Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

Triển lãm “Sơn mài là sơn mài”

Tác giả : VŨ TRUNG

Triển lãm : “Vũ Trung: Sơn mài là sơn mài” với 10-12 bộ tác phẩm

Khai mạc : 16g30 – 18g30 (thứ tư) ngày 12-12-2018

Trưng bày: 12-12-2018 đến 16-12-2018 (vào cửa tự do)

Địa điểm : Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam – 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội

ĐT: 0936 44 66 89

Sơn mài tìm đến Sơn mài

Nếu ai thường lên Youtube để thực hành đời sống “ảo” trên mạng thời nay. Sau khi đi khắp chốn khắp nơi gặp người này người khác mà không phải bước khỏi ghế. Thì ngoài chuyện học hỏi tìm hiểu bất cứ điều gì trên Youtube qua hình ảnh vận động, thì điều rất cần là lúc tìm nhạc để ngả lưng thư giãn. Khi gõ từ relaxing music thì thấy một hiện tượng đáng ngạc nhiên. Là tìm bất cứ bản nhạc nào hút số lượng hàng triệu lượt nghe, qua một khoảng thời gian rất ngắn, thì tất yếu sẽ là bản nhạc không đi lướt qua tai ta, mà chính ta nhanh chóng nhúng mình vào bể âm thanh trong vắt. Mà đa số những bản nhạc nhanh chóng “nhúng chìm” hàng triệu người nghe, với những hình ảnh thiên nhiên đi kèm bao la khoáng đạt lúc trải dài, lúc tĩnh lặng thì hầu hết là nhạc… không lời Trừu Tượng!

Tại sao các trường học về nghệ thuật phổ biến, nơi nào ngày trước cũng từng hay ghép hai khoa Âm nhạc và Hội họa, thường gọi tắt là trường “nhạc họa”. Ai từng mê cả hai đường ngôn ngữ họa và nhạc này, mới thấy đó là hai “tông phái” khác đường đi vào tâm thức, nhưng song song thấu hiểu và chạm đích cùng một điểm. Nếu bên nhạc hay gọi nôm na là “nhạc có lời” và “nhạc không lời”. Thì tương đương bên họa có “họa có hình” và “họa trừu tượng” vô hình. Nếu viết một bản ca âm có vẻ mau chóng đạt được thì tiến tới những bản nhạc không lời dài hơi, hoặc cấp cao cỡ khủng là giao hưởng thính phòng thì rất lâu và khó. Tiến vào hội họa, từ bức tranh có hình có thể ta vẽ được ngay từ nhỏ, nhưng tiến tới vô hình, trừu tượng, luôn là con đường dài khăn khó, mơ ước thầm của vô khối người làm họa tự cổ chí kim…

Bước vào năm 2000 thì giải thưởng Ánh Mắt Trẻ của Trung tâm Văn hóa Pháp cũng trên đường tìm tới những họa sỹ trẻ Việt cho thiên niên kỷ mới. Giải Nhất của Ánh Mắt Trẻ thu hút khá đông bàn tay trẻ trung bởi cuộc du ngoạn sau khi đoạt giải là học bổng tại trường Ecole Nationale Superieure des Beaux-Arts cũng như đến các bảo tàng nghệ thuật tại Paris trong thời gian ba tháng. Giải thưởng này cũng lập ra đúng có 5 năm (2001-2005) và những ai giành giải nhất cho tận đến thời gian hiện nay vẫn không hề chìm lẫn, bởi những hệ tác phẩm của họ sau đó còn trổ cành xanh lá. Năm cuối cùng (2005), có lẽ là sự ngạc nhiên khi giải Nhất cuối cùng của Ánh Mắt Trẻ thuộc về một người… cực trẻ với nghề sơn, vừa mới tốt nghiệp đại học chuyên khoa sơn mài không lâu và lại là loạt tác phẩm sơn mài… trừu tượng.

Thể loại sơn mài trừu tượng được tác giả này trung thành trong suốt nhiều năm với một số triển lãm cá nhân trong nước (chỉ có duy nhất một triển lãm cá nhân họa sỹ “thò tay” vào sơn dầu), còn lại là những triển lãm sơn mài trừu tượng từ 2005 đến nay. Ngoài ra tác giả còn đem sơn mài trừu tượng trưng bày cùng đồng nghiệp, đồng sự ở các triển lãm nhóm trong nước cũng như ở một số quốc gia khác.

Câu hỏi gần như đầu tiên của bất kỳ ai xem tranh mà trò chuyện trực tiếp với tác giả, thường là: Tại sao anh lại vẽ sơn mài, mà lại là sơn mài trừu tượng như vậy? Có lẽ ai cũng không hết ngạc nhiên nếu như họa sỹ luôn trả lời: Tôi nghĩ rằng đặc trưng của chất liệu sơn mài rất gần với ngôn ngữ trừu tượng và tôi coi sơn mài không phải là mục đích, đơn giản chỉ là một chất liệu, phương tiện truyền tải mà ở nó có không ít dân tộc tính của… chính tôi. Nhưng muốn đến đâu ư? Sơn mài thì luôn là sơn mài thôi, không có gì phức tạp cả.

Vậy người xem chúng ta sẽ nhìn thấy gì trong triển lãm mang tên như một câu cắt ngắn, từng nói đơn giản bao lần của tác giả: “Sơn Mài Là Sơn Mài”. Liệu nơi muốn đến của tác gia Vũ Trung có phải là biển cả, bầu trời, hay đồng cỏ, đầm nước, ánh trăng, một đêm nhật thực, hay một đầm sen mùa đông hoặc một cánh rừng xứ tuyết nơi họa sỹ đã từng du hành qua đọng vào cảm giác sâu thẳm. Và nếu ta đến tận nơi xem ngắm, liệu tâm thức của ta có được “nhúng chìm” nhanh như chớp lửa, có thể so sánh như một loạt bản nhạc có chương hồi hẳn hoi nhưng lại hoàn toàn… không lời trừu tượng?

Phải đến và “dán” mắt, chạm “hồn” thì dù có “hàng triệu lượt nghe” cũng sẽ rõ ngay thôi… Điều ngược lại giữa họa và nhạc là không thể nào tâm thức mở ra được nếu như chọn con đường đến bằng “đời sống ảo”!!!

Sơn mài 1

Sơn mài 2

sơn mài 3

sơn mài 4

sơn mài 5