Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2023

Hồ thủy lợi có được bằng 600 ha rừng có thực sự cần không?

Bùi An

Những lúc như thế này, các "tinhbong" cõi mạng sẽ bắt đầu lên "nói giọng ngược", sẽ mạt sát những người phản đối, sẽ bảo vệ chính quyền, sẽ chửi bới rằng "cứ ôm cái nghèo cái khổ mà bảo vệ môi trường"... Các tinhbong không ng u, họ chỉ giả vờ ng u, họ đánh lái, họ bẻ cong, chỉ để đạt được mục đích, chỉ để thỏa mãn cái căn tính gớm giếc của họ.

Phải hiểu rằng, cái hồ thủy lợi Ka Pét kia là hồ được xây thêm, chứ nó không phải là cái đầu tiên, cái duy nhất sẽ cấp nước cho khu vực nông nghiệp Hàm Thuận Nam. Cho đến năm 2016, cả huyện này có đến 14 hồ thủy lợi để chứa nước như Đạ Mi, Biển Lạc, Ba Màu, Tà Mon, Tân Lập, Đu Đủ... đều chỉ cách cái hồ định xây tầm 20 km. Tất nhiên các "tinhbong" sẽ lờ đi cái này, sẽ nói như thể cái sắp xây là thứ duy nhất cấp nước cho cả vùng.

Nếu nhiều hồ chứa nước như thế rồi, sao hạn hán vẫn xảy ra như đợt năm 2020? Đây là đặc tính khô hạn của vùng đất Bình Thuận, Ninh Thuận, mỗi năm sẽ có 3 - 4 tháng mùa khô, khi đó lượng nước mưa, nước ngầm, nước từ sông ngòi đều thấp. Nghĩa là với 14 hồ chứa nước đã có, mùa khô cũng không có nước để chứa thì xây thêm 1 cái hồ này nữa có giải quyết được vấn đề không? Đảm bảo những người duyệt làm cũng không dám trả lời.

Ở khía cạnh ngược lại, với 14 hồ thủy lợi có sẵn, những khi bão kéo vào Bình Thuận (năm nào cũng vài ba cơn bão), mưa kéo dài thì những hồ thủy lợi tích đầy nước sẽ thi nhau xả lũ, kệ mẹ hoa màu cây trồng của dân ở phía dưới đập. Bản thân tôi ở Hàm Thuận Bắc, từ nhỏ đã chứng kiến rất nhiều lần hồ thủy lợi Sông Quao xả lũ ngập ngụa hết cả vùng hạ lưu, thanh long ngâm trong nước vài ngày (có đợt ngập hơn tuần) là chết hết, phải trồng lại cây mới. Có năm nước còn tràn hết đồng ruộng ngập tràn qua cả đường quốc lộ 28. Không xả lũ thì vỡ đập, càng thê thảm hơn nữa. Hồ thủy điện hay hồ thủy lợi đều không phải là cây gậy phép toàn năng, mà nó là con dao hai lưỡi, bất cứ lúc nào cũng có thể gây đứt tay chảy máu.

Đến việc "Đánh giá tác động môi trường" của cái công ty Mỏ địa chất miền Nam kia, một công ty nhỏ nhoi nhưng có thể làm nghiên cứu đánh giá cho 600 ha rừng thì có thể nói là kỳ tài. Tất nhiên, thứ gì ở đất nước này cũng đúng quy trình, cho đến khi ai đó xộ khám, thì nó hết đúng quy trình nữa. Mà đừng nói công ty nhỏ, công ty lớn làm ĐTM cũng đa số theo ý chủ đầu tư, không theo thì bữa sau không ai thuê, thành ra những báo cáo ĐTM nếu không phải từ đơn vị độc lập đều không đáng tin cậy.

Bây giờ nói đến việc "trồng rừng", các "tinhbong" sẽ vin vào chuyện "họ trồng lại rừng gấp 3 kìa, chúng mày còn phản đối gì", để ủng hộ việc phá rừng nguyên sinh. Tất nhiên các tinhbong thừa biết rằng để trồng lại rừng nguyên sinh là cực kỳ khó, mất hàng trăm năm và thực tế là không thể làm được, cứ nhìn châu Âu hiện tại là thấy. Các khu vực trồng rừng bù cho dự án đa số sẽ trồng bạch đàn và keo lá tràm, những loại cây này lớn rất nhanh, giúp nhanh chóng phủ xanh, nhưng lại không tạo ra hệ sinh thái rừng tự nhiên, mà đa số sẽ được khai thác sau tầm 5 năm. Nghĩa là người ta trồng chừng 5 năm để hoàn thành nghĩa vụ, để báo cáo, để nghiệm thu... sau đó thì chặt bán hết, rồi có trồng tiếp hay không thì không biết. Mà cơ bản, trồng bạch đàn và keo lá tràm nó chỉ hại đất chứ chả giúp ích gì cho khu vực như rừng tự nhiên. Nhà tôi ngày xưa cũng trồng keo lá tràm, sau khi chặt bán 1 đợt thì cũng không trồng nữa.

Còn ở góc nhìn của người dân ở khu vực đấy, họ có cần hồ thủy lợi này không? Chắc chắn là họ sẽ cần, hoặc nghĩ là cần, vì bản chất cái khoảng rừng kia không mang lại gì cho họ cả, còn cái hồ thủy lợi có thể có thêm nước (hoặc không, thì họ cũng có mất gì đâu). Cũng như các tinhbong đang hô hào chặt rừng, bản thân họ có bao giờ đặt chân vào rừng đâu, có nhận được lợi ích gì đâu, nên họ cứ hô cho sướng miệng. Nhưng quản lý tầm vĩ mô thì phải suy xét nhiều yếu tố, nó không phải dạng ăn xổi, không phải thử - sai, có những cái không bao giờ có thể sửa chữa được.

Bài học từ chuyện chặt cây trong thành phố, hô hào hy sinh để làm metro, làm đường này nọ, xong bây giờ lại đề xuất trồng cây lại. Nhẽ ngồi im không làm gì thì sợ người ta bảo vô dụng? Nhưng đôi khi, ngồi im không cũng là đã giúp ích cho nhân loại nhiều lắm rồi, nhất là các đỉnh cao trí tuệ xứ ta.

image

Nguồn: FB Bùi An