của quá khứ và thời đại, nhìn thấy bước chuyển mình của lịch sử, tự thân chuẩn bị, định hướng và toàn tâm dấn thân – chấp nhận hy sinh tất cả – cho khẩu hiệu độc lập vì sự tồn sinh và tương lai đất nước mình. Vậy điều kiện không thể thiếu là tự do tư tưởng và lý luận cùng trực cảm thiên tài của cá nhân. Chúng ta vừa đề cập những điều kiện nhà nước xã hội chủ nghĩa không thể có và đấy chính là chỗ tôi quyết không thể có tầng lớp tinh hoa và trí thức tinh hoa trong một nước Việt Nam cộng sản. Còn chuyện chư vị nào đó, từ Hà Nội tới Sài Gòn – xin nhắc gọn tên hai thành phố tiêu biểu, đông dân (gồm cả trí thức tứ xứ) – đang hiu hiu hạnh phúc vì vị trí tinh hoa “mặt tiền” của mình chỉ vì xuất trình được cái thẻ Viện trưởng không-công-trình hay Chuyên gia vô-trước-tác, tôi không dám mất thì giờ cá nhân của các vị. Một cuộc tranh luận nghiêm túc và thực sự có trí thức không bao giờ là chuyện cá nhân. Chỉ có vụ “cá nhân” duy nhất ở đây: thưa là cách hiểu khái niệm “tinh hoa”.

Làm sao có tích tụ tri thức một khi phải có bộ lọc xã hội chủ nghĩa kiểm tra, dứt khoát gạt bỏ những phần sáng tạo và di sản văn minh nhân loại không hợp khẩu vị triết học và chính trị của mình. Nhân đây nhắc một nhận định không có chi mới mẻ: do vì theo logic mà lập luận chứ xin thưa người cộng sản Việt Nam làm gì hiểu chủ nghĩa Marx mà lọc với bảo vệ – còn sau khi hiểu chủ nghĩa Marx mà theo hay không là một chuyện khác. Làm sao những “đồng chí chân đất” mù chữ mới “rũ bùn đứng dậy” mà “sáng loà” ngay dù sau đó quả tốt nghiệp khóa bình dân học vụ tuy ta hoàn toàn tâm phục sự hy sinh vì nước và quyết tâm đánh đuổi thực dân của họ – hiểu được thứ chủ nghĩa phức tạp của một đệ tử phái tả của đại triết gia Hégel. Cho tới các nhà Marxist từ lò diplome và primaire! Ông Lữ Phương, nhà nghiên cứu và lý luận văn học, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hoá của chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam trong một bài viết (http://www.viet-studies.net/LuPhuong/LuPhuong_VoVanKietVaToi.htm) kể rằng trong một bữa cơm thân mật do ông Võ Văn Kiệt khoản đãi một số anh em trí thức, ông đã bỗ bã nói với ông Kiệt: “Anh Sáu biết tại sao tôi quan tâm đến chủ nghĩa Mác như vậy không? Đó là do tôi nghe lời ông Đồng và ông Duẩn, hai ông này luôn khuyên nhủ cán bộ phải học tập chủ nghĩa Mác vì không hiểu chủ nghĩa Mác thì không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nghe lời hai ông đó, tôi đã quay mặt vào tường trong suốt 10 năm để tìm hiểu; anh có biết sau đó tôi đã kết luận như thế nào không?”. Ông nhướng mắt lên và hỏi: “Sao?” Tôi nhớ đã trả lời ông một cách tỉnh queo câu sau đây: Tôi nói hai cha nội đó chẳng biết Mác là con mẹ gì hết!”. Ông Lữ Phương kể ông Võ Văn Kiệt “đã cười phá lên, thoải mái như chưa bao giờ thoải mái đến như vậy!”.

Lên đến cực cấp, ông Hồ Chí Minh, người cộng sản Việt Nam đầu tiên và suốt đời là Chủ tịch Đảng, công khai kể – học sinh nước ta đều có dịp đọc qua thì phải – khi biểu quyết cho lập trường Đệ Tam Cộng sản chống Đệ Tứ Cộng sản ở Đại hội Tours, thực tình vì ông hiểu đại khái Đệ Tam Quốc Tế quan tâm vấn đề thuộc địa, đáp ứng chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam, chứ đối với chủ nghĩa Marx ông cũng hiểu ở trình độ lơ mơ. Quyết định thuần tuý tình cảm chủ nghĩa của ông Hồ thời điểm đó có người ngày nay xem là một thảm hoạ cho dân tộc – phân tích ma trận chính trị hiện tại ý kiến này không thiếu cơ sở – nhưng cái thế chơ vơ của người làm cách mạng thời kỳ này (và thực tế cho đến thời kỳ nhận viện trợ có điều kiện của Mao Trạch Đông cũng thế thôi, nếu không nói cả sau đó nữa) với thực tế cướp của, cướp đất đạt trình độ vô nhân đạo và vô liêm sỉ của tư bản thế giới một thời, đồng ý hay không hẳn không khó hiểu vụ ôm chiếc phao cứu nạn mang tên Đệ Tam Quốc Tế hay chủ nghĩa Cộng sản. Tóm lại xin để việc phân tích phần thiện ý, ảo vọng và sai lầm của chủ nghĩa cộng sản cho người khác hoặc cho một bài viết khác. Nhưng có những cái kết luận ngay được (chỗ này đã không thiếu người chỉ rõ từ lâu rồi):

