Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Bốn mươi năm thơ Việt hải ngoại

47. Chu Vương Miện

 

 

clip_image002 

 

 

Tiểu sử

 

Chu Vương Miện sinh ngày 21 tháng 11 năm 1945, tại quê ngoại, làng Phục Lễ, quận Thủy Nguyên, tỉnh Kiến An. Quê nội làng Quỳnh Lâu, quận Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên. Hai quê nội ngoại cách nhau khoảng mười cây số đường chim bay. Chu Vương Miện theo gia đình di cư vào Nam năm 1954, khi tròn mười ba tuổi. Giữa năm 1958, Chu Vương Miện lại theo gia đình ra Quảng Trị, học trường Nguyễn Hoàng. Rồi vào Đà Nẵng, học trường bán công. Thân phụ theo nghề lính, tùng sự tại Sư đoàn Không chiến 16, đồn trú tại Quảng Trị, nên sau đó anh lại ra theo. Vì thuyên chuyển liên miên, con đường học vấn của anh gặp nhiều trắc trở. Năm 1962, vừa tròn 21 tuổi, Chu Vương Miện trình diện Khóa 1 Hạ sĩ quan trừ bị. Ra trường về Sư đoàn 23 Bộ binh, Vùng 2 Chiến thuật, địa bàn hoạt động Ban Mê Thuộc. Chu Vương Miện làm việc trong Đại đội truyền tin. Năm 1966, anh rời quân ngũ, làm thư ký hành chánh tại Bộ Cựu Chiến Binh. Tập thơ Đêm Đen 20 Tuổi in năm 1964. Tập Tiếng Hát Việt Nam năm 1965. Giải Đồng hạng Thi ca do đài phát thanh Quốc gia trao tặng năm 1965. Chu Vương Miện in Trường Ca Việt Nam năm 1966, rồi Về Phía Mặt Trời năm 1968. Cùng với việc in sách, anh cho đăng thơ mình trên các tạp chí Bách Khoa, Văn Học, Thời Nay, Chiến Sỹ Cộng Hòa... Chu Vương Miện cũng đã cùng nhà phê bình Cao Thế Dung làm thư ký toà soạn nguyện san Quần Chúng.Anh cộng tác mật thiết với nhóm Thái Độ của nhà văn Thế Uyên.

(theo nguồn: luanhoan.net)

 

Chu Vương Miện viết sớm và viết đều đặn cho tới nay. Thơ của một người đã sống và đã có mặt trên chiến trường ở Quảng Nam, Quảng Trị, Ban Mê Thuột và nhiều vùng đất khác. Thơ là phản ứng tức thời của tâm hồn anh trước hoàn cảnh, trước những đổi thay bi kịch trên quê hương mà anh chứng kiến. Đó là một loại thơ có khuynh hướng thế sự rõ ràng, mạnh mẽ, chua chát. Ẩn bên dưới ngôn ngữ nhiều thách thức, tố cáo, là một tình yêu đối với xứ sở và bạn bè. Những cảm xúc và chủ đề phù hợp với nhau và phù hợp với giọng điệu trong thơ. Chu Vương Miện là một trong những tiếng nói mới, trẻ trung, của lớp người viết sau cùng của miền Nam. Lớp người ấy chưa kịp triển khai hết tài năng và lực lượng của mình, không có nhiều may mắn để kế thừa, phản hồi, truyền đi những giá trị của một quốc gia tự do.

