Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

Dòng Nhạc Kỷ Niệm với Nhạc cũ miền Nam (kỳ 4): Văn Phụng&Văn Khôi: Hình ảnh một đêm trăng

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2018)

clip_image001[6]

clip_image002[6]

clip_image003[6]

clip_image004[6]

Hình ảnh một đêm trăng – Sáng tác: Văn Phụng & Văn Khôi

Video:


Nghe thêm: Hoài Nam – 70 năm tình ca(27) – Văn Phụng

Phụ Lục:

Tiểu s

clip_image006[7]

Nhạc sĩ Văn Phụng (1930-1999)

Mùa Xuân 1945, tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, cậu bé Nguyễn Văn Phụng, 15 tuổi, được giải nhất piano solo với bản “La Prière d’une Vierge”. Hai giáo sư piano là Bà Vượng và Perrier hãnh diện đã dạy cậu học trò ấy.

Mùa Thu khói lửa 1946, cậu bé Phụng chạy loạn về nương náu tại nhà Thờ Tứ Trùng, Chợ Cồn, Nam Định và được Cha xứ Mai Xuân Đĩnh dạy về đạo lý và âm nhạc. Năm 1948, cậu trở về Hà Nội, vì lệnh động viên nên gia nhập Ban Quân Nhạc Đệ Tam Tiểu Đoàn Danh Dự (Hà Nội), cùng thời với Nguyễn Hiền, Đan Thọ, Nguyễn Cầu, Văn Khôi, Nguyễn Túc, Nhật Bằng … Cậu thường đi trình diễn ở hậu cứ mặt trận cùng với các tổ chức ủy lạo chiến sĩ.

Cùng năm 1948, bản nhạc Ô Mê Ly ra đời, tên Văn Phụng trở nên quen thuộc với giới yêu nhạc Việt Nam. Được quân nhạc trưởng Schmetzler chỉ dạy, Văn Phụng trở thành một nhạc sĩ soạn hòa âm xuất sắc đầu tiên làm hòa tấu những bản nhạc Việt Nam cho Ban Đại hoà tấu quân nhạc Việt Nam Cộng Hòa (100 nhạc viên) và cho các ban tân nhạc Đài Phát Thanh Quân Đội ba miền.
Trong các thập niên 50, 60, 70, nhạc của Văn Phụng vang lên đều đặn ở các Đài Phát Thanh, Vô Tuyến Truyền Hình Quốc Gia và Quân Đội, sân khấu … như các bản Suối Tóc, Trăng Sáng Vườn Chè, Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn, Bức Họa Đồng Quê, Tiếng Dương Cầm …

Văn Phụng đã cộng tác và điều khiển ban nhạc với các bạn ca nhạc sĩ cùng thời như: Anh Ngọc, Minh Trang, Ban Thăng Long, Trần Văn Trạch, Mộc Lan, Kim Tước, Châu Hà … và cho các hãng sản xuất băng nhạc, điã nhựa như Asia, Continental …

Sang Mỹ tị nạn năm 1978, Văn Phụng đã viết hòa âm cho nhiều hãng làm băng nhạc Việt Nam tại California và trên thế giới. Gần đây, cuốn băng Thúy Nga Paris số 27 (thực hiện tại Paris & California) đặc biệt trình bày những nhạc phẩm hay nhất và cuộc đời yêu âm nhạc của Văn Phụng. Nữ ca sĩ Châu Hà là nguồn sáng tác và người bạn đường cộng tác trình diễn với Văn Phụng.
(LTS: Nhạc sĩ Văn Phụng qua đời năm 1999 tại Fairfax, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ)

(Nguồn: Nhạc Tuyển “Tình Yêu và Quê Hương” -1996 của Văn Phụng, Đan Thọ, Nhật Bằng & Nguyễn Túc)