Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

Mì lạnh Pyongyang Naengmyon

Tạp bút Từ Thức

Hình ảnh lưu truyền nhiều nhất trên các mạng xã hội, sau cuộc gặp gỡ giữa lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-Un và Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-In, không phải là cái bắt tay lịch sử, nhưng là tô mì lạnh. Đầu bếp của Kim đã nấu đặc sản Bắc Hàn, mì lạnh Bình Nhưỡng, Pyongyang Naengmyon, thết đãi phái đoàn Nam Hàn.

Sau bữa tiệc ở Bàn Môn Điếm, khu phi quân sự giữa hai nước, người ta xếp hàng dài, cả giờ, trước những tiệm ăn để được thưởng thức món mì lạnh, tại Nam Hàn, hay những thành phố trên thế giới có tiệm ăn Hàn, nhưng thất vọng vì không còn một ghế trống.

Với tôi, món mì lạnh Bình Nhưỡng gợi lại một kỷ niệm về chuyến đi Nam Hàn lần đầu, năm 1966 hay 1967 gì đó, trong phái đoàn báo chí Việt Nam Cộng Hòa được chính phủ Nam Hàn mời. Tôi là người trẻ nhất trong đoàn, vừa là sinh viên Văn Khoa vừa viết báo. Những vị khác, đàn anh lớn hơn mười, hai mươi, hay ba mươi tuổi như Trần Nhã (chủ bút Saigon Post), Hà Thượng Nhân, Phan Nghị… hầu hết đã qua đời.

Mỗi người có một cô hướng dẫn viên. Cô hướng dẫn viễn của tôi, cũng họ Kim (photo, chụp tại Bàn Môn Điếm), ngoài những cuộc thăm viếng trong chương trình chính thức, một hôm mời tới nhà ăn Pyongyang Naengmyon, vì bố mẹ cô là người gốc Bắc Hàn, cũng như gia đình tôi là Bắc Kỳ di cư.

2018-05-08-0001Trời lạnh khủng khiếp, nhà không có lò sưởi, tôi chờ được ăn một tô mì nóng. Nhưng đó là một tô mì lạnh. Mì Bình Nhưỡng phải ăn thật lạnh. Nghe nói càng lạnh càng ngon. Nhà không có tủ lạnh, người ta xúc một chậu tuyết trong vườn, đặt tô mì ở giữa. Nước dùng nấu thịt, thả một gói mì sợi dài, càng dài càng tốt – mì dài tượng trưng cho sự trường thọ, mời khách mà sợi mì không đủ dài là một sự khiếm nhã –, trên để một miếng thịt bò hay thịt gà, với củ cải, kim chi, khoai lang thái sợi, hay vài khoanh trứng luộc. Phải là tay thiện nghệ mới hút hết sợi mì.

Tôi ăn, không thấy mùi vị gì, hay mùi vị kỳ kỳ, khó nuốt. Vừa ráng ăn, vừa nghĩ tới một tô phở tái, chín, nạm, gầu nóng hổi, khói bay nghi ngút.

Sau này, mỗi lần ghé Séoul hay Pusan (Busan), lại được đưa đi ăn mì Bình Nhưỡng. Mì lạnh đối với người gốc Bắc Hàn cũng như phở với người Việt. Nghĩ tới ăn là nghĩ tới mì lạnh. Vẫn không thấy ngon, mặc dù thiên hạ trầm trồ khen ngợi và tiệm ăn là tiệm có tiếng. Có thể vì không hợp khẩu vị của mình. Cũng có thể vì cuộc gặp gỡ lần đầu với mì lạnh không để lại một kỷ niệm ấm cúng, đúng hơn, lạnh giá. Giống như cuộc gặp gỡ lần đầu với một người tình, nó để lại một dư vị rất lâu.

Kim rất dễ thương, hơn cả dễ thương, với một gã nhà báo sinh viên trẻ, lúc đó tóc tai như người thường, nhưng căn nhà quá lạnh với một người đến từ miền nhiệt đới, nắng chang chang quanh năm.

Nhà không có lò suởi, tủ lạnh, vừa ăn vừa run như người mắc chứng Parkinson, vừa thở ra khói. Dân địa phương mặc ba bốn lần áo. Đó là lần đầu tôi diện manteau, trùm khăn kín cổ ăn cơm khách.

Nam Hàn là một nước nghèo, chậm tiến. Nhà cửa ngoại ô lụp xụp. Ở phi trường, thấy người ta xếp hàng đón một người lính từ Việt Nam về phép. Lương lính đóng ở ngoại quốc gởi về có thể nuôi cả một gia đình đông người, ở một xứ không có kỹ nghệ, đa số lêu bêu chẳng có nghề ngỗng gì.

Thành phố xấu nhất thế giới, vô duyên nhất thế giới, theo tôi, là Manilla – Philippines. Ngoại ô Hán Thành lúc đó không hơn gì Manilla.

Sau này, mỗi lần tới, hết hồn thấy Nam Hàn thoát xác mau lẹ. Từ một nước nghèo, chậm tiến, thua miền Nam Việt Nam về mọi phương diện, từ kinh tế tới văn hóa, họ trở thành một cường quốc, bỏ cái anh Việt Nam bệ rạc xa lắc, xa lơ đằng sau.

Nam Hàn được xếp trong những nước nghèo nhất, có PIB thấp nhất trong những nước Phi và Á Châu những năm 1960, bắt đầu vùng dậy từ những năm 1980, ngày nay trở thành cường quốc kinh tế thứ 12 trên thế giới.

Phe ta chỉ còn hơn họ ba chuyện, đó là 1. tô phở, so với mì lạnh; 2. cái ngu dốt; và 3. cái huênh hoang, khoác loác. Huênh hoang bởi vì ngu dốt.

Phở cũng dở chứng, với bánh phở ngâm hóa chất, xương bò hầm với thuốc rửa nhà cầu. Một ngày nào đó, trước một tô mì lạnh khó nuốt và một tô phở dễ chết, cũng đành phải nhắm mắt ăn mì lạnh.

Từ Thức (tuthuc-paris-blog.com)