Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2023

Nỗi lòng vua Hàm Nghi

Lý Đợi

Vào lúc 14g ngày 22/9 tại Phòng 5 - Hôtel Drouot (9, rue Drouot, 75009 Paris) sẽ diễn ra phiên đấu “Indochine - Chapitre 16” (Đông Dương - Chương 16) của nhà Lynda Trouvé, giới thiệu 255 lô, với gần 300 tác phẩm, vật phẩm.

Riêng với tranh của Hàm Nghi (1871-1944), vị hoàng đế lưu vong, thì có 19 bức, đa số tranh sơn dầu khổ nhỏ, từng thuộc sở hữu của Henri Aubé, một lính Pháp đóng quân ở Hà Nội từ năm 1907 đến năm 1909.

Nhà Lynda Trouvé lần này chơi sốc, bằng việc phá giá tối đa, khi mà trần khởi điểm không có bức nào vượt quá 5.000 EUR, thậm chí vài bức chỉ 800 - 1.000 EUR. Rõ ràng mức khởi điểm này là để tạo sự thu hút và kịch tính cho phiên đấu sắp tới.

Ví dụ như bức “Sous-bois au soleil couchant” (Bụi cây lúc mặt trời lặn, sơn dầu trên vải, 39x30 cm) khá đẹp, mà chỉ có mức khởi điểm chỉ 1.500 - 2.000 EUR, thì giống như đùa giỡn vậy.

Tuy nhiên, với mức khởi điểm này thì có vẻ phù hợp với tất cả bảo tàng, tổ chức, trường học có liên quan đến Hàm Nghi hoặc mỹ thuật tại Việt Nam.

Xem 19 tranh qua ảnh chụp, thấy có tình trạng hư hỏng nhẹ, có lẽ do Henri Aubé là một người lính, di chuyển nhiều, việc bảo quản tranh cũng chưa thật tốt. Nhưng cũng khá may, sự hư hỏng này đều ở mức chữa chạy được, với trình độ y khoa mỹ thuật như hiện có ở Việt Nam.

Hàm Nghi lên ngôi lúc 14 tuổi. Ông ban Chiếu Cần Vương ngày 13/7/1885, kêu gọi cả nước đánh giặc. Tháng 11/1888, ông bị giặc Pháp bắt sống tại miền núi tỉnh Quảng Bình, đưa xuống tàu đi đày ở Algérie (Bắc Phi).

Tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Hà Nội, trong hồ sơ tập 7, phông Nha kinh lược Bắc kỳ, có hai bài thơ chữ Nôm “Ngự bút tự trào quốc âm nhị thư ban Bắc kỳ chư thứ” của Hàm Nghi. Viết giai đoạn Cần Vương, nghĩa là lúc 14-15 tuổi, nhưng đã rõ khí khái.

Bài 1:

“Ôi việc trên đời nghĩ cũng hay,

Sơn hà xã tắc nắm trong tay

Hai hàng mũ áo mong mong trước

Bốn phía cày bừa nhớ nhớ nay

Tôn tổ vun trồng đà có tớ,

Đất trời ngang dọc ngẫm từ đây

Xoay vần con tạo xem chăng tá?

Quét sạch tanh hôi có mặt này”.

Bài 2:

“Nhủ bảo quân dân cập lại quan

Thứ cho tội trẫm đã muôn vàn

Ngôi cao kịp tới liền lo nghĩ,

Tuổi trẻ nhưng nay luôn thở than

Vạch đất ra tay tề xã tắc

Xin trời mở mặt với giang san

Bốn phương đâu để theo dòng cũ

Trung nịnh rồi ra sẽ liệu bàn”.

Có một thông tin (chưa có dữ liệu kiểm chứng) nói rằng khi đi đày thì Hàm Nghi bị cấm thư từ, viết lách với quê nhà. Nên có lẽ vì vậy mà ông chọn vẽ tranh để bày tỏ nỗi lòng mong nhớ cố hương, dù hiếm khi nào ông vẽ (hoặc được phép vẽ) phong cảnh cố hương.

Trong các phong cảnh ấy, hiếm khi nào thấy ông vẽ người Tây phương/Bắc Phi, chỉ một màu bảng lảng, lam chiều – một thị giác khá quen của Trung bộ.

  

clip_image002

clip_image004

clip_image006

clip_image008

clip_image010

clip_image012

clip_image014

clip_image016

clip_image018

clip_image020

clip_image022

clip_image024

clip_image026

clip_image028

clip_image030

clip_image032

image

 

image