Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2023

Chính phủ Tình cờ (kỳ 9)

Yves Sintomer

Nguyễn Quang A dịch

image_thumb[3]_thumb[1]_thumb[1]

Tương phản với Athens

Những người ủng hộ các bồi thẩm đoàn công dân, các cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc, và các hội nghị đồng thuận nói chung tin rằng sự tham gia công dân vào chính trị là cốt yếu cho sức khỏe lành mạnh của hệ thống chính trị. Như chúng ta đã thấy trong dẫn nhập, họ đưa ra yêu sách đối với một định chế họ tin có gốc rễ trong các truyền thống Athen cổ xưa. Họ hầu như không nhắc đến các thử nghiệm rút thăm trong Thời Trung Cổ và thời kỳ Đầu Hiện đại. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn “truyền thống được sáng chế” này (Hobsbawm and Ranger 1992). Ngay cả nếu chúng ta đặt sang một bên những sự khác biệt hiển nhiên và quan trọng giữa các khung cảnh xã hội, chính trị, kinh tế, và thể chế của một mặt các nền dân chủ hiện đại, và mặt khác của Athens cổ xưa, có là chính xác để nói rằng chúng ta đang chứng kiến một sự trỗi dậy một phần của các lý tưởng của nền dân chủ Athen triệt để?

Trong Chương 1, chúng ta đã phân tích các mối quan hệ mật thiết giữa sự rút thăm và nền dân chủ ở Athens. Chúng ta cũng đã thấy rằng mối quan hệ này giữa sự rút thăm ngẫu nhiên và sự thảo luận cân nhắc thực ra đã hết sức phức tạp: Sự thảo luận cân nhắc công đã xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong thành phố Attic, nhưng trong các tòa án, các bồi thẩm đoàn được yêu cầu hình thành ý kiến của họ bằng việc lắng nghe các bên khác nhau mà không có sự thảo luận cân nhắc. Việc kết hợp sự rút thăm với sự luân chuyển các vị trí quyền lực đã giúp ngăn chặn sự nghề nghiệp hóa của hoạt động chính trị và, ngoài sự tồn tại của các nô lệ công ra, cũng để tránh sự độc quyền hóa quyền lực bởi các chuyên gia. Mặc dù một số lãnh đạo đã có ảnh hưởng hơn các công dân rất nhiều, các công dân đã có một tiếng nói trực tiếp về sự làm luật và trong mức độ lớn đã có thể tham gia vào chính phủ-tự quản.

Nếu ta tập trung chỉ vào các yếu tố thủ tục, quả thực có một số sự song song giữa các thực hành cổ xưa và đương thời. Những dẫn chiếu đến tính vô tư của các minipublic chắc chắn vẫn rất hiện diện, và sự nhấn mạnh cũng đến cơ hội bình đẳng để được chọn cho các chức năng thảo luận cân nhắc. Tuy nhiên, một sự khác biệt cốt yếu tách sự rút thăm ở Athens khỏi các thực hành đương thời – mẫu đại diện. Tại Athens, sự rút thăm và sự luân phiên nhanh các chức vụ đã cho phép các công dân để lần lượt cai trị và bị cai trị. Vì thế, phù hợp với tư duy chính trị cổ điển, sự rút thăm có khuynh hướng liên kết với nền dân chủ, trong khi các cuộc bầu cử liên kết với chế độ quý tộc. So sánh với nền dân chủ đại diện hiện thời, Athens đã là một hình thức của nền dân chủ triệt để. Các minipublic đương thời là hoàn toàn khác. Ý tưởng đằng sau các minipublic là dùng sự rút thăm để tạo ra một vi thế giới của toàn thể công dân: Một nhóm mà có cùng các đặc điểm và cùng sự đa dạng như toàn thể công dân, nhưng trên một quy mô nhỏ hơn. Một nhóm gồm hàng trăm công dân được chọn ngẫu nhiên có khuynh hướng là một mẫu đại diện về mặt thống kê của dân cư như một toàn thể. Một nhóm nhỏ hơn gồn 12 đến 25 người không thể là đại diện thật, tuy nó bao gồm một số tính đa dạng của nhân dân. Cả hai kiểu panel ủng hộ và khuyến khích sự đại diện mô tả.

Như chúng ta đã thấy sớm hơn trong chương này, quan niệm lấy mẫu đại diện là quen thuộc với các bạn đọc thế kỷ thứ hai mươi mốt nhờ hàng thập niên của sự dùng sâu của nó trong thống kê học và các thăm dò dư luận. Đấy là vì sao có vẻ “khá duy lý để xem xổ số như một phương tiện cho mục đích đại diện mô tả” (Stone 2009, p. 390). Tuy vậy, mẫu đại diện là một sáng chế của cuối thế kỷ thứ mười chín. Đã không thể có quan hệ nào giữa sự rút thăm và sự đại diện mô tả ở Athens, vì ý tưởng rằng sự chọn ngẫu nhiên dẫn một cách thống kê đến một mặt cắt ngang của dân cư đã không được chứng minh một cách khoa học vào thời đó. Sự may rủi đã vẫn chưa được thuần hóa về mặt khoa học (Hacking 1990). Chúng ta đã phân tích làm sao những người thúc đẩy sự đại diện mô tả trong thời cách mạng Pháp và Mỹ đã không thể dựa vào quan niệm về một mẫu đại diện, và vì thế đã bỏ qua sự rút thăm, đưa ra các giải pháp kỹ thuật khác. Sự thực rằng sự lấy mẫu đại diện đã vẫn chưa được phát triển, vào lúc khi xác suất và thống kê học đã là các môn học được thiết lập tốt rồi nhưng không được kết hợp, đã là một lý do cốt yếu vì sao sự lập pháp bằng rút thăm dường như bị diệt vong trong các nền dân chủ hiện đại. Ngược lại, sự quay lại của sự rút thăm vào cuối thế kỷ thứ hai mươi ngắn đã cũng liên kết với sự lấy mẫu đại diện. Trong hầu hết trường hợp, sự rút thăm như được thực hành trong chính trị bây giờ liên kết mạnh mẽ với sự lấy mẫu đại diện. Tuy vậy, sự thảo luận cân nhắc của một mặt cắt ngang hợp lý của nhân dân không phải là cùng như chính phủ-tự quản nhân dân. Sự rút thăm cho mọi người một cơ hội ngang nhau để được chọn; nhưng vì cơ hội này là rất nhỏ, nó không cho phép tất cả các công dân lần lượt giữ chức vụ công. Thay vào đó nó dẫn đến sự tạo ra một minipublic, một ý kiến đối chứng (counterfactual) là đại diện của cái công luận lớn hơn có thể nghĩ. Đấy là một sự khác biệt khổng lồ thứ hai với Athens. Trong thành phố Attic, không ai đã gợi ý rằng có thể có một sự phân kỳ tiềm năng giữa một mặt hội đồng (Boule) hay các tòa án (Heliaia), và mặt khác Ekklesia (hội nghị nhân dân). Ngược lại, sự thảo luận cân nhắc chất lượng cao giữa các nhóm nhỏ công dân được rút thăm đưa vào sự căng thẳng giữa ý kiến được khai sáng của minipublic và ý kiến của công chúng rộng hơn. Sự giống nhau thống kê giữa các đại diện mô tả và nhân dân chỉ là một điểm bắt đầu. Khi được chọn, các thành viên của minipublic có thể nghĩ, cảm nhận, và lập luận giống nhân dân, như John Adams đã viết khi biện hộ cho sự đại diện vi mô. Nhưng minipublic phải thảo luận cân nhắc, và trong quá trình này, nó có thể thay đổi ý kiến của nó. Nó có thể bắt đầu nghĩ bằng cách nào đó khác đi, và đấy chính xác là giá trị gia tăng của sự thảo luận cân nhắc (Sintomer 2010).

LÀN SÓNG THỨ HAI: TỚI CÁC MINIPUBLIC ĐƯỢC TRAO QUYỀN

Các nhà sáng chế ra làn sóng thứ nhất của các minipublic thảo luận cân nhắc đã hy vọng rằng các kỹ thuật này sớm muộn sẽ được sử dụng rộng rãi, nhưng kể từ các năm 2000, chúng vẫn chưa thấy các ứng dụng quy mô lớn. Điều này, theo Hans-Liudger Dienel (2010, p. 105), chuyên gia hàng đầu về các bồi thẩm đoàn công dân ở Đức, một phần là do sự lo ngại, được bày tỏ bởi các nhà biện hộ cho các minipublic thảo luận cân nhắc, về việc bảo toàn “tính thuần khiết” và sự nghiêm túc của các thủ tục như vậy:

Tôi tự hỏi liệu những người bênh vực nền dân chủ thảo luận cân nhắc, với cách tiếp cận xã hội của họ, với văn hóa hàn lâm và ý thức hệ của họ, có thể là một cản trở chính cho sự áp dụng hàng loạt của các bồi thẩm đoàn công dân và các dụng cụ thảo luận cân nhắc trực tiếp khác hay không. Họ có, chúng ta có, thực sự muốn rời niche (vị trí độc tôn) và gia nhập các liên minh mới để thấy áp dụng hàng loạt của các dụng cụ dân chủ thảo luận cân nhắc?

Làn sóng thử nghiệm thứ hai đã làm thay đổi tình hình này. Ba dụng cụ “cổ điển” của làn sóng thứ nhất vẫn phổ biến, và vài trong số các diễn viên chính của nó, đáng chú ý nhất Ned Crosby và James Fishkin, vẫn dính líu đến. Hơn nữa, làn sóng thứ hai đang tận dụng các thành tựu và các bài học của tiền bối của nó: những kỹ thuật cho việc tiết chế sự thảo luận cân nhắc tốt giữa các công dân thường; bằng chứng rằng các công dân thường này có thể thảo luận cân nhắc một cách hợp lý khi được tổ chức dưới các điều kiện đúng; các giá trị của tính vô tư và chất lượng liên kết với sự rút thăm chính trị; và ý tưởng rằng sự rút thăm dựa vào một mẫu đại diện hay một mặt cắt ngang hợp lý của nhân dân và như thế cho phép sự đa dạng nhận thức luận. Tuy nhiên, các diễn viên của làn sóng thứ hai là đa dạng hơn các diễn viên của làn sóng thứ nhất: Trực tiếp hay không, nghiên cứu hàn lâm đã nuôi dưỡng các quan điểm của các nhà hoạt động. “Các nhà hoạt động rút thăm” đã công bố các tiểu luận bảo vệ sự chọn bằng bốc thăm trong chính trị, và tập sách mỏng của nhà báo David Van Reybrouck Chống lại các cuộc Bầu cử (2016), được dịch sang nhiều ngôn ngữ, đã trở thành một sách bán chạy nhất toàn cầu. Các phong trào xã hội và các tổ chức bảo vệ nền dân chủ cấp cơ sở đã chấp nhận đề xuất. Với làn sóng thứ hai này, ý tưởng về sự rút thăm đã không còn là tầm nhìn của chỉ các nhà hàn lâm và các nhà cải cách thể chế nữa, cho dù họ tiếp tục đóng một vai trò trung tâm.

Ngoài ra, làn sóng thứ hai đang giúp mở rộng sự đa dạng của các lựa chọn. Có số thử nghiệm lớn hơn, và các thử nghiệm này ngày càng được lai và đa dạng. Hai kiểu rút thăm đã nổi lên (một sự phân biệt cắt ngang làn sóng thứ hai nhưng vượt xa hơn nó nhiều). Kiểu thứ nhất được dùng để chọn những người tham gia trong một hội đồng, một ủy ban, một jury, hay một minipublic. Nó đã là đặc trưng của làn sóng thử nghiệm thứ nhất và vẫn quan trọng trong làn sóng thứ hai. Mô hình thứ hai được dùng để chọn các cá nhân cho chức vụ công. Trong thời Trung Cổ và thời kỳ Đầu Hiện đại, chúng ta đã thấy rằng bầu cử, sự thâu nạp, và sự rút thăm thường được kết hợp để xác định ai sẽ giữ chức vụ. Loại lai này đã không tồn tại trong làn sóng thử nghiệm thứ nhất. Làn sóng thứ hai đã thấy một số cố gắng để kết hợp sự chọn ngẫu nhiên và các cuộc bầu cử. Đầu tiên chúng ta hãy xem xét ngắn gọn vai trò của sự rút thăm trong chính trị đảng, trước khi xem xét các loại mới của các minipublic chi tiết hơn.

