Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở LIÊN XÔ (8)

Anatoly Till

Phạm Nguyên Trường dịch

Tội ác

Ngay sau cách mạng năm 1917 phong trào “sáng tạo pháp luật” phát triển như vũ bão. Các tòa án tự phát, được trung ương khuyến khích, thực thi việc xét xử và trừng phạt, không dựa vào luật pháp mà dựa vào “nhận thức pháp lí cách mạng”. Đồng thời những vụ trừng phạt bên ngoài tòa án cũng được thực hiện.

Ban đầu chính quyền trung ương chỉ quy định trách nhiệm hình sự cho những hành động cụ thể riêng biệt[1]. Các địa phương (tỉnh, huyện và thành phố) tự ban hành các khung hình phạt, kể cả tử hình, cho những hành vi khác nhau, mà có khi đơn giản chỉ vì “thuộc giai cấp bóc lột”. Các bộ và cơ quan ngang bộ cũng quy định cả trách nhiệm hình sự. Thí dụ, nghị định của Hội đồng dân ủy ngày 8 tháng 11 năm 1917 quy định độc quyền của nhà nước trong lĩnh vực thông cáo[2] (một kiểu kiểm duyệt), còn Dân ủy về báo chí quy định trách nhiệm hình sự trong việc vi phạm nghị định của Hội đồng dân ủy trong đó có việc tịch thu tài sản và phạt tù từ 3 đến 4 năm[3]. Chỉ có điều trước khi công bố để đưa vào Bộ văn bản pháp quy, bất cứ văn bản nào, của bất kì cơ quan nào cũng đều phải được Hội đồng dân ủy phê duyệt.

“Cơ sở chỉ đạo của luật hình sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nga”, văn bản đầu tiên điều chỉnh những vấn đề chung nhất của luật hình sự được ban hành vào tháng 12 năm 1919 cũng chỉ là tài liệu của một bộ, đấy là Bộ tư pháp[4]. Tài liệu này lần đầu tiên xác định khái niệm tội ác như là sự phá hoại các quan hệ xã hội được bộ luật hình sự bảo vệ. Tội lỗi, khía cạnh chủ quan của tội ác không được nói tới trong “Cơ sở chỉ đạo”, mặc dù ngay từ lúc đó các luật sư “nói leo” (S. Bulatov) đã có thể, thông qua phân tích logic phức tạp, chứng minh rằng người ta chỉ phải chịu trách nhiệm nếu có thực hiện các hành vi tội lỗi.

Bộ luật hình sự đầu tiên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nga được ban hành năm 1922. Điều 6 của bộ luật này xác định tội ác là: “Bất kì hành động tội lỗi nào hoặc bất kì việc không hành động nào, đe dọa các cơ sở của chế độ Xô viết và trật tự pháp lí do chính quyền công nông thiết lập trong giai đoạn quá độ tiến lên chủ nghĩa cộng sản”. Bộ luật hình sự năm 1926 giữ nguyên quan điểm này.

Như vậy là, “bất kì” hành động hay bất động nào cũng có thể bị coi là tội ác, nếu người ta cho rằng hành động đó đe dọa chế độ và trật tự pháp lí. Từ đây có thể rút ra kết luận không thể chối cãi là chính quyền có thể tuyên bố bất kì công dân nào là tội phạm cũng được, dù người đó không hề vi phạm bất kì điều luật hiện hành nào. Điều 16 (tương tự) cũng có mục đích như thế: “Nếu một hành vi nguy hiểm cho xã hội nào đó chưa được luật này quy định thì cơ sở và mức độ trách nhiệm về hành vi đó được xác định theo những điều áp dụng cho những loại tội phạm tương đồng với nó”. Làm sao xác định được sự “tương đồng”? Ông giáo sư về luật hình sự của chúng tôi đã kể lại rằng người ta từng kết án một thày tu Do Thái giáo (ravvin) vì ông này đã thực hiện các vụ cắt bao quy đầu theo tội danh tương tự với nạo phá thai!

Và để chắc chắn vào khả năng truy tố các công dân không hề có bất cứ hành động tội lỗi nào, điều 7 bộ luật này quy định: “Đối với những kẻ… nguy hiểm vì có liên hệ với môi trường tội phạm hoặc do những hoạt động trong quá khứ thì áp dụng biện pháp bảo vệ xã hội…”. Đấy chính là nguyên tắc quy tội khách quan, đặc trưng của luật pháp trong những giai đoạn đầu của thời kì phong kiến, nghĩa là người ta phải chịu trách nhiệm hình sự mặc dù không có tội hoặc cả chỉ vì người đó có tài sản. Đây là nguyên nhân của những vụ xử án thành viên các gia đình của những kẻ phản bội tổ quốc, những vụ đưa “kulak” và gia đình họ, đưa những người Tarar ở Krưm, đưa người gốc Đức và các dân tộc khác đi đầy, cũng từ đây đã xuất hiện những điều khoản, thí dụ điều 58, được đưa vào bộ luật hình sự vào năm 1934, theo đó thành viên đã thành niên của gia đình các quân nhân bỏ trốn ra nước ngoài cũng phải chịu trách nhiệm hình sự, dù họ không biết gì về công việc chuẩn bị trước khi người đó bỏ trốn. Như vậy là, quy định về con tin đã được những người bolsevik áp dụng ngay từ những ngày đầu cách mạng. Hitler chỉ là học trò của họ mà thôi.

Việc quy tội khách quan trên thực tế còn đi xa hơn lời văn và các điều khoản của bộ luật hình sự. Giáo sư hình luật trong khi giảng bài đã chứng minh cho chúng tôi rằng việc một bà già mù chữ, vô tình nhặt được truyền đơn và đem vứt vào hố rác mà không hề biết nội dung của nó, bị khởi tố theo điều 5810 bộ luật hình sự (tuyên truyền và vận động phản cách mạng) là đúng vì đây là hành vi “phát tán tài liệu phản cách mạng”.

Bộ luật hình sự năm 1960, nghĩa là được ban hành vào thời “tan băng” Khrushchev, trong định nghĩa về tội phạm đã có một bước tiến theo hướng tự do hóa. Tội phạm vẫn là “hành vi nguy hiểm cho xã hội” nhưng được “qyi định trong Phần đặc biệt của Bộ luật này, nghĩa là những hành vi vi phạm điều cấm”. Trong bộ luật tố tụng hình sự khi đó cũng đưa ra khái niệm suy đoán vô tội như sau: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án của tòa”. Năm 1977 suy đoán vô tội này được đưa vào hiến pháp, kèm thêm mấy từ sau “và phù hợp với luật pháp”. Nhưng pháp luật phù hợp với thực tiễn đến mức nào lại là chuyện khác, điều đó thể hiện rõ trong việc trừng phạt viện sĩ Sakharov. Bộ luật hình sự năm 1960 cũng bãi bỏ trường hợp tương tự. Không thể không công nhận rằng, về mặt thủ tục pháp lí, đây là một tiến bộ. Nhưng như dưới đây sẽ chứng minh, một bước tiến thì bao giờ cũng kèm theo hai bước lùi.

Sau khi bộ luật tố tụng hình sự công nhận khái niệm suy đoán vô tội thì một loạt điều khoản tiếp theo đã xóa bỏ hoàn toàn khái niệm đó: thí dụ, điều 9 bộ luật tố tụng hình sự mang tên: “Chấm dứt điều tra và bàn giao can phạm cho tổ chức bảo lãnh”. Điều này nói rằng công tố viên, điều tra viên và cơ quan điều tra (cảnh sát) có quyền chấm dứt vụ án và chuyển giao cho tổ chức hay tập thể để giáo dục, cải tạo “người đã thực hiện hành vi tội phạm”! Nói cách khác, cảnh sát có quyền tuyên bố chúng ta là tội phạm và ra quyết định chuyển chúng ta cho tập thể lao động để cải tạo. Bộ luật tố tụng còn có một số điều cho phép các cơ quan “bảo vệ pháp luật” chấm dứt vụ án vì “những hoàn cảnh không thể phục hồi” với tất cả hậu quả mà “nghi can” phải gánh chịu. Thí dụ, hành vi gây thiệt hại về vật chất thì theo luật lao động người thực hiện hành vi đó phải đền bù toàn bộ thiệt hại.

