Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

CHUYỆN NGÔN TỪ (4): NGÔN TỪ TRONG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Nguyễn Đức Dương

Mọi văn bản luật pháp, như chúng ta đều biết, vốn đặt ra cho ngôn từ hàng loạt đòi hỏi. Trong đó hệ trọng hơn cả và cũng là khắt khe hơn cả là lời lẽ phải đơn trị (lời và ý phải nằm trong mối quan hệ một đối một), tức mỗi lời (mỗi biểu thức ngôn từ) chỉ được diễn đạt bằng một ý, và mỗi ý chỉ được diễn đạt bằng cùng một lời mà thôi.

Tính đơn trị ấy sở dĩ hệ trọng bởi nó giúp cho tính khả thi của các điều khoản trong văn bản được nâng lên một mức cao hơn, và nhờ đó, giúp cho cả người thực thi lẫn người tuân thủ nắm chắc những điều phải thực thi cũng như phải tuân thủ.

Những điểm vừa nêu đó tuy chả hề xa lạ chút nào với bất kì ai trong mỗi chúng ta, nhưng, tiếc thay, lại tỏ ra khá xa lạ với giới quan chức (vốn đứng trên / đứng ngoài luật pháp [?]), nhất là những người làm luật.

Hai chuyện nhỏ sắp nêu dưới đây có lẽ là vài dẫn liệu cụ thể và tiêu biểu minh chứng rõ cho những gì vừa trình bày.

1. Những ai từng sinh sống ở Hà Nội vào những năm 60 và 70 của thế kỉ trước chắc đều nhớ rõ quy định: “CẤM BÓP CÒI INH ỎI.

Nghe nói ở thủ đô Moskva thời Liên Xô trước đây (và hình như cả bây thời vẫn thế) cũng có một quy định na ná thế. Có điều bên ấy, nghe đâu giới hữu trách đã nghiêm cấm xe cộ xe bóp còi khi đi vào nội đô, dù là có inh ỏi hay không. Nhờ thế, thủ đô họ đã hoàn toàn vắng bặt tiếng còi xe và người dân ở đó từ suốt hàng chục thập kỉ qua chưa bao giờ phải hứng chịu cái thảm hoạ gọi là “ô nhiễm tiếng ồn”!

Còn như ở ta, cánh lái xe vẫn cứ “vô tư” bóp còi, cho dù là “êm ái” hay inh ỏi. Điều đáng nói là chả ai làm gì được họ, ngay cả các ông cảnh sát giao thông quyền sinh quyền sát đầy mình.

Thế là ai nấy đều phải “bó tay.com” do chả ai xử phạt được ai bởi lẽ đố ai dám nói chắc /biết chắc thế nào là “INH ỎI”! Tính thiếu đơn trị của cụm “inh ỏi” rõ ràng là ngọn nguồn gây nên chuyện “bó tay.com” kia.

2. Gần đây, chúng ta lại thấy xuất hiện một quy định tương tự nữa: cấm BÁN / MUA DÂM ĐỒI TRUỴ!

Quy định này, ngay từ khi chưa kịp ráo mực, đã làm dấy lên trên mặt báo không ít lời than phiền. Vậy, đâu là nguyên do? Rõ ràng là do tính thiếu đơn trị của cụm “đồi truỵ” : nó làm cho cả người thực thi lẫn kẻ phải tuân thủ chả ai dám nói chắc là mình hiểu đúng nội hàm của khái niệm mua / bán dâm ĐỒI TRUỴ

Thật vậy, như mọi người đều biết, mua / bán dâm là nghề cổ xưa nhất trên Trái đất và là nghề hợp pháp tại nhiều quốc gia, như Hà Lan, chẳng hạn (xin x. Lao Động Cuối Tuần, số 24 năm 2013, tr. 17). Những quốc gia ấy chưa thấy ai dám chê họ là đồi truỵ cả. Và thậm chí không ít người còn chua chát mỉa mai: ước gì nước mình cũng đồi truỵ được như họ cho con dân nhờ!

Còn nếu hiểu “ĐỒI TRUỴ” như được diễn giải tại khoản 4, điều 2 của đạo nghị định 178/2014 NĐ-CP mới ban hành “[…] là sự thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc” (tại) định nghĩa thì e “nặng” quá. Bởi lẽ theo luật sư Vũ Tiến Vinh (Đoàn luật sư Hà Nội), “nhìn từ một góc độ nào đó, […] mại dâm là nhu cầu của xã hội, mang tính sinh học của con người”.

Xem vậy đủ thấy xã hội sẽ phải trả giá đắt biết bao một khi các văn bản pháp luật quá xem nhẹ chuyện ngôn từ.