Thơ Chu Vương Miện là cố gắng bảo vệ lòng tin, tình yêu, sự mong đợi ở con người. Chúng triển khai những xúc cảm cá nhân trong bối cảnh cộng đồng, dẫm những vết chân sâu trên mảnh đất bùn lầy của người tham dự. Tuy vậy, bất chấp những chủ đề hiện thực, thơ anh không hoàn toàn hướng tới sự tố cáo hay ca ngợi đơn thuần. Đôi khi, thấp thoáng giữa những câu thơ bi phẫn, vẫn thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, nỗi sợ hãi, câu hỏi về nhân gian, sự truy tìm nguồn gốc của thù hận. Giữa những trang thơ đã mai một đi nhiều của những người viết trong chiến tranh ở miền Nam, Chu Vương Miện vẫn còn đó, như một tiếng nói, bất chấp cuộc đời là khó khăn và chua chát, bất chấp một hạnh phúc đã bị đánh bại, những giấc mơ tan vỡ. Vẫn còn đó, tiếng nói của anh giữa ngổn ngang gạch đá, sự ngông nghênh bất cần đời của người lính, sự hiểu biết của anh đối với cội nguồn đau thương, chất hào sảng, sự rung cảm bí mật và chân thành của trái tim bị tổn thương.

Thơ Chu Vương Miện không trau chuốt, ngôn ngữ ít khi tinh lọc, nhiều bài gần như được viết một lần là xong, vì vậy chắc chắn chúng sẽ là thách thức đối công việc của nhà phê bình. Mặc dù thế, đối với nhiều thế hệ người đọc sau này, có một điều gì sâu xa trong thơ anh chắc sẽ đứng lại. Như thể trong mỗi chúng ta, có một điều gì sâu xa, một ngày sẽ dừng lại, tìm kiếm, và trong giây phút ấy, những bài thơ của Chu Vương Miện vẫn chờ đâu đó, như một nhân chứng, thì thầm kể câu chuyện của mình, đôi khi khó hiểu như một bài hát cũ, đôi khi ngân vang như lời cầu nguyện.

Văn Việt trân trọng giới thiệu.

 

 

 

THẠCH

 

Phan Phụng Thạch

Thấm thoắt cũng gần 50 năm

Bạn đã thong dong 1 chốn nằm

Gia trang Xóm Bầu nguyên quán cũ

Đạo Đầu còn mãi nửa vầng trăng

 

Cây mận năm nào còn hoa trái

Trắng tươi theo cái tuổi học trò

Ơi tiếng ve ran phượng hồng tháng hạ

Triệu Phong mùa này chắc tháng 3

Ta người bây chừ đường 2 nẻo

Nẻo quê miềng nẻo quê xa

1 mơi có trở về 3 bến

Có nhớ bướm vàng nẻo Hạnh Hoa

Xa xưa nghe khúc buồn hoa phượng

Mà sao thương đồng ruộng hoa cà

Âm dương vẫn con đường ngắn ngủi

Thương cho người 1 đóa tài hoa

 

ĐI ĐI VỀ VỀ

 

Đi đi rồi lại về về

Sông sâu đò đắm chỉ bè lênh đênh

Đời ta con khi đánh vòng

Truân chuyên quá đủ phù vân quá điều

 

Ngổn ngang giữa quảng và tiều

Thêm thù oán hận giận yêu quấy rầy

Leo kheo 1 tấm thân gầy

4 miền gió dựt cũng day dứt lòng

Đi về có cũng như không

Biết bao nhiêu mối bòng bong rới hoài

Trường Giang tiếp đến biển dài

101 năm cũng đủ kiếp người kiếp ta?

 

CHUYỆN TA CHUYỆN MÌNH

 

vô tội thì lội xuống sông
hữu tội đứng chán chổng mông mà gào
trong thơ hoa mận hoa đào
trong đời chó cắn mèo cào sứt da
chuyện đàn ông chuyện đàn bà
chuyện người chuyện ngợm chuyện ta chuyện mình
chuyện người trố mắt làm thinh
chuyện ngợm thì nhảy lên rừng mà coi
chuyện ta ôi chán mớ đời
chuyện mình váy ngắn váy dài váy ơi

 

EM LẠI TỰ DO

 

