Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

Chân dung nghệ sĩ trong nước Nga của Putin

Oleg Kashin

Hiếu Tân dịch

MOSCOW - Đầu tháng Tám, năm thành viên của một băng tội phạm bị kết án giết 17 người trong những vụ cướp trên đường cao tốc quanh Moscow đang đối mặt với phiên xử tại Tòa án Khu vực Moscow. Trong khi năm người này được áp giải đến tòa, chúng tấn công những người lính gác, cướp vũ khí của họ và bắn thẳng vảo tòa. Lẽ ra hoàn toàn có thể tránh được tình tiết khủng khiếp này nếu có bố trí an ninh thích đáng, nhưng áp giải năm tên bị cáo này chỉ có hai người lính có vũ trang.

Những sự cố như thế đã không xảy ra vào cuối tháng đó, khi Kirill S. Serebrennikov, một đạo diễn sân khấu bị đưa đến tòa trong một vụ xử. Bị cáo là một người trẻ tuổi đội mũ kếp bóng chày, bị áp giải đến tòa bởi năm nhân viên lực lượng vũ trang đặc biệt. Nếu chứng kiến cảnh này, có lẽ bạn sẽ nghĩ là một tên tội phạm cực kì nguy hiểm, chứ không phải là một đạo diễn sân khấu bị kết tội biển thủ hơn một triệu $ tiền nhà nước.

Việc bắt ông Kirill S. Serebrennikov làm rúng động công chúng Nga. Hàng trăm người ủng hộ nhà đạo diễn tập hợp bên ngoài tòa án, người ta phát những tuyên bố ủng hộ, viết những bức thư ngỏ và chuyền tay kí những thư thỉnh nguyện, một trong những thư ấy được nữ nghệ sĩ Cate Blanchett kí.

Văn bản chính thức của bản cáo trạng dấy lên nhiều câu hỏi. Một trong những lời buộc tội do bên công tố đưa ra liên quan đến việc ông Serebrennikov dựng vở kịch “Giấc mộng đêm hè” của Shakespeare, mà nhà hát của ông đã nhận tài trợ văn hóa của nhà nước. Viên công tố cho rằng ông Serebrennikov đã không thực hiện được tác phẩm. Khi những bích chương quảng cáo buồi diễn và những bài trên báo được đưa ra làm chứng trước tòa, một trong những công tố viên nói ông không tin những những gì ông đọc được trên báo.

Việc bắt ông Kirill S. Serebrennikov xem ra có vẻ ít kì quặc hơn khi được đặt vào bối cảnh của nó. Trong những năm gần đây các quan chức Nga từng nói rằng nếu một nghệ sĩ đã nhận tài trợ của nhà nước thì anh ta chỉ được phép làm những gì có lợi cho nhà nước. Dmitri S. Peskov, người phát ngôn cho Tổng thống Vladimir V. Putin, năm ngoái đã nói trắng ra rằng, “Nếu nhà nước cho tiền anh làm một tác phẩm, nhà nước có quyền quyết định chủ đề của nó.” Thị hiếu của nhà nước Nga chi phối phim ảnh, biểu diễn nghệ thuật và những cuộc triển lãm mỹ thuật hướng vào tôn vinh quá khứ anh hùng của Đế quốc Nga và Liên Xô. Ông Serebrennikov là một trong những người đi đầu của phong trào tiền phong trong ngành sân khấu, giống như bánh xe thứ năm, thừa thãi, trong hệ thống giá trị chính thức mới của nước Nga của Putin.

Trong mấy năm gần đây, những vụ bắt bớ ở Nga thường gây ấn tượng có động cơ chính trị. Nhưng cho đến nay nhiều gương mặt văn hóa đã gây tranh cãi. Trước Serebrennikov, nhà đạo diễn sân khấu nổi tiếng nhất bị bỏ tù là Vsevolod Meyerhold, người bị bắt theo lệnh của Stalin và bị bắn năm 1940, và nay người ta so sánh Serebrennikov với ông.

So sánh này có vẻ như quá cường điệu – vì dù sao Serebrennikov cũng chỉ bị quản thúc, chứ không bị bắn chết. Nhưng nó sẽ là thích đáng nếu bạn lưu ý rằng cả Meyserhold lẫn Serebrennikov chưa hẳn là những người bất đồng chính kiến, hay những gương mặt tiêu biểu của phong trào đòi tự do cho nghệ thuật.

Trong những năm đầu của chính quyền Sôviêt, Meyerhold là đạo diễn sân khấu quan trọng nhất của nhà nước. Ông hoan nghênh chính quyền cộng sản và thậm chí đóng góp vào việc đàn áp các đạo diễn khác. Cách đây năm hay mười năm Serebrennikov cũng ủng hộ các nhà cầm quyền Nga. Ông dàn dựng một vở kịch “Almost Zero” (Gần như bằng không) dựa trên một tiểu thuyết được nói là của Vladislav Surkov, một phụ tá của Putin. Ông còn tổ chức một festival nghệ thuật ủng hộ Kremlin lấy tên là Lãnh thổ. Cách đây năm năm ông trở thành Giám đốc nghệ thuật của Trung tâm Gogol, một nhà hát quốc doanh. Như vậy, ông thật sự giống Meyerhold hơn Aleksandr Solzhenitsyn chẳng hạn, hay những nghệ sĩ bất đồng chính kiến khác chống Kremlin.