Sự rút Thăm trong Chính trị Đảng

Sự rút thăm đã không biến mất hoàn toàn khỏi chính trị đảng trong thế kỷ thứ mười chín, nhưng nó vẫn được dùng chỉ trong các trường hợp bên lề, như chúng ta đã thấy, chẳng hạn như phân định ai thắng giữa hai ứng viên ngang điểm nhau. Sự chọn bằng bốc thăm cũng được dùng để phân bổ các ghế “được dành” cho các Dalit, các thiểu số sắc tộc, và các đẳng cấp thấp hơn ở Ấn Độ sau độc lập (trong một số khu vực bầu cử, chỉ những người từ một trong các nhóm này được phép giới thiệu mình như các ứng viên). Ngược lại, bắt đầu trong các năm 2000, một loạt thử nghiệm đổi mới sáng tạo đã rút các ứng viên đảng bằng thăm trong khung cảnh của các cuộc bầu cử đảng cạnh tranh. Thử nghiệm đầu tiên thuộc loại này đã xảy ra trong 2006 ở Marousi, một thị trấn cỡ vừa trong ngoại ô Athens. Một trăm ba mươi mốt công dân địa phương được chọn ngẫu nhiên đã bỏ phiếu cho ai nên là ứng viên thị trưởng được PASOK, Đảng Xã hội (chủ nghĩa) Hy lạp đề cử (Buonocore 2006, pp. 6–8). Họ đã dùng toàn bộ ngày để kiểm thử các cá nhân khác nhau đang ứng cử, làm việc luân phiên giữa các phiên toàn thể và các nhóm nhỏ hơn, và trong tối khuya cuối cùng họ đã chọn nhân vật mà tình cờ đã ít nổi tiếng nhất, mới ngay buổi sáng đó. Quá trình này được triệu tập bởi Đảng Xã hội địa phương, theo yêu cầu của George Papandreou, lãnh tụ quốc gia của PASOK và chủ tịch của Quốc tế Xã hội chủ nghĩa lúc đó. “Cuộc bầu cử sơ bộ” đổi mới sáng tạo này được truyền cảm hứng bởi sự thăm dò thảo luận cân nhắc và được lợi từ sự giúp đỡ tích cực của James Fishkin. Theo George Papandreou, khi nhu cầu tăng lên cho sự tham gia trong các nền dân chủ đương thời, Athens cổ điển có thể chào mời tài chuyên môn quý giá; sự chọn bằng bốc thăm hơn nữa có thể bảo đảm các cơ hội bình đẳng trong khía cạnh này. Ngoài ra, thủ tục được Fishkin sáng chế đưa ra sự ủng hộ khoa học cho sự lấy mẫu đại diện đích thực và sự hình thành một công luận được khai sáng. Nếu sự truyền cảm hứng hùng biện đến từ Hy Lạp cổ điển, thực hành thực sự là sát hơn với các thực hành của Cộng hòa Venetia, với các ủy ban bầu cử được chỉ định một phần bằng sự rút thăm. Các thử nghiệm khác đã xảy ra theo cách này, nhất là trong các đảng nhỏ Âu châu. Chẳng hạn, vào đầu các năm 2010, đảng bộ địa phương Metz của Đảng Xanh Pháp được chọn ngẫu nhiên các ứng viên của nó cho các cuộc bầu cử địa phương và lập pháp từ tập hợp các đảng viên của nó. Những người chẳng bao giờ tham gia vào cạnh tranh nội bộ và một cuộc chạy đua bầu cử khi đó, thực ra đã trở thành các ứng viên. Trong các cuộc thăm dò, các ứng viên được chọn ngẫu nhiên đã đạt các điểm số so sánh được với điểm số của các ứng viên Xanh khác được chọn qua bầu cử nội bộ. Mô tả sự thử nghiệm, một trong các ứng viên, với một xuất xứ trong tổ chức cộng đồng, đã giải thích rằng “sự rút thăm cho phép chúng tôi nói với những người đã ở trong chính trị suốt đời họ, và tin rằng chính trị là thẩm quyền độc quyền của họ, rằng thực ra điều này không phải thế” (Sintomer 2011, p. 179).

Tuy vậy, chính Mexico đã chứng kiến biến thể tham vọng nhất của sự rút thăm được dùng để chọn các ứng viên bầu cử. Thủ tục được thảo luận sôi nổi vài năm trong các giới hàn lâm và chính trị như nhau. Rồi nó được đề xuất bởi Movimiento Regeneración Nacional (Morena), đảng của tổng thống cánh tả tương lai, Manuel López Obrador (Aguilar Rivera 2015). Morena đã quyết định để chọn hai-phần-ba các ứng viên của nó cho bầu cử lập pháp vào ngày 7 tháng Sáu 2015 dùng một sự kết hợp của bầu cử và xổ số (một phần ba khác được dành cho các ứng viên bên ngoài không phải là các đảng viên của đảng). Trong mỗi khu vực bầu cử, những người ủng hộ đảng gặp nhau trong các hội đồng để bàu 10 cá nhân (5 nam và 5 nữ), từ đó các ứng viên đến lượt được chọn dùng một hệ thống xổ số khổng lồ – một dụng cụ bắt chước thực hành insaculación cổ xưa. Manuel López Obrador đã mô tả kết cục của thủ tục chọn này với các từ sau đây: “Sự may rủi quyết định cho chúng ta, và không phải chủ nghĩa thân hữu. Không còn họ hàng nào của các nhà lãnh đạo chỉ huy từ trên xuống nữa, các tên được rút ra từ các ví là những người đàn ông và đàn bà của nhân dân, các công dân mà chúng ta không thể nghi ngờ về bất kể việc làm sai trái nào, các công dân tốt tận tụy với đất nước của họ.” Thử nghiệm này đã có tác động đáng kể rồi khắp nước lớn thứ hai của Mỹ Latin, cho phép những người ngoài mà sẽ chẳng bao giờ được chọn để trở thành các ứng viên và, đối với nhiều người, các thành viên của quốc hội quốc gia và quốc hội vùng hay của các hội đồng thành phố. Nhiều người hơn đến từ giai cấp lao động và các nhóm dưới đã được bàu. Trong các khu vực bầu cử với một thành viên quốc hội được chọn qua thủ tục này, đảng Morena đã có các kết quả tốt hơn trong các cuộc bầu cử lập pháp 2021, khi dụng cụ này được nhắc lại. Khá lý thú, những người mới đến này thường khá tích cực trong các hiệp hội và các NGO trong các khu vực bầu cử của họ: Họ không phải là các chính trị gia chuyên nghiệp, nhưng ngược với các minipublic được chọn ngẫu nhiên, họ đã không bị tách rời khỏi xã hội dân sự có tổ chức, vì cấp cơ sở đảng đầu tiên đã phải bầu họ vào danh sách ngắn mà từ đó sự rút thăm xảy ra (Poertner 2002). Họ tạo thành một hình thức của sự đại diện mô tả ghép nền dân chủ bầu cử (elective democracy), nền dân chủ liên kết (associative democracy), và sự chọn ngẫu nhiên. Đồng thời, nó cũng đã làm tăng quyền lực của Manuel López Obrador có sức lôi cuốn bằng việc làm yếu tầm quan trọng của của các phe phái nội bộ bên trong Morena. Tóm lại, là khó để đưa ra bất kể kết luận cuối cùng nào về tính hiệu quả chính trị vào giai đoạn này.

Sự kết hợp này của sự rút thăm và các cuộc bầu cử giống cách nhiều quá trình bầu cử đã xảy ra trong thời Trung Cổ và thời kỳ Đầu Hiện đại. Ngược lại đã không có tiền lệ lịch sử nào cho sự đưa rút thăm vào để chọn các thành viên của các hội đồng đảng hay các ủy ban trung ương đảng. Tại Tây Ban Nha, các đảng bộ khu vực của các đảng cánh tả Izquierda Unida Podemos cũng đã thực hiện sự rút thăm bên trong các thủ tục nội bộ của chúng. Tại Andalusia, Izquierda Unida được chọn ngẫu nhiên 15 phần trăm của các đại biểu của hội đồng 2017 của nó. Tại Valencia và Murcia, Podemos đã rút thăm 17,5 phần trăm các thành viên của ủy ban thường trực của nó, và thủ tục sẽ được mở rộng ra các Đảo Balearic và Aragon. Tại Pháp, trong 2017, 25 phần trăm của ủy ban trung ương của République en marche! (“Cộng hòa Tiến bước!”), tổ chức chính trị của Macron Tổng thống Pháp mới, đã được chọn ngẫu nhiên giữa các thành viên. Phong trào dân túy cánh tả Les Insoumis cũng dùng sự rút thăm giữa các thành viên để chọn 1.200 đại biểu đi dự đại hội toàn quốc 2017 của nó, và đã lặp lại thử nghiệm này trong những năm tiếp theo. Một số đảng nhỏ hơn cũng đã chọn ngẫu nhiên các ứng viên lập pháp hay các thành viên của ủy ban thường trực của chúng.

Các Minipublic Thảo luận cân nhắc và nền Dân chủ Tham gia

Sức tưởng tượng dân chủ đã phong phú đến mức là không thể để mô tả tất cả các hình thức khác nhau của các minipublic được chọn ngẫu nhiên kể từ các năm 2000. Tuy nhiên, năm tập hợp chính của các thử nghiệm có thể được phác họa: sự lai hóa nền dân chủ thảo luận cân nhắc và nền dân chủ tham gia; sự kết hợp các minipublic thảo luận cân nhắc với nền dân chủ trực tiếp; sự tạo ra một mô hình mới, Hội nghị Công dân; một đề xuất dùng sự rút thăm để chọn (các thẩm phán của) Tòa án Tối cao; và các hội đồng thường trực được rút thăm bên trong các tổ chức hay các hiệp hội.

Tập đầu tiên của các đổi mới tận dụng các minipublic được chọn ngẫu nhiên bên trong động học tham gia lớn hơn, đặc biệt lập ngân sách tham gia. Như chúng ta đã thấy, mặc dù những người bênh vực nền dân chủ tham gia đã chú ý đến chất lượng thảo luận cân nhắc của các thủ tục, ban đầu họ đã bỏ qua hay có một thái độ khá ngờ vực đối với các minipublic được chọn ngẫu nhiên. Khi thành phố Porto Alegre triệu tập một hội nghị để kiểm điểm mười năm đầu tiên của lập ngân sách tham gia và công bố tuyển tập của hội nghị vào đầu các năm 2000, đã chỉ có một bài báo, được một học giả Pháp viết, nhắc đến khả năng kết hợp dụng cụ lập ngân sách tham gia ban đầu với sự rút thăm; bài báo này đã không tìm thấy tiếng vang nào trong thủ đô của phong trào toàn cầu hóa-khác [alter-globalization] (Sintomer 2002, pp. 57–67).

Tuy vậy, bắt đầu trong các năm 2000, lỗ hổng giữa nền dân chủ tham gia và nền dân chủ thảo luận cân nhắc đã bắt đầu khép lại ở các phần khác của thế giới. Các bồi thẩm đoàn công dân Berlin, được triệu tập đầu tiên giữa 2001 và 2003, là một trong những thí dụ lý thú nhất, đặc biệt vì chúng đã lai các tổ lập kế hoạch của Peter Dienel theo một cách lý thú (bản thân Dienel đã không hài lòng với sự đổi mới này). Tại mỗi trong số 17 quận được liên bang nhắm cho đổi mới đô thị của thủ đô, một số tiền 500.000 euro được cấp cho một nhóm cư dân cho các dự án (Röcke and Sintomer 2005, pp. 139–160). Các bồi thẩm đoàn Berlin đã khác với mô hình cổ điển theo ba cách. Thứ nhất, họ họp trong mười lăm phiên 2- hay 3-giờ, mà, ngược với thời kỳ 3 ngày liên tiếp phổ biến hơn, cho phép các thành viên làm quen với thông tin và phác họa ra xương sống của cái có thể một ngày trở thành một cơ thể vĩnh viễn. Thứ hai, nửa của các bồi thẩm viên được chọn bằng thăm từ danh sách cư dân, và một nửa là các công dân tích cực trong vùng địa phương. Thứ ba, và quan trọng nhất, các công dân này được trao quyền lực ra quyết định, và các nhà chức trách địa phương cố gắng theo lời khuyên của họ, bên trong các giới hạn thẩm quyền và pháp chế của họ.

Khi các bồi thẩm đoàn này được thiết lập, nhiều phong trào xã hội điển hình cho thành phố Berlin – như phong trào của những người chiếm chỗ (squatters) – đã suy tàn về quyền lực, nhưng sự tham gia vẫn là một vấn đề quan trọng. Một chính sách đô thị liên bang đã tạo ra một cửa sổ cơ hội chính trị và hành chính trong đó các bồi thẩm đoàn đã có thể được tạo ra; sự tham gia của những người địa phương là một mục tiêu chiến lược được tuyên bố và, bị ảnh hưởng của các truyền thống Anh-Mỹ, sự trao quyền cho những người với ít quyền lực nhất trong xã hội được khuyến khích. Cuối cùng, các sáng kiến được đưa ra trong các quận này của Berlin đã có khả năng được lợi từ một xu hướng cải cách chính quyền địa phương rộng hơn. Neues Steuerungsmodell, một phiên bản dân chủ-xã hội của sự Quản lý Công Mới, đã thử nuôi dưỡng hoạt động hướng-mục tiêu ngang các ranh giới truyền thống, và để thúc đẩy sự cởi mở, sự giám sát, và trách nhiệm ở tất cả các mức hành chính, với một quan điểm để tháo dỡ các cấu trúc thứ bậc. Sự thiết lập các nhà quản lý quận trong năm 1999 tại các vùng bị chính sách thành phố tác động đã có nghĩa là khuyến khích cả sự trao quyền cộng đồng và hiện đại hóa hành chính.