500 anh đốt cho nàng
còn 500 nữa giải oan lời thề
[ca dao]

từ nay yên phận yên bề
nguyền xưa đã giải bùa mê đã trừ
đốt xong vàng mã khật khừ
đò ngang đò dọc tạ từ mấy nơi
500 nữa trả cho người
thề nhăng hứa cuội cũng xuôi 1 đò
tổ cha câu hẹn câu hò
cây đa bến cộ con thò lò quay
1 ngàn chẵn nắm trong tay
nửa này mang đốt nửa này mang cho
mai thì em lại tự do

 

LƯU BÚT MÙA HẠ

 

Mùa này ve sầu khóc than trên nhành cây

Học trò hát bài nỗi buồn hoa phượng

Ta với người kẻ mất người còn

Lưu bút thủa này thắp 1 nén nhang

 

Tình bằng hữu tình đồng môn

Cùng 1 mái trường Nguyễn Hoàng

Chừ đã mất tên

Phan Phụng Thạch

Sông Thạch Hãn

Chảy qua Sải qua Bích La Đông

Mai sau ghé Đạo Đầu

Cây mận trắng vẫn còn?

Nhà thơ đâu?

 

 

4 ZERO

không nói

không nhìn

không nghe

không biết

không nói nhiều năm

câm

không nhìn

thành quáng gà rồi mù

không nghe

từ từ 2 lỗ tai

điếc đặc

không biết

mũ ni che tai

ù ù cạc cạc giống vịt

trong 1 xã hội

mà toàn là

không nói, nhìn, nghe và biết

viên chức nhà nước

5 d

nói dai dài dóc dổm dở

nhân dân 5 n

ngồi nằm ngáp ngáy ngủ

huê hương toa

“cái mùng mà kiêu cái mền”

ạch đị tiến lên?

 

MÔI TRƯỜNG

con sơn ca nuôi nhốt trong lồng

treo góc nhà

buồn không bao giờ hót

nhìn ra ngoài bức tường xám xịt

câm luôn

gạo trắng nước trong

sống mà chờ ngày chết

bên dưới là hồ cá Koi

con vàng con đen con đỏ

nứơc lẫn với sỏi trong xanh

lẫn vào với cứt

ăn nơi đó và ỉa nơi đó

lâu lâu con chim ỉa xuống

bầy cá giành nhau

nước ơi là nước

cá ơi là cá

thực phẩm trộn chung với phân

tình nước cá

sống trong môi trường như vậy

lâu đời riết thành quen

 

KHA TIỆM LY

thủa trời đất thụi nhau túi bụi

xã hội chừ ạch đụi triền miên

vùi nhau trong cõi thân tiền

tìm đâu Hồn Bướm Mơ Tiên thủa nào

trên mặt ao toàn bèo xanh ngắt

gió tàn thu lác đác lá rơi

hoa đào rải rác thiên thai?

đọc thơ Tống Biệt nhớ hoài Giáng Hương

ta với bạn có duyên kiếp trưóc

nên kiếp này hữu phưc gặp nhau?

Tần Hoài giải nuớc chả sâu

Nghe thơ Đỗ Mục mà sầu ngổn ngang

Hậu Đình Hoa bàng hoàng tỉnh thức

Thương Nữ nào thương khóc quê hương?

Tiệm Ly ơi? Gic hoàng lương

Kinh Kha sông Dịch 1 đường phải đi?

 

NHẬM RƯỢU

uống rượu với Cao Tiệm Ly

với kinh Kha

với đĩ

chả khác nào?

uống rưu với con khỉ

uống với Diêm Vương

Bao Công

với Tú Bà

Sở Khanh

Quá chán chường

uống với Lỗ Trí Thâm

Võ Tòng đả hổ

Với Từ Hải

thời thế bó tay

chả làm đuợc cái chó gì

đôi lúc phát khùng

uống rượu 1 mình

độc ẩm

trời đất bao la sầu

Chuyên Chư Lỗ Câu Tiễn

Cát Nhiếp

chừ lạc chốn nào

1 mình 1 hũ rượu

uất cần câu

nhìn trời nhìn đất

uất quá

hét lên

 