Các luật sư của chúng ta, những người đã quen ca ngợi và giải thích luật pháp Liên Xô bất chấp sự thật hiển nhiên, nói rằng không có gì vi phạm khái niệm suy đoán vô tội ở đây cả, vì trong những trường hợp như thế người dân có quyền đòi được minh oan bằng cách… kháng nghị lại quyết định chấm dứt vụ án tại tòa và đòi tòa đưa ra quyết định trắng án! Những kẻ dối trá chuyên nghiệp đó làm như họ không biết rằng các tòa án của chúng ta không tuyên trắng án bao giờ!

Các nhà làm luật thời “dân chủ” hậu Stalin có nhiệm vụ: một mặt, tiến hành “cải tổ” một cách hình thức quá trình ban hành luật pháp, quảng bá cho sự đoạn tuyệt với chế độ của Stalin, một chế độ dã man và độc đoán chưa từng có, nhưng mặt khác, vẫn phải giữ cho bằng được hệ thống khủng bố, thiếu nó thì không “chế độ xã hội chủ nghĩa” nào có thể tồn tại được.

Sự kết hợp “nước đôi” như thế thể hiện rõ nhất trong những tiến bộ ở Phần chung và sự phản động trong Phần đặc biệt của bộ luật hình sự: nhà làm luật phản công trong định nghĩa các phần cấu thành tội phạm. Xin so sánh điều 5810 bộ luật hình sự năm 1926 và điều 70 bộ luật hình sự năm 1960. Theo điều 5810 việc tuyên truyền và cổ động “kêu gọi lật đổ, phá hoại hay làm suy yếu chính quyền Xô viết hoặc kêu gọi thực hiện những hành động phản cách mạng (theo các điều 582 - 589 của Bộ luật này), cũng như phát tán, soạn thảo hoặc lưu trữ những tài liệu có nội dung như thế”, nghĩa là kêu gọi hành động chống lại chính quyền thì bị trừng phạt.

Điều 70 bộ luật hình sự năm 1960 lại nói đến cổ động và tuyên truyền với mục đích phá hoại và làm suy yếu chính quyền Xô viết, cũng như phát tán những “điều bịa đặt vu khống, bôi nhọ chế độ xã hội và nhà nước Xô viết”. Không cần là luật sư cũng có thể nhìn thấy sự khác nhau to lớn giữa hai văn bản.

Việc áp dụng điều 5810 trên thực tế là trái pháp luật. Chuyện sau đây được coi là bình thường: người kể và người nghe chuyện tiếu lâm đều bị bắt vì người nghe bị buộc tội không tố cáo[5]. Một người phụ nữ tôi quen bị mười năm tù chỉ vì nói một câu mà ai cũng biết: “Đấu tranh, tránh đâu”. Tôi biết một người bị tù vì nói đùa về hai tờ báo Sự thậtTin tức: “Sự thật thì không có tin tức, mà Tin tức thì không có sự thật”. Solzhenitsyn kể rằng người ta đã bỏ tù tất cả nhân viên một phòng kế toán vì một kẻ nào đó đã thêm chữ U vào sau khẩu hiệu treo trong phòng: “Sống trở thành tốt hơn, sống trở thành vui hơn. Stalin”[6]. Trong chế độ cộng sản, người ta có thể bị bỏ tù vì câu chuyện tiếu lâm… về Sa hoàng! Thí dụ, anh của họa sĩ A. I. Zernov bị chết trong tù chỉ vì một bài thơ về Piotr I. Bất mãn vì điều kiện lao động, vì thiếu lương thực thực phẩm… tù tất.

Nhưng từ năm 1962 thì kể chuyện tiếu lâm về Furseva[7]  chứ chưa nói đến Khrushchev là đã bị tù “đúng luật” rồi vì cho mãi đến thời gian gần đây lãnh tụ vẫn được coi là hiện thân của chế độ; chế giễu họ tức là “phá hoại và làm suy yếu chính quyền Xô viết”. Nói rằng trong thành phố của bạn không có bánh mì và sữa, không có gì cho trẻ con ăn đều là những điều vu khống cả..v.v… Như vậy là điều 70 rộng hơn, giới hạn mù mờ hơn điều 58 10 trước đây.

Điều đầu tiên trong những điều nói về tội phạm quốc gia là điều về tội “phản bội Tổ quốc” (viết hoa) vẫn giữ nguyên hình thức, nhưng các định nghĩa thì mù mờ hơn, vì vậy mà phạm vi áp dụng cũng rộng hơn rất nhiều. Ngoài ra, còn thêm những khoản mới, thí dụ, “giúp đỡ chính phủ nước ngoài trong các hoạt động chống lại Liên Xô”. Ở đây việc thông báo cho phóng viên nước ngoài bất kì sự kiện gì đã đủ để cấu thành tội phạm nếu nhà nước cho rằng điều đó đã giúp cho chính phủ nước ngoài thực hiện những hành động thù địch. Trong khi đó, hướng dẫn thi hành điều luật này còn nói sự trừng phạt “không phụ thuộc vào việc hành động đó có làm hay không làm thiệt hại cho nền độc lập, sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay sức mạnh quân sự của Liên Xô”.

Xin kể lại vụ án Anatoly Sharansky, người bị tù nhiều năm theo điều luật này (có cả mức án tử hình). Sharansky bị kết tội làm gián điệp. Báo chí Liên Xô, dựa vào những “cơ quan có thẩm quyền” (nhân tiện xin nói thêm rằng ở nước ta những cơ quan có thẩm quyền chủ yếu là KGB, cũng như các cơ quan của Bộ nội vụ, khi viết như thế người ta không ngờ rằng đã coi các cơ quan khác là không có thẩm quyền), đã mô tả những lần tiếp xúc của Sharansky với CIA theo đúng tinh thần của tiểu thuyết tình báo. Nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ người ta nhắc đến tính chất “các bí mật quốc gia” mà ông ta chuyển giao cả. Các bí mật mà một người “ăn bám”, một người không làm việc ở đâu, một người bị KGB theo dõi liên tục có thể chuyển giao cho cơ quan tình báo nước ngoài là gì? Đấy mãi mãi là điều bí mật đối với nhân dân Liên Xô. Theo tôi hiểu thì ông ta đã đưa thông tin về những người Do Thái chán ghét chế độ. Đấy là tất cả bí mật mà vì nó ông ta suýt mất mạng! Nhưng ông ta chỉ bị tù mấy năm mà thôi.

Từ quan điểm phương pháp biên soạn phần Tội phạm đặc biệt, phần có nhiệm vụ bảo vệ chế độ khủng bố trong bộ luật hình sự theo xu hướng “tự do”, thì điều 206 nói về tội càn quấy: “hành động có chủ đích, vi phạm một cách nghiêm trọng trật tự xã hội và thể hiện một cách rõ ràng sự thiếu tôn trọng xã hội” là đặc biệt đáng chú ý. Điều luật này có thể thay thế cho toàn bộ phần Tội phạm đặc biệt! Điều luật này cũng rất hay được đem ra sử dụng[8].

Một người phụ nữ chán ghét chế độ đã treo trên cửa sổ nhà mình ở phố Gorky biểu ngữ: “Cho chúng tôi đi Israel!”. Người ta đã truy tố bà về tội càn quấy! Chả lẽ không phù hợp hay sao?

Ban đầu, những người lái trộm xe ô tô, nhưng nếu không xác định được rằng họ có ý định trộm cắp (thí dụ, chỉ muốn lái chơi), thì không phải chịu trách nhiệm hình sự vì trong luật không có khoản đó. Khi việc lái xe như thế xảy ra thường xuyên, người ta liền áp dụng điều 206. Sau này người ta bổ sung thêm điều 212 – lái ô tô đi không phải vì mục đích trộm cắp. Như vậy, nếu coi đây là loại tội phạm đặc biệt thì ta phải đánh giá việc buộc tội những người lái trộm trước kia theo điều 206 như thế nào?

Những thí dụ vừa nêu chứng tỏ rằng việc hủy bỏ điều 16 (tương tự) của bộ luật cũ không hề cản trở, khi cần, chính quyền sử dụng một cách cực kì rộng rãi các điều khoản cấu thành tội phạm của bộ luật để coi bất kì hành động nào cũng là phạm pháp hình sự cả.