Sự bao gồm các nhà hoạt động trong các bồi thẩm đoàn Berlin được chào hàng như ủng hộ sự hợp tác giữa xã hội dân sự có tổ chức và các công dân thường, và sự rút thăm được xem như một dụng cụ để mở rộng và đa dạng hóa (về mặt tuổi, giới, và dân tộc) giới của các công dân tham gia vượt ngoài biên chế chính thức. Mặc dù những người trẻ được đại diện thấp một chút, như những người bỏ học và những người nhập cư, thiếu sót này là ít nổi bật hơn trong các cơ chế dựa vào sự tham gia tình nguyện. Các nhà quản lý quận đã có một chức năng then chốt trong việc lập các bồi thẩm đoàn, tích cực chuẩn bị các phiên, giúp giữ các cuộc thảo luận sống động, và giám sát các dự án được tạo ra. Các NGO có đăng ký cũng đóng một vai trò tích cực: Chúng trình bày hai phần ba các dự án dưới sự xem xét của các bồi thẩm đoàn; gần nửa số bồi thẩm viên được tuyển mộ từ hàng ngũ của chúng; và chúng thực hiện hầu hết dự án mà cuối cùng được chấp nhận. Khi so sánh, các công dân thường có trọng lượng ít hơn. Mặc dù họ chiếm nửa số bồi thẩm viên, họ hiếm khi đề xuất các dự án và đóng góp ít thường xuyên hơn cho sự thực hiện chúng; vai trò của họ là rõ rệt nhất trong các cuộc thảo luận. Về phần các ủy viên hội đồng được bàu và các quan chức thành phố, sự can thiệp của họ xảy ra chủ yếu trước và sau sự phán xử jury.

Giá trị cốt lõi của các bồi thẩm đoàn nằm trong năng lực của các công dân để lấy các quyết định về các dự án địa phương. Mặc dù tổng số tiền được nói đến là một phần bé tẹo của ngân sách Berlin, chúng không phải là không quan trọng. Nhờ năng lực ra quyết định này, các bồi thẩm đoàn Berlin thực ra là gần hơn với các cơ chế lập ngân sách tham gia về bản chất. Tổng cộng 700 dự án được tài trợ một phần hay toàn bộ theo cách này trong hai năm đầu tồn tại của các bồi thẩm đoàn, hầu hết trong số chúng được hướng tới sự giúp đỡ trẻ em hay những người trẻ. Mặc dù thủ tục này đã thành công trong việc thực hiện của nó, nó đã bị hạn chế ở mức vi mô và không cho phép nhiều đối thoại giữa dân cư và các chính trị gia.

Một chiều chính trị cơ bản hiện diện. Vài bồi thẩm đoàn đã yêu cầu bước ra ngoài vai trò được phân cho chúng (hệt như bồi thẩm đoàn xét xử đã định kỳ có thiên hướng để “vô hiệu hóa” luật), nhưng điều này rõ ràng vượt ra ngoài cái các quan chức sẵn sàng chấp nhận. Một số bồi thẩm viên muộn hơn đã tham gia trong các hiệp hội xã hội dân sự, và các NGO đã được lợi từ kinh nghiệm của họ. Tuy vậy, sự thực rằng các phiên xảy ra đằng sau các cánh cửa đóng chắc chắn làm giảm tác động đến các cộng đồng địa phương, vì hầu hết cư dân đã vẫn không biết sự tồn tại của chúng. Quá trình hầu hết giữ lại một động lực từ trên-xuống: Các phong trào xã hội không có sự kiểm soát các vụ việc, và các dự án có thể chỉ hiệu chỉnh bên lề các xu hướng tiêu cực địa phương. Như một kết quả, thử nghiệm đã từ từ tàn đi mà không gây ra bất kể phản ứng công chúng mạnh nào.

Tại Hà Lan, hai thử nghiệm được khởi xướng trong 2017 và 2018 một cách tương ứng có vẻ đi theo hột hướng tương tự. Các hội đồng đô thị quận trong hai thành phố, Groningen và Rotterdam, bây giờ được chọn bằng thăm thay cho được bàu hay được thâu nạp. Để tài trợ các dự án cộng đồng ở mức khu dân cư, chúng được trao quyền để phân phối 200.000 euro mỗi hai năm và 50.000 euro mỗi năm, một cách tương ứng (Lucardie 2019). Các quá trình lai khác đáng lưu ý: Một trong số lý thú nhất là sự dùng sự chọn bằng bốc thăm cho một số ngân sách tham gia. Một thử nghiệm chẳng hạn được thúc đẩy ở Australia bởi Quỹ Dân chủ Mới, một trong các tổ chức xuất sắc nhất biện hộ cho sự rút thăm trong chính trị. Hội đồng City of Canada Bay, ở đô thị Sydney, đã quyết định để chọn bằng thăm các công dân sẽ tham gia vào lập ngân sách tham gia, mặc dù cái sau chỉ có quyền tư vấn (Thompson 2012, article 5). Trong các năm 2000, tại quận Lichtenberg của Berlin, và thị trấn Emsdetten ở Tây Đức, các công dân được mời ngẫu nhiên để tham gia các cuộc họp ngân sách về tài chính và dịch vụ chính quyền địa phương: Sự chọn bằng bốc thăm được xem về mặt địa phương như việc ủng hộ sự tham gia đại diện về mặt xã hội học, và như một phương tiện để khiến nhân dân tham gia (Sintomer, Herzberg and Röcke 2016).

Sự rút thăm cũng được dùng trong ngân sách tham gia của các thành phố Đức, Tây Ban Nha, và Pháp khác. Từ 2001 đến 2008, trong thị trấn Pháp nhỏ Pont-de-Claix (12.000 cư dân nằm ở ngoại ô Grenoble), ý tưởng về dùng phương pháp này đã đến gián tiếp từ kinh nghiệm của các bồi thẩm đoàn Berlin. Trong thời kỳ bảy năm này, các ủy viên hội đồng địa phương đã chọn các tên dùng một loại bát mà từ đó các số xổ số được rút, chủ yếu bởi vì xổ số là phổ biến trong các lễ hội công khai; như một kết quả, người dân biết cả dụng cụ hoạt động thế nào và ở đâu người ta có thể nhận được. Pont-de-Claix đã phát triển một thủ tục hai giai đoạn. Tại mức khu dân cư, các ủy ban đã mở cho bất kỳ ai muốn dự và họp một lần mỗi ba tháng. Hoạt động chính là phân bổ ngân quỹ (16.000 euro trên khu) mà hội đồng thị trấn đã có sẵn cho những sự cải thiện nhỏ địa phương. Ở mức thị trấn, một Hội đồng Tư vấn Ngân sách gồm 50 thành viên họp vài lần một năm, gồm các công dân được chọn ngẫu nhiên từ sổ đăng ký bầu cử (với một hạn ngạch cho những người dưới 25 tuổi), cộng hai đại diện từ mỗi ủy ban khu dân cư. Thủ tục này đã tránh một hệ thống hình tháp trong đó mức thị trấn gồm chỉ các đại biểu từ các khu dân cư, như đã thế ở Porto Alegre. Tuy vậy, thử nghiệm này đã biến mất mà không có một dấu vết nào khi đa số chính trị địa phương thay đổi. Các nơi khác đã phát triển thay cho nó. Trong 2014, một jury công dân được thành lập theo cách đó để phân bổ minh bạch và vô tư nhà ở được trợ cấp trong làng Salon de Provence, ở miền Nam nước Pháp. Tương tự, trong 2013, vài thành viên quốc hội Pháp đã lập ra một jury công dân để phân phối các quỹ quốc hội mà họ có sự tiếp cận một cách hợp pháp. Năm trước, sự dùng tùy ý của các quỹ đó đã ở trung tâm của một vụ bê bối, và đã trở nên cốt yếu cho một số vị đại diện để đứng xa khỏi các đồng nghiệp của họ, trong khi đồng thời bày tỏ mong muốn của họ để phát triển một hệ thống tham gia.

Trong 2005, thị trấn Trung quốc Trạch Quốc (Zeguo) thậm chí đã kết hợp sự lập ngân sách tham gia xảy ra trong thành phố Ôn Lĩnh [Wenling] (một thành phố miền đông Trung quốc với một dân số hơn một triệu người) với một phiên bản của các cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc (Fishkin et al. 2010, pp. 1–14). Một nhóm lớn của các công dân được chọn ngẫu nhiên thảo luận các dự án khác nhau ở mức thành phố và bỏ phiếu, tiếp sau sự thảo luận cân nhắc của họ, về ưu tiên các dự án như thế nào. Các thành viên của hội đồng thành phố, đã dự hội nghị mà không được phép can thiệp, sau đó sẽ họp; các quyết định của họ nói chung đã theo các khuyến nghị được các công dân cung cấp (He 2011, pp. 89–101). Muộn hơn, một hạn ngạch được lập ra để cho phép sự đại diện quá của các doanh nhân, sao cho giai cấp xã hội này, quan trọng cho sự phát triển kinh tế, có thể có nhiều ảnh hưởng hơn trọng lượng nhân khẩu học của nó có thể đã cho phép nếu khác đi. Một trong những sự độc đáo của thử nghiệm cải cách ngân sách Ôn Lĩnh, mà được xem như một mô hình ở Trung Quốc, là nó cho phép các thành viên của hội đồng lập pháp địa phương để ảnh hưởng đến các thương lượng ngân sách, mặt khác là một kỳ tích hiếm ở nước này, nơi chính quyền địa phương và Đảng cộng sản thường có độc quyền de facto về các vấn đề như vậy (Cheng, Sheh, and Li 2015, pp. 115–118). Trạch Quốc là thị trấn Trung quốc duy nhất nơi sự rút thăm đã được thử, với thành công vừa phải. Thật lý thú để lưu ý rằng ở Trạch Quốc như ở Pont-de-Claix, một trò chơi lotto được dùng để chọn ngẫu nhiên những người tham gia (tuy với một dụng cụ rất hiện đại ở Trung Quốc).

Các Minipublic Thảo luận cân nhắc và nền Dân chủ Trực tiếp

Trong một hướng thứ ba, sự đổi mới đã dẫn đến sự kết hợp các minipublic thảo luận cân nhắc được rút thăm với nền dân chủ trực tiếp (Steenbergen et al. 2015, pp. 187–204). Thử nghiệm đầu tiên theo cách này là Hội nghị Công dân British Columbia (2004), tiếp theo bởi thử nghiệm Ontario năm sau đó. Thử nghiệm trước đã trở thành một nguồn cảm hứng cho các vùng khác. Tại Ireland, tiếp theo một sáng kiến được các nhà hàn lâm và một nhóm gọi là “Chúng ta các Công dân” khởi động đã được mô hình British Columbia trực tiếp gây cảm hứng, một pilot Hội nghị Công dân gồm 100 cá nhân đã họp trong 2011. Nhóm đã đưa ra các gợi ý cho cải cách hiến pháp và đã nhận được sự đưa tin media đáng kể. Sau cuộc bầu cử 2011, chính phủ mới đã tán thành ý tưởng. Được đa số các đảng ủng hộ, nó đã triệu tập một Hội nghị Lập hiến, 67 trong số 100 thành viên của nó đã là các công dân được chọn ngẫu nhiên từ sổ đăng ký bầu cử. Những người khác đã là các chính trị gia, để tránh phản ứng tiêu cực từ các đảng chính trị mà đã làm cho việc chấp nhận các kiến nghị đến từ các hội nghị công dân ở British Columbia hay Ontario khó khăn hơn. Một số đề xuất đã nổi lên từ công việc của Hội nghị, vài trong số đó cuối cùng đã được chính phủ và quốc hội chấp nhận. Quan trọng nhất đã là một sửa đổi hiến pháp nhắm tới việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng-giới, mà cuối cùng đã được một cuộc trưng cầu dân ý trong tháng Năm 2015 phê chuẩn. Mặc dù một sửa đổi khác, về giới hạn nhiệm kỳ tổng thống, đã bị bác bỏ, một trong những cố gắng tham vọng nhất để kết hợp nền dân chủ thảo luận cân nhắc và nền dân chủ trực tiếp vẫn có thể được xem là một thành công vĩ đại (Farrell, Harris, and Suiter 2016, pp. 33ff). Quá trình được lặp lại trong 2016–2018, lần này xử lý sự phá thai, và trong 2020–2021, với các vấn đề bình đẳng giới, cả hai lần với các hội nghị được chọn hoàn toàn bằng thăm (Courant 2021). Các chủ đề này đã rất quan trọng, nhất là trong một nước đa số Công giáo.