TỰ RO [KTL]

vất mẩu thuốc cui cùng xuống dòng sông

mà lòng mình phơi trên kè đá

trời không xanh không tím không hồng

những ng khói tàu mệt lả

[Thơ Thanh Tâm Tuyền]

 

Ơi chuyện đời được bỏ nơm được cá

Cũng chỉ là bụi sả gừng cay

Trong đất trời nam bắc đông tây

cụ Uy Viễn vẫy vùng đắc chí

ra tưng võ vào tưng văn nói cười hoan hỉ

thê thiếp đầy đàn phỉ chí rong chơi

cụ Cao Chu Thần thất thế 1 đời

nơi Quốc Oai bó tay mần giáo thụ

dăm đứa học trò

bầu bạn còng con cú

quân cũng không mà thần cũng không

chuyện tự nhiên nước chy theo dòng

kẻ đắc thế và người chịu chết

trong đất trời biết bao là hào kiệt

kẻ xênh xang võng lọng vinh qui

kẻ gian truân tiếng bấc tiếng chì

tài cũng thế? vô tài cũng vậy?

1 thầy 1 cô 1 chó cái

học trò dăm đứa nửa người

nửa ngợm nửa đười ươi

quyết chí xoay bạch ốc lại lâu đài

chán 3 chữ chi hồ giả giã

thu chí lớn vẫy vùng bin cả

thế không thời đành bó 2 tay

giữa chợ đời trụ ở phủ Quốc Oai

làm khi mặt xanh đuôi dài mặt tráng

hết chủ sự qua hành tẩu sử quán

hết theo sứ thần qua Tân Gia Ba

đem tâm can yêu nước thương nhà

đành tan xác giữa pháp trưng đen bạc

 

 

NGHÈO NGHÈO

 

Sáng dậy sớm đi cày

Chờ mưa đi bừa

1 năm 12 tháng

Có thiếu có thừa

 

Có ngày no ngày đói

Có mùa được mùa thua

2 con trâu đi trước

Theo sau là cái cày

Theo sau chót

Là 2 vợ chồng con lừa

đồng cạn đồng sâu

bát gạo bát mồ hôi

chán mớ đời?

từ xưa từ ngàn xưa

đến bây giờ

vẫn vác cày vác bừa

vẫn cặp bò cặp trâu

hết mưa cùng nắng

dãi dầu

giàu sang thì không màng tới

nghèo sát đất

nghèo rớt mồng tơi

bao nhiêu chế độ đã đi qua

người vãn ngang với vật

 

TỪ KHI CÓ LOÀI NGƯỜI

 

Nghe nhàm tai tiếng khóc

Chả mấy ai được vui

Trong ta bà thế giới

Xuất thế cũng chả cười

 

Nhìn xuống hồ nước lạnh

Cá nuốt nhau thường ngày

Chim trời bay mỏi cánh

Dừng chân nơi nào đây

Cái tóc là cái tội

Trọc đầu chả thảnh thơi

Đọc bài kinh sám hối

Lòng dạ những u hoài?

Chuông từng hồi vang đổ

Gọi mãi linh hồn ai?

Cõi tạm bao khốn khó

Thao thức mắt đêm dài

Biết thế nào chữ ngộ

Nhìn trời toàn trăng sao

Cát ơi toàn là cát

Tiền thân tự kiếp nào?

Đường Thiên Sơn vạn nẻo

Đầu giòng tự chốn nao?

Cội nguồn bao sông lớn

Theo nhau về biển sâu

Kiếp này hay kiếp trước

La đà tận kiếp sau?

