Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Nguy cơ từ công hàm năm xưa và cơ hội đoàn kết quốc gia bây giờ

Lê Học Lãnh Vân
1) Hổm rày, Trung Cộng lấn tới. Lập hai quận Tây Sa và Nam Sa nhằm cai quản toàn bộ Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Ra công hàm đệ trình Liên Hiệp Quốc "phản đối sự xâm lược và chiếm đóng trái phép của Việt Nam", và "yêu cầu Việt Nam rút tất cả người và phương tiện, thiết bị ra khỏi các đảo, đá đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp" (Tuổi Trẻ online, 21/4/2020). Trong hoàn cảnh các cường quốc phương Tây đang rất khó khăn với dịch COVID-19, và khi chênh lệch thực lực quân sự Trung Quốc – Việt Nam đang nghiêng hẳn về Trung Quốc, một số nhà quan sát nghĩ có thể Trung Quốc sẽ gây hải chiến chiếm toàn bộ Biển Đông, hoặc bao vây quấy rối các đảo, giàn khoan nơi có người Việt hoạt động.

Việt Nam đứng trước nguy cơ chiến tranh hoặc bị chiếm mất các đảo còn lại trên Biển Đông.
Công hàm do ông Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958 được Trung Quốc đưa ra như bằng chứng về sự công nhận của Việt Nam với quyền sở hữu của Trung Quốc trên toàn bộ hai quần đảo đó (Thời Báo Đức, 20/4/2020).
2) Hậu Quả và Trách Nhiệm Của Công Hàm
2a) Tác Hại của Công Hàm: Báo Tuổi Trẻ ngày 24/5/2014 cho rằng công hàm không gây thiệt hại cho Việt Nam vì trong vị trí thủ tướng, ông Đồng không có thẩm quyền nhượng lãnh thổ, và, công hàm được ký khi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam Cộng Hòa, không thuộc Miền Bắc. Không ít nhà luật học cũng cho rằng công hàm không có giá trị của một sự nhượng chủ quyền trên một phần lãnh thổ. Nhiều ý kiến từ chuyên gia trong và ngoài nước yêu cầu Việt Nam kiện Trung Quốc ra Tòa Án Quốc Tế.
Tôi đồng ý với lập luận trên, cho rằng đó là các lý lẽ ta có thể dùng để tự vệ. Lý lẽ đó nằm ở chỗ bản thân công hàm và người ký không đủ thẩm quyền…
2b) Công Hàm Phạm Văn Đồng, nếu phân tích kỹ văn bản, ta thấy, đáng tiếc thay, công nhận quyền của Trung Cộng trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa.
Công hàm Phạm Văn Đồng xác nhận “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc” (https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/cong-ham-1958-va-van-de-chu-quyen-o-hoang-sa-truong-sa-175510.html )
Tuyên bố của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được công hàm Phạm Văn Đồng tán thành nêu rõ: “Bề rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc”.
Đây là một hớ hênh quá lớn cho một vị thủ tướng! Phải chăng sự hớ hênh xuất phát từ sự quá mất cảnh giác trước một quốc gia láng giềng có năng lực và tham vọng xâm chiếm Việt Nam và đã liên tục ngàn năm qua hễ có cơ hội là thực hiện tham vọng đó? Hiện nay Trung Cộng đang rất hùng mạnh, thường không tuân thủ luật pháp và cách ứng xử theo thông lệ quốc tế. Họ chỉ cần nguyên cớ. Phải chăng sự hớ hênh của công hàm đã trao họ một nguyên cớ và đặt quốc gia Việt Nam hiện nay trước nguy cơ một cuộc tấn công bất thình lình có thể xảy ra?