- Một trình độ học lực cỡ Nguyễn Ái Quốc - Nguyễn Tất Thành không đủ để hiểu rõ một chủ nghĩa phức tạp như chủ nghĩa Marx. Tôi dám chắc rằng toàn bộ các vị trong Bộ Chính trị ở Hà Nội không một vị nào đọc và hiểu Tư bản luận của giáo chủ hoặc qua bản tóm tắt nào đó – dù có lệnh vời Trần Đức Thảo kèm riêng.

- Chọn lựa một chủ nghĩa, đường hướng chiến lược cho cả một dân tộc mà tri thức chưa đủ, thuần cảm tính (như nêu ở trên) thì phiêu lưu quá. Kết quả ban đầu khá phấn khích – vũ khí, phương pháp tổ chức, lý tưởng đại đồng, viện trợ vật chất, rồi hậu phương Trung Quốc sau 1949, chiến thắng Điện Biên Phủ – làm mờ mắt cả quần chúng lẫn Đảng, không nhận ra chỉ thuần tuý kết quả quân sự, đánh đấm và đi vào (một phần) xã hội dân sự sau 1954 đã thấy hậu quả rõ dần của hệ thống tân phong kiến chủ nghĩa mang danh xưng cộng sản với những phản ứng – vụ Cải Cách Ruộng Đất và Nhân Văn - Giai Phẩm là một minh hoạ – gần như tức thì.

Và xem Đảng của trí tuệ đã làm gì? Chọn lựa duy nhất: đàn áp. Mỉa mai thay, những “chiến sĩ văn nghệ” đang tập tành làm nhà dân chủ, dân quyền không những là những người đã và đang tự nguyện đấu tranh chống ngoại xâm, thực dân mà tuyệt đại đa số còn liên tục bằng lời, bằng đơn thư và bằng sáng tác xác nhận mình đang đấu tranh cho sự nghiệp của Đảng! Họ từng tuyệt vọng cố nhắc họ vẫn là đồng chí của Đảng và Đảng lập tức có câu trả lời cho họ hiểu cái hương vị của tình đồng chí thực sự là thế nào. Qua đây – xin lỗi trước – cho tôi nhắn với anh chị ở phương xa có lòng nhắc nhở giới văn nghệ sĩ trong nước tìm cảm hứng của thế hệ Nhân Văn – Giai Phẩm, tiếp tục noi gương khí tiết và tầm ý thức công dân của họ trong cuộc đấu tranh chống chế độ đảng trị - công an trị rằng thông điệp của anh chị Nhân Văn quý mến năm xưa lẫn lời động viên của anh chị trí thức Việt Kiều thân thương hôm nay tôi thực tế đã cổ lỗ sĩ và bị thực tiễn hay tư liệu lịch sử vượt qua từ lâu rồi. Tư tưởng đấu tranh dân chủ hôm nay với công dân Việt và nói riêng văn nghệ sĩ Việt là một lời nói “KHÔNG” kiên định với bất cứ một tập đoàn chính trị nào tự cho mình là ông chủ và nhân dân – tức cha mẹ của mình và chủ nhân đích thực của quốc gia – là con cái của mình. Lấy nội dung chính trị thề thốt vẫn là người chịu sự lãnh đạo của một đảng tự xem mình là bố mẹ của bố mẹ mình, xin xỏ cứu xét nới quyền dân chủ, nới dây trói nhân quyền cho đồng bào, thiết tha phân trần ta chỉ muốn bàn chuyện hay cho Đảng, ta chỉ một lòng bảo vệ “Đảng của Niềm Tin và Hy Vọng” – xin lỗi lại, là nội dung cơ bản của thế hệ Nhân Văn – là một slogan phản tiến bộ, sai với bài học tổng kết chính trị và chính trị học của nhân loại và xin nói thẳng dù phải ở tù và chết trong tù, tôi xác định văn nghệ và trí thức văn nghệ Việt Nam hôm nay nếu sáng tác với não trạng cổ lỗ sĩ như tôi vừa trình bày – chú ý không có ý chỉ trích người xưa trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể và cũng không nhằm công kích lời động viên có thể thuần thiện ý và trong sáng của người hôm nay – là một sự lùi bước, đứng thấp hơn tầm chính trị và văn hoá lịch sử đã “cho phép” và e không xứng đáng với khẩu hiệu đấu tranh hôm nay, một nền dân chủ thực sự của một tầng lớp công dân, bao gồm những trí thức văn nghệ chân chính nói “KHÔNG’ với bọn đảng trị, độc tài, không qua xin phép, lân la, phân trần của một thời. Và phải là một lớp người hiểu rõ cái giá mà người đấu tranh phải trả: nhà tù và cái chết trong tù! Nói thật với nhau, đấu tranh mà toàn dân ai cũng hưởng ứng, ngày ngày nhận tin nhắn của chị em ca ngợi, khi lôi thôi với an ninh cả khu phố ra vẫy tay và hoa tiễn chân vào nhà tù thì đến con kiến trong hang cũng bò ra làm cách mạng và quý anh Trần Trọng Đăng Đàn hay hồn ma ông Bảo Định Giang ngày trước cũng phất cờ, đi đầu cuộc biểu tình chống đám độc tài, quan liêu và tham nhũng.

