Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Nước Đức & châu Âu, đến và đi... - III

Đỗ Quyên

Kỳ I: http://vanviet.info/tho/nuoc-duc-chu-u-den-v-di-i/

Kỳ II: http://vanviet.info/tho/nuoc-duc-chu-u-den-v-di-ii/

“Hỡi ôi! Những kẻ lên đường

Đang tâm để cả cô đơn lại nhà”

Nguyễn Bính (1918 - 1966)

*

Văn chương Dân tộc lúc này không nói lên nhiều lắm;

kỷ nguyên của văn chương Thế giới đang tới,

và mọi người cần nỗ lực thúc đẩy nó đi nhanh.”

J. W. Goethe (1749 - 1832)

• • •

HÀNH LÝ KẺ LÃNG DU

(Gửi HH)

Mang theo căn bệnh của em

Đến mọi thành phố mới

Gặp ai ta cũng dò tìm

Trước mỗi người tương tự triệu chứng

Nhưng chưa hề thấy bất kỳ ai

Hội đủ những gì em chịu đựng

Ngày mai sẽ tới quốc gia cuối cùng

Đây

Ta kẻ lãng du

Hành lý là một căn bệnh

ĐỐI THOẠI ĐỨC

(Tặng PVM)

- Dăm năm ngụ suốt vùng này

mà Khu xét xử* chưa hay biết gì

Cậu lạ!

- Bà rằn trăm nỗi hàn vi

chạy tỵ nạn ham cái gì mà hay

Bảo tàng với chả bảo tích!

Cậu biết?

- Lý do hợp tình

không hợp lý

Chưa duyệt!

- Vả

tớ ghét Hitler chí chết

vào đây e sẽ nôn thốc

nếu không xài biện pháp

cơ địa cân bằng

phản dị ứng

- ?

- Thì đấy

lên trên kia tuần rồi

hai địa chỉ xanh rờn cày nát

Beethoven**

và Goethe***

Thôi thì lọt sàng xuống nia

thằng chú nó lú nhưng cụ cố nó khôn

Hai cụ này đền bù nhân loại cho cái thằng kia

- Lịch trình ta chưa xác quyết

lên Trier****?

A, Marx đền bù cho ai

hay ai bù đền cho Marx?

- Ba mảng

ta lạm bàn nước Đức

lần này

Quân sự

Âm nhạc

Văn chương

cũng đủ chết

Đôi mớ

Triết học Đức

rồi Chính trị Đức giữa thế giới ta bà

dành dịp sau

Cậu biết?

- Ừ hẹn

qua cõi kia

Đây chuyến dối già nước Đức

Tớ biết!

-----------

*) Bảo tàng xét xử những kẻ cầm đầu Chiến tranh thế giới II nằm trong Tòa án thành phố Nuernberg, phía nam nước Đức.

**) Ngôi nhà bảo tàng L. V. Beethoven (1770 - 1827) tại trung tâm thành phố Bonn, phía tây nước Đức.

***) Ngôi nhà bảo tàng J. W. Goethe trong khu trung tâm thành phố Frankfurt am Main.

****) Thành phố phía tây nước Đức, nơi sinh ra K. Marx (1818-1883).

ANH EM HỌ

(Tặng MT)

Chúng mình hai anh em họ

Thuở nhỏ mấy nỗi gặp nhau

Hai nhà cách dăm ngã phố

Lễ Tết được dịp đụng đầu

Anh con giai sao lại nhát

Thấy em gái đã chạy rồi

Nhà toàn đàn ông có khác

Em muốn tới chơi mà lười

Lớn lên nữa càng ít gặp

Dẫu ta trang lứa sàn sàn

Nhớ mãi lần thăm bác mệt

Anh nhìn buồn buồn man man

Ở nhà đã thế ra đường

Hà Nội bé bằng mắt muỗi

Nào đâu mấy khi chợt thấy

Ông anh họ Đỗ vô thường

Vầy vậy dễ bốn chục năm

Thoắt cái chiều nay gặp lại

Ô cô đấy a... Ối anh...

Giời thua hai anh em họ

Giá chẳng được ra nước ngoài

Cụ thể mình không sang Đức

Chửa chắc một trong hai người

Đến vĩnh biệt người kia chết

Tha hương là ngộ cố tri

Đời em ngộ câu này nhất

NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM

qua mỗi một di tích danh

lam em lại kể về một

đoạn trường mình trải thủ đô

cổ kính Tây Âu đây cũng

dư dả kiến trúc và lịch

sử che phủ đời em hỡi

người con gái Việt Nam chuyện

em mang tính toàn cầu qua

mỗi danh lam di tích em

khóc hai hàng nước mắt anh

đỡ không kịp hai tay Tây

Âu ngàn năm văn hiến tất

sẽ bao hết nỗi đau hỡi

người con gái Việt Nam chuyện

em đã đậm dân tộc lại

đặc nhân loại thời nay qua

mỗi di tích danh lam em

người con gái Việt Nam lại

kể lể rồi than khóc giữa

cả kinh thành Âu châu anh

chàng trai cùng xứ Việt lại

là người nghe rồi chép thành

thơ cũng kiêm người đỡ hai

hàng nước mắt của em hỡi

người con gái Việt Nam

NHẬU VIỆT NAM

(Gửi bạn văn bạn báo ở Đức và hải ngoại)

Ngày này tháng trước những cuộc nhậu hai nhăm năm

Vỉa hè Đức quốc

Bia Đức quốc

Chân giò heo Đức quốc

Khoai tây Đức quốc

Nhạc jazz Đức quốc

Hoa vườn Đức quốc

Sách Đức quốc

Bóng đá Đức quốc

Mấy tá bạn còn

Dăm ba bạn mất

Người chồng vừa vận nạn

Người con đậu tiến sĩ Humboldt hạng nhất

Bấy nhiêu năm

Chúng ta là vậy

Món Đức quốc pha chế chuyện dài đất Việt trời Nam

(tùy người đối diện tâm thế một hay hai Tổ quốc)

Ngày tháng này dăm bảy năm tới thiếu hụt nhiều hơn chắc chắn

(Mô Phật vái Thánh mớ bái đâu thể chờ nữa một phần tư thế kỷ)

Đứa tuần sau lên bàn mổ nan y

Kẻ hưu trí lâu rồi Tết tới “lập phòng nhì” quê nhà về hẳn

Vẫn vẫy hẹn lần cuối cùng đấy nhé

Thì lại hòa trộn Việt Nam vào nước Đức tùm lum

Sau cuộc chót

Đám con chúng ta nối tiếp

Vấn đề lớn đặt ra:

Theo cách nào chúng sẽ nhậu Việt Nam?

[Trích bản thảo thơ “Nước Đức & châu Âu, đến và đi”; Phần I: Hình Tổ quốc]

Vancouver, tháng 7 & 8/2018

Đỗ Quyên

• • •