Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Nguyễn Hữu Liêm phác thảo một triết học về lịch sử nhân loại

Thuận Thiên

Lịch sử có một chủ đích tối hậu nào không? Đâu là quy luật vận hành cho lịch sử? Đây là hai câu hỏi siêu hình cơ bản mà con người ngày nay đã ngưng suy nghẫm về chúng. Khi mà Chúa Trời đã chết, khi mà cứu cánh luận chỉ là một dự phóng không tưởng, khi mà siêu hình học đã bị thay bằng triết học ngôn ngữ và phân tích luận, khi mà chân lý chỉ là những “siêu tự sự,” liệu triết học có còn dũng khí để thử đi tìm lại những nguyên lý cơ bản cho hiện hữu, cho lịch sử con người?

Dựa trên những nguyên lý bản thể luận của Phật giáo, Aristotle, Thiên Chúa giáo, Hegel và Wilber, tác giả thử đưa ra một lý thuyết mới về lịch sử nhân loại kể từ 500 năm trước Công nguyên cho đến thế kỷ 21.  Bổ sung vào mô hình “four quadrants” của Ken Wilber, Nguyễn Hữu Liêm cho rằng lịch sử thế giới khởi đi từ khi con người có ý thức về sử tính, ở “thời Trục” 2500 năm trước, theo vòng tròn chuyển động bốn góc của chữ Vạn 卐 – Swastica – như sau:

Bước thứ Nhất, góc trên bên trái, là Thời quán khởi động của tự ý thức về Ta (“I”) – mà đại diện cho năng lực này là Phật Thích Ca bằng tuyên ngôn “Thiên thượng địa hạ, duy Ngã độc tôn.” “Minh tâm, kiến tánh – Hãy tự biết chính Ta” đã là châm ngôn cho Thời quán này.  Socrates, Khổng Tử cũng đều rao giảng chân lý rằng “Cái Ta quyết định tất cả.”

Thời quán thứ Nhì, góc trên bên phải, khi lịch Công nguyên bắt đầu, năm 1, là sự trỗi dậy của năng lực “Chúng Ta” (“WE”) – vốn đặt nền tảng cho văn hóa, tôn giáo và luân lý, mà nhân vật biểu trưng là Chúa Jesus: “Ta với Cha Ta là Một.”  Châm ngôn của Thời quán “Chúng Ta” là “Văn hóa/đức tin là định mệnh.”

Bước thứ Ba, góc dưới bên phải, đến thế kỷ 15, năng lực tự ý thức tiến bước bằng ý chí khách thế hóa chính mình vào vũ trụ vật thể nhằm đặt để chân lý vào góc độ khoa học thực nghiệm. Đây là Thời quán của “Nó” (“IT”) khi ý thức con người ký thác chính mình vào khách thể tính, và vũ trụ vật thể là một hiện thực độc lập tách rời ra khỏi ý chí và ý thức cá nhân. Đây là lúc mà Ta và Chúng Ta trở nên xa lạ với chính mình. Nhân vật biểu trưng cho khởi đầu Thời quán khoa học thực nghiệm là Nicolaus Copernicus và kết thúc bởi Albert Einstein. Đây là giai Thời mà khẩu hiệu chân lý được nắm đầu bởi khoa học gia, rằng, “Sinh học/Vật lý là định mệnh.” 

Bước thứ Tư, góc dưới bên trái, ở thế kỷ 17, nhân loại đi tìm chính mình qua ý thức hệ.  Đây là Thời quán của “Chúng Nó” (“THEY”) khi mà khẩu hiệu được nâng cao rằng “Chính trị là định mệnh.” Chân lý bị tha nhân cướp mất và trật tự thế gian phải được xây dựng bởi ý chí lịch sử. Biện minh cho trật tự không còn có từ huyền thoại tôn giáo, từ trên xuống, mà là ý chí đồng thuận của cá thể, từ dưới lên. Thomas Hobbes khởi đầu, và Karl Marx kết thúc, cho năng lực hệ ý thức này.

IMG_2049

Ở vào Thời quán đương đại, thế kỷ 21, ý thức về Ta từ bỏ huyền thoại tôn giáo, nghi ngờ chân lý khoa học thực nghiệm, chia tay tính cuồng nhiệt của ý thức hệ, để tìm lại năng lực tự ý thức ở một tầm mức tiến hóa cao hơn.  Toàn thể nhân loại – và từng cá nhân – đồng thời là thực tại vừa là biểu tượng cho Thời quán ý thức mới này. Đây là lúc mà cái Ta, vốn bị tha hóa vào sử tính suốt hai ngàn năm qua, bắt đầu đi tìm lại chính Ta để khép lại vòng tròn biện chứng tự ý thức qua hành trình chuyển hóa đầy bi tráng của lịch sử.

Và đó là ý nghĩa đích thực và sâu thẳm – chưa được nói đến – của biểu tượng chữ Vạn, Swastika/ Broken sun-cross/Hakenkreuz.

Đây là tác phẩm đang được hình thành về triết học lịch sử thế giới – tiếp theo cuốn “Sử tính và Ý thức: Một triết học cho sử Việt” của tác giả Nguyễn Hữu Liêm.