Điều 1911 “Chống nhân viên công an và đội viên dân phòng” cũng rất hay được sử dụng trong việc đàn áp. Hướng dẫn điều luật này nói rằng người ta phải chịu trách nhiệm hình sự nếu có hành động chống đối khi công an hay dân phòng không áp dụng biện pháp cưỡng chế! Nói cách khác, nếu bạn được chọn làm nạn nhân và cần phải “bỏ tù” bạn thì người ta sẽ cho hai đứa trẻ mặt còn búng ra sữa, mặc thường phục chặn bạn ngay giữa phố và đưa ra thẻ dân phòng (dân phòng là một tổ chức xã hội, nhưng các nhân viên KGB cũng thường đóng vai dân phòng, có thẻ hẳn hoi), rồi đề nghị bạn “đi” với họ vào đồn công an… Bạn từ chối, bạn khăng khăng không chịu… Thế là đủ để “gán” cho bạn một năm giam cứu rồi! Xin nhớ rằng hoàn toàn theo đúng luật[9]!

Mặt khác, lại có những điều khoản cho phép không chỉ tòa án mà cả cơ quan điều tra - kiểm sát tuyên bố cho bất kì cá nhân nào đó được miễn trách nhiệm hình sự nếu “do sự thay đổi của hoàn cảnh”… “hành vi đã không còn nguy hiểm cho xã hội hoặc cá nhân đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa” (điều 50 bộ luật hình sự). Thế là sao? Không nhà bình luận nào có thể giải thích cho lọt tai được.

Sự độc đoán của chính quyền được lập trình ngay trong luật từ cả hai đầu: có thể bỏ tù bất cứ người nào mà họ không thích và có thể tha bất cứ tên tội phạm nào nếu họ thích. Thí dụ, trên cơ sở như thế một bí thư tỉnh ủy đánh chết người có thể được miễn trách nhiệm hình sự hay được miễn chấp hành hình phạt “nếu người đó được công nhận là có tư cách gương mẫu và thái độ trung thực đối với lao động … không thể được coi là nguy hiểm đối với xã hội” hoặc nếu “có thể cải tạo được người đó mà không cần áp dụng biện pháp hình sự” (điều 50 bộ luật hình sự).

Ngày 11 tháng 1 năm 1990, khi cuộc “bầu cử dân chủ” đang hồi sôi nổi nhất, A. Katashev, một nhà khoa học, thành viên của Mặt trận nhân dân Leningrad, đăng kí ứng cử đại biểu Xô viết thành phố, đứng diễn thuyết tranh cử gần ga tầu điện ngầm. Một đội cảnh sát đã bắt giữ ông ta và đưa vào đồn cảnh sát bên cạnh ga. Tại đây họ đã dùng vũ lực để khám xét ông, trói giật cánh khuỷu ông và đưa về đơn vị cảnh sát số 35, nơi thiếu tá Kaleinik lập biên bản về việc ông đã chống người thi hành công vụ. Toàn bộ vụ việc “do một người mặc thường phục” chỉ huy (tạp chí Ngọn lửa nhỏ, 1990, số 6).

Luật hình sự cũng như luật lao động đều có rất nhiều điều khoản mà tôi gọi là mang tính “trang trí”. Những điều khoản này, ngay từ khi ban hành, đã chỉ có mục đích “làm đẹp” cho bộ luật, để chứng tỏ “sự tiến bộ” của nó, để phục vụ mục đích tuyên truyền mà thôi.

Lấy thí dụ điều 71 bộ luật hình sự: “Tuyên truyền chiến tranh”. Điều luật này chưa được áp dụng lần nào trong suốt 30 năm. Cho đến tận thời gian gần đây, tại Liên Xô việc tuyên truyền chiến tranh được thực hiện dưới hình thức phim ảnh, tiểu thuyết, kịch bản và các loại hình khác, ca ngợi cuộc nội chiến, chiến tranh 1941-1945, chiến tranh ở Afghanistan v.v… Tất cả các cơ quan của chính phủ, các tổ chức Đảng và đoàn đều tích cực làm công việc “giáo dục lòng yêu nước và huấn luyện quân sự” cho thanh niên, tổ chức các trò chơi quân sự và đi hành quân..v.v..

Theo điều 74 bộ luật hình sự thì không chỉ việc tuyên truyền và cổ động kích động lòng thù hận sắc tộc và màu da mà “việc ngăn cản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp quyền hoặc ưu tiên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp các công dân dựa vào sắc tộc hoặc màu da của họ” đều bị trừng phạt. Nhưng mọi người đều biết rằng người Do Thái bị cấm làm trong hàng loạt cơ quan của nhà nước, cấm vào một số trường đại học, bị đuổi việc theo “điều 5”, mặc dù các nhà luật học và các cán bộ tuyên truyền luôn luôn phủ nhận chuyện này. Những bài phát biểu bài Do Thái của các tổ chức như Trí nhớ, các bài viết trên các tạp chí: Người đương thời, Đội cận vệ thanh niên, Nước Nga văn học… đều không gặp bất kì phản ứng chính thức nào. Năm 1989, Trí nhớ tổ chức một cuộc mít tinh tại Hồng trường. Ở đó không ai có thể trương ra hay giữ được bất kì khẩu hiệu nào hay phát biểu được gì, nhân viên KGB sẽ bắt ngay[10]. Không ai động chạm tới Trí nhớ, một bằng chứng không thể chối cãi rằng tinh thần bài Do Thái được Đảng và KGB ủng hộ. Chỉ sau những cố gắng không mệt mỏi của các nhà văn lớn, tên cầm đầu băng đảng du côn bài Do Thái (chỉ có tên cầm đầu thôi) mới bị đưa ra tòa. Đây là trường hợp đầu tiên và duy nhất. Cần phải nói rằng tuy Stalin tiến hành chính sách chống lại người Do Thái, nhưng ông ta lại công khai phản đối chủ nghĩa bài Do Thái. Dù rất nhiều người đề nghị, nhưng Gorbachev đã không bao giờ tuyên bố công khai như thế!

Cả một chương của bộ luật hình sự gọi là “Tội chống lại quyền lao động và hoạt động chính trị của các công dân” chỉ mang tính chất trang trí. Chưa có ai bị trừng trị theo điều 143 bộ luật hình sự, điều khoản nói về tội cản trở việc thực hiện các nghi thức tôn giáo mặc dù việc đóng cửa các nhà thờ, đàn áp những người theo đạo vẫn diễn ra thường xuyên. Chưa có vụ xâm phạm bí mật thư tín nào bị trừng phạt (điều 135), mặc dù ai cũng biết thư từ gửi từ Liên Xô và đến Liên Xô bị giữ lại cả tháng trời ở đâu và vì sao; không ai bị trừng phạt vì tội đàn áp phê bình (điều 1391 được đưa vào hồi đầu “cải tổ” cho “đẹp”) dù các vụ đàn áp những người phê bình được báo chí nói đến hàng ngày; cũng chưa có ai bị trừng trị vì cản trở quyền bình đẳng của phụ nữ (điều 134) và các điều khác nữa.

Làm sao có thể đưa một người ra tòa vì không chịu nhận phụ nữ có thai vào làm việc (điều 139). Đào đâu ra một tay thủ trưởng ngu đến nỗi nói thẳng với người đàn bà: “Tôi không nhận phụ nữ đang mang thai!”. Anh ta không nhận là vì cần phải là Đảng viên, cần biết ngoại ngữ hoặc là vì đủ thứ lí do mà anh ta có thể bịa ra… Nhân tiện nói thêm rằng không bao giờ có ai từ chối nhận người Do Thái vào làm vì lí do sắc tộc, luôn luôn có những lí do khác.

Điều 176 nói về trách nhiệm hình sự nếu cố tình đưa người biết rõ là vô tội vào vòng lao lí! Nhưng ở nước ta người biết rõ là vô tội không bao giờ bị đưa vào vòng lao lí. Bao giờ cũng phải có cơ sở cả! Làm sao không lửa mà lại có khói được? Điều 177: “Tuyên án biết rõ là trái luật”, điều 178: “Giữ người khi biết rõ là trái luật”… cũng thuộc loại như thế cả.

Thí dụ, làm sao lại có chuyện giữ người khi biết rõ là trái pháp luật nếu bất kì nhân viên nào của “tổ chức” cũng có quyền kiểm tra giấy tờ của mọi công dân? Tài liệu hướng dẫn cho phép “khi có dấu hiệu nghi ngờ”, và tiếp theo, nếu không có giấy tờ (chúng ta không bị buộc lúc nào cũng đem theo giấy tờ) thì bắt giữ và đưa về đồn để “kiểm tra nhân thân”, còn nếu có đủ giấy tờ thì để “kiểm tra giấy tờ”. Nếu bạn từ chối về đồn thì họ sẽ áp dụng điều 1911 bộ luật hình sự[11], điều này thì lúc nào cũng dùng được cả.