2c) Trách Nhiệm với Chữ Ký: Có người nói trách nhiệm chính ở ông Phạm Văn Đồng, có người nói trách nhiệm ở người có quyền lực cao hơn ông, có người nói trách nhiệm là của tập thể tối cao. Cho dù trách nhiệm thực ở đâu, người ký tên phải chịu trách nhiệm chữ ký của mình. Ông Phạm Văn Đồng đã là biểu tượng của sai lầm đó!
3) Xin Đừng Lên Án Nhau Bán Nước
Thực sự, từ lâu, trong nội bộ Việt Nam đã có nhiều người lên tiếng về bản công hàm đó mà người ta đã thấy trước tác hại ghê gớm trên chủ quyền lãnh thổ.
Thậm chí có người cho rằng công hàm bán nước.
Tôi thực lòng không nghĩ như thế.
Thời Pháp thuộc, nhiều người muốn độc lập dân tộc nên nương vào phong trào Quốc Tế Vô Sản. Sự nương dựa đó dẫn tới chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp rút quân khỏi Việt Nam. Thời đó, đây là ý muốn của đa số người Việt. Do nương vào phong trào Quốc Tế Vô Sản, một số nhà lãnh đạo tìm thấy nơi Trung Cộng nguồn lực chính giành độc lập, thống nhất đất nước, tìm hậu thuẫn nơi Trung Cộng. Có thể đó là lý do của công hàm Phạm Văn Đồng.
Vua Gia Long ngày trước, cũng tìm hậu thuẫn nơi Pháp, nơi Xiêm trong cuộc nội chiến tranh giành với Tây Sơn. Khi đã thống nhất sơn hà, ông không để mất một tấc giang san nào cho họ.
Tôi thật lòng không nghĩ Gia Long bán nước. Cũng không nghĩ Phạm Văn Đồng bán nước.
Mà, nghĩ như thế để làm chi, ích lợi gì cho quốc gia? Lịch sử từng cho ta bài học khi người này, phe này đinh ninh người kia, phe kia là bán nước, thì lúc đó trên lãnh thổ nước ta bùng lên cuộc nội chiến núi xương sông máu, hậu quả nước Việt tan hoang, dân Việt đói nghèo chậm tiến để nước khác xây dựng to đẹp, dân khác phát triển ấm no.
4) Việt Nam Nên Làm Gì?
Trước hết người Việt Nam nên đối diện nhau thảo luận chân thành về công hàm trên mọi khía cạnh. Biết rằng năm 2016 và 2018 chính phủ Việt nam đã ra hai công hàm công nhận rằng, trong thời gian từ 1954 tới 1975, Trường Sa và Hoàng Sa thuộc Việt Nam Cộng Hòa (Miền Nam), nghĩa là công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị. Tuy nhiên hai công hàm không được công bố trên báo chí, và do đó trong dân chúng âm ỉ mối nghi ngờ đối với chính quyền. Điều cần làm trước tiên là một sự thống nhất lòng dân, thống nhất trong kiến thức được chia sẻ và trong quyết tâm giữ gìn lãnh thổ cha ông.
Lập lực lượng đặc biệt tìm giải pháp thích hợp, lập kế hoạch hành động và thực thi. Lực lượng này phải tuyển chọn người có năng lực nhất từ mọi thành phần trong dân chúng.
Mở chiến dịch trình bày, thuyết phục thế giới về chứng cớ chủ quyền và lập luận của Việt Nam.
Để đoàn kết nội bộ, chính quyền cần công khai người chịu trách nhiệm. Nếu đồng ý rằng công hàm Phạm Văn Đồng đang gây khó khăn lớn cho quốc gia, ông Phạm Văn Đồng phải chịu trách nhiệm cho thành quá tệ hại đó. Tôi tin rằng những sự việc này được thảo luận công khai sẽ xiển dương tinh thần minh bạch và cần dân trong chính quyền, giúp sự thông cảm và cộng tác của dân chúng.
Trước hoàn cảnh này, chắc không ai đành lòng đặt quyền lợi cá nhân, quyền lợi đảng phái trên quyền lợi Quốc Gia! Việc gì có lợi nhất cho đoàn kết quốc gia, bảo vệ Tổ Quốc thì nên làm.



Ngày 21 tháng 4 năm 2020