Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

Du Tử Lê, định mệnh của tài hoa

Cung Tích Biền

Ở chỗ nhân gian không thể hiểu. Vì, một người vẫn luôn là một cơn mộng một đời. “Chỉ nhớ người thôi đủ hết đời / nói gì kiếp khác với đời sau. Có một đời để sa đà vào cái nhớ, cũng là một hạnh phúc thần tiên. Một đời chỉ nhớ là chỉ mộng suốt một đời. Đúng rồi, nhân gian đâu thể hiểu thần tiên.

Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ. Tạ từ Du Tử Lê, một đời thơ trong ngần, một đời người bàng bạc như trăng.

Có người, trong phút hiển linh, chợt thấy trước, một cái thấy mơ màng, cái cách trong giấc ngủ đầy nắng, ngày/lúc, “Mình đứng tần ngần nhớ nhung chỗ đầu đường Exit. Trụi trơn không va-ly hành lý. Rồi một mình ngồi trên chuyến bay. Vé một chiều. Đi. Không Trở lại”.

Đi xem bóng dá, xem hát ca thì phải bỏ tiền mua vé. Vé “Ta Đã Thoát Rồi” là được ông Thần Số mạng ổng vui vẻ cho không. Cho ngay khi vừa lọt lòng mẹ. Công bằng, mỗi người một vé. Hiếm khi, tỉ người may ra đôi người, may mắn cầm nhầm hai vé.

Sướng thật. Cái vui là có thật. Du Tử Lê khá thanh thản. Sáng Thứ bảy dự tiệc ra mắt sách, có hoa có rượu, bạn bè. Chủ nhật, lại quán cà phê quen thuộc cùng anh em, có tâm sự, nụ cười vui. Chiều thứ hai có người mời ngồi nhà hàng. Ngồi lâu, tớ mệt. Bạn bè dìu Lê về nhà. Lên giường nằm, còn lơ mơ, “Anh ngủ chút nhé T.”. Hóa ra, là giấc Thiên thu.

Trước đó, Du Tử Lê cũng chân thật tỏ lòng:

dù tôi hiu: sm, mun gì tôi cũng sbiến mt,

như nhng con gió nhnhvà, nhng ha hn êm đềm ca nhng đọt nng xanh, non.

đó là lúc chúng tôi sgp li nhau mt cõi nào khác. có thể đó là lúc tôi không kp cm ơn vcon, bng hu và rut tht xa, gn

Đoạn thơ trên trong bài thơ có tựa đề “không ai chọn được đúng đời mình” thi phẩm cuối cùng của Du Tử Lê, xuất bản năm 2019.

Thuở kia Bùi Giáng cũng tạ từ:

Ngày sẽ hết tôi sẽ không ở lại

Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu

Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi

Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu” [Phụng Hiến]

Nhà thơ họ Lê khác hẳn, ông rõ ràng, một nơi chốn để Trở Về.

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển

Nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi

Bên kia biển là quê hương tôi đó

Rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì

Bên Kia Biển! Có cái nôi mẹ ru // Gió đưa cây cải về trời/ rau răm ở lại chịu lời đắng cay// có cái nền nhà để thằng bé chập chững tập đi; mẹ ngồi phía trước vỗ tay, thằng con mấy tháng tuổi như say rượu ngả nghiêng bước tới, con ngã mẹ ôm vào lòng; có con đường làng để tuổi lớn bước ra: cánh đồng nắng mưa, cái hoa dại, con bò vàng; người thi sĩ đã bắt đầu biết nghe hồn tre trúc, đã rõ tâm sự của trời mây; đã biết khói hương chỗ đình làng là lưu dấu tổ tiên; quê nhà của thi sĩ, có ngọn đèn khuya lắc lư đêm giống bão xứ Bắc; mây tan tác vì gió; có Hà Nội, có gò Đống Đa. Lịch sử đổi thay, người với người đành bỏ đất Bắc, dắt díu vào miền Nam; ấy là lúc về sau, từ tiềm thức, nhà thơ nhớ lại cơn đời đời hốt hoảng, “và, khoảng trời xanh cũng rợn người. Là cái tâm thái, “mưa ở đâu về như vết thương. Một đời Mẹ Việt Nam.

