Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Thư mời tham dự buổi trao đổi học thuật "Vào đại học dưới góc nhìn xã hội học"

Trung tâm Nghiên cứu Giới và Xã hội

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 4 năm 2016

Thư mời tham dự buổi trao đổi học thuật

"Vào đại học dưới góc nhìn xã hội học"

Kính thưa quý đồng nghiệp, thân hữu và các bạn sinh viên,

Trung tâm nghiên cứu Giới và Xã hội (GAS) trường Đại học Hoa Sen sẽ tổ chức buổi trao đổi học thuật  "Vào đại học dưới góc nhìn xã hội học" do ThS. Phạm Như Hồ  trình bày.

Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Việt. Vào cửa tự do.

Thời gian: 9:00 đến 11:00 ngày thứ năm 28/04/2016

Địa điểm: Phòng 607, lầu 6,

              Trường Đại học Hoa Sen - Số 8 Nguyễn Văn Tráng, P. Bến Thành, Quận 1, TP.HCM

Xin vui lòng bấm vào đường link dưới đây để đăng ký tham dự:

http://goo.gl/forms/NB5UH1IcGZ

Tóm tắt nội dung

Mỗi năm kỳ thi tuyển sinh vào đại học là một biến cố lớn trong đời sống xã hội nói chung huy động nhiều nguồn lực và nhiều ngành và đối với từng thí sinh và gia đình của họ vì nó có khả năng định hướng cho tương lai của họ. Đây đúng là một sự kiện xã hội được các nhà xã hội quan tâm đặc biệt.

Các phân tích xã hội học về hiện tượng này có thể được chia thành hai xu hướng nghiên cứu:

- một nhấn mạnh đến sự tính toán có suy nghĩ của cá nhân thí sinh (và gia đình) dựa trên sự thẩm định của chính bản thân thí sinh về khả năng mình có thể thi đỗ vào trường này hay ngành này hay về sở thích của bản thân để xác định sự lựa chọn của mình. Cơ sở lý thuyết của cách tiếp cận này là lý thuyết về sự lựa chọn duy lý

- một nhấn mạnh đến sự tác động của các yếu tố xã hội trên sự lựa chọn và thành công của thí sinh. Các yếu tố này chủ yếu là khối lượng và cơ cấu vốn mà thí sinh vốn có, vốn kinh tế, vốn xã hội, vốn văn hóa, vốn biểu tượng và sự tương ứng của các loại vốn này với những yêu cầu được đưa ra trong kỳ thi. Cơ sở lý thuyết của cách tiếp cận này là lý thuyết của Pierre Bourdieu về giai cấp, về sự bất bình đẳng và về sự thống trị.

Phần trình bày chỉ dừng lại ở cấp độ trình bày về mặt lý thuyết và phương pháp luận (cá nhân luận hay tổng thể luận) vì thật sự ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nghiêm túc nào về hiện tượng thi tuyển sinh vào đại học. Diễn giả xin để đề tài của buổi trao đổi “mở” để có được những trao đổi, tranh luận, nhận định và ý kiến của những người tham dự buổi trao đổi.

Đôi nét về diễn giả

ThS. Phạm Như Hồ  tốt nghiệp Viện Chính trị học (Paris 1967) và Cao học Xã hội học (Sorbonne 1969), ông đã từng giảng dạy ở một số trường đại học trong và ngoài nước: Đại học Paris III (1969-1972), Đại học Văn Khoa, Đại học Vạn Hạnh, Đại học Đà Lạt (1972-1975), Đại học Tổng Hợp TPHCM (1975-1982), Đại học Mở TPHCM (2006-2012) và Đại học Hoa Sen (2012). Ông cũng đã từng cộng tác với UNESCO để nghiên cứu về vấn đề phát triển. Hiện ông là nhà nghiên cứu tự do.