Một trong các thử nghiệm lý thú nhất với các bồi thẩm đoàn công dân, được gọi là Xét lại Sáng kiến Công dân (Citizens’ Initiative Review), được tiến hành ở Oregon. Tiếp theo một phong trào cấp cơ sở kêu gọi nền dân chủ thảo luận cân nhắc hòa giải với các hình thức hiện có của nền dân chủ trực tiếp (Gastil 2000), và được lợi từ sự tham gia của Ned Crosby, nhà sáng chế ra các bồi thẩm đoàn công dân, các thành viên chính phủ bang từ cả hai bên lối đi (tức là dân chủ và cộng hòa) đã quyết định để thể chế hóa việc dùng các panel công dân được chọn ngẫu nhiên. Citizens’ Innitiative Review được chấp nhận chính thức trong 2011. Nguyên tắc của nó là như sau: Một khi một sự thu thập chữ ký thành công nhưng trước khi việc bỏ phiếu xảy ra, một panel công dân cử tri được triệu tập và tranh luận vấn đề được đưa ra trưng cầu dân ý. Quyết định của panel sau đó được chia sẻ với các công dân, cũng như tài liệu thông tin thông thường được phân phát (các ý kiến từ cả những người ủng hộ và phản đối sáng kiến). Với loại thủ tục này, nền dân chủ thảo luận cân nhắc không lách nền dân chủ trực tiếp, mà đúng hơn làm tăng thành phần duy lý của nó. Hơn nữa, nên lưu ý rằng vào cuối sự thảo luận cân nhắc, các panel buộc phải trình bày rõ một lập trường đa số, hơn là đạt sự đồng thuận. Các đề xuất như thế được đệ trình cho bồi thẩm đoàn để xem xét và sự bỏ phiếu nhân dân bao phủ một dải rộng chủ đề: đưa sự kết án tối thiểu bắt buộc vào (bề ngoài để răn đe tội phạm); hợp pháp hóa các trạm phát cần sa y tế; hợp pháp hóa các casino không thuộc bộ tộc; cải cách thuế công ty, vân vân. Các đánh giá về thủ tục phần lớn đã tích cực: Tổng thể, chất lượng thảo luận cân nhắc của nó được quảng bá (Knobloch et al. 2013a, pp. 105–125; 2013b; Gastil, Knobloch, and Reitman 2015, pp. 21–40), và tác động của các ý kiến của các bồi thẩm đoàn lên sự bỏ phiếu đã là đáng kể. Citizens’ Initiative Review đạt được sự nổi tiếng quốc tế. Các bang khác của Hoa Kỳ bắt đầu đưa vào các dụng cụ tương tự và trong 2020, một dự án pilot đã được kiểm thử tại Sion, thủ phủ của tổng Valais ở Thụy Sĩ, nước mà ở đó nền dân chủ trực tiếp hiện tại phát triển nhất trên thế giới.[1]

Các Hội nghị Công dân: Một Jury Vô tư hay một Hội đồng Chính trị?

Các hội nghị công dân như thế được kết hợp với nền dân chủ trực tiếp trong vài thử nghiệm quan trọng. Trong các khung cảnh khác, các hội nghị công dân bắt đầu đại diện một mô hình riêng, bên cạnh các bồi thẩm đoàn công dân, các hội nghị đồng thuận, và các cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc. Như chúng ta đã thấy, thử nghiệm đầu tiên đã xảy ra ở British Columbia, tỉnh có diện tích lớn thứ ba của Canada. Sự truyền cảm hứng cho dự án đã đến từ cả các bồi thẩm đoàn nhân dân trong ngành tư pháp và các cuộc thăm dò dư luận thảo luận cân nhắc. Tuy vậy, tên đã tiết lộ một sự thay đổi về mặt mục tiêu: Một hội nghị (assembly-hội đồng) không còn là một “poll (cuộc thăm dò dư luận)” nữa vì nó nhắm để đại diện nhân dân và đề xuất các giải pháp sẽ được tích hợp trực tiếp vào quá trình ra quyết định. Thử nghiệm này đã chưa từng có về quy mô: Mục tiêu của nó không chỉ để thảo luận mà để phát triển một đề xuất trước đó chính phủ đã cam kết đệ trình cho một cuộc trưng cầu dân ý. Chưa bao giờ trước đây một nhóm công dân được chọn bằng thăm đã có trách nhiệm lớn lao đến vậy trong một nền dân chủ hiện đại.

Thủ tục này có thể thâm dụng-lao động hơn nhiều so với sự thăm dò thảo luận cân nhắc bình thường. Trong trường hợp Canada, một giấy mời được gửi tới 200 cử tri trong mỗi khu vực bầu cử, được chọn ngẫu nhiên theo các hạn ngạch tuổi và giới. Từ những người đã chấp nhận, 10 đàn ông và 10 đàn bà lại được rút bằng thăm để tham gia vào các cuộc họp thông tin phân tán, và sau đó một nam và một nữ được chọn ngẫu nhiên trên khu vực bầu cử. Thêm vào tổng số 158 người tham gia này là hai người Bản địa đã tham gia trong các cuộc họp – vì không ai từ nhóm nhân khẩu học đó được rút thăm, nó có vẻ là một sự cố quan trọng để chỉnh sửa. Tất cả chi phí tham gia vào sự kiện (kể cả trông trẻ sơ sinh) được phủ, cộng một trợ cấp hàng ngày 150 dollar Canada (Milner 2005, pp. 3–8; Lang 2007). Các cuộc họp được tổ chức trong sáu cuối tuần từ 10 tháng Giêng đến 21 tháng Ba 2004, và các cuộc này được tiếp theo bởi hàng tá phiên phân tán. Vào cuối pha này, một “Tuyên bố Sơ bộ cho Nhân dân British Columbia” đã tóm tắt các lựa chọn dưới sự xem xét, với khả năng cho các công dân để trình những sự đóng góp. Sau khi nghỉ hè, Hội nghị Công dân đã hoàn tất công việc của nó trong ba cuối tuần trong tháng Chín và tháng Mười 2004, tại đại sảnh đường của Vancouver Center; các phiên của nó được truyền hình và đã thu hút được sự chú ý đáng kể. Các công dân bắt đầu với việc chọn hai lựa chọn khả dĩ: Lựa chọn thứ nhất, noi theo mô hình Đức, đề xuất sự kết hợp các đại diện được bàu trực tiếp trong các khu vực bầu cử của họ với các đại diện khác được bàu từ một danh sách đảng để bảo đảm sự đại diện tỷ lệ; lựa chọn khác là phương pháp, hết sức phức tạp, gồm việc bầu 2 đến 7 đại diện trên khu vực bầu cử (phụ thuộc vào độ lớn của khu vực bầu cử), trên một cơ sở tỷ lệ mà tối thiểu hóa vai trò của các đảng bằng việc tránh hệ thống danh sách (đảng). Vì sự không tin của họ vào các đảng chính trị, đã không ngạc nhiên rằng một tuyệt đại đa số công dân đã chọn giải pháp thứ hai (“Phiếu Đơn Có thể Chuyển nhượng [Single Transferable Vote]”). Việc này được đệ trình cho một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 17 tháng Năm 2005, các đảng đã tuyên bố sự trung lập của chúng về vấn đề. Để có hiệu lực, cải cách được đề xuất phải được ít nhất 60 phần trăm số phiếu bỏ khắp tỉnh và ít nhất 50 phần trăm trong 60 phần trăm của các khu vực bầu cử của nó. Mặc dù nó được chuẩn y trong gần như tất cả các khu vực bầu cử, nó đã nhận được chỉ 57,69 phần trăm số phiếu ở mức tỉnh. Luật bầu cử, vì thế, rốt cuộc đã không thay đổi. Tính phức tạp của phương pháp bỏ phiếu được đề xuất được cho là một nhân tố chính trong kết cục gây thất vọng này.

Bất chấp sự thất bại tương đối này, cũng được lặp lại ở tỉnh Ontario láng giềng, thử nghiệm đã có các tác động dây chuyền. Phương pháp luận của Hội nghị Công dân bây giờ được thiết lập như một mô hình mà có thể được tái tạo ở các quy mô khiêm tốn hơn khắp Canada. Nó đã lấy hình thức của các panel công dân tư vấn và bây giờ được dùng thường xuyên, dù trong một format (định dạng) được đơn giản hóa. Thử nghiệm British Columbia cũng đã có ảnh hưởng bên ngoài biên giới Canada. Một Hội nghị Công dân được triệu tập, dù trong một hình thức được sửa đổi với phạm vi tư vấn thuần túy, ở Hà Lan. Tại Australia, khái niệm đã dẫn đến Quốc hội Công dân Australia trong 2009 (Carson et al. 2013). Một mạng lưới công dân chiến đấu cho các thử nghiệm mới cũng đã nổi lên ở mức quốc tế. Vào đầu các năm 2020, sự nổi tiếng của mô hình đã tăng theo hàm số mũ, với các hội nghị công dân cho khí hậu được triệu tập ở một số nước Âu châu và ý tưởng này được một số diễn viên tăng lên ủng hộ.

Một yếu tố quan trọng của sự phát triển này là sự thực rằng, trong một số trường hợp, các thử nghiệm được triệu tập từ dưới lên, một trong số nổi tiếng nhất là G1000 ở Bỉ (Caluwaerts 2012). Một nhóm công dân và trí thức kể cả David Van Reybrouck đã quyết định triệu tập một Hội nghị Công dân để giải quyết sự tê liệt chính trị của một nước bị cấu trúc bởi sự chia rẽ sâu sắc giữa các dân cư Flemish và Walloon. Sau các cuộc bầu cử liên bang 2010, các cuộc thương lượng chính phủ đã tốn hơn 500 ngày. Trong chân không quyền lực này, một sáng kiến công dân gọi là G1000 được khởi động. Vào ngày 11 tháng Mười Một 2011, 1.000 người Bỉ đã tập hợp một ngày để thảo luận ba chủ đề quan trọng: an sinh xã hội, nhập cư, và khủng hoảng tài chính. Ngoài việc là từ dưới lên ra, tính độc đáo của thử nghiệm này là xung lực chủ yếu của nó đã không phải là sự quan tâm khoa học của các học giả mà là những sự quan tâm của các công dân bình thường (Jacquet and Reuchamps 2016, pp. 45–65). Quá trình được tổ chức theo ba bước: Một cuộc tham vấn online quyết định các chủ đề mà các công dân sẽ thảo luận; bản thân Hội nghị Công dân, dẫn đến một thảo luận rộng giữa 1.000 công dân mà cho các hướng dẫn thêm và đã nhận được sự đưa tin media nhiều nhất; và một loại jury công dân được chọn ngẫu nhiên giữa G1000, đã xảy ra một năm sau và đã tạo ra một báo cáo với các kiến nghị và tài liệu của hội nghị (Henneman et al. 2012). Vì sáng kiến đến từ xã hội dân sự, nó đã có thể không có các đầu ra thể chế trực tiếp, nhưng nó vẫn là một sự kiện media quan trọng. Trong trung hạn, nó đã giúp đại chúng hóa ý tưởng rằng các công dân không cần luôn luôn kỳ vọng các chính phủ để đưa ra sáng kiến và rằng các hội nghị công dân có thể hoạt động tốt và tạo ra các kết cục hợp lý hơn nền dân chủ đại diện (Jacquet et al. 2016, pp. 53–74). Tại Iceland, một biến thể khác của Hội nghị Công dân được sáng chế ra, thử nghiệm British Columbia giỏi nhất đã có một ảnh hưởng khá gián tiếp. Sau khủng hoảng kinh tế 2008 khi nước này gần như phá sản, mong muốn thay đổi chính phủ và phong cảnh chính trị đã lấy hình thức của các cuộc biểu tình đường phố khổng lồ. Cựu thủ tướng cuối cùng bị xử về tội sao lãng trong tháng Ba và tháng Tư 2012. Trong 2009, một Hội nghị Công dân gồm 1.200 người được rút thăm và vài trăm nhân vật đủ tiêu chuẩn được hình thành, tiếp sau sáng kiến của các hiệp hội công dân để nhận diện các giá trị mà trên đó đất nước nên được xây dựng lại. Thử nghiệm này được lặp lại trong tháng Mười Một 2010, lần này với sự ủng hộ chính phủ, với một quan điểm chấp nhận một hiến pháp mới. Nhiệm vụ của Hội nghị Công dân thứ hai, theo bước chân của hội nghị thứ nhất, là để xác định các nguyên lý chính mà sẽ củng cố hệ thống hiến pháp mới. Ngay sau khi, một Hội đồng lập Hiến được nhân dân bàu, gồm 25 công dân thường. 523 ứng viên cạnh tranh đã là cá nhân thuần túy: Các thành viên quốc hội đã không đủ tư cách, và việc vận động bầu cử được giảm một cách hợp pháp xuống mức tối thiểu nhằm để đặt sự kiện này tách rời khỏi các thói quen bình thường của giai cấp chính trị (bây giờ bị mất uy tín rộng rãi). Trong mùa xuân và mùa hè 2011, Hội đồng này làm việc trên một dự thảo hiến pháp mới. Các đổi mới đáng chú ý nhất đã là một cải cách thấu đáo của sự cân bằng giữa các quyền hạn chính phủ khác nhau, sự minh bạch lớn hơn trong quá trình ra quyết định, một sự mở rộng lớn của các dụng cụ của nền dân chủ tham gia và nền dân chủ trực tiếp, và sự xem xét nhiều hơn các vấn đề môi trường. Các điều của dự thảo được đăng online khi chúng được viết, và các thành viên của công chúng có thể bình luận và đưa ra các gợi ý qua các trang của Hội đồng trên Facebook, Twitter, và Flickr. Hiến pháp được đề xuất được đệ trình cho Quốc hội trong mùa hè 2011 và được đưa ra cho một cuộc trưng cầu dân ý trong 2012. Thực ra đấy đã là trưng cầu dân ý thứ ba trong vài năm, hai cuộc trưng cầu dân ý khác đều đã nhắc nhở những người Iceland để bác bỏ các kế hoạch được chính phủ đồng ý cho sự trả tiền cho các khoản nợ nảy sinh từ các sự phá sản ngân hàng (trong tháng Ba 2010 và lần nữa trong tháng Tư 2011). Các chính sách Icelandic về cơ bản đã bảo tồn nhà nước phúc lợi, và chúng bắt đầu định hướng lại một phần mô hình kinh tế. Các điểm chính của cải cách hiến pháp đã được tuyệt đại đa số thông qua, với một túc số đủ (Landemore 2015, pp. 166–191; 2020, pp. 152–190).