Vết thương 1954, qua tháng ngày, rồi cũng lành. Miền Nam man mác gió Đồng Nai, mưa Sài Gòn. Bỗng dưng, hai mươi mốt năm sau, lần nữa, lần đau thế kỷ mỗi đời người; người người phải lìa bỏ Sàigòn, ra đi trong nước mắt. Bỏ vội vã. Lìa xa không kịp tạ từ.

Đã chìm sâu trong tháng ngày, từ tâm hồn khói hương, lần khuất đâu trong ký ức lưu lạc, Du Tử Lê phải một đêm trăng mà nhớ, Sài Gòn. Có thể đêm ấy trăng trên đất Mỹ rất sáng, nhưng đang dìu một dĩ vãng ưu tư trở lại //Đêm về theo vết xe lăn/ Tôi trăng viễn xứ hồn thanh niên vàng/ Tìm tôi đèn thắp hai hàng/ Lạc nhau cuối phố sương quàng cỏ cây // Ngỡ hồn ta xứ mưa bay/ Tôi chiêng trống gọi mỗi ngày mỗi xa/ Đêm về theo bánh xe qua/ nhớ em xa lộ nhớ nhà Hàng Xanh.

Buồn làm sao. Cái nhớ như bờ dây tơ hồng buông từng sợi, trong nắng.

Bên Kia Biển! chốn cố quận xa xăm, đã là cái nôi nuôi dưỡng, rực rỡ đầm ấm, hiển linh kết tụ nên một hồn thơ, một Tinh Đẩu trong nền thi ca Việt Nam. Dòng thơ Du Tử Lê là một may mắn thụ hưởng, đầy đủ và trọn vẹn, cái tinh túy của ngôn ngữ thi ca, cái tiến trình lịch sử đầy nan nguy trên xứ sở của ông. Nên, thơ ông là tiếng nói, là tư niệm, tâm tình của một Đời Riêng, mà cũng là bao quát cái tổng thể, một Tiếng Nói chung thời đại.

Là, nồng nàn một Tạ ơn // ơn em thơ dại từ trời/ theo ta xuống biển, vớt đời ta trôi.

ơn/ ơn em dáng mộng mưa vời/

theo ta lên núi, về đồi yêu thương//

Là, phảng phất chờ mong // Đôi khi nghe ấm trên da thịt/ như thể ai đi mới trở về// Là cái có-thể-có. Cái tưởng-đã-mất. Câu thơ bình thường quá, giản dị làm sao. Nhưng cái nhẹ thoảng, cái ngờ vực, nó đưa ta tới chỗ cảm ứng nhanh/lẹ. Vì sao, vì ở chỗ nó là cái không rõ nét. Tựa là một làn gió thoảng, một giọt sương bay, chút nắng tàn. Tất thảy là mong manh, như dư hương ngoài cõi, dễ ngậm ngùi.

Trong thơ Du Tử Lê trùng trùng những đánh thức như thế. Lại may mắn nó biến ra âm nhạc, qua những nhạc sĩ tài danh, đã sáng tạo, tái hiện, từ thi ngữ ra nhạc ngữ đầy hấp lực của hòa điệu. Thơ ấy, nhạc ấy, hóa là lời ru. Là ca dao đầm ấm. Nó chạy thẳng vô chỗ tâm tư, lòng dạ người thưởng ngoạn. Qua tiếng đàn lời ca, đã nghìn tri âm tri kỷ, đã nghe, đã khắc ghi tâm dạ một Du Tử Lê. Cảm tình ấy là một sung mãn, tràn ngập.

Một điều khá đặc biệt. Thơ của Lê đầy ắp những câu hỏi sâu sắc, đôi bài chứa đựng những nghi hoặc siêu hình, về cuộc đời, thân phận con người, nỗi đau chung một lịch sử. Nhưng ngôn ngữ thơ của ông lại là thuần nôm, hiếm khi ông dùng từ Hán-Việt, hàn lâm. Nên rất ư đơn giản, nhẹ nhàng, dễ hiểu, như bức tranh thêu thủ công. Nó biểu tỏ, hòa điệu với tâm tư đại chúng dễ dàng. Nó thầm lắng như tiếng suối về khuya. Nó có vẻ đẹp, đã định, và bền bỉ lưu niên của lũy tre làng.

Tôi tin, thơ của người họ Lê, còn mãi. Bầu trời còn trăng, nhân gian còn thơ.

Midway

nơi đây Thị trấn Giữa Đường

lên non một nửa, nửa, chừng ra khơi

Cung Tích Biền - 27-10-2019