101 NĂM

 

Ngàn năm bia đá thời mòn

100 năm bia mực vẫn còn lai rai

Sự tình sống thác mặc bay

Bình chân như vại tràn ai ai trần

 

Thúy Kiều rồi lại Thúy Vân

Lại thêm gã Mã Giám Sinh dở trò

Khởi đầu là gã bán tơ

Vu oan giá họa đổ thừa Vương Ông

Gia tư đến Bước Đường Cùng

Khi không gặp cảnh đứng đường chơ vơ

Chuyện xưa rồi đến chuyện giờ

Y bài 3 lá thò lò cò quay

Thu về vạ gió tai bay

Đởi đời lương thiện ăn mày chuyển luân

Mới đây còn áo còn quần

Quay đi thi đã ở trần thân không?

 

BON CHEN VÌ 1 CHỮ ĐỒNG

Đời và đạo tuy 2 mà 1

Đạo với đời tuy 1 mà 2

Đời không đạo là đời vô đạo

Đạo không đời mà đạo với ai?

 

Giữa củ khoai môn và củ khoai mài

Có nguồn gốc là từ dưới đất

Y chang ong với mật

Đạo quê người giống y đạo quê ta

Cây đa dựa thần

Thần cậy cây đa

Cũng chiêng trống khói nhang thờ tự

Đạo là giấc mơ lành khi ta nằm ngủ

Là ánh hải đăng cho tàu giữa biển khơi

Đạo được sinh ra là bởi con người

Tô điểm cuộc đời càng người hơn nữa?

Đạo Ông Bà, đạo Bà La Môn, đạo Bà Hai

Đạo Khổng, đạo Phật, đạo Chúa

Giữa lòng nhân sinh cứu độ muôn loài

 

Giữa đạo đời? ai cũng như ai?

12 BẾN NƯỚC

 

Em giống dè lục bình trôi

Ngược xuôi chả bến bờ

Y chang 7 ngả sông Phụng Hiệp Cần Thơ

ta nơi đó giống hàng bằng lăng ngái ngủ

nước đục ngầu trên kênh vét Xà No

có thương nhau cũng chỉ nói nghe chơi rồi bỏ

 

Dốc Miếu Cái Vồn 1 thủa Tầm Vu

Ơi 1 thời thả tam bản trên vàm 3 Láng

Đôi chúng ta đâu khác cá xa bờ

9 nhánh sông cũng trôi về biển ráo

Hét sông Tiền sông Hậu sông Cái Tư

Bậu có thương qua lênh đênh

giữa dòng nước đục

giống gã thuyền chài cổ tích Trương Chi

qua lêu đêu giữa những dòng nước bạc

phượng hoàng khi không lại hóa ra gà?

cũng rất lạt lòng chúng ta cùng 1 chốn

 

theo chim thằng chài kẹt bãi phù sa?

HOA VÀNG ĐỘNG

 

Khi tóc dài

Khi đầu trọc lóc

Ôi chuyện nhân sinh

Biết viết đến bao giờ mới hết

 

Khi nhân điện

Khi bấm huyệt

Khi đấm lưng

Khi thầy tẩm quất

Dù qua bao nhiêu nạn

Dù qua bao nghiêu nghiệp
luôn cả nghề cúp tóc

Hỡi Thái Phương Thư ngày trước

Hỡi Phạm Thiên Thư bây giờ

Cà phê là cà phê

 

Mà thơ là thơ?

 

PHẠM THIÊN THƯ

 

100 năm trong cõi người Ngô

Chữ Tài chữ Xiểu vẫn vồ lấy nhau?

Chè tươi rồi lại chè tàu

Bánh tây chả lụa hoa đào nước sông

 

Đi tu nước lớn nước ròng

Xuống đời làm chuột đánh vòng câu cơm

Nơi chùa tụng được Kim Cương

Thì ra cũng lại tài nhân kiếp này

Qua cầu chả thoát 1 ai?

Chân không chân dép chân giầy không chân

Truyện Kiều cổ điển tân thanh

ở không soạn nốt Vô Thanh Đoạn Trường

không đèn ngói cũng như tranh

bình minh gà gáy giáo đường dộng chuông

xưa sau vẫn 1 cơn buồn

Nguyễn Du ơi? ngã 3 đường chốn đây?