Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Cách mạng thường ăn thịt những người sinh của nó

Peter St. Onge

Phạm Nguyên Trường dịch

Lời người dịch: Đây có thể được coi là lời bạt cho những tác phẩm như: Đêm Giữa Ban Ngày, Bên Thắng Cuộc, Đèn Cù, Giai Cấp Mới… và nhiều tác phẩm khác nữa.

clip_image001

Cách mạng cánh tả là một trong những cú lừa lớn nhất trong lịch sử. Cả các nhà trí thức, những người khao khát bắn phá lẫn những người bị thiệt thòi, những người bị đưa vào trại tập trung chứ không phải vào thiên đường trên cõi thế, đều được hứa như thế cả.

“Cách mạng thường ăn thịt những đứa con của mình”. Nhận xét này, do một nhà báo đưa ra trong cuộc Cách mạng Pháp, chỉ đúng một phần. Trên thực tế, các cuộc cách mạng ăn thịt chính những người sinh ra nó. Cụ thể là, các cuộc cách mạng tả khuynh trong lịch sử ăn ngay những trí thức cánh tả, tức là những người tạo điều kiện cho cách mạng xảy ra. Tôi dùng từ “cánh tả” ở đây là để chỉ những cuộc cách mạng có mục tiêu rõ ràng là sử dụng sức mạnh của chính phủ nhằm cải tạo xã hội. Để cải tạo xã hội cho phù hợp với cách hiểu về “công lý” mà những người cổ động cho nó coi là hấp dẫn.

Tất nhiên, trong những cuộc cách mạng mang tính cải cách như thế, các nhà trí thức chỉ là một món khai vị mà thôi. Những cuộc cách mạng mang tính cải cách của lịch sử chuyển thẳng vào món chính: nó bắt đầu ăn xơi những người bị thiệt thòi và những người thiểu số, tức là những người ủng hộ cách mạng nhiệt tình nhất.

Tất cả những cuộc cách mạng cánh tả trong thế kỷ XX đều theo mô hình này: được những nhà trí thức không tưởng trợ giúp, quyền lực nhanh chóng bị các nhà chính trị chuyên nghiệp - những kẻ luôn luôn lợi dụng những bản năng thấp kém nhất của những người bình thường – chiếm đoạt. Ngay cả ở những nơi “văn minh” nhất, như nước cộng Weimar ở Đức hay “sân chơi của những ngôi sao” Cuba trong những năm 1950, những kẻ vừa mới được đưa lên ngai vàng đều lấy làm sung sướng khi nhìn thấy những nhà trí thức và những bạn bè “đã thoái hóa” của họ bị bỏ tù, bị tra tấn và bị treo cổ trên những cột đèn.

Nhắc lại chỉ thêm buồn. Nhất là đối với những người cấp tiến muốn lấy tiền của người đóng thuế để cổ vũ cho bạo lực. Mao nổi tiếng khi khoe rằng đã “chôn sống 46.000 trí thức”, ý là ông ta đã đưa tất cả bọn họ vào các trại tập trung để họ ngậm miệng và chết ở đó. Phong trào cộng sản cực đoan của Pol Pot nổi tiếng vì đã giết hàng ngàn trí thức, đến mức tất cả những người đeo kính đều bị giết. Ngay cả các chế độ được cho là “mát mẻ”, ví dụ như của Fidel Castro, cũng lập ra các trại tập trung dành cho cho người đồng tính, trong khi Liên Xô cấm đồng tính luyến ái trong hơn năm mươi năm, vượt cả Putin.

Khôi hài nhất là, từng là ngôi sao sáng trong trường đại học, nhưng người hùng cực đoan Che Guevara đã tỏ ra vui sướng và tự mình giết những người đồng tính, những người mà ông ghét cay ghét đắng, trong khi giúp xây dựng hàng loạt trại tập trung của Fidel trên khắp cả nước để tra tấn những người đồng tính và những người đàn ông biến thái nhằm buộc họ phải từ bỏ điều được coi là trụy lạc, được coi sản phẩm của chủ nghĩa tư bản suy đồi về mặt đạo đức.

Tại sao các cuộc cách mạng mang tính cải cách đều thích giết cả những người trí thức cánh tả và những “nhóm dễ bị tổn thương” vốn gần gũi như thế với trung tâm của cánh tả? Bởi vì quyền lực có logic riêng của nó. Bởi vì tất cả các chính phủ dựa vào bạo lực đều phải thường xuyên ngó lại phía sau. Và điều đó có nghĩa là nó phải kêu gọi những bản năng thấp kém nhất của quần chúng. Nếu quần chúng ghét người đồng tính, hay người Do Thái, hay các nhà trí thức thì chính phủ sẽ làm những gì nó nói, nó sẽ đưa những người đồng tính, người Do Thái và trí thức vào trại khổ sai. Những người thấp hèn nhất ghét cái gì thì chính phủ toàn trí toàn năng ghét cái ấy.

Tại sao các nhà trí thức lại không nhìn thấy mô thức hành động khủng khiếp này? Có lẽ, họ hy vọng rằng lần này khác và lần này những người cấp tiến trong các trường đại học và các chính trị gia sa lông của họ sẽ nắm được dây cương. Nếu lịch sử là người dẫn đường thì những người đó sẽ không giữ được dây cương. Không những thế, những nhà chính trị chuyên nghiệp sẽ giật mất cuộc cách mạng của họ và biến nó thành cơn ác mộng khủng khiếp nhất đối với họ: biến thành cuộc cách mạng phản-trí-tuệ, chống người đồng tính, phân biệt chủng tộc và bài Do Thái. Dù khởi nguồn của cách mạng có trong sạch đến đâu thì lịch sử cũng cho thấy kết quả tất yếu là như thế.

Chẳng có gì vui cả. Không ai trong chúng ta muốn những người cánh tả cấp tiến bị treo lên cột đèn hay bị giết trong văn phòng của Che cho ông ta xem. Chúng ta muốn là những nhà cải cách ủng hộ bạo lực sẽ phải có thái độ thận trọng hơn nữa với mồi lửa mà họ đang nhóm lên. Họ nên nghiên cứu thêm một chút về lịch sử. Để hiểu lý do tại sao, lúc nào và ở đâu nó cũng như thế, để hiểu cưỡi lên con hổ mang tên chính phủ có quyền lực không hạn chế là việc nguy hiểm đến mức nào.

Những người cánh tả nghĩ rằng họ có thể kiểm soát được con hổ mang tên quần chúng đã được phá cũi sổ lồng. Nhưng họ không thể kiểm soát được và trên thực tế, họ sẽ là người đầu tiên bị treo lên cột đèn. Và đấy là điều rất đáng buồn cho tất cả chúng ta, cả những người tả khuynh lẫn hữu khuynh.

Ghi chú: Peter St. Onge là Phó giáo sư tại Taiwan's Fengjia University College of Business.

Nguồn: https://mises.org/library/revolutions-eat-their-parents