Không hợp ngữ cảnh nên không tiện bàn dài, chỉ nói tầng lớp kẻ sĩ thế hệ sau đó mà tên tuổi của nhà văn - nhà văn hoá Nguyên Ngọc, nhà hoạt động văn hoá Chu Hảo, nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Quang A… là những thí dụ đậm nét.

Tới đây tiếp mấy lời – dù biết có khi hơi xa đề chăng!

- Chính trị gia Hồ Chí Minh đã có nhiều nỗ lực xích lại với quân đồng minh, tận dụng cơ hội để nhờ hỗ trợ, kể cả chuyện nhượng bộ với đề xuất nằm trong Liên hiệp Pháp. Tôi nhấn mạnh từ “chính trị gia”, nghĩa là không muốn dùng từ “nhà cách mạng”, “nhà ái quốc” thường có âm hưởng khẳng định, trong khi khái niệm “chính trị gia” trung tính hơn hàm ý một ngành nghề và tính cách thực tiễn, linh động, cần diễn xuất. Không thể phân tích và luận bàn về Hồ chí Minh nếu không tiếp cận ông như một nhà hoạt động chính trị với những ý đồ, chiến lược và sách lược không ngừng thay đổi trong so sánh với mục đích cuối cùng – độc lập dân tộc (theo kiểu Hồ Chí Minh) và chủ nghĩa cộng sản (theo cách Hồ Chí Minh suy nghĩ) và cả tham vọng cá nhân (hình ảnh một nhân vật khổ hạnh, không màng danh và lợi kiểu đạo sĩ và hiền triết Đông phương là một bức hình được Bác Hồ photoshop, một sáng tạo của guồng máy tuyên truyền cộng sản). Tách những chỗ dính chùm và những khâu phức tạp quanh cuộc đời và hoạt động của nhân vật này để rút ra một lời hoan hô theo kiểu tín đồ mê tín, vốn được định hình qua nguồn tuyên truyền của Đảng mềnh hay giọng phỉ báng một chiều phi lịch sử, nghĩa là ngồi trong bàn trà hậu chiến mà rung đùi phân tích, cao đàm về những dữ kiện cần đánh giá, kiểm tra theo cảm xúc chủ nghĩa mà về thực chất là tập quán vị-lý-luận, đặc thù của dân tộc Việt.

- Bất kể tác động to lớn của ông Hồ và đảng viên của ông – không thể và không việc gì phải phủ nhận – trong việc thắng thực dân Pháp và cả trong thiện ý chính trị của họ đối với đất nước, trước hết trong mốc xuất phát (tôi không đồng ý việc mô tả những đảng viên cộng sản đầu tiên và cảm tình viên của họ như những con thiêu thân có ý đồ tay sai cho quốc tế cộng sản với cái giá là độc lập và hạnh phúc của dân tộc và e rằng sự thực ngược lại, họ nằm trong lớp người yêu nước hàng đầu và trong thâm tâm họ giải pháp cộng sản không phải để hy sinh hay bán đứng dân tộc mà là giải pháp giành độc lập cho đất nước mới đúng thực tế – dù phản đối chính kiến của nhau cũng không thể xem thường những con người dám hy sinh cái quý giá nhất, thân mạng mình, nhất là hy sinh cho lý tưởng độc lập chung cho cả dân tộc; còn lập luận con đường nào thích hợp cho đất nước lại là một chủ đề hệ trọng khác), việc tự chấp nhận, tuyên truyền và o ép dân chúng xem việc chọn con đường cộng sản cho Việt Nam là một quyết định phản dân chủ từ đầu, việc dồn mọi phe phái, đảng phái khác vào rọ Việt gian, tay sai thực dân đương nhiên là trò độc tài và việc trong một quốc độ dân chúng đã qua thời man dã mà một đảng đùng đùng tự cho đồng bào mình còn trình độ dã man, nên quyết định tập đoàn của mình đương nhiên phải nắm (cướp) quyền lãnh đạo toàn diện thì chiếu theo tiêu chí dân cử, dân quyền, nhân quyền và tiêu chuẩn (mặt bằng) tiến bộ văn minh toàn nhân loại đã đổ cả máu sau bao thế kỷ để giành được thì quyết đó mới là hành vi bội phản! Từ này trong tiếng Việt bao lâu nay người cộng sản khoái “kê” cho ai đối lập với mình, hiểu “phản động” tức là không theo ý đảng của ta. Nay đến lúc “đảng ta” nên trầm tĩnh, phục thiện nghe một người dân đen tay không tấc sắt – vì trái với Đảng, y chủ trương không bạo động giữa đồng bào với nhau (và cũng có nghĩa là y luôn xác định người cộng sản Việt Nam cũng là đồng bào của mình) – “kê” lại đúng từ mình sính dùng và đem không biết bao nhiêu oan khiên, khốn nạn cho bao người vô tội, nhưng với ý nghĩa khác hẳn và đúng đắn hơn: phản động là có tuyên truyền và có hành động áp chế, chống lại tiêu chuẩn tiến bộ mà nhân dân và nhân loại thừa nhận là tiêu chí. Dù đồng nghĩa với từ nhẹ ký hơn nhiều là phản tiến bộ, tập đoàn và chính thể phản động ngăn trở, và tổ chức ngăn trở việc tán thành tư tưởng và giá trị được hình thành, gìn giữ qua những thế kỷ đấu tranh dân chủ, nhân quyền dưới mọi hình thức, cấp độ từ thời cổ đại, trung đại tới thời cận và hiện đại, đã được loài người đúc kết và vinh danh là nguyên tắc chính trị - xã hội phổ biến và phải bảo vệ bằng mọi giá.