Khi một luật sư nước ngoài nghiên cứu các văn bản luật pháp Liên Xô thì liệu người đó có thể đồng ý với các tác giả những cuốn sách giáo khoa về luật hình sự khi họ khẳng định: “Các điều khoản của phần Tội phạm chung và Tội phạm đặc biệt thể hiện nguyên tắc của chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa như là toàn bộ các cơ sở đặc trưng của luật hình sự, thể hiện tính nhân đạo, lòng vị tha và sự quan tâm đối với cá nhân con người, đồng thời trừng trị một cách thích đáng những kẻ cố tình xâm phạm quyền lợi của xã hội, cũng như các cá nhân có những hành vi chống lại quyền lợi của tập thể”, được không[12]?

Nhưng nói một cách nghiêm túc, hình luật của Liên Xô đã phát triển từ sự độc đoán và vô luật pháp[13] (đến tận năm 1922 nhu cầu về một bộ luật hình sự vẫn bị chính thức bác bỏ) đến một bộ luật không ngăn cản nhà nước hành động một cách tùy tiện, hành động một cách tùy tiện trên cơ sở của pháp luật.

Hình phạt

Trong giai đoạn đầu, cũng là đặc trưng của chính sách mị dân của nền pháp luật Liên Xô, cơ quan lập pháp không sử dụng từ “trừng phạt” mà thay vào đó bằng “các biện pháp bảo vệ xã hội”. Án tử hình cũng không còn. Biện pháp trừng phạt nặng nhất là: “Tuyên bố là kẻ thù của nhân dân và tước quyền công dân của nước cộng hòa, cũng có nghĩa là tước quyền công dân Liên Xô, trục xuất ra khỏi lãnh thổ quốc gia” (khoản а. điều 20 bộ Luật hình sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nga, năm 1926). Nhưng án tử hình lại được quy định trong một điều khoản đặc biệt “Nhằm bảo vệ nhà nước của nhân dân lao động” (điều 21 bộ Luật hình sự, năm 1926). Năm 1942 người ta còn đưa thêm vào luật hình thức treo cổ. Các luật sư Liên Xô luôn luôn khẳng định rằng tử hình là hình phạt: a/ đặc biệt, b/ tạm thời, c/ để đấu tranh với những tội ác cực kì nghiêm trọng. (Xin nhắc lại: được áp dụng cho cả những người nông dân đói khát mót lúa sau vụ thu hoạch[14]).

Trong suốt lịch sử tư pháp Liên Xô, đã có bốn lần người ta hủy bỏ án tử hình vì lí do nhân đạo và cũng có từng ấy lần người ta phục hồi nó nhằm bảo vệ kỉ cương. Lần bãi bỏ thứ nhất, ngay sau cách mạng, đã hoàn toàn không được tuân thủ vì Ủy ban khẩn cấp và các cơ quan tương tự đã bắn giết rất nhiều người mà không cần điều tra hay tòa án gì cả. Ủy ban khẩn cấp thường bắn người vào ban đêm và đưa đi chôn tại những địa điểm bí mật (hiện nay gia đình nạn nhân vẫn chưa nhận được xác). Về mặt hình thức, án tử hình được Trotsky khôi phục ngoài mặt trận và sau đó thì được áp dụng công khai khắp nơi.

Các giai đoạn bãi bỏ án tử hình thường là ngắn vì trừng phạt dã man chính là đặc trưng cơ bản của pháp luật Liên Xô. Giai đoạn lập pháp “tự do” 1958-1960 rất nhiều tội danh được quy mức xử bắn.

Bộ luật hiện hành cũng phân chia những biện pháp trừng phạt như bộ Luật những năm 1922 và 1926, nghĩa là đầu tiên người ta liệt kê danh sách, sau đó phân ra thành chủ yếu và đi kèm, rồi đến điều khoản đặc biệt nói về xử bắn, rồi sau nữa mới đến đặc trưng của từng biện pháp trừng phạt cụ thể.

Trong bộ Luật 1960, thuật ngữ “biện pháp bảo vệ xã hội” được thay bằng “trừng phạt vì phạm tội”, nhưng lại viết thêm rằng “trừng phạt” là để “giáo dục và cải tạo phạm nhân”.

Nhưng biện pháp trừng phạt chủ yếu vẫn là những hình thức lao động bắt buộc kèm theo tước đoạt tự do hoặc hạn chế tự do. Chủ nghĩa Marx là cơ sở lí luận của quan điểm ấy. Dựa trên luận điểm của Engels rằng lao động đã biến khỉ thành người, những người cộng sản cho đến nay vẫn cho rằng lao động, mà phải là lao động cưỡng bức, sẽ biến một tên tội phạm thành người.

Những nguyên tắc trừng phạt như trên vẫn được giữ nguyên trong dự thảo Cơ sở của Luật hình sự.

Hệ thống nhà tù

Hai trăm năm trước, những người khởi nghĩa ở Paris đã phá ngục Bastille như là biểu tượng của chế độ đàn áp và chuyên chế phong kiến.

Những người xây dựng “thế giới mới” ở nước Nga không vội vã phá bỏ nhà tù, nhưng cũng không xây dựng những nhà tù mới vì điều đó sẽ mâu thuẫn với bức tranh tuyệt đẹp về “thiên đường của tự do”. Việc mở rộng hệ thống nhà tù được thực hiện bằng cách sử dụng lại những nhà thờ đã bị đóng cửa. Nổi tiếng nhất là nhà thờ Silovky, tại trung tâm Moskva cũng có những nhà thờ như thế (thí dụ, tu viện Andronikov nơi có ông cố đạo là Andrey Rublev). Song việc đánh tráo ngôn ngữ đã tạo ra một loạt từ mới, đấy là “nhà giam”, “trại cải tạo” và những cơ quan “dân chủ khác” thay cho “nhà tù”. Ngay hiện nay nhà tù Butưrskaia (nơi trước cách mạng mẹ tôi từng “ngồi” và sau này con tôi từng tới với danh nghĩa là luật sư) vẫn còn mang tên là “phòng thẩm vấn”.

Những “người xây dựng tương lai tươi sáng” hiểu ngay rằng nhà tù là một trò vô cùng tốn kém, trại lao động hay như trước đây gọi là trại khổ sai vừa rẻ hơn vừa thực tế hơn nhiều[15]. Đấy là lúc người ta phá bỏ nhà tù vì không còn cần thiết nữa. Tôi không biết người ta đã phá tất cả bao nhiêu, số lượng nhà tù ở nước ta chưa bao giờ được công bố cả.

Hãy nghe Rafik Nishanov, chiến hữu của nhà “dân chủ” Gorbachev, người rất được lòng phương Tây, tuyên bố: “Trong các trại cải tạo luôn có những điều kiện tốt nhất để đảm bảo bên cạnh việc trừng phạt là việc cải hóa phạm nhân” (Biên bản kì họp thứ VII Xô viết Tối cao Liên Xô, M., 1969, trang 126). Kẻ bênh vực cho hệ thống nhà giam này lại chính là người đứng đầu một trong hai viện của Xô viết Tối cao Liên Xô.

Mặt khác, không thể nào mở mồm ra nói đến việc xây dựng nhà tù trong chế độ xã hội chủ nghĩa được! Trên thực tế, liệu có thể vừa xây dựng chủ nghĩa cộng sản vừa xây dựng nhà tù cho những người xây dựng chế độ đó được không? Vì vậy hiện nay, khi chủ nghĩa xã hội (tôi cũng không biết gọi là gì, hiện thực hay dân chủ đây, với bộ mặt như thế nào) đang được xây dựng (cải tổ?) thì người ta vẫn còn sử dụng những nhà tù được xây dựng cách đây hai thế kỉ hoặc lâu hơn thế, hoàn toàn không đáp ứng được những yêu cầu về vệ sinh và tiêu chuẩn nhân đạo nói chung[16].