Dự án hiến pháp Icelandic đã vẫn vấp phải một số cản trở, tuy vậy (Cordier 2020). Chỉ 36 phần trăm cử tri đăng ký đã đi bỏ phiếu cho bầu cử Hội đồng lập Hiến. Hơn nữa, những tai họa pháp lý đã làm phức tạp sự thực hiện nó. Mối quan hệ giữa khuyến nghị của Hội đồng lập Hiến, các đóng góp trước của Hội nghị Công dân 2010, các gợi ý được đưa ra trong báo cáo về cải cách hiến pháp do các đại biểu quốc hội tạo ra, và các gợi ý được các công dân đệ trình online đã không rõ. Hơn nữa, từ một quan điểm xã hội học các thành viên của Hội đồng lập Hiến đã không mang tính đại diện, bên ngoài sự tôn trọng bình đẳng giới và đại diện tất cả các vùng của hòn đảo, cả hai yếu tố được áp đặt từ đầu, vì các cá nhân với các mức giáo dục cao hơn trung bình được đại diện quá rất nhiều. Cuối cùng, đa số bảo thủ thắng các cuộc bầu cử lập pháp 2013 đã quyết định không hoàn tất các cải cách hiến pháp – theo pháp luật hiện hành, bất kể sự xem xét lại nào của các luật cơ bản phải được đa số quốc hội thông qua. Trong những năm tiếp theo, không liên minh chính phủ nào đã sẵn lòng hay có khả năng khởi động lại quá trình cải cách hiến pháp (Ingimundarson, Urfalino, and Erlinsdottir 2016). Tuy nhiên, nó vẫn là một trong các ví dụ lý thú nhất về cải cách hiến pháp trong lịch sử dân chủ, với sự kết hợp rất đặc thù của nó về sự rút thăm, bầu cử, và trưng cầu dân ý, trong khung cảnh của các sự huy động xã hội, sự tham gia công dân, và sự thảo luận cân nhắc chất lượng.

Như chúng ta đã thấy, trong 2015, một Hội nghị Công dân Irish được chính phủ triệu tập đã đưa ra một khuyến nghị được trưng cầu dân ý hậu thuẫn về hôn nhân đồng tính, đã kết thúc thành công một quá trình được khởi động đầu tiên trong 2009 với một hội nghị công dân được khởi xướng từ dưới lên. Thử nghiệm thứ hai, xử lý sự phá thai, cũng đã thành công, như khuyến nghị chính của Hội ghị Công dân cuối cùng được nhân dân chấp nhận. Bây giờ chúng ta vào đầu các năm 2020, mô hình dường như đang trong quá trình thể chế hóa: Một hội nghị công dân thứ ba được triệu tập và công cụ này được chấp nhận ngang gần như toàn bộ phổ chính trị. Bởi vì thành công của chúng, các hội nghị công dân Irish tạo thành một điểm tham chiếu cho các thử nghiệm ở các nước khác. Đấy đã, chẳng hạn, là thế cho Hội nghị Công dân Pháp vì Khí hậu được tổng thống Emmanuel Macron triệu tập trong 2020–2021, mà rõ ràng đã được tiền bối Irish của nó truyền cảm hứng. Tuy vậy, ngoài các sự giống nhau hình thức và những sự chuyển giao rõ ràng ra, các trường hợp Irish và Pháp thể hiện hai mô hình khác nhau của các hội nghị công dân.

Một sự khác biệt lớn là trong khi hai hội nghị công dân Irish đầu tiên đã tìm cách quyết định giữa một cặp lựa chọn được phác họa rồi (hợp pháp hóa hay không quyền đối với hôn nhân đồng-giới hay đối với phá thai), Hội nghị Công dân Pháp vì Khí hậu được giao nhiệm vụ trình bày rõ một bộ khuyến nghị đáp lại câu hỏi trình bày mục đích chính thức của nó: Làm thế nào để “giảm phát thải khí nhà kính Pháp ít nhất 40 phần trăm so với 1990, trong tinh thần công lý xã hội.” Trong việc làm vậy, các thành viên của nó phải dựa vào các giải pháp khác nhau được các chuyên gia đề xuất (Tilikete 2020), chọn giữa chúng và xác định trình tự của chúng trong một dự án tương đối mạch lạc. Độ lớn và độ phức tạp của vấn đề này là vốn lớn hơn các vấn đề được xử trí ở Ireland rất nhiều (và giống Diễn đàn Quốc gia Icelandic hơn, đề xuất một loại chương trình bao quát, ít mạch lạc hơn bộ cuối cùng của các đề xuất của Hội nghị Pháp rất nhiều) (Cordier 2021).

Sự khác biệt thứ hai và có lẽ quan trọng hơn liên quan đến các động lực chính trị của các hội nghị tương ứng (Courant 2020a, pp. 487–507). Tại Ireland, mục tiêu của những hội nghị được chính phủ triệu tập là để đạt các quyết định vô tư, như thế thể hiện một đặc tính của sự rút thăm mà đã là trung tâm suốt lịch sử. Mặc dù không hoàn hảo, dụng cụ được thiết kế cẩn trọng với quan điểm này trong đầu, dùng các cơ quan trung lập để tổ chức và tiết chế hội nghị, đưa ra các sự điều trần công khai của các chuyên gia và những người có lợi ích liên quan bảo vệ các quan điểm ủng hộ và chống, và cấm các công dân liên lạc với các nhà hoạt động hay các nhà vận động hành lang trong hay giữa các phiên. Việc triệu tập các hội nghị công dân là một cách để ra khỏi một sự bế tắc: Nước Công giáo này dường như là đủ trưởng thành để hiến pháp hóa sự hôn nhân đồng-giới hay sự phá thai, chính phủ ủng hộ bước đi này nhưng cần tính chính đáng thêm để tiến một bước lên phía trước, vì các đối thủ của nó là khá hiểm độc và được huy động, và các đảng dẫn đầu đã vẫn bị chia rẽ về vấn đề này.

Về lý thuyết, cái gì đó tương tự đã có thể xảy ra ở Pháp trong 2019–2020: Một đa số công dân được thuyết phục rằng chiến đấu chống biến đổi khí hậu là một ưu tiên, chính phủ chính thức cam kết để giảm mạnh sự phát thải khí nhà kính của Pháp, nhưng những sự lobby mạnh bảo vệ status quo và ngăn chặn các chính sách táo bạo nhất. Tuy vậy, quá trình đột ngột rẽ sang một con đường khác. Cấu trúc của hệ thống chính trị Pháp hết sức tập trung, với các sự kiểm tra và cân bằng yếu và một tổng thống nắm hầu hết quyền lực. Không có một đảng chính trị mạnh, Emmanuel Macron đã đẩy tính gia trưởng này đến giới hạn sau cuộc bàu ông, chấm dứt đối thoại với các công đoàn, các chính quyền địa phương, quốc hội, hay thậm chí cá nhân các thành viên. Sự phản ứng lại đã mạnh và dữ dội. Trong mùa thu 2018, và trong vài tháng, ban đầu biểu tình chống lại một thuế carbon bất công về mặt xã hội, phong trào Gilets jaunes (những người mặc áo Gilê Vàng) đã khởi động một cuộc phản kháng cấp tiến dù không đảng phái mà đã làm tê liệt đất nước và đã dồn tổng thống vào góc tường (Jeanpierre 2019). Để tìm một lối ra, tổng thống đã triệu tập một “cuộc Tranh luận Lớn” từ tháng Giêng đến tháng Ba 2020, gồm các cuộc meeting công khai khắp đất nước, một nền tảng tham gia online, và các hội nghị công dân trong một cuối tuần tại mỗi trong 18 vùng của nước Pháp. Tranh luận lớn đã chỉ có tính tư vấn, và được tổ chức theo một cách mà làm cho bất kể sự mở rộng-quy mô hay sự tổng hợp thủ tục nào là không thể, với các cuộc đàm thoại diễn ra song song và ít chú ý đến đầu ra của các sự thảo luận cân nhắc. Thủ tướng và tổng thống như thế đã có thể cho rằng họ là những người chính đáng duy nhất có thể đưa ra các kết luận: Mà tình cờ đã chẳng là gì khác chương trình bầu cử trước của họ. Trong mùa xuân, sự kiện thảo luận cân nhắc giả này chẳng biết làm sao đã thành công, đấy là nói về mặt chính trị: Cùng với một sự đàn áp khắc nghiệt Gilets jaunes, nó đã giúp để thay đổi chương trình nghị sự và ổn định tình hình. Tuy vậy, khủng hoảng đại diện vẫn còn. Yêu sách dân chủ chính của phong trào Gilets jaunes là đưa sáng kiến công dân vào hệ thống chính trị Pháp, và trong một mức độ ít hơn, tạo ra một hội đồng công dân thường trực “để bảo vệ các lợi ích của nhân dân.” Một số phong trào sinh thái cũng gồm một Hội nghị Công dân giữa các mục tiêu của chúng. Priscilla Ludosky, một trong những nhân vật dễ thấy nhất của Gilets jaunes, đã làm việc với nhà hoạt động sinh thái Cyril Dion để lập ra một hội mới, Gilets citoyens (Các công dân mặc áo Gilê). Hội tụ với các trí thức công [cộng] (public intellectuals) về dùng sự rút thăm, họ đã đòi sự lập ra một Hội nghị Công dân vì khí hậu. Như Dion diễn đạt,

Nếu chúng ta muốn đạt các kết quả chung cho tất cả mọi người, chúng ta cần phân phối lại quyền lực, và để xây dựng [một] sự bổ sung giữa nền dân chủ đại diện và nền dân chủ trực tiếp. Với Hội nghị Công dân này, không phải là một vấn đề về tiến hành một cuộc đảo chính, như đã thế với tranh luận lớn, mà về chứng tỏ rằng chúng ta có thể tích hợp các cơ chế này vào các nền dân chủ của chúng ta trên một cơ sở vĩnh viễn.[2]

Không có cả phong trào Gilets jaunes và Emmanuel Macron, Hội nghị Công dân vì Khí hậu sẽ chẳng bao giờ xảy ra: Sự hội tụ nghịch lý này là khá lý thú (Cohen 2020; Pech 2021). Tổng thống Pháp, mà trước kia đã lớn tiếng nhưng không rất tích cực về các vấn đề môi trường, đã cướp cơ hội để ở bên tấn công. Bác bỏ sự thể chế hóa sáng kiến của các công dân, ông đã quyết định triệu tập một Hội nghị Công dân vì Khí hậu, và đã hứa rằng các khuyến nghị của nó sẽ được đệ trình “mà không có bộ lọc” cho một trưng cầu dân ý, hay cho một sự bỏ phiếu ở quốc hội, hay cho chính phủ để áp dụng quy định trực tiếp. Sự kiện được kết hợp với một đề xuất cải cách hiến pháp và biến đổi một cơ quan tân nghiệp đoàn chủ nghĩa (neo-corporatist) cũ, Hội đồng Kinh tế, Xã hội, và Môi trường (CESE), thành một viện cho sự tham gia công dân kể cả các công dân được chọn bằng thăm bên cạnh xã hội dân sự có tổ chức. Trong khung cảnh này, được ủng hộ bởi ý chí chính trị của một tổng thống hùng mạnh và với sự hậu thuẫn của một cam kết chính thức, một ngân sách năm triệu euro,[3] và một sứ mạng cốt yếu để thiết kế sự quá độ sinh thái tương lai của một nước Âu châu quan trọng, Hội nghị Công dân vì Khí hậu dường như là thử nghiệm dựa vào sự rút thăm có ảnh hưởng nhất cho đến nay.