Việc chủ trương một quốc gia nào đó không cần các giá trị dân chủ phổ biến tương đương tuyên truyền tà đạo, chống lại nhân loại. Những mùa mộng ảo qua thật rồi u và tía ơi, cần phải công bố trên truyền hình, truyền thanh, Internet, báo chí, và cả trên các loa phóng thanh rằng: dù chớ tin một chiều mồm mép bọn chính trị gia bốn phương tô vẽ (thực tế, dân chủ hướng nào cũng qua đấu tranh và nâng cao dân trí), phải xác định hôm nay và ở đất nước này:

Thứ nhất, nội dung cái mô hình gọi là “tập trung dân chủ” là phi dân chủ và có loay hoay màu mè thì thực chất là ĐẢNG CHỦ, xin dùng thay khái niệm đảng trị để tiện đi với các khái niệm dân chủ, quân chủ trong lịch sử.

Thứ hai, phát biểu hay luận điểm của Vladimir I. Lenin “dân chủ xã hội chủ nghĩa dân chủ triệu lần hơn dân chủ tư sản” một phát ngôn tuyên truyền kiểu dân tuý nay đã rõ nội dung mị dân và bịp dân!

Cái gọi là “một phần triệu” của dân chủ xã hội chủ nghĩa tức dân chủ tư sản không phải là dân chủ lý tưởng, không phải không liên tục bị bọn “dân chủ” cầm quyền ăn xén và ăn cắp – và nhân loại biết rõ hai cuộc đại chiến thế giới được đẻ ra bởi chính đám dân chủ tư sản này! –, nhưng nhớ cái miếng bánh dân chủ thường bị đánh cắp và lợi dụng này lại là bánh thiệt, cần bảo vệ và nhân lên. Vị của nó còn lẫn máu của những người tuẫn tiết nhưng chớ đói dân chủ mà cạp nhằm cái của quý to hơn triệu lần mà gãy răng toàn dân tộc vì món ăn dân chủ này làm bằng thứ sắt siêu đặc biệt chỉ để chưng ở mặt tiền xã hội chủ nghĩa mà chỉ có thứ răng cũng siêu đặc biệt của lãnh tụ đảng mới cạp nổi. Ngay cả khi đổ cho lòng tin “thơ ngây” một thời thì non trăm năm vay đã quá đát rồi, hay diễn dịch bằng trò thiên mệnh Á Đông thì thưa thiên mệnh hết thiêng từ lâu rồi.

Ai nói (đại khái) câu “Quên quá khứ là người thiếu trái tim, còn quay lại quá khứ (chủ nghĩa xã hội) là kẻ không có đầu óc (=thằng ngu)”? Thưa là cũng một ông Vladimir, nhưng là Vladimir Putin.

