Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Phạm Quỳnh có phải là người theo thuyết quốc gia dân tộc bảo căn?

(Rút từ facebook của Nguyễn Như Huy)

1- Khi Phạm Quỳnh nói "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn", theo tôi sự "còn nước" không phải là ý chủ trong phát ngôn này của ông.

2- Sự thật là câu nói này "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn", được Phạm Quỳnh nói ra vào ngày mùng 8 tháng 12 năm 1924 đã chính là một viễn kiến vô cùng minh triết của ông về cái gọi là quốc gia dân tộc, tức những gì, mà phải mãi đến năm 1983 – sau ông đến 59 năm – Benedict Anderson mới khám phá ra trong cuốn sách nổi tiếng Imagined Communities, giải kết cấu cái huyền thoại quốc gia dân tộc, mà ở đó ông này cho rằng cái gọi là quốc gia dân tộc chỉ là các cộng đồng do tưởng tượng mà thành, trong đó có một nguyên nhân do chung ngôn ngữ, chứ không phải điều gì có tính căn nguyên.

3- Nhìn từ góc độ này, câu nói của Phạm Quỳnh phải được hiểu như một sự mở ra khả thể mới cho tư duy về quốc gia dân tộc, tức một khả thể có tính bao gộp, cộng thêm, chứ không nên hiểu nó một cách dốt nát như một tuyên bố có tính thải loại, theo trục ta địch (trục the They and the We), tức một tuyên bố đặt cơ sở trên một chủ nghĩa quốc gia bảo căn.

4- Vì lẽ đó, theo tôi, các trí thức trẻ Việt Nam, tức những người quen thuộc với tri thức cập thời của thế giới, cần phải nghiêm túc nghĩ đến việc giải cái oan tày đình; người theo thuyết quốc gia (nationalist) cho Phạm Quỳnh, một trong những nhân vật văn hoá vĩ đại của Việt Nam trong thế kỉ 20. Nói cách khác, việc tôn vinh Phạm Quỳnh – một người tinh thông văn hoá và ngôn ngữ Pháp (lúc đó chính là một nền văn hoá chủ của thế giới), một người mà cả cuộc đời cho đến cái chết oan khuất đều như thể nói lên kích thước lớn lao cúa mình, tức một kích thước mà không một người cùng thời nào có thể hiểu nổi ông – việc tôn vinh này theo tôi không khác gì sỉ nhục ông.

5- Những lớp người ngày xưa hiểu sai ông, do vô tình hay cố ý, do dốt nát hay mưu đồ, thì không chấp làm gì. Nhưng còn chúng ta, những người sống và hưởng lợi từ thời toàn cầu hoá, từ internet này, thì sao???? Hở các ông các bà các cô dì chú bác các anh các chị các em các cháu?