Điều 56 Luật thi hành án hình sự quy định rằng tiêu chuẩn của một người tù “không ít hơn 2m2, còn trong các trại lao động-cải tạo không ít hơn 2,5m2”. Nhưng nếu những người xây dựng chủ nghĩa xã hội (bây giờ là nhà nước pháp quyền) “ngoài tự do” còn không phải lúc nào cũng được bảo đảm về tiêu chuẩn nhà ở[17] thì thật khó tin rằng tiêu chuẩn đó được bảo đảm đối với nhà tù[18]. Xin dẫn ra ở đây bằng chứng có giá trị nhất, đấy là lời ông V. Gulaev, lãnh đạo mới của GULAG (đã đổi tên thành Tổng cục cải tạo: một thí dụ điển hình của “cải tổ” – thay tên nhưng bản chất thì vẫn như cũ): “Đa số các phòng giam đều trong tình trạng hư nát. Các phòng 4 người đôi khi phải giam đến 20 người” (Tin tức, ngày 14 tháng 6 năm 1990). Trong bài trả lời phỏng vấn, Gulaev còn công nhận rằng chưa có thay đổi đáng kể nào trong hệ thống trại giam: “Nói thực, hiện chúng tôi chẳng có gì để tự hào cả. Hệ thống trừng phạt đã hình thành trong hàng chục năm. Nó tập trung vào trong mình tất cả các hiện tượng tiêu cực tồn tại ngoài xã hội trong nhiều năm qua. Điều kinh khủng nhất là tâm lí “nhà tù” đã ăn sâu vào nhận thức của mọi người. Đáng tiếc là cái tâm lí này có sức sống rất dai. Tôi luôn luôn lấy làm ngạc nhiên là làm sao các sĩ quan trẻ của lực lượng bảo vệ nội bộ lại tiêm nhiễm cái tâm lí này nhanh đến thế. Chỉ cần công tác vài ba tháng trong các đơn vị cải tạo là họ đã không còn thấy con người trong các phạm nhân nữa, cứ như họ đã được chuẩn bị cho quan điểm ấy từ vô thức vậy”. Rất thẳng thắn và chính xác. Vấn đề đặt ra là, với tâm lí như thế, làm sao người ta có thể giáo dục và cải tạo phạm nhân? Việc một nhà hoạt động trong lĩnh vực nhà tù không hiểu “tâm lí nhà tù” của các sĩ quan thật đáng quan tâm (đa số họ đều là Đảng viên cộng sản; hai loại tâm lí này có gì chung không?). Gulaev không hiểu một việc đơn giản: giữa nhà tù và “ngoài tự do”, nơi bộ máy quan liêu của Đảng cũng không coi tất cả chúng ta là người, sự khác nhau là không đáng kể. Sự khác nhau chỉ là khoảng cách đến hàng rào kẽm gai mà thôi.

Trại giam là biểu hiện tập trung của “xã hội xã hội chủ nghĩa”, nơi tính phi nhân được đẩy đến “vô giới hạn”.

Xin bắt đầu xem xét nhà tù. Tù được coi là hình thức trừng phạt nghiêm khác hơn trại cải tạo. Nhà tù Vlamimirskaia đã trở thành nổi tiếng thế giới, dù nó không phù hợp với quan niệm của chủ nghĩa xã hội phương Tây. Điều 67 luật thi hành luật hình sự quy định: “Những người bị phạt tù là: những người bị kết án nặng và những người tái phạm nguy hiểm, những kẻ bị tước quyền tự do dưới hình thức phạt tù cũng như những người bị đưa từ trại lao động cải tạo theo điều 53 của bộ luật này” cũng như những người bị chuyển đến tạm thời.

Trong nhà tù cũng có hai chế độ: chế độ chung và chế độ nghiêm khắc (điều 68 Luật thi hành luật hình sự). Phạm nhân bị giam trong phòng chung hoặc bị giam trong phòng cách li.

Người bị giam theo chế độ chung có thể được mua thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác không quá 3 rub một tháng, nghĩa là 10 xu một ngày (tương đương 2 bao diêm); được nhận không quá 2 gói quà trong sáu tháng, một bức thư một tháng; được gặp người thân 2 lần một năm và mỗi ngày được đi dạo 1 giờ (điều 69). Nếu có thái độ tốt thì được tiêu thêm… MỘT RUB!

Chế độ nghiêm khắc: được tiêu 2 rub một tháng, sáu tháng nhận 1 gói quà và 2 tháng 1 bức thư. Đi dạo 30 phút (điều 70).

Còn đây là chuyện đã từng xảy ra trong nhà tù Sa hoàng, nơi người ta “hành hạ” các nhà cách mạng. Lenin đã mô tả cảnh tù đầy của mình như sau: “Tù nhân được phép đọc và viết: tôi đã hỏi công tố, mặc dù đã biết trước…” (V. Lenin. Toàn tập, tập 55, in lần thứ 5, trang 15. Từ đây chỉ nói số trang). “Tôi ăn rất ít bánh mì, cố gắng theo chế độ ăn kiêng… Tôi có đủ mọi thứ cần thiết, thậm chí còn nhiều hơn mức cần thiết nữa… Tôi nhận được cả nước khoáng: chỉ cần đặt là họ mang từ hiệu thuốc ra, ngay trong ngày. Tôi ngủ chín tiếng một ngày…”.

Độc giả có thể cho rằng đây là chế độ đặc biệt giành cho “Lenin vĩ đại”. Nhưng lúc đó, cuối thế kỉ XIX, ông ta chỉ là Ulianov, một trong những người theo phái tự do lắm lời chưa được ai biết tới. Xin nhắc lại rằng anh ông ta đã bị treo cổ vì vụ ám sát Sa hoàng Alekxandr III, nhưng việc này cũng không tạo ra bất kì hậu quả nào cho gia đình Ulianov cả. Một lần nữa sự so sánh lại không có lợi cho “chủ nghĩa xã hội”.

A. M. Kolontai, người đã trải qua nhà tù dưới thời Kerensky, tức là ngay trước cách mạng, có kể lại rằng viên giám ngục đã từng tự hào về sự sạch sẽ và điều kiện ăn uống của nhà tù như thế nào, sáng nào ông ta cũng đi khắp các phòng và hỏi xem tù nhân có phàn nàn gì không (A. M. Kolontai. Cuộc đời và công việc của tôi, M., 1974, trang 290). Còn quà! Hai nữ giám thị vào phòng, tay sách nách mang các gói quà: “Như một cửa hàng bán lẻ! Chẳng thiếu thứ gì! Nào bánh mì trắng, nào giò, nào đồ hộp, rồi bơ, trứng, mật ong…” (trang 301). Và đấy là thàng phố Petrograd sau ba năm chiến tranh! Tôi ước được thấy những thứ đó “ngoài tự do” tại Moskva hôm nay!

Xin so sánh với điều 28 bộ Luật thi hành án hình sự: “Phạm nhân chấp hành án tù trong nhà tù không được nhận quà thăm nuôi”.

Nói về việc “cải tạo bằng lao động” trong trại giam, xin nhấn mạnh rằng đấy không phải là đặc thù của nước Nga mà đặc trưng của tất cả “các nước xã hội chủ nghĩa”. Báo Sự thật từng viết: “Tại Trung Quốc, hiện nay lao động cưỡng bức được gọi là “lao động cải tạo”, còn đi tù thì được gọi là “học tập”. Tờ báo còn kể lại câu chuyện về số phận bi thảm của một người tên là Phê, đầu tiên anh ta bị nhốt trong phòng biệt giam mà không hề có án, sau đó thì bị đưa đi “trại lao động” để “cải tạo” (những từ này đều được cơ quan ngôn luận chủ yếu của Đảng để trong ngoặc kép cả). Ốm đau, Phê không được chữa trị (giống như Anatoly Martrenko – tác giả) và bị đưa vào trại theo chế độ nghiêm khắc. “Phê chết ở đó. Không xét xử, không điều tra gì hết”, tờ Sự thật đã kết thúc một cách cay đắng và đầy thông cảm với người Trung Quốc như thế. Tờ báo cũng gọi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc là nền “chuyên chế phong kiến-phát xít”. (Sự thật, ngày 27 tháng 1 năm 1979). Chả lẽ tờ Sự thật lại nói dối? Hay đây đúng là “gậy ông lại đập lưng ông” như người ta vẫn nói?