Thứ mà quý bạn vừa đọc qua có vẻ như không liên quan chi tới chủ đề Nhật Bản – người viết đành thành thật xin lỗi – vì quả nó chỉ là ghi nhanh cảm tưởng của người trong và ngoài nước khi nghe Đảng ta xác định kỷ luật nặng các đảng viên (may còn chút học thức căn bản) ủng hộ quan điểm tam quyền phân lập của Montesquieu hay tán thành lý luận của các triết gia dân chủ khác (một người được nêu là Rousseau), những người mà nhờ họ mà các đồng chí ta mới có các mỹ từ “dân chủ” (démocratie) và cộng hoà” (république) mà tuyên truyền và đặt quốc hiệu. Cái mỉa mai ở đây là về mặt chính trị, Đảng mở miệng mở mồm là “Tiến lên! Tiến lên!” về thực chất và bản chất lại là “Tiến lui!” và “Tiến lùi!”. Không rõ họ nói năng chi với các đối tác tôn trọng các nguyên tắc chính trị và cũng là nguyên tắc đạo đức về dân quyền và nhân quyền – đặc biệt với các nước dân chủ nào mà chưa hề có bằng chứng âm mưu xâm lăng ai. Hoặc thế giới đang qua thời kỳ mà các băng lãnh đạo quốc gia đều là dân con buôn thuần tuý, có đặc tính là buôn mọi thứ miễn có lợi, kể cả các giá trị dân chủ. Hoặc phải thừa nhận lãnh đạo và Bộ Ngoại giao Việt là các thiên tài thực sự. Trong nước Đảng lãnh đạo tự xưng công khai chủ trương và cổ vũ tư tưởng anti-democracy mà khảo sát cho thấy (Ai khảo sát? Và khảo sát ai?) dân ta nhận An Nam là đất hạnh phúc hạng nhì thế giới! Riêng số dân An Nam có câu trả lời đúng ý Đảng này cũng đáng mặt công dân – chính xác là thần dân – thiên tài y như Đảng lãnh đạo, không khác. Ra ngoài thế giới cũng đại thành công như tôi đã phân tích. Nếu lãnh đạo ta tiếp tục đại thành công theo mô đen này và theo tinh thần tuyên giáo chủ nghĩa thiên tài cỡ này thì không nghi ngờ chi nữa bên cạnh nghĩa địa xe hơi, nghĩa địa computer, nghĩa địa lãnh tụ, tất phải xây ngay lập tức (gần nghĩa trang Mai Dịch) nghĩa trang… dân chủ!

- Vòng lại chỗ muốn phân tích – nghĩa là người viết tự biết chỗ lòng vòng đáng ghét của mình lắm rồi – để kết rằng đã quyết là có một nhóm người tự phong cho mình quyền cai trị không qua bầu cử, tư tưởng thay cho muôn dân thì nên chính thức bãi bỏ khái niệm và danh xưng “trí thức” và “giới trí thức”, đề nghị chuyển thành khái niệm “trí công”, như kiểu văn công hay đặc công theo nghĩa biết chữ, biết viết nhưng chức năng tư duy, sáng kiến và sáng tạo bị phế bỏ, hoặc tự phế bỏ, hoặc để đại chúng nghe là hiểu ngay nên gọi là “trí hoạn”.

Vậy tự nội dung tôi loay hoay trình bày nãy giờ chắc đã đủ chứng minh liệu một quốc gia xã hội chủ nghĩa như đất nước ta lâu nay có giai cấp tinh hoa hay không một khi cái phần quý báu cha mẹ sinh ra và trời cao ban để chế tạo ra “tinh hoa” – trí tuệ và tự do – đã bị “hoạn” mất rồi? Không thể nói những tên tuổi do bị chèn ép, phân biệt cuồng phẫn mà có thành tựu lớn, những anh chị từ sự bất bằng xã hội mà có trước tác, tư tưởng có giá trị là giới tinh hoa của xã hội xã hội chủ nghĩa được. Cho nên dù có Nguyễn Mạnh Tường, Cao Xuân Hạo, Nguyên Ngọc, Chu Hảo… chẳng hạn, thì giới “tinh hoa” Hà Nội một thời vẫn là dạng Hoàng Trinh, Vũ Đức Phúc, Phan Cự Đệ… và một nhân thân như ngài Bảo Định Giang với sự nghiệp duy nhất còn “để đời” là hai câu thơ - ca dao “Tháp Mười đẹp nhất bông sen / Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” tất nhiên hoàn toàn ý thức mình là thành phần élite xã hội chủ nghĩa.

Lẽ ra quý ông Võ Văn Thưởng, sếp trưởng của công xưởng trí thức xã hội chủ nghĩa – ông này còn trẻ và nhiệt tình lắm, đáng lẽ còn thừa năng lực để tiếp tục đi học hơn là chuyên đi dạy dỗ thiên hạ trong và ngoài Đảng với mớ kiến thức sống sít của mình – nên chứng minh sự trung kiên với Đảng của ông ta và trí lực của mình bằng cách chứng minh sự quan hệ giữa luận điểm chống Rousseau và Montesquieu của Đảng và cách Tổng thống Macron của Pháp quốc – quê hương của Cách mạng 1789 – tiếp ngài Nguyễn Phú Trọng với nghi lễ ba không: không đại bác, không quốc yến, không thông cáo chung. Điều an ủi là điều đó không quá đau cho dân Việt vì ngài Nguyễn Phú Trọng đại diện cho Đảng của ngài (không phải đại diện cho khối dân chúng không hề bỏ phiếu cho quý Tổng Bí thư Đảng Cộng sản).