Được triệu tập khá nhanh, với một nền hành chính chính phủ đã không có ý tưởng thực sự về làm thế nào để làm vậy, và như thế đã phải dựa vào các hội công dân như Nền dân chủ Mở, và một sự thương lượng giữa giữa văn phòng Tổng thống, Bộ Sinh thái, Gilets citoyens, CESE (Fourniau 2021), Hội nghị đã có một cấu trúc tổ chức khá kỳ lạ. Nó được đặc trưng bởi một mức nào đó của sự ngẫu hứng, mà có các khía cạnh tích cực – nó dọn đường cho sự đổi mới, và không chỉ là sự sao lại các mô hình có sẵn rồi – nhưng cả các khía cạnh tiêu cực: Một số quyết định không phải là kết quả của sự lựa chọn am hiểu. Hai đồng chủ tịch của ủy ban cai quản là Thierry Pech, CEO của think-tank trung-tả Terra Nova mà đã tham gia trong cuộc vận động tổng thống của Macron, và Laurence Tubiana, cựu Đại sứ Biến đổi Khí hậu của Pháp và Đại diện Đặc biệt cho COP21 năm 2015 ở Paris, và một kiến trúc sư chủ chốt của Thỏa thuận Paris như kết quả. Ủy ban cai quản gồm một số công dân của Hội nghị, các nhà hàn lâm, các đại diện NGO, và các thành viên của CESE. Nhà hoạt động Cyril Dion là một trong ba nhà bảo lãnh. Một nhóm chuyên gia thường trực cũng là cốt yếu cho Hội nghị, mà bắt đầu trong tháng Mười 2019. Do tính phức tạp của vấn đề, 150 công dân được tách ra trong 5 phân nhóm (sub-group) chủ đề, làm việc trong các phiên song song và thường xuyên gặp nhau. Hội nghị được xem với sự ngờ vực bởi các lobby kinh doanh truyền thống, một đa số của các nhà hoạt động cựu Gilets jaunes, đối lập chính trị, và một số NGO môi trường, hoặc bởi vì chúng cảm thấy rằng đấy chỉ là một sự thao túng của tổng thống, hay bởi vì chúng từ chối tính chính đáng của một minipublic được chọn bằng thăm, hay bởi vì chúng có những nghi ngờ mạnh về tính hiệu quả tiềm năng của nó. Ngược lại, một đa số các nhà sinh thái và các nhà hoạt động rút thăm, một thiểu số các nhân vật cựu Gilets jaunes, một số trí thức công, và những người bênh vực nền dân chủ thảo luận cân nhắc đã có những hy vọng thật sự cho một sự đột phá trong cả cuộc chiến đấu chống lại sự nóng lên toàn cầu và cho nền dân chủ. Hội nghị đã có được tính dễ thấy đáng kể trong không gian công cộng Pháp và không thể so sánh với các minipublic thảo luận cân nhắc trước.

Tuy vậy, hội nghị đã mau chóng đối mặt với các hoàn cảnh bất ngờ. Trong mùa đông 2019–2020, một cuộc đình công khổng lồ của các công nhân đường sắt và tàu điện ngầm chống lại cải cách hệ thống hưu trí (về vấn đề này như về các vấn đề khác, chính phủ Pháp không thiên về hỏi ý kiến) đã làm cho việc họp ở Paris khó khăn hơn. Rồi đến khủng hoảng Covid-19 và phong tỏa trong mùa xuân 2020. Vì thế, một phần lớn công việc đã bị trễ và đã phải tiến hành online. Những người có lợi ích liên quan đại diện công nghiệp truyền thống đã không coi Hội nghị một cách nghiêm túc, như thế cán cân của các cuộc điều trần công khai đã nghiêng có lợi cho các nhà sinh thái học, đặc biệt khi Nicolas Hulot, một nhân vật hoạt động môi trường lớn, được mời để phát biểu với Hội nghị. Điều này được tăng cường bởi sự hiện diện tích cực của Cyril Dion, và bởi sự thực rằng các tranh luận trái ngược nhau không phải là một ưu tiên trong công cụ. Bất chấp hoàn cảnh này, công việc tiếp tục nhanh chóng với một mức thảo luận cân nhắc cao.

Vào đầu tháng Tư, chính phủ đã chuản bị một gói kích thích để giải quyết khủng hoảng kinh tế do đại dịch gây ra, với ít sự quan tâm đến chuyển đổi sinh thái. Hội nghị như thế dường như vấp phải rủi ro trở thành chỉ một vật làm nền với không tác động nào đến các quyết định quan trọng. Nhằm để tránh kết cục này, một phần của ủy ban cai quản đã gợi ý rằng Hội nghị Công dân đưa ra công khai một loạt khuyến nghị trước khi toàn bộ kế hoạch của nó được hoàn tất. Một đại đa số của các thành viên Hội nghị đã bỏ phiếu thuận cho đề xuất này, dẫn đến một kẽ nứt sâu trong ủy ban cai quản (Pech 2021). Một số người tin rằng Hội nghị đã vượt quá vai trò của nó và đã phá hoại sự phân công lao động chính trị giữa một Hội nghị Công dân và nhà chức trách được bàu, với cái đầu tiên thực hiện nhiệm vụ được ủy thác cho nó bởi cái thứ hai, mà cung cấp nguồn hợp pháp duy nhất của tính chính đáng. Trong việc làm vậy, Hội nghị đã trở thành một diễn viên chính trị mới, với một biên nào đó của sự tự trị, mội loại của viện thứ ba (Fourniau 2021) cùng với hạ viện và thượng viện; Hội nghị như thế đã có nhiều sự dễ thấy hơn CESE rất nhiều (tính chính đáng của cơ quan rút thăm này hơi cạnh tranh với tính chính đáng của xã hội dân sự có tổ chức). Quá trình chính trị hóa này đã chỉ được nâng cao bởi sự tồn tại của các phong trào sinh thái cấp tiến, mà đã nhận ra tầm quan trọng của cái đang diễn ra và đã chớp thời cơ để tiếp xúc với các thành viên Hội nghị, mời họ đến các sự kiện, và như thế ảnh hưởng gián tiếp đến các sự thảo luận cân nhắc (Gaborit 2021) – cái gì đó đã bị cấm ở Ireland. Bị trễ vì đại dịch, Hội nghị đã quấy rầy các cuộc bầu cử địa phương và một xung đột giữa tổng thống và thủ tướng của ông, mà phản đối Hội nghị nhưng đã bị sa thải vào cuối tháng Sáu 2020, chính xác khi Hội nghị kết thúc. Một đa số áp đảo của Hội nghị đã chấp nhận 149 trong số 150 khuyến nghị do các phân nhóm của nó đưa ra. Kết quả toàn bộ đã khá lý thú, mặc dù một số khuyến nghị cuối cùng đã ít mạch lạc hơn các khuyến nghị khác và một số vấn đề như năng lượng hạt nhân đã bị chương trình nghị sự bỏ qua. Dù sao đi nữa, với mục tiêu của nó làm giảm phát thải khí nhà kính của Pháp ít nhất 40 phần trăm, Hội nghị đã tỏ ra rất tham vọng và có ảnh hưởng hơn bất kể chính sách nào được chấp nhận trước đó của chính phủ Pháp.

Emmanuel Macron đã công khai công bố rằng ông chấp nhận 146 trong số 149 khuyến nghị, kể cả một sửa đổi hiến pháp tuyên bố rằng việc bảo vệ “các quyền, tự do, và các nguyên tắc” được quy định trong hiến pháp “không thể làm hại sự bảo tồn môi trường, di sản chung của loài người.” Mặc dù tổng thống lẽ ra đã muốn đưa một loạt khuyến nghị lên một trưng cầu dân ý, ông đã buộc phải từ bỏ việc này do sự thù nghịch của Thượng viện, vì chính phủ là chính phủ thiểu số. Đồng thời, ý tưởng về một cuộc trưng cầu dân ý cũng bị làm còi cọc bởi sự thực rằng một đa số thành viên Hội nghị đã không tin rằng nhân dân nói chung sẽ chấp nhận các khuyến nghị của họ, có vẻ quá cấp tiến để được chấp nhận bởi các công dân không trải nghiệm quá trình thảo luận cân nhắc và để tìm đủ các đồng minh đảng phái; tuy vậy, thực ra các cuộc thăm dò muộn hơn cho thấy rằng một đa số đã ủng hộ hầu hết chương trình của Hội nghị. Sau khi Hội nghị kết thúc, một số thành viên của nó đã đồng ý bước vào thảo luận với các nghị sĩ sửa soạn các khuyến nghị lập pháp. Họ cũng đã lập ra một hội để theo dõi kết quả, mà tổ chức những cuộc tranh luận khó về lập trường chính trị cần thiết để chấp nhận. Ngoài ra, một số cựu thành viên Hội nghị đã tham gia các cuộc phản kháng hay thậm chí gia nhập các đảng đối lập. Những sự căng thẳng giữa các minipublic là một hiện tượng phổ biến mà tăng lên với độ lớn của nhóm và độ dài của thủ tục. Trong tình hình Pháp, quá trình chính trị hóa đã làm tăng sự căng thẳng một cách đáng chú ý, và một số công dân đã bỏ công việc. Ngoài ra, mặc dù sự rút thăm thừa nhận sự bình đẳng của tất cả các công dân, một người mà được chọn và trải qua một tính dễ thấy cao độ bởi vì media và tầm quan trọng cốt yếu của vấn đề, sau khi ban đầu đã chỉ là “bất cứ ai,” trở thành “ai đó.” Việc này tăng cường các xung đột nhân cách và làm cho khó khăn hơn để quay lại một cuộc sống “bình thường” (Pech 2021, p. 65ff). Tình hình bị làm cho càng khó khăn hơn bởi sự việc rằng quốc hội và chính phủ và đã gọt bớt các khuyến nghị tham vọng hơn: Lời hứa về các khuyến nghị được đệ trình “mà không có bộ lọc” đã hóa ra là viển vông. Đa số chính trị đã không lường trước một kế hoạch cấp tiến như vậy cho việc giảm phát thải khí nhà kính, và vì thế đã không biết phải làm gì với nó. Các khu vực kinh tế truyền thống đã nghĩ Hội nghị chỉ là một mã ngoài, và đã lobby chống lại nó sau đó. Ngược lại, Hội nghị đã trở thành một hòn đá thử vàng cho gần như tất cả các NGO môi trường, các đảng cánh tả, và các nhà hoạt động trong cuộc Đình công Khí hậu Toàn cầu 2021, với các diễn viên Pháp chỉ trích chính phủ đồng thời khi tính chính đáng của nó bị các đảng cánh hữu thách thức mạnh mẽ.[4] Đỉnh điểm đã đạt vào ngày 28 tháng Hai 2021, trong phiên cuối cùng nửa-chính thức của Hội nghị: Chín mươi sáu trong số các thành viên của nó đã cho phản hồi về quá trình dịch chuyển của các khuyến nghị của họ, với một số điểm trung bình 3,3 trên 10, mà tiết lộ một đánh giá khá tiêu cực về quốc hội và chính phủ. Đối với câu hỏi “Các quyết định của chính phủ giống sát thế nào với mục tiêu ban đầu được tổng thống Macron đề xuất?,” số điểm trung bình thậm chí còn thấp hơn (2,5 trên 10).[5]

Trong khung cảnh của cuốn sách này, những ngoắt nghéo của chính trị Pháp là không đặc biệt quan trọng; tuy vậy, thật đáng chú ý rằng, nhớ đến mô hình Irish, Hội nghị Công dân vì Khí hậu Pháp đã kết thúc giống sát hơn một mô hình khác. Hội nghị đã không còn là một cơ quan vô tư chịu trách nhiệm đưa ra các khuyến nghị để giải quyết một sự bế tắc, mà đã trở thành một diễn viên chính trị mới, một Hội nghị Công dân đòi một hình thức của tính chính đáng mà có thể đối lập với các quyền lực được bàu, và có thể tiềm năng là một phần của một hệ thống kiểm tra và cân bằng mới. Để diễn đạt một cách thô lỗ, nó đã đi theo hình mẫu của một hội đồng, không phải của một bồi thẩm đoàn (Pech 2021; Fourniau 2021; Sintomer 2022). Cả hai mô hình có thể được ca ngợi hay bị chỉ trích, và các thử nghiệm cụ thể mà chúng dẫn đến còn xa mới hoàn hảo, nhưng sự xuất hiện của một mô hình mới là đáng lưu ý. Sự rút thăm có phải nhất thiết nhắm tới sự thảo luận cân nhắc trung lập nhờ tiềm năng của nó cho tính vô tư? Ngược lại, các minipublic thảo luận cân nhắc với các đặc điểm cụ thể của chúng (các thành viên không có sự nghiệp chính trị cá nhân nào để bảo vệ, có các nhóm lợi ích có tổ chức, sự thảo luận cân nhắc chất lượng cao được bảo đảm) có nên trở thành một diễn viên chính trị giữa các diễn viên khác, bước vào đối thoại chính trị trong liên minh với các phong trào xã hội? Các đảng cánh hữu và các hiệp hội kinh doanh truyền thống đã chỉ trích Hội nghị Công dân vì Khí hậu Pháp bởi vì thành kiến của nó; các phong trào bảo vệ môi trường và cánh tả sẽ nói gì nếu giả như ảnh hưởng đã đến từ các lobby công nghiệp? Liệu kịch bản này là có thể, hay liệu có các quan hệ lựa chọn (elective affinities) đủ giữa các minipublic thảo luận cân nhắc và lợi ích chung để làm cho các hội nghị công dân ít nhiều được miễn khỏi tai ương của các lợi ích cá biệt?