Như trên đã nói, mỗi trại tù là hình mẫu thu nhỏ của “xã hội xã hội chủ nghĩa”. Mỗi trại là một xí nghiệp, tù nhân phải thực hiện những kế hoạch không thực tế, những kế hoạch được đưa từ trời xuống, y như những công dân “tự do”, tức là “bằng mọi giá” (kéo dài thời gian làm việc, không có ngày nghỉ, thiếu an toàn ..v.v..). Kế hoạch năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước mà không hề áp dụng tiến bộ kĩ thuật hay máy móc gì cả. “Chủ trại giam” là vua, có quân đội, KGB, bọn chỉ điểm, nhà tù, trại giam, trại trừng giới, phòng biệt giam. Ở đây cũng có cảnh báo cáo láo, ăn cắp, hối lộ và đầu cơ.

Một trưởng trại tên là Shershenov đã nhận tiền và cho một số tù nhân “đi phép”đến hai năm, tìm cách “chạy” cho tha trước thời hạn một số tù nhân khác, số còn lại thì phải làm việc cho hắn ta không khác gì nô lệ. Viên cựu cảnh sát tên là Usmanov thì bị kết án ăn cắp, anh ta đã lấy bột mì của trại làm bánh để bán ra ngoài. Một trong những kẻ được Shershnov “tha” đã bị bắt khi… bắn nhau với cảnh sát (Người đối thoại, số 11, năm 1987). Bảo vệ còn mang cả trà, rượu, ma túy vào cho tù nhân, các “đại gia” còn có cả gái nữa, mặc dù thường thì trong tù người ta dùng luôn đàn ông (nhân tiện xin nói rằng đồng tính bị coi là tội; người bị kết án cũng bị đưa đi trại! Để làm gì? “Cải tạo lao động”?).

Tù nhân cũng chia thành các giai cấp: “đại gia”, “người làm trong ngành”, giới quí tộc trong trại cũng có “triều đình” với bọn “đầu gấu”, “đại bàng” bảo vệ; sau đó mới đến giai cấp công nhân, bên dưới nữa là tầng lớp vô sản lưu manh, sống ngoài vòng pháp luật, nếu có thể nói đến pháp luật nào đó ở đây.

Cũng có cả học tập chính trị, học văn hóa nói chung, sinh hoạt văn nghệ và những khía cạnh khác của đời sống trong xã hội Xô viết nữa. Tôi đã từng thấy một khẩu hiệu treo trong trại giam như sau: “Tôi hân hoan vì lao động của tôi tan hòa vào lao động của đất nước tôi! Maiakovsky”. Và mị dân, vượt qua mọi giới hạn!

Nói gì thì nói đây cũng chỉ là những xí nghiệp, một thành phần không thể tách rời của nền kinh tế quốc dân “xã hội chủ nghĩa” mà thôi[19]. Gulaev nói rằng mỗi năm họ làm được 900 triệu tiền lời, trong đó 600 triệu nộp vào ngân sách. “300 triệu còn lại là tiền thưởng và quỹ phát triển Tổng cục cải tạo” (Tin tức, ngày 14 tháng 6 năm 1990). Nếu biết rằng một phần năm các xí nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ, một số khác cũng thiếu trước hụt sau thì ta sẽ hiểu liệu nhà nước có muốn giảm bớt các xí nghiệp loại này hay không? Liệu nhà nước có muốn giảm bớt tội phạm hay không?

“Tiền lời nói trên là từ hoạt động sản xuất, liên quan đến sản xuất hàng tiêu dùng. Nhưng còn có một nguồn thu nhập nữa”, Tổng cục trưởng tổng cục trại giam nói, “Đấy là hợp tác sản xuất, nghĩa là khi một xí nghiệp nào đó chuyển năng lực của mình cho tù nhân sử dụng”. Xin phiên dịch cái câu rối rắm này sang tiếng Nga bình thường: đấy là việc buôn bán nô lệ, bán tù nhân cho các bộ và các xí nghiệp “xã hội chủ nghĩa” lớn để họ làm những việc nặng nề và độc hai mà không một người “tự do” nào chịu làm. Thí dụ như xưởng sản xuất bánh xe ở nhà máy ô tô Gorky, nơi người ta làm các bánh xe của xe Volga và Traika cho các thủ trưởng mà chính mắt tôi đã nhìn thấy.

Trên báo chí gần đây xuất hiện bản tin rằng các công ty của Áo đã không chấp nhận một số ô tô Liên Xô vì chúng được tù nhân sản xuất ra. Thật là vui khi nghe tin đó. Mặc dù Liên Xô đã long trọng kí các công ước của Liên đoàn lao động thế giới và Liên đoàn có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện nhưng lao động của tù nhân vẫn được sử dụng rộng rãi trong ngành lâm nghiệp, ngành xây dựng đường ống dẫn dầu khí, trong các xí nghiệp sản xuất ô tô cũng như vòng bi. Xe Liên Xô giá rẻ và bán được ở phương Tây là vì thế, mặc dù chất lượng không cao. Những phi vụ làm ăn có lợi đã gạt đạo đức của những người theo phái tự do ở phương Tây và các công ước sang một bên như thế đấy.

Theo các số liệu chính thức (chắc chắn là đã được giảm đi) thì trong năm 1988 (cải tổ đã 3 năm) tại các trại giam xảy ra 130 vụ giết người và 239 vụ gây thương tích nặng một cách cố ý (Nước Nga Xô viết ngày 10 tháng 3 năm 1989). Nhiều người chết hoặc trở thành tàn phế vì phải làm việc trong những điều kiện phi nhân, không có phương tiện an toàn lao động và cách đối xử bất nhân với những tù nhân đau ốm. Nhưng bao nhiêu thì không thấy nói. Đấy là tài liệu mật. Theo một số nguồn tin, trong tù tỉ lệ tai nạn, ốm đau, chết cao gấp 20 lần “bên ngoài”. Như vậy là ông Tổng cục trưởng tổng cục trại giam đã sai khi bảo rằng các xí nghiệp của ông ta “không khác gì” các xí nghiệp quốc doanh khác.

Cuốn truyện dài Ngọn gió tự do của Gabyshev đã gây được chú ý trong thời gian gần đây (Tin tức Moskva, năm 1989, số 1 và 2). Tác phẩm này tạo cho người đọc cảm giác kinh hoàng vì trước hết nó nói về thời đại của chúng ta chứ không phải thời Stalin; thứ hai, nó kể về trại tù dành cho trẻ vị thành niên, giành cho trẻ con. Sự độc ác và phi nhân của “các nhà giáo dục” của Bộ nội vụ và “giới quí tộc” trong nhà tù còn vượt xa trí tưởng tượng của Dante về địa ngục. Các nhà dân chủ phương Tây có đến thăm một số trại giam trẻ vị thành niên và họ đã tỏ ra hài lòng về điều kiện sống và làm việc ở đấy. Nhưng, thứ nhất, họ không thể hiểu được điều kiện thực tế ở đó vì họ không muốn hiểu; thứ hai, có thể công việc được đưa ra công khai đó quả thật là không nặng, nhưng họ cũng không hiểu rằng định mức thường xuyên tăng “theo đúng quy luật mở rộng sản xuất xã hội chủ nghĩa” mà không dựa trên bất kì cơ sở nào, không có bất cứ sự cải thiện về điều kiện lao động, cải tiến kĩ thuật hay cơ khí hóa nào; đấy là định mức mà không thực hiện được thì sẽ bị các “nhà giáo dục” trừng phạt (kể cả bỏ đói, giảm khẩu phần ăn vốn chỉ đủ giữ cho khỏi chết đói; và bị “đầu gấu” đánh đập; đấy là định mức mà một phần còn bị “bọn quý tộc” tước đoạt nữa… Ngay trong giai đoạn vẫn được gọi là cải tổ hiện nay vẫn có rất nhiều cuộc nổi loạn trong các trại giam (kể cả trại dành cho trẻ vị thành niên) vì hoàn cảnh sống ở đó khốn nạn đến nỗi chết còn sướng hơn.

Năm 1967, người ta còn phát minh ra một loại hình trại giam mới gọi là Trại lao động phòng và chữa bệnh, đây chính là biện pháp thực hiện, theo kiểu Liên Xô, tư tưởng Mác-Lenin về việc chữa tất cả các bệnh tật của xã hội bằng lao động. Về hình thức, đây là các cơ sở chữa bệnh, nhưng chúng lại nắm dưới quyền quản lí của Tổng cục nhà tù. Những người được đưa đến đây là theo quyết định (không phải bản án) của tòa án khi có kết luận của bệnh viện (tôi đã mô tả cách những kẻ hèn nhát này viết kết luận như thế nào rồi), thời hạn từ một (!) đến hai năm. Những người quản lí, người giáo dục cũng như chữa bệnh đều là nhân viên Tổng cục trại giam, nhưng gần đây, về mặt hình thức, lại nằm dưới sự quản lí của Bộ y tế.