Lịch sử và kinh sách của Đảng ghi lại hình ảnh không thiếu hào hùng của chàng trai Nguyễn Tất Thành lên đường tìm một giải pháp cho dân tộc và đã cặm cụi chấp bút thảo Bản án chế độ thực dân Pháp với âm điệu của bản án tử cho một trong những gã đế quốc tệ hại nhất trong lịch sử. Mấy chục năm sau ở ngôi thiên tử – dù thiếu thực quyền – chịu trách nhiệm việc tổ chức đảng cầm quyền như một thế lực trên đầu dân tộc, cổ vũ tinh thần xem lãnh tụ là cha, bác, thầy toàn thiên hạ, nhưng ông cũng từng nhận xét (chắc ít nhiều chua xót) đại ý nhân dân đấu tranh chống ngoại xâm không phải để rước và đội bọn “nội xâm” lên đầu – đây chính xác là một căn bệnh nan y quy mô dân tộc. Đã nửa thế kỷ qua từ ngày Hồ Chí Minh qua đời, tình hình “nội xâm” vẫn là một thứ bệnh nan y có mùi mãn tính. Nghiên cứu tiểu sử cho thấy càng về sau, quyền lực cụ Hồ càng teo tóp lại – một lần tôi hỏi ông Nguyên Ngọc: “Qua Pháp anh đọc được cái chi mới không?”, ông nhíu mày trả lời “Một ít tài liệu về Hồ Chí Minh… cho thấy đời Hồ là một chuỗi bi kịch!”. Chao ơi, một guồng máy chính trị mà đời Chủ tịch Đảng đương quyền được mô tả là “bi kịch” thì đời dân thường gọi là gì? Đại thảm kịch hay chăng! Và tôi tin có sự phản tỉnh đầy ngậm ngùi trong con người vị Chủ tịch Đảng già lão, bất lực ít ra vào phút bị gã đệ tử phản phúc Lê Đức Thọ ngăn không cho phát biểu ngay trong Đại hội Đảng mà mình còn là Chủ tịch. Những thế cục và thế lực cực đoan, những quyết sách sai lạc, phi dân chủ đã đưa dân tộc vào lắm hậu quả di hại tới hôm nay dính liền tên tuổi Hồ Chí Minh dù nói chung tây ta đều xếp tính cách, tư cách của ông hơn hẳn đàn em, vây cánh chung quanh. Và cũng chuyện ruồi bu, hư cấu cả thôi nhưng tôi tin nếu có một Hồ Chí Minh thời còn mang tên Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Ái Quốc trong sáng và đầy nhiệt huyết, anh sẽ không ngần ngại đứng về phía đấu tranh dân chủ, phản kháng bọn “nội xâm” và cùng ký tên vào một “BẢN ÁN” mới chống bất cứ chế độ nào áp bức, đè nén nhân dân anh hùng, tử tế mà anh hằng yêu mến, dù chính quyền đó do Đảng Đại Việt, Việt Tân hay Cộng sản, mang tên lãnh tụ Nguyễn Văn Hinh, Ngô Đình Diệm hay mang tên chính anh – Hồ Chí Minh!

(Ghi chú: Phần trao đổi trên không gộp các đóng góp, thành quả của các nhà khoa học tự nhiên vì công trình của chư vị căn bản là khách quan và các lãnh tụ hay cao đàm khoát luận về văn nghệ, triết học, chính trị học… sẵn sàng khua bút – và khua cả kiếm – làm thơ, luận văn học, trị tội văn nghệ sĩ nhưng chưa nghe lãnh tụ nào công bố công trình toán học hay trực tiếp chỉ đạo thí nghiệm hoá học – một nhà khoa học kết luận các nhà khoa học tự nhiên còn may mắn hơn các đồng nghiệp các ngành khoa học xã hội nhân văn vì hễ ngành nào Đảng trực tiếp quan tâm đều… hỏng! Lại nói rán thêm để ai muốn kiểm tra thì cứ việc kiểm tra: trong những năm đầu thời kì gọi là “đổi mới”, trên một số báo Tuổi Trẻ, đăng ở trang 2, có cái tít nằm ngay đầu trang rằng Sự Thất Bại Của Ngành Xã Hội Nhân Văn Là Do Sự Lãnh Đạo Của Đảng (xin nói rõ trước, nhan đề lấy từ ý của người phát biểu, không phải của phóng viên báo Tuổi Trẻ, người viết không lưu trữ báo cũ cả 30 năm trước nên cái tít trích dẫn không thể chính xác 100% nhưng sẵn sàng công khai chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung) – và nhân tiện xác định tên người phát biểu được phóng viên ghi nhận là ông Trần Bạch Đằng! Người xứ ta có thành ngữ “có ăn, có nói” mà quên còn có một thành ngữ khác “lỡ ăn, khó nói”. Cụ Trần không con không cái còn biết im bặt sau khi lỡ miệng, trách chi các hảo hán con cháu đầy đàn vừa giữ miệng mồm thường trực ở chế độ im lặng, vừa chê bai người khác không biết đạo bất biến ứng vạn biến, thủ khẩu như bình để tích luỹ âm đức và dương khí!

