Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Thomas A. Bass – Phản hồi độc giả nhân lần xuất bản tại Berlin

Trần Lê Quỳnh dịch

Bài liên quan:

Cuốn sách về một điệp viên không hoàn hảo

Những chỗ bị kiểm duyệt sửa đổi và cắt bỏ trong bản dịch cuốn “Điệp viên Z21. Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ” của Thomas A. Bass

Rừng Sát: Về việc bị kiểm duyệt ở Việt Nam (1)

Rừng Sát: Về việc bị kiểm duyệt ở Việt Nam (2)

Rừng Sát: Về việc bị kiểm duyệt ở Việt Nam (3)

Rừng Sát: Về việc bị kiểm duyệt ở Việt Nam (4)

Bản dịch trọn vẹn: Thomas A. Bass – Điệp viên yêu chúng ta. Chiến tranh Việt Nam và trò chơi nguy hiểm của Phạm Xuân Ẩn

Nhà báo và kiểm duyệt (1)

Trao đổi lại với ông Thomas A. Bass về phần biên tập ban đầu cuốn sách của ông mà tôi tham gia

Cho phép tôi xác minh các nguồn tin và phương pháp được dùng cho bài viết về “Kiểm duyệt ở Việt Nam”. Là một phần của một nghiên cứu rộng hơn, bài tiểu luận kể lại chuyện cuốn sách của tôi về ông Phạm Xuân Ẩn đã bị kiểm duyệt như thế nào. Tôi miêu tả các trao đổi xung quanh chủ đề này, cũng như những lần gặp một số trong những người chịu trách nhiệm kiểm duyệt cuốn sách. Thông thường, tôi đến những cuộc hẹn này – đã được thu xếp để trao đổi về trải nghiệm riêng của tôi cũng như vấn đề kiểm duyệt nói chung – với một hoặc hai người phiên dịch và một cuốn sổ tay để ngỏ để ghi chép những trao đổi on the record.

Những người chịu nói chuyện với tôi là những người tốt. Họ trọng danh dự, bị chính quyền ép phải kiểm duyệt trái ý muốn của họ. Những người từ chối nói chuyện với tôi chính là những người điều hành hệ thống này, những quan chức giúp hệ thống hoạt động. Tôi chịu ơn những người đã nói chuyện với tôi, đó là những con người dũng cảm. Tôi đã cố gắng tường thuật trung thực về một tình thế nan giải khiến tất cả chúng ta đều khó xử.

Không ai buộc phải nói chuyện với tôi nếu họ không muốn. Tôi không hề tường thuật những chủ đề mà người đối thoại yêu cầu trước là phải giữ kín. Không một tư liệu nào trong bài của tôi được thu thập bằng một cách nào khác những phương pháp chuẩn mực khi phóng viên phỏng vấn các đối tượng và tường thuật các cuộc trao đổi. Tôi cũng cần nói thêm rằng chuyến thăm Hà Nội gần đây của tôi mở đầu bằng một buổi nói chuyện công khai, tại đó tôi đã nói về kiểm duyệt ở Việt Nam và về dự định công bố một ấn bản không bị kiểm duyệt của cuốn sách. Sau buổi đó, những ai nói chuyện với tôi hẳn phải biết tôi là một tác giả điều tra về tình trạng kiểm duyệt và chuẩn bị viết về đề tài này.

Sau cùng, tôi muốn nói rằng bài tiểu luận đó đã được gửi trước để xem lại. Vài tuần trước khi bài được công bố, tôi đã gửi cho những người liên quan những đoạn có trích dẫn lời của họ. Tôi bảo họ, “Cứ thoải mái chữa lại những sai sót mà tôi có thể phạm phải, hoặc thay đổi lời trích, nếu cách viết lại có thể giúp làm rõ hay diễn tả suy nghĩ của bạn đúng hơn.” Không một ai hồi âm lời mời của tôi. Bây giờ tôi vẫn giữ nguyên lời mời ấy.

Một số độc giả dường như đã sửng sốt khi biết bài viết của tôi lại xuất hiện trước bằng tiếng Việt. Tôi hình dung được rằng chuyện này có thể gây e ngại. Mùa Xuân năm ngoái, khi làm việc ở Tunisia, tôi hiểu được cách chính quyền Ben Ali ngăn chặn tin tức. Vì không được phép tường thuật diễn biến thời sự, các phóng viên đã ngầm tiết lộ tin tức cho Pháp. Khi một bản tin được đăng trước trên tờ Le Monde thì ở Tunisia người ta có thể tường thuật lại, vì đó là tin đã xuất hiện trên báo chí nước ngoài. Lúc này đây, tôi chỉ có thể giải thích rằng Việt Nam là nơi nhận tin đầu tiên.

Tôi viết bài tiểu luận về kiểm duyệt ở Việt Nam như lời giới thiệu cho bản thảo cuốn sách được khôi phục. Tôi đã ký một hợp đồng với công ty xuất bản Việt Nam, cho phép tôi công bố bản dịch không bị kiểm duyệt, sáu tháng sau khi ấn bản kiểm duyệt ra mắt tại Việt Nam, với chi phí của riêng tôi. Vì bản thảo đã khôi phục sẽ được công bố bằng tiếng Việt nên lời giới thiệu cũng cần ra mắt bằng tiếng Việt. Việc bài của tôi được in trước bằng tiếng Anh, tiếng Urdu, tiếng Ba Lan hay tiếng Việt không quan trọng. Thế giới văn thư đầy những ví dụ về các tác giả cho tác phẩm ra mắt trước trong những ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ của mình.

Những lần đến Việt Nam gần đây, đi đâu tôi cũng nghe mọi người bảo rằng mình không được phép nói về những chủ đề “nhạy cảm”. Họ không thể nói về “x” vì nó nhạy cảm, hoặc không được viết về “y” vì nó nhạy cảm. Nhưng đồng thời, mọi người đều khẳng định với tôi rằng họ đã biết hết về “x” và “y”. Người ta quả quyết rằng mình nhìn ra những góc khuất, đọc thấy những dòng đã xóa trên các trang sách bị kiểm duyệt. Tôi viết về những chủ đề nhạy cảm vì cho rằng, đã đến lúc phải khôi phục những dòng đã bị biến mất.

11/10/2014

Bản tiếng Việt © Trần Lê Quỳnh & pro&contra & Thomas A. Bass

Nguồn: http://www.procontra.asia/?p=5765