Một Tòa án Tối cao được Chọn bằng Thăm

Sự đánh đổi tiềm năng giữa tính vô tư và sự chính trị hóa cũng được tìm thấy trong thảo luận về sáng kiến công dân đề xuất chọn ngẫu nhiên các thẩm phán của Tòa án Tối cao Liên bang Thụy sĩ. Mặc dù số các thử nghiệm dựa vào rút thăm vào đầu các năm 2020 là quá dồi dào cho chúng ta để cung cấp một tổng quan toàn diện, trường hợp này là đáng phân tích vì cả quy mô của nó và chất lượng thảo luận nó đã tạo ra. Tòa án Thụy sĩ gồm 38 thẩm phán được ủy ban tư pháp quốc hội đề xuất và được bàu, cho nhiệm kỳ sáu năm, trong một cuộc họp chung của hạ viện và thượng viện. “Hệ thống hòa hợp (concordance)” đặc trưng cho Thụy Sĩ dựa vào sự đại diện tỷ lệ danh sách-đảng trong quốc hội, một chính phủ liên bang gồm tất cả các đảng chính trị lớn, và sự phân bố các thẩm phán của Tòa án Tối cao Liên bang ngang phổ của các xu hướng chính trị lớn, xấp xỉ tương đối với phần ghế của chúng trong hạ viện. Các thẩm phán muốn một vị trí trong Tòa án thường gia nhập một đảng chính trị trước các cuộc bầu cử nhằm để được đề cử như các ứng viên, và những người thành công biếu một phần khiêm tốn tiền lương của họ cho đảng của họ. Tòa án Tối cao Liên bang là định chế được tin cậy nhất thứ ba ở nước này (63 phần trăm trong 2020), sau cảnh sát (72 phần trăm) và chính phủ liên bang (68 phần trăm), nhưng trước các đảng chính trị (khoảng 52 phần trăm, một tỷ lệ cao so với các láng giềng của Thụy Sĩ).[6] Trong 2018, trùm tư bản tự do chủ nghĩa (libertarian tycoon) Adrian Gasser quyết định khởi động một sáng kiến công dân để sửa đổi hệ thống bổ nhiệm. Trong tháng Tám 2019, một số đủ chữ ký được thu thập cho sáng kiến để trở nên hợp lệ về mặt pháp lý. Gasser đề xuất bổ nhiệm các thẩm phán bằng thăm từ một danh sách ngắn ứng viên được chọn bởi một ủy ban chính phủ chỉ trên cơ sở của các kỹ năng chuyên nghiệp của họ. Sáng kiến này đã là một sự chỉ trích cấp tiến về ảnh hưởng của các đảng chính trị đến nhánh tư pháp và bênh vực sự dùng rút thăm như một công cụ để đảm bảo tính độc lập và tính vô tư của các thẩm phán:

Các thẩm phán liên bang phải có khả năng đưa ra các quyết định của họ mà không bị các xung đột lợi ích và ảnh hưởng chính trị cản trở. Điều này là không thể ngày nay. Để các thẩm phán liên bang được Quốc hội Liên bang bàu, một ứng viên phải de facto có liên kết chính trị và các mối quan hệ tốt với những người ra quyết định. Mạng lưới này của các quan hệ vẫn còn sau sự bầu cử vào Tòa án Tối cao Liên bang và có thể ảnh hưởng đến các quyết định của các thẩm phán. Ngoài ra, các thẩm phán có thể bị đe dọa với sự sa thải và chịu áp lực. Đấy là vì sao các luật sư nên được phép để trở thành các thẩm phán liên bang trên cơ sở duy nhất của các kỹ năng của họ … Sáng kiến công dân liên bang “Bổ nhiệm bằng thăm các thẩm phán liên bang” sẽ giúp để đạt các mục tiêu này. Các ứng viên có thể chỉ tham gia trong sự chọn trên cơ sở của các phẩm chất chuyên môn và cá nhân của họ. Thủ tục này bảo đảm một thành phần công bằng của Tòa án Tối cao Liên bang mà không tính đến tư cách đảng viên có thể. Các thẩm phán liên bang được chọn bằng thăm sẽ vẫn trong chức vụ cho đến khi họ về hưu.[7]

Chính phủ liên bang và hạ viện đã từ chối đề xuất, tuy nhiên nó được đệ trình cho nhân dân trong 2021. Đối thoại nghị viện Thụy sĩ về vấn đề này là một trong những tranh luận đương thời lý thú nhất về sự rút thăm mà đã xảy ra trong khi kéo theo các diễn viên rất đa dạng trong lĩnh vực chính trị. Mặc dù một thiểu số nghị sĩ đã thừa nhận rằng hệ thống có thể được cải thiện (chẳng hạn bằng việc cấm bầu lại các thẩm phán, bằng trao cho họ nhiệm kỳ dài hơn, hay bằng cải cách tài trợ công cho các đảng), không quan chức được bàu nào đã ủng hộ sáng kiến. Một số lý do được đưa ra là thực dụng: ủy ban chính phủ sẽ có khả năng để ảnh hưởng đến sự chọn danh sách ngắn; đã không có trường hợp có thể xác minh nào về các thẩm phán bị áp lực chính trị; Tòa án Tối cao Liên bang có được tính chính đáng mạnh mà có thể bị yếu đi nếu giả như các thẩm phán được chọn bằng thăm. Những người phát biểu khác đã từ chối hoàn toàn nguyên tắc rút thăm, lặp lại các tranh luận của thời kỳ cách mạng với sự nhìn lại hai thế kỷ. Một số trong số họ thấy nguyên tắc rút thăm trong chính trị hay tư pháp là kỳ quặc: Nó giống một “xổ số,” cái gì đó hoàn toàn không đúng chỗ trong lĩnh vực này. Các nhà trung dung, và nhất là các nhà Cấp tiến-Khai phóng – những người thừa kế của những người đã bãi bỏ sự rút thăm một thế kỷ trước – đã mỉa mai nhất về chủ đề: “Tòa án Liên bang, nói ngắn gọn, không phải là một sòng bạc và các thẩm phán của nó không phải là các con ngựa đua mà trên đó chúng ta cá cược,” một thành viên quốc hội nói. Một đại biểu khác nói thêm: “bằng xổ số! Bạn nghe đúng đấy, bằng xổ số. Tôi hỏi bạn: Bạn có muốn chọn một ủy viên Hội đồng Liên bang, một CEO hay thậm chí bạn đời của mình bằng xổ số hay không?”[8] Ý tưởng rằng sự rút thăm là xa lạ với hệ thống chính trị được bày tỏ bởi các diễn giả suốt toàn bộ phổ chính trị, nhưng lại lần nữa, các nhà Cấp tiến-Khai phóng là tinh vi nhất, với các lý lẽ gợi lại các lý lẽ của thế kỷ thứ mười chín:

Việc rút thăm … cơ bản là sự phủ nhận nền dân chủ. Nền dân chủ, vào thời gian của một cuộc bầu cử, là sự lựa chọn. Không chỉ sự lựa chọn của một hồ sơ, của các kỹ năng chuyên môn và kỹ thuật, mà cũng là sự lựa chọn của một tính cách, một nhân cách … và nếu số phận nên chọn các nhà chức trách cấp cao của chúng ta, các nhà chức trách cao nhất của Liên bang, điều đó rốt cuộc sẽ chẳng khác gì … chơi xổ số cho tương lai của nước chúng ta.[9]

Nền dân chủ có nghĩa là sự lựa chọn và trách nhiệm của nhân dân, trực tiếp hay qua trung gian của các đại diện, và “sự bàu các thẩm phán liên bang phù hợp với các thực hành dân chủ của chúng ta; sự tham gia khả dĩ lớn nhất của nhân dân qua các thành viên được bàu của hai hội đồng.”[10] Các phái hữu dân tộc-dân túy gia nhập dàn đồng ca khi bác bỏ sự rút thăm nhân danh chế độ nhân tài: “chúng ta có muốn … các thẩm phán giỏi nhất trên Tòa án Tối cao Liên bang? Hay chúng ta muốn những người ‘may mắn nhất’ ở đó, mà có được cơ may để được cất nhắc nhờ việc rút thăm?”[11]

Có lẽ lý thú hơn là sự thực rằng một số diễn viên chính trị không bác bỏ nguyên tắc rút thăm với tư cách như thế. Đấy là trường hợp cho một số nhà Xã hội (chủ nghĩa) và, trên hết, cho hầu hết các đảng viên đảng Xanh, mà đã đề xuất trong 2020 để thành lập một viện thứ ba, một Hội đồng Khí hậu, dựa vào mô hình của các hội nghị công dân khí hậu với các thành viên của nó sẽ được chọn bằng thăm. Tuy nhiên, các diễn viên này từ chối mở rộng sự rút thăm để chọn các thẩm phán liên bang. Một viện thứ ba được rút thăm giữa tất cả các công dân sẽ phản ánh tính đa dạng của nhân dân. Ngược lại, tuy vậy, sẽ không phải thế cho các thẩm phán, mà sẽ được rút từ một giới nhỏ của các cá nhân được chọn trước. Hai lý do được chia sẻ bởi tất cả các nhóm nghị sĩ chính trị, từ những người hoàn toàn làm mất uy tín sự rút thăm đến những người chấp nhận nó nhưng chỉ cho các cơ quan chính trị đặc thù. Lý lẽ đầu tiên được dùng phổ biến là việc tìm kiếm sự trung lập tuyệt đối dựa vào tri thức chuyên gia là một cố gắng vô ích. Các thẩm phán không chỉ là các chiếc loa của luật, họ cũng phải diễn giải luật và đề cập đến các thiếu sót trong hệ thống pháp lý. Mặc dù họ phải hết sức đủ tư cách, nhiệm vụ này không chỉ là kỹ trị về bản chất. Bất kể chuyên gia nào, dù xuất sắc đến đâu, cũng có các niềm tin chính trị. Là tốt hơn để công khai những điều này thay cho việc giả vờ tính trung lập thuần túy. Điều này là đặc biệt quan trọng nếu ta xem xét lý lẽ thứ hai, cụ thể là quan trọng rằng các thẩm phán ít nhiều phản ánh thành phần của nhân dân – về mặt ngôn ngữ, giới, tuổi, và phân bố vùng, nhưng cũng theo các xu hướng chính trị. Mặc dù điều này là thế trong hệ thống hòa hợp của Thụy sĩ, sự đại diện như vậy sẽ không chắc có về mặt thống kê nếu giả như các thẩm phán được rút từ một danh sách ngắn được soạn kỹ bởi một ủy ban chính phủ. Các MP Xanh bày tỏ hai ý tưởng này với sự sáng tỏ nhất:

Bằng việc nhấn mạnh quá nhiều đến việc phi chính trị hóa tư pháp, chúng ta quên rằng các thẩm phán là các công dân giống bất kể công dân khác nào và, vì thế, cũng là “các động vật chính trị” được thúc đẩy bởi các niềm tin và các ý thức hệ. Việc loại bỏ các đảng chính trị và dựa vào một mình sự may rủi sẽ có hai tác động quan trọng: 1. Vì thế sẽ [có] một rủi ro đáng kể về mặt thống kê rằng các xu hướng chính trị sẽ không còn được đại diện nữa trong một thời kỳ dài hạn bên trong nhánh tư pháp. 2. Phương pháp bổ nhiệm này dựa vào một sự khớp hoàn hảo giữa các chân dung (profile) của các ứng viên thẩm phán và các profile có mặt trong dân cư, mà là một lỗi lầm lớn. Xã hội học đã dạy chúng ta trong hơn một thế kỷ rằng các ý kiến chính trị khác nhau theo các loại xã hội-nghề nghiệp. Vì thế, bằng việc chọn ngẫu nhiên các thẩm phán từ giữa quần thể của các thẩm phán mà không đưa vào các hạn ngạch chính trị, chúng ta sẽ chắc chắn kết thúc với sự đại diện quá mức của các trào lưu chính trị nào đó — tôi sẽ để bạn hình dung các trào lưu nào — mà tất nhiên không đáng mong muốn cho một cơ quan được cho là đại diện toàn bộ dân cư.[12]

Trong tháng Mười Một 2021, các công dân Thụy sĩ đã bác bỏ sáng kiến về tư pháp với một đa số áp đảo (68,07 phần trăm chống lại sáng kiến). Thảo luận trước trong hạ viện Thụy sĩ đã làm sáng tỏ vì ít nhất hai lý do. Thứ nhất, nó nhấn mạnh sự thực rằng ý nghĩa của sự rút thăm phụ thuộc vào tập hợp của các cá nhân được dùng cho quá trình chọn: Là một thứ hoàn toàn khác để rút thăm giữa tất cả các công dân hơn việc làm thế từ một danh sách ngắn. Thứ hai, và thậm chí lý thú hơn, các nghị sĩ Thụy sĩ đã thách thức ý tưởng rằng một cơ quan được chọn bằng thăm có thể được xem như hoàn toàn trung lập. Liệu có thể cho một câu trả lời thuần túy kỹ trị trong các trường hợp ngụ ý các giá trị căn bản không? Có phải một mức độ nào đó của chính trị hóa là không thể tránh khỏi và, nếu thế, nó có nên được làm rõ ràng không?