Vào tháng Năm, khi nhà hát của Serebrennikov bị khám xét lần thứ nhất, Yevgeny Mironov, giám đốc nghệ thuật của Nhà hát các Dân tộc ở Moscow đã trình Putin một bức thư ủng hộ Serebrennikov. Việc này diễn ra trong một buổi lễ ở điện Kremlin, khi tổng thống đang trao phần thưởng cho các nhân vật trung thành trong các bộ môn nghệ thuật, trong số đó có Mironov. Khi Putin nhận bức thư, người ta nghe thấy ông nói “Những thằng ngu.” Lúc đó một số người nghĩ rằng tổng thống đang trách mắng các nhân viên điều tra và công tố. Bây giờ có vẻ như tổng thống lúc đó đang nghĩ đến những người trong giới sân khấu vẫn còn tin rằng họ có thể làm việc với Kremlin.

Sau khi Serebrennikov bị bắt, Ivan Vyrypaev, một nhà viết kịch và đạo diễn Nga nổi tiếng đã viết một bức thư ngỏ kêu gọi các đồng nghiệp của ông trong nghệ thuật không nhận tiền hoặc giải thưởng từ Kremlin nữa, và không bắt tay Putin trước công chúng. Lời kêu gọi này hình như không đi được xa. Marina Davydova, một nhà phê bình sân khấu có ảnh hưởng, đã tổ chức một chiến dịch ủng hộ Serebrennikov, viết trên Facebook: “Nếu chế độ quyết định ủng hộ các nhà soạn nhạc đương đại, những bộ phim mới và một festival thu hút giới tinh hoa sân khấu châu Âu, thì tại sao chúng ta không hợp tác với một chế độ như thế?” cứ như thể việc chính chế độ này đang dấn vào một cuộc chiến đàn áp các kẻ thù của nó là điều kì quái.

Đây là kết luận khó chịu nhất rút ra từ tình thế của Serebrennikov. Ngay cả bây giờ, khi chế độ lần đầu tiên nói chuyện với giới nghệ sĩ bằng ngôn ngữ của bắt bớ và truy tố, thực tế không có ai trong cộng đồng văn hóa Nga sẵn sàng đứng lên đối mặt với chính quyền. Những nghệ sĩ này không có ý muốn đối đầu, họ muốn đóng một vai trò trung thành cho phép họ chút tự do tương đối.

Cho đến gần đây, Putin dường như muốn lặp lại cái nhìn đối với nghệ thuật như của Kremlin trong những năm 1970. Trong thời gian đó, bất chấp chế độ toàn trị, các xưởng phim Liên xô vẫn cố gắng cho ra tác phẩm của Andrei Tarkovsky, và các nhà hát Moscow vẫn dàn dựng những tác phẩm đi chệch ra ngoài chính sách văn hóa của nhà nước. Tình hình bây giờ không còn khắc nghiệt như dưới thời Stalin, nhưng đang theo hướng đó. Ngài Putin đòi hỏi lòng trung thành tuyệt đối.

Aleksei Uchitel, một đạo diễn điện ảnh đã kí một lời kêu gọi ủng hộ việc sáp nhập Crimea năm 2014 , bây giờ đang gặp rắc rối với bộ phim mới của ông, “Matilda”. Những kẻ trung thành với Putin trong Nghị viện và một số lãnh đạo địa phương, trong đó có Ramzan Kadyrov, đang kêu gọi cấm bộ phim này vì nó miêu tả cuộc tình vụng trộm của Sa hoàng Nicholas Đệ nhị với diễn viên balê Matilda Kshesinskaya. Nhà thờ coi Sa hoàng là thánh, và không thể mô tả một vị thánh có tình ái lăng nhăng. Cho đến bây giờ, các đạo diễn, diễn viên, và nhà văn Nga vẫn không hiểu rằng khi chế độ chuyên quyền tiếp tục xiết chặt gọng kìm của nó, thì họ sẽ phải đối mặt với lựa chọn: hoặc trở thành bất đồng chính kiến, hoặc đồng ý làm việc dưới sự kiểm soát trực tiếp của chế độ.

___________________________________

Nguồn: The NewYork Times, 14 tháng Chín 2017: nytimes.com/2017/09/14/opinion/artist-putin-russia-serebrennikov.html?action=click&pgtype=Homepage&version=Moth-Visible&moduleDetail=inside-nyt-region-1&module=inside-nyt-region&region=inside-nyt-region&WT.nav=inside-nyt-region

Nguyên tác: Oleg Kashin (@kshn) tác giả “Fardwor, Nước Nga! Câu chuyện kì quái về cuộc sống dưới chế độ Putin”

Bài này Carol Apollonio dịch từ Nga sang Anh

Hiếu Tân dịch Anh-Việt.