Trại lao động phòng và chữa bệnh cũng nằm sau hàng rào dây kẽm gai, có chó nghiệp vụ và lính canh, cũng phải làm công việc khổ sai và tuân thủ các chế độ và điều kiện sinh hoạt không khác gì nhà tù. “Bệnh nhân”, cũng như tù nhân, không có quyền giữ ngay cả một chiếc áo len. Trong trại lao động chữa bệnh có rất nhiều phạm nhân, chính chúng là những người quyết định “những mối quan hệ xã hội” ở đây. Điều kiện sống và làm việc phi nhân đã đẩy những con người bất hạnh này trở thành điên dại và sẵn sàng nổi dậy bất cứ lúc nào. Xin nói thêm rằng rượu cũng được đưa vào đây y hệt như những trại khác. Thời hạn “chữa bệnh” chỉ mang tính hình thức vì ban quản lí trại có thể “tăng” vì bất cứ lí do gì. Nhất là đối với những người không uống và tích cực làm việc. Vì trại lao động cũng là một loại xí nghiệp, ban lãnh đạo của nó cần các nhân viên biết làm việc. Khi gần hết hạn, những người như thế thường bị đưa vào tròng và bị bắt lúc đang ăn nhậu để lấy cớ tăng thêm thời hạn “chữa bệnh”.

Hiện nay, nhờ “công khai” mà xã hội đã hiểu phần nào nhân cách của các “chuyên viên trị bệnh” của Tổng cục trại giam, nhiều người đã bày tỏ thái độ phẫn nộ, nhưng trên thực tế chì chưa có gì thay đổi cả. Gulaev, trong bài phỏng vấn đã nói đến bên trên, có nói đến mong muốn của Bộ nội vụ là đưa các cơ sở chữa bệnh về Bộ y tế, nhưng Bộ y tế cực lực phản đối. Gulaev đã nói rất đúng rằng: “Các cơ sở chữa bệnh (đối với những người chưa phạm tội) nằm trong Bộ nội vụ là không phù hợp”.

Xin lưu ý đến lôgic pháp luật của những kẻ ăn thịt người “xã hội chủ nghĩa”: người được đưa vào trại được coi là bệnh nhân nhưng nếu trốn thì họ sẽ bị xử theo điều 186 bộ luật hình sự! Lúc đó người không chịu chữa bệnh theo kết luận của Bộ nội vụ sẽ bị kết tội lao động khổ sai đến một năm (câu văn là như thế, nhưng trên thực tế không bao giờ có bản án dưới một năm vì các quan tòa cho rằng người nghiện ít nhất phải chữa một năm). Năm 1988, số người bị kết án trốn trại kiểu này là 4.000, năm 1989 là 5.000 (Tin tức, ngày 11 tháng 12 năm 1989). Nhưng điều 186 lại có một chỗ khó hiểu: người ta phải chịu trách nhiệm hình sự nếu trốn khỏi trại hoặc trên đường đưa tới trại. Nhưng nhiều người lại bỏ trốn từ những xí nghiệp mà họ được đưa tới làm việc, theo tinh thần lời văn thì điều luật này không được áp dụng cho những người đó. Bộ y tế và Bộ nội vụ liền đưa ra hướng dẫn, giải thích luật một cách tùy tiện, đề nghị các tòa án phạt tất cả các vụ trốn trại theo điều 186. Như vậy có nghĩa là hướng dẫn của Bộ y tế và Bộ nội vụ đã quy định trách nhiệm hình sự cho một hành động mà luật pháp không coi là có tội. Và tất cả các tòa án “chỉ tuân theo luật pháp” đã tuân theo hướng dẫn này cho đến khi có kháng nghị của Viện kiểm sát Liên Xô.

Bệnh nhân phải làm việc ở những nơi mà người khỏe mạnh không chịu làm. Tất cả các vòng bi ở nhà máy tại tỉnh Krasnodar đều do các “bệnh nhân” của trại lao động phòng và chữa bệnh chế tạo. Khi các “bệnh nhân” trại lao động ở Saratov làm loạn và bãi công thì nhà máy vòng bi cũng ngừng làm việc, “điều đó đã phá vỡ kế hoạch sản xuất máy kéo, đồng chí Silaev, phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng” buộc phải can thiệp” (Tin tức, ngày 11 tháng 12 năm 1989). Không thấy nói đồng chí Silaev can thiệp như thế nào, hiện Silaev là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nga, dưới quyền “nhà dân chủ” B. Yeltsin, nhưng tôi biết rằng phương pháp “chữa bệnh” thì chưa có gì thay đổi cả.

Trong khi đó, các bộ trưởng-Đảng viên cộng sản vẫn luôn đòi phải xây thêm trại giam và trại lao động chữa bệnh tại những khu vực có nhà máy của các bộ dưới quyền họ.

Người ta vẫn còn lờ đi, cố tình không nói tới vai trò của những người tù khổ sai trên các “công trường xây dựng chủ nghĩa cộng sản vĩ đại”, nơi các “đoàn viên tình nguyện” được đưa ra làm thí dụ điển hình. Chính các tù khổ sai đã xây dựng nên thành phố Komsomolsk-trên-sông-Amur, chính họ đã xây dựng tuyến đường Baikal-Amur và nhiều công trình khác. Nhân tiện xin nói thêm rằng công trình Baikal-Amur được khởi công từ đầu những năm 1930 nhưng sau đó thì ngưng và chỉ được tái xây dựng khi quan hệ với Trung Quốc xấu đi. Một phần công việc ở đó là do những người lính, những người ở vị trí cũng chẳng khác gì nô lệ, thực hiện. 

[1] Phần lớn các nghị định của Hội đồng dân ủy Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nga (trên thực tế là cơ quan quyền lực cao nhất) đều do Lenin kí hoặc Lenin soạn. Khi còn là sinh viên tôi đã lấy làm ngạc nhiên vì không tìm thấy kiến thức pháp lí trong những văn bản này. Thực ra là Lenin đã bị đuổi học, ông ta trả thi theo lối học từ xa.

Gorbachev là Tổng bí thư thứ hai có bằng luật học, nhưng người ta cũng không tìm được kiến thức luật học trong các nghị định mà ông ta kí; cũng như không thấy kiến thức của một chuyên gia kinh tế nông nghiệp trong “Cương lĩnh về lương thực” do ông ta soạn thảo, sau này ông ta cũng không nhớ đến cương lĩnh đó mặc dù đã đến lúc kiểm tra kết quả của nó, trong khi nền nông nghiệp đã phá sản hoàn toàn. Nhưng Gorbachev học luật trong “giai đoạn khủng khiếp của Trường đại học tổng hợp Moskva. Đấy là giai đoạn kết thúc cuộc đấu tranh chống lại những người theo đường lối quốc tế (Kosmoplitism). Không chỉ người gốc Do Thái bị đuổi. Người ta đuổi tất cả các nhà khoa học chân chính và những người có nhân cách… Khoa luật chỉ còn độc một lũ đê tiện, những kẻ đã tiến hành cuộc đấu tranh chống những người theo đường lối quốc tế. Nhưng vấn đề là họ không chỉ đê tiện. Họ còn là những người ngu (Ngọn lửa nhỏ, năm 1991, số 5, trang 19).

[2] Tập hợp các điều luật của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nga, năm 1917, số 2, trang 21.

[3] Tập hợp các điều luật của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nga, năm 1917, số 3, trang 41.

[4] Tập hợp các điều luật của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nga, năm 1919, số 66, trang 500.

[5] Tiếu lâm thời đó:

“Tù vì lí do gì?”

“Vì lười!”

“Lười là sao?”

“Thì ba thằng ngồi uống… Thằng Vaska kể chuyện tiếu lâm… Cần phải chạy ngay, nhưng lười, cứ nghĩ mai chạy cũng được… Thằng Petka khôn hơn, nó bỏ chạy lúc nửa đêm…”

[6] Đây là câu nói của Stalin, thêm chữ U vào cạnh Stalin nghĩa là Stalin được sống tốt hơn, Stalin được sống vui hơn –ND.

