Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

Triển lãm "Hồn xiêu phách lạc"

Tin chẳng vui tý nào: ba tác phẩm hay nhất của Nguyễn Thành không được các nhà kiểm duyệt cấp phép. Chẳng hiểu tại sao?
Đành lòng vậy, cầm lòng vậy.


----------------
Cũng nói về phần hồn nhưng họa sỹ Nguyễn Thành lại không thể hiện hồn, vía của các cá nhân mà là của xã hội, chính xác hơn là những trạng thái vô thức tập thể, chúng tác động đến “tâm thức” (mentality) của người Việt hiện nay. Lần triển lãm này, anh không vẽ mà làm điêu khắc: Những tượng bán thân với khuôn mặt vô nhân xưng, vô hồn và gắn ở trên đầu là những đồ vật: những khẩu súng như biểu tượng của chiến tranh, những con rồng, con phượng hay xà gồ ở đình chùa miếu mạo như những biểu tượng bền vững của truyền thống. Một cách dễ dàng, ai cũng có thể cảm nhận những tác phẩm này nói về nỗi ám ảnh chiến tranh của một dân tộc đã từng chịu nhiều đau thương ở nhiều cuộc chiến, hoặc cảm nhận thấy sự trĩu nặng của truyền thống. Vì thế, tôi cho rằng, điều mà tác giả muốn nói ở từng tác phẩm không phải chỉ là những ẩn dụ, những nét mới mẻ trong tạo hình hay những kỹ thuật làm bề mặt cho các bức tượng, mà là những câu hỏi hay sự đối thoại với khán giả sau khi xem tác phẩm: Có hay không những trạng thái tinh thần xã hội: “thất hồn”, “hồn xiêu phách lạc”? Tại sao, khi chiến tranh đã lùi xa vài chục năm, mà những trạng thái tinh thần ấy vẫn ám ảnh trong tâm thức của người Việt? Một dân tộc không thể không có truyền thống, nhưng làm thế nào để nó không trở thành lực cản, gánh nặng cho quá trình phát triển xã hội?

Trong hình ảnh có thể có: giày

Không có mô tả ảnh.

Nguồn: FB Bùi Quang Thắng