Hướng tới các Hội đồng Thường trực được rút Thăm

Chúng ta sẽ quay lại vấn đề này trong chương tiếp. Tuy vậy, là cần thiết để xem xét ngắn gọn một số trường hợp quan trọng thuộc về một tập hợp của các thử nghiệm đã dùng sự rút thăm để thiết lập hội đồng thường trực bên trong các định chế hay các hội. Vào đầu các năm 2000, các trường hợp này đã vẫn không phổ biến, nhưng chúng chắc có thể báo trước một xu hướng tăng lên và minh họa một số thách thức mà sự thể chế hóa sự rút thăm có thể đối mặt.

Hội đồng thường trực đương đại đầu tiên được rút thăm quay lại 1969, khi quân đội Pháp tạo ra Hội đồng cấp Cao Chức năng Quân sự (Conseil Supérieur de la Fonction Militaire), mà các đại biểu của nó được chọn ngẫu nhiên theo các hạn ngạch tương ứng với các quân đoàn khác nhau (Courant 2019, pp. 61–92). Hội đồng được thiết kế để tạo ra một cơ quan tham vấn cho phép binh lính bày tỏ các đòi hỏi của họ trong khi tránh bất kể loại hoạt động chính trị hóa hay công đoàn nào, cả hai thứ đó bị cấm ở Pháp bên trong các lực lượng vũ trang. Kể từ đó, thủ tục bổ nhiệm đã được sửa đổi nhiều lần. Trong 2015, nó dựa vào một sự kết hợp sự rút thăm từ một nhóm những người tình nguyện (bước đầu tiên), tiếp sau bởi một sự bầu cử bên trong nhóm này (bước thứ hai). Conseil Supérieur de la Fonction Militaire được xem như hết sức chính đáng bên trong quân đội Pháp và là một người đối thoại hùng mạnh cho bộ trưởng – hùng mạnh hơn cơ quan tương đương cảnh sát của nó rất nhiều, mà được hình thành dùng các cuộc bầu cử từ các danh sách công đoàn.* Trong trường hợp này, sự rút thăm đã giúp để tạo ra một cơ quan đại diện, làm phẳng sân chơi giữa các đại diện của các cấp bậc khác nhau, và để khuyến khích những thảo luận định hướng tới phúc lợi chung của binh lính. Tuy vậy, ngược với các công đoàn cảnh sát, hội đồng này chỉ tập trung vào các vấn đề nghiệp đoàn chủ nghĩa và không thể nêu các vấn đề chính trị (như, chẳng hạn, nhiều cuộc can thiệp của quân đội Pháp bên ngoài biên giới Pháp).

Với làn sóng thử nghiệm thứ hai, số các trường hợp nơi các minipublic được chọn ngẫu nhiên, được thể chế hóa đã tăng lên khắp thế giới. Ở Pháp, kể từ giữa-các năm 2010, các hội đồng công dân – hầu hết được chọn ngẫu nhiên – đã trở nên bắt buộc trong hầu hết khu dân cư bị thiệt thòi, và hội đồng thanh niên Paris cũng được chọn bằng thăm. Cả các hội đồng công dân và hội đồng thanh niên Paris đều là tư vấn về bản chất, nhưng chúng được gồm trong các luật quốc gia và/hoặc quy chế thành phố, và như thế không phụ thuộc chỉ vào thiện chí của đa số chính trị. Tuy vậy, trong sự thiếu vắng của các phong trào xã hội cấp cơ sở và các tổ chức cộng đồng biện hộ cho các minipublic được trao quyền, xác minh rằng các cơ quan này được tổ chức tốt, và xác định liệu các khuyến nghị của chúng có tạo ra các kết cục thực trong các chính sách công hay không, thì tác động của các cơ quan được chọn chọn ngẫu nhiên, được thể chế hóa vẫn hạn chế.

Một số hội cũng đã chộp lấy sự tiến triển này. Liên đoàn các Hội Sinh viên của Đại học Lausanne Thụy sĩ, mà có được sự công nhận thể chế và đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động của đại học, được tổ chức quanh một hội đồng luật định gồm một nửa các đại diện từ các hội sinh viên khoa, và một nửa các đại diện được chọn để phát biểu nhân danh Liên đoàn Đại học như một toàn thể (Mellina 2019). Cho đến 2011, Liên đoàn đã được bàu. Các danh sách được soạn bởi các Chi đoàn thanh niên của các đảng chính trị khác nhau trong trường và các cuộc tranh luận của chúng đã không phù hợp với các tranh luận của các đại diện sinh viên của các khoa, mà chắc có khả năng hơn để thảo luận về các vấn đề hàng ngày của sinh viên hơn là chính trị đảng phái. Trong 2012, vì thế đã quyết định rằng các đại diện sinh viên đại học từ nay trở đi sẽ được chọn ngẫu nhiên. Vài biến thể đã được thử, nhưng nguyên tắc chung vẫn là sự rút thăm được tổ chức giữa các sinh viên tình nguyện. Những đánh giá đầu tiên cho thấy rằng những thảo luận bên trong Liên đoàn đã trở nên yên bình hơn và xây dựng hơn, và sự hiện diện của các sinh viên ít am hiểu chính trị hơn đã chỉ củng cố ảnh hưởng của cơ quan, gồm các tình nguyện viên được chính trị hóa hơn mà bây giờ không có đối trọng chính trị thật bên trong Liên đoàn.

Mặc dù các trường hợp chúng tôi trình bày không thực sự ngụ ý một quá trình chính trị hóa và ngược lại tập trung vào sự tạo ra một cơ quan vô tư, sự thử nghiệm có thể rốt cuộc dẫn đến sự tạo ra các minipublic cởi mở hơn cho chính trị hóa phi đảng phái. Một trường hợp đầu tiên, hoạt động như một cầu nối giữa làn sóng thứ nhất và thứ hai, có thể là ví dụ về xu thế mới này. Trong 2017, tiếp sau sự hợp tác với Trung tâm cho nền Dân chủ Thảo luận cân nhắc của James Fishkin tại Stanford, Mông Cổ đã thông qua một luật bắt buộc triệu tập một thăm dò thảo luận cân nhắc trước bất kể sửa đổi hiến pháp nào được đề xuất. Trong tháng Tư 2017, quốc hội Mông Cổ đã làm đúng việc đó khi nó đưa 669 công dân được chọn ngẫu nhiên từ khắp đất nước về Ulaanbaatar cho cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc quốc gia lần đầu tiên về tương lai của hiến pháp Mông Cổ. Mặc dù nó bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một vài thiếu sót thủ tục (Odonkhuu 2017), sáng kiến này đã có thể báo hiệu một thời đại mới của sự thể chế hóa ở mức quốc gia cho một trong những mô hình nổi tiếng nhất của các minipublic.

Trong 2019, một thử nghiệm khác đã được thử ở thành phố Madrid bởi Manuela Carmena, thị trưởng cánh tả cấp tiến đang cai quản thành phố. Trong nhiệm kỳ của bà (2015–2019), một số đổi mới tham gia được đưa vào theo yêu cầu của các cựu nhà hoạt động của Phong trào 15M, một sự huy động khổng lồ chống-(chính sách) khắc khổ xảy ra trong 2011–2012 và đã ảnh hưởng đến sự tạo ra phong trào Occupy (Chiếm) Wall Street. Ngoài việc lập ngân sách tham gia ra, một nền tảng tham gia số, và quyền đối với những sáng kiến công dân, một Đài Quan sát Thành phố (City Observatory) thường trực đã được tạo ra, gồm 49 công dân được rút thăm cho nhiệm kỳ một năm rưỡi. Đài Quan sát được thiết kế để kết hợp nền dân chủ thảo luận cân nhắc, nền dân chủ tham gia, và nền dân chủ trực tiếp, như một trong những nhiệm vụ chính của nó được cho là để đề xuất các trưng cầu dân ý địa phương về các vấn đề quan trọng (Soto 2018, pp. 66–74). Tuy vậy, thử nghiệm này đã chết yểu, vì thị trưởng cánh hữu được bàu chỉ vài tháng muộn hơn đã chấm dứt sự đổi mới dân chủ này.

Hai trường hợp khác, đều ở Bỉ, có vẻ đã có một tác động lâu bền hơn, như thế minh họa ảnh hưởng dài hạn của G1000. Trong nước tựa-liên bang này, quốc hội của Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Đức (khoảng 77.000 cư dân), được trao các quyền lập pháp và hành pháp quan trọng đã nhất trí quyết định để tạo ra một Hội đồng Công dân thảo luận cân nhắc lâu dài gồm 24 công dân được rút thăm mà sẽ luân phiên mỗi một năm rưỡi. Hội đồng này được phép xác định chương trình nghị sự riêng của nó, và như thế để khởi xướng các hội nghị công dân cũng được rút thăm về các vấn đề chính sách cấp bách nhất do nó chọn. Các quyết định để triệu tập các minipublic và chương trình nghị sự của chúng như thế không còn phụ thuộc vào ý chí đồng bóng của các chính trị gia được bàu nữa. Mỗi hội đồng gồm 25 đến 50 thành viên và họp tối thiểu ba lần trong giai đoạn ba tháng. Vào cuối các sự thảo luận cân nhắc, các khuyến nghị được thảo luận trong một ủy ban chung giữa các thành viên của hội đồng và các đại diện được bàu. Trừ khi ủy ban quốc hội và bộ trưởng phụ trách từ chối các khuyến nghị với những sự biện minh, các khuến nghị được cho là được thực hiện qua các biện pháp quốc hội hay chính phủ. Cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Công dân đã diễn ra trong tháng Chín 2019, và đổi mới này có vẻ ở lại đây (Niessen and Reuchamps 2019). Dù sự thực hiện nó đã không là một chủ đề của các tranh cãi chính trị, vẫn còn phải xem liệu loại chính trị hóa nào đó sẽ xảy ra bên trong các minipublic được chọn ngẫu nhiên. Cùng năm đó, quốc hội của vùng Brussels đã quyết định để tăng cường sự tham gia công dân trong công việc lập pháp. Giữa các biện pháp khác, nó đã thực hiện “các ủy ban thảo luận cân nhắc hỗn hợp” gồm 15 nghị sĩ tích cực trong ủy ban thường trực thích hợp và 45 công dân được rút thăm. Một sáng kiến tương tự được quốc hội nói tiếng Pháp ở Brussels đưa ra. Trong trường hợp này, các ủy ban thảo luận cân nhắc có thể khởi xướng hoặc bởi các nghị sĩ hay với yêu cầu của ít nhất 1.000 cư dân của Brussels, mặc dù quyết định cuối cùng nằm trong tay quốc hội. Ủy ban chung được thiết kế để họp nhiều lần, có thể yêu cầu nghe các chuyên gia, và nên đưa ra các khuyến nghị cho quốc hội về vấn đề cụ thể mà nó được triệu tập. Nghị sĩ thường trực tương ứng có trách nhiệm – và quyền hạn – để đánh giá các khuyến nghị, và trong vòng 6 tháng, quốc hội phải công bố một báo cáo giải thích vì sao và trong chừng mực nào nó đã thực hiện chúng (OECD 2020, p. 130).

Tại Pháp trong 2021, các thành phố Paris và Lyon đã đưa vào một dụng cụ không phải hoàn toàn khác. Ngoài ra, kể từ 2019 Hội đồng Xã hội, Kinh tế và Môi trường (CESE) đã làm việc để tổ chức một cơ quan chung của các ủy viên hội đồng thường trực và các công dân thường. Cố gắng này được xác nhận bởi một cải cách lập pháp trong 2021, nhưng ảnh hưởng của nó vẫn không đáng kể, vì CESE