[7] Furseva (1910-1974), từng là bí thư trung ương Đảng, ủy viên Bộ chính trị, 14 năm liền là bộ trưởng Bộ văn hóa Liên Xô – ND.

[8] Hướng dẫn luật hình sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nga, М , 1971, trang155.

[9] Một người phụ nữ nhỏ nhắn và chồng bà ta bị kết đúng tội này. Người chồng viết đơn và đến gặp kiểm sát viên, kiểm sát viên liền bắt ông ta và nhốt vào phòng tạm giam! Hoàn toàn đúng luật! Kiểm sát viên bảo: “Để khỏi cản trở quá trình điều tra” (Tin tức, ngày 24 tháng 10 năm 1986). Đúng là điều 89 luật hình sự cho phép bắt giam nếu “có cơ sở cho rằng (?) phạm nhân cản trở quá trình điều tra vụ án”.  

Thí dụ việc áp dụng điều1903 bộ luật hình sự “Tố chức hoặc tham gia vào những hành động phá hoại trật tự xã hội có đông người tham gia”, đối với người biểu tình thì áp dụng điều 206. Việc áp dụng điều 1903 làm người ta có cảm tưởng như việc đấu tranh với những người biểu tình được thực hiện theo đúng pháp luật. Lời văn của điều luật này tuy rất mù mờ, nhưng để quy trách nhiệm theo điều luật này vẫn đòi hỏi có sự phá hoại trật tự, “làm rối loạn giao thông công cộng, cản trở công việc của các cơ quan hay xí nghiệp nhà nước”. Để không gây trở ngại cho bất kì ai, những người biểu tình đã lợi dụng quảng trường rộng lớn trước thư viện mang tên Lenin, ở đây không có phương tiện giao thông nào cả. Nhưng người biểu tình vẫn bị giải tán và bị quy trách nhiệm vì lúc nào cũng có thể nói rằng họ cản trở người ra vào thư viện và tầu điện ngầm.  

[10] Người ta nói rằng Tổng thống Reagan kể cho Gorbachev câu chuyện tiếu lâm Liên Xô như sau:

“Tôi có thể đi đến Nhà Trắng và hô: Đả đảo Reagan!”, một người Mĩ nói.

“Tôi cũng có thể đến quảng trường Đỏ và hô: Đảo đảo Reagan!”, anh người Nga đáp.

Trên thực tế người không có lệnh đặc biệt mà hô: “Đả đảo Reagan” trên quảng trường Đỏ có thể bị 15 ngày tù vì tội càn quấy. Một thí dụ: Sinh viên trường đại học tổng hợp Moskva muốn thử kiểm tra xem có thể ngồi trên ghế ở quảng truờng Đỏ được không. Anh ta mang theo ghế ra quảng trường, nhưng vừa ngồi xuống thì đã bị đưa vào đồn công an (Moskva buổi chiều, ngày 25 tháng 2 năm 1991).

[11] Chống công an và dân phòng –ND.

[12] Luật hình sự. Phần đặc biệt. Nhà xuất bản pháp lí, М., 1968, trang 5.

[13] Dân ủy tư pháp, D. Kursky, trong bản tổng kết giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1918 đã phê phán một số tòa án vì họ đã áp dụng các hình phạt thời trước cách mạng “đo đạc một cách chính xác như trong hiệu thuốc hình phạt cho hành động này hay hành động kia… Trong khi đó tinh thần cách mạng và nhận thức pháp lí cách mạng, mà các tòa án phải tuân theo trong khi xét xử, cho ta một cách hành xử: tòa án có quyền tự do lựa chọn hình thức trừng phạt, tùy thuộc vào hoàn cảnh”. D. Kursky. Các bài phát biểu và bài báo chọn lọc. М., 1948, trang 30.

[14] Bộ luật hình sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nga. Bình luận. М., 1945, trang 29. Các tác giả không thể không biết rằng họ nói dối đến 3 lần.  

[15] Trại cải tạo xuất hiện ngay sau cách mạng, là chỗ cách li “kẻ thù của nhân dân” vì nhà thù không đủ chỗ chứa. Hình thức trại lao động khổ sai sau này mới được phát minh và lần đầu tiên trong lịch sử văn học Nga một hệ thống như thế được các văn sĩ, dưới sự lãnh đạo của “nhà văn vô sản vĩ đại” Maxim Gorky, ca ngợi. Các nhà khoa học cũng không đứng ngoài đội đồng ca về tính ưu việt của hệ thống nhà tù “xã hội chủ nghĩa. Xem thí dụ, L. Krakhmaltrik. Điều kiện hóa pháp luật về lao động cải tạo. М., 1978, trang 66.

[16] “Thống kê “màu hồng” của các năm trước nói rằng tội phạm ngày càng giảm đã tạo ra quan niệm rằng việc xây các nhà tù đáp ứng được các yêu cầu hiện đại của nhận thức pháp lí, điều kiện sống và điều kiện kĩ thuật hiện là là thừa, không những thế nó còn là việc không hay nếu xét theo quan điểm uy tín quốc gia. Thế là cũng từ quan điểm uy tín quốc gia đó chúng ta có: các phòng tạm giam được xây từ trước cách mạng hoặc nằm trong các khu nhà cũ vừa chật chội vừa không hợp vệ sinh (Báo Văn học, ngày 15 tháng 7 năm 1987). O. Traikovskaia, tác giả bài báo còn nói đến khía cạnh “tích cực” (cho chính quyền): “tạm giam trở thành hình phạt (phạt năng vì đúng ra tạm giam không được coi là hình phạt). Nói cách khác nó là một hình thức tra tấn, buộc phạm nhân phải “nhận”.

Người ta còn nói đến những trường hợp, đặc biệt là trong các nhà tù trung chuyển, khi tù nhân không có chỗ mà nằm, họ phải ngồi sát cạnh nhau mới đủ chỗ. Trong buồng giam như thế chỉ có một “thùng chung” cho tất cả mọi người. Phải hai người đàn ông lực lưỡng mới có thể khiêng được nó ra ngoài. Người Liên Xô có thể tưởng tượng được không khí trong đó, nhưng Đảng viên xã hội phương Tây thì chắc là không.

"Nhà tù Butưrski được xây dựng vào năm 1771. Emelian Pugatrev từng ngồi tù trong đó. “Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa nhà tù từng một thời được coi là kiểu mẫu đã biến thành trại giam bình thường”, một nhà báo đã viết như thế. “Phòng đơn giam 5-6 người. Phòng cho 25 phạm nhân thì giam 50-60 người. Theo tiêu chuẩn hiện nay nhà tù có thể chứa 2,5 ngàn người. Nhưng hiện có đến gần 4 ngàn phạm nhân. Vì vậy có phòng người ta phải thay phiên nhau nằm ngủ” (Tin tức, ngày 7 tháng 3 năm 1991). Trong những năm “phục hưng tinh thần” các phòng tạm giam được đưa vào.. nhà thờ (Kineshma, xây năm 1779), nhà thờ Hồi giáo (Karshi, xây năm 1830), chuồng lạc đà (Azerbaijan, dĩ nhiên là không có cống thoát nước và lò sưởi rồi), trong chuồng ngựa của đội kị binh của Sa hoàng (Ordzhionikidze). Thôi thì nhận đại miễn là được vào trại giam, dù sao điều kiện cũng “dễ thở hơn”.   

[17] Trong những năm 1920 tiêu chuẩn (nghĩa là diện tích tối thiểu) cho một người là 9m2. Sau đó nó trở thành tiêu chuẩn tối đa. Hiện nay những gia đình có diện tích 4,5m2 trên một đầu người không được đưa vào danh sách xếp hàng, một số thành phố là 4,5m2 một người.

[18] Theo điều lệnh nội vụ trại giam thì mọi người được gửi thư cho các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước và các cơ quan khác mà không chịu bất cứ hạn chế nào. Nhưng trên thực tế thì phạm nhân sẽ bị trừng phạt bằng cách biệt giam “vì đã gửi thư có chứa đựng những điều vu khống đối với ban lãnh đạo trại”.

[19] “Xí nghiệp của chúng tôi không khác gì các xí nghiệp khác của nền kinh tế quốc dân. Sự khác biệt duy nhất là chúng tôi nộp 65% lợi nhuận vào ngân sách và chúng tôi có quĩ khen thưởng thấp nhất: chỉ khoảng 6% quĩ lương”. Bài trả lời phỏng vấn nói trên của Gulaev.