Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Chẳng ai được là chính mình

(Rút từ facebook của Vương Trí Nhàn)

 

Trong một lần gặp gỡ đầu 2016, nhà khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu có kể với tôi là ở nhiều xí nghiệp do người nước ngoài làm chủ hiện nay, có nhiều thợ mới. 

Họ là những người nông dân bỏ làng ra tỉnh để làm ăn. Nhưng cách sống cách suy nghĩ của họ thì hoàn toàn là của những người nông dân đi làm thuê lang bạt.

Họ không được đào tạo đầy đủ.

Họ không có đồng lương hợp lý. Họ xa gia đình và sống trong một hoàn cảnh tạm bợ. 

Họ luôn nghĩ rằng mình chỉ làm cho qua một thời gian, kiếm ít vốn để sinh sống và sau này sẵn sàng quay trở về làng quê nơi đã xuất phát. 

Nguyễn Thị Hậu và các đồng nghiệp của chị – dân xã hội học – cho rằng đó không phải là những người công nhân theo đúng nghĩa của nó. 

Phần tôi trong những năm 1960 tôi thường hay gặp gỡ với nhà văn Võ Huy Tâm, tác giả cuốn tiểu thuyết Vùng mỏ mà tất cả các học sinh Việt Nam đều phải biết dù không mấy người yêu thích. 

Anh Tâm đúng là một công nhân thật. 

Anh kể với tôi, chỉ có công nhân thời nay thì mới ăn cắp, còn người công nhân thời Pháp thuộc không bao giờ ăn cắp vì nếu ăn cắp họ lập tức bị sa thải liền.

Vậy có thể nói là cái mà chúng ta hay xác định về nhau rằng là người thành phần nọ thành phần kia, hóa ra toàn chuyện áng chừng. Con người bây giờ như một câu thơ của Hồ Xuân Hương tả các nhà sư, "chẳng phải tàu chẳng phải ta" tạp nham hỗn hào thật khó xác định.

Khoảng năm chục năm trước, tôi có lần ngồi với nhà thơ Hoàng Hưng. Vốn cùng là dân học sinh Hà Nội, chúng tôi thử rút kinh nghiệm về quãng đời mài đũng quần trên ghế nhà trường và thử tính xem xã hội muốn mình thế nào, từ đó gọi xã hội hôm nay là gì. 

Chắc là nghiền ngẫm đã lâu, anh Hưng bảo tôi, hãy tạm gọi nó là xã hội thích không được.

Mình đã hỏi nhiều người – anh Hưng nói tiếp – tất cả những thằng học khá chúng mình đều có cảm tưởng là cả lớp không thích, nếu không muốn nói là ghen ghét đố kỵ. Vì đây là một xã hội cá mè một lứa, mình mà nổi lên là gây phiền cho nhiều người. Nhưng các anh học kém cũng không được yên. Phát hiện ra cậu nào thuộc dạng học sinh cá biệt thày chủ nhiệm cũng chỉ thị cho bọn học giỏi phải kèm anh ta bằng được, không để một ai dưới trung bình. Anh không có quyền kém cũng như những anh khác không có quyền giỏi. Thế chẳng phải thích không được là gì.