5. VÀI NHẬN XÉT NGẮN VỀ VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT NHẬT BẢN

Người Nhật cũng dựa vào tiếng Hán để chế ra một dạng quốc ngữ của mình. Sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ gây ra nhiều khó khăn cho người Nhật. Không thể tưởng tượng từ khi bắt đầu sử dụng tiếng Hán (Kanji), rồi thử áp dụng các dạng chữ cái gọi là Kana, vào việc ghi chép, sáng tác, tới thế kỷ thứ 8 người Nhật đã có một sưu tập thơ trên 4, 500 bài thơ ngắn, kèm một ít bài thơ dài – sưu tầm thơ của các tầng lớp nhân dân từ thế kỷ thứ 4 tới thế kỷ thứ 8 – mà một nhà Nhật Bản học phương Tây nhận xét các bài hay đều thuộc loại thơ ngắn, hàm ý các thi sĩ vẫn còn vấn đề với một ngôn ngữ quá khó. Trước đó triều đình đã có người soạn được chiếu dụ, sắc lệnh bằng Hán ngữ và có thể do tiếng Hán quá phức tạp, còn thuê chuyên gia Triều Tiên giúp việc giấy tờ. Có cả việc soạn sách sử ký đã nhắc qua. Các tiểu thuyết xuất hiện từ các thế kỷ 10, 11 được viết với tay nghề thành thục, bút pháp tinh tế được xếp vào lớp tiểu thuyết tâm lý theo nghĩa hiện đại đầu tiên của nhân loại. Truyện Genji Monogatari (Nguyên Thị vật ngữ - Truyện Genji) nổi tiếng do một phụ nữ (bà Murasaki Shikibu) trước tác bằng một ngôn ngữ đương thời xem là bình dân, được nhiều chuyên gia văn học quốc tế xếp là của hiếm và không ít người gọi là kiệt tác văn chương của thế giới. Chúng ta cần nhắc thêm Taketori Monagatori (Trúc thủ vật ngữ - Truyện ông già đốn trúc), Ise Monogatori (Y Thế vật ngữ - Truyện xứ Ise), Utsubo Monogatari (Truyện cái cây rỗng), Torikaebaya Monogatori (Truyện Giá như có thể đổi)…

Thể thơ Waka (hoà ca) là loại thơ truyền thống súc tích, cực ngắn. Thể thơ quen thuộc với người Việt hơn là Haiku (hài cú), xuất hiện phổ biến vào thời Edo – Tokugawa (Đức Xuyên) với tên tuổi lớn là nhà thơ Basho (1644-1694).

Hầu hết các mô típ thi ca ban đầu đậm đà nội dung của thi ca Trung Hoa. Thực tế thơ Nhật các thế kỷ đầu không có giá trị quá cao, một phần do vấn đề ngôn ngữ như lưu ý ở trên, nhưng nó vẫn là cội nguồn, là “Kinh Thi” phản ảnh tâm hồn của dân tộc Nhật Bản. Cho tới bây giờ có thể nói văn xuôi Nhật có ấn tượng lớn hơn thi ca – tất nhiên phải để riêng Basho với ấn tượng quá lớn một chỗ đứng độc đáo riêng. Có thể tôi nhầm nhưng độc giả có thể nhắc tên Kawabata (Ngàn cánh hạc), Akutagawa (Trong rừng trúc), Mishima (Kim Các Tự) hay Murakami (Rừng Na Uy). Nhưng ai nhắc được tên tuổi một nhà thơ Nhật Bản, lại Basho và thơ Haiku chăng? Ở Á châu, Nhật Bản có số nhà văn được giải Nobel cao nhất và đều là văn xuôi. Không có ý đánh giá thấp thơ Nhật Bản – một nhận xét chắc chắn sai lầm –, ý tôi là dịch thơ rất khó và thơ Nhật quá ngắn, quá súc tích.

Tạm dừng tiểu mục này ở đây, không phải xem nhẹ vị trí văn học trong văn hoá, mà chuyện thi ca, văn chương, ví dụ chỉ bàn về kịch No hay kịch Kabuki hay thể thơ Haiku, đã có thể dông dài khó lòng dừng lại. Mấy năm qua, tiểu thuyết Nhật được dịch nhiều, dễ kiếm. Nhà Nhật Bản học lừng danh Donald Keene có cuốn The Anthology of Japanese Literature được đánh giá cao.

Không đi sát với chủ đề “truyền thống”, vì các tác giả nhắc tên thuộc thời kỳ hiện đại, nhưng tôi muốn nêu một thắc mắc. Trừ một Kawabata với Ngàn cánh hạc mang hương vị trong trẻo, thâm trầm, cổ điển, vì sao một nền văn hoá được cho là thấm đẫm tinh thần satori (ngộ) của Zen, giáo lý giải thoát của Phật giáo mà các khuôn mặt văn chương rỡ ràng nhất có ấn tượng với cả thế giới – Akutagawa, Mishima, Murakami – lại là những ca tuyệt lộ với một thế giới văn chương từ hoài nghi tới bế tắc, nơi những nhân vật của họ loay hoay với tâm thức từ thất vọng tới tuyệt vọng! Thật ra với Murakami tôi thấy từ “tuyệt vọng” không hẳn thích hợp, có lẽ – đối chiếu với đại đa số đồng bào của mình – nhân vật của ông ta có phần lạc lõng, phân thân và có hơi hướm hư vô thì đúng hơn. Nói cho trọn suy nghĩ – dù không logic cho lắm – thì vừa hư vô vừa có tí mùi trưởng giả! Vấn đề hấp dẫn là mô típ trưởng giả có ưu tư, có câu hỏi với thế giới riêng và thân phận mình. Không thể nói qua thế giới riêng một người lại không loé một tia sáng liên quan một không gian rộng rãi hơn.

Cái gì thực sự đang xảy ra với con người – con người xã hội và đặc biệt con người cá nhân Nhật Bản – mà tiếng báo động từ cái chết của các nhà văn có tầm cỡ, cũng có thể gọi họ là những nhà tư tưởng, bị khuất sau những bài diễn văn hùng hồn của giới chính trị gia Nhật Bản, của niềm tự hào về sự kì diệu của kinh tế Nhật Bản, của hình ảnh Phú Sĩ uy nghi và vẻ đẹp nao lòng của các rặng anh đào trên mọi nẻo đường Phù Tang! Xin nhắc cả lão nhà văn mang tên Kawabata có mái tóc bạc phơ, văn phong cao nhã, tâm hồn nhẹ nhàng, uyển chuyển như mây trời chiều hôm lãng đãng đã đột ngột chọn cách chết kinh dị nhất trong các cách chết – tự tử – rồi cũng sẽ đến với hết thảy mọi người! Bi đát thay cho các người anh em tiếp tục sống và sống sót của họ vì chính họ. chính các nghệ sĩ chân chính với tài năng và thiên chức của mình – không phải quý chủ tịch đảng, quý ngài Abe, thủ tướng Nhật – sẽ có cơ may tìm ra gốc gác con virus quằn quại trong tâm hồn và tâm thức Nhật Bản; điều mà không phải chỉ các tân Shogun của nền chính trị Nhật, mà chính những người đồng bào của Akutagawa và Kawabata vẫn cố gắng che giấu.

Xã hội và văn hoá Nhật Bản đã tạo ra một mô típ con người xã hội đầy tính tập thể, tích cực và năng động bậc nhất trên thế giới. Bộ mặt này đã thành truyền thống, được văn hoá dân tộc khẳng định và mặc nhiên “quy định”, được thế giới ngưỡng mộ, giúp cho xã hội Nhật tồn tại và phát triển, mang tính nguyên tắc, chặt chẽ và cả gò bó lẫn trói buộc, nếu không nói có yếu tố phản tác dụng. Sự phức tạp thể hiện trong văn xuôi và nếp sống hiện đại mang tính bất ổn hay nổi loạn khá rõ – phức tạp giữa cộng đồng và cá nhân, ảo và thực, chuyện nữ quyền, vấn đề thế hệ, hiện đại và truyền thống, thực tại và tâm linh… mà hiện tượng tăng con số phụ nữ muốn sống độc thân, thanh thiếu niên đóng kín cửa phòng không tiếp xúc với thân nhân, nạn tự tử, băng đảng, tông phái tôn giáo cực đoan… là vài ví dụ cho thấy những ẩn thương trong một xã hội tiếp tục phát triển và cạnh tranh kinh tế thành công. Và nhận xét thêm, nếu không thể quy trách nhiệm cho ngài Abe và các chiến hữu trong chính trường thì có thể đặt một câu hỏi giới văn hoá Nhật Bản đã đối diện và có phân tích gì về một sự thực lớn như thế. Tôi không có ý định (chỉ) nhắc tới công việc của nhà báo hay người làm phóng sự truyền hình, thậm chí của vài ba nhà xã hội học, vấn đề liên quan tầm cao và rộng hơn – tầm triết học. Không định màu mè đòi hỏi một Heidegger hay Derrida quốc tịch Nhật Bản, chỉ là một cách nói nhằm nhấn mạnh vấn đề. Một mặt quảng bá một image Phù Tang truyền thống với chùm hoa văn đã quen thuộc như là bản sắc Nhật Bản – điều không ai không ngưỡng mộ –; mặt khác là sự ngưỡng mộ và mô phỏng lối sống Mỹ, đến mức người Nhật cũng gọi là hiện tượng Americanization lại không phải là vấn đề lớn! Người viết không phải không đánh giá đúng giá trị của lối sống Mỹ, nhưng mong một nước Nhật để tâm học mô hình kinh tế, khoa học của Hoa Kỳ nhưng gìn giữ được bản sắc Nhật Bản, chứ không phải một cường quốc kinh tế Nhật Bản “đậm đà bản sắc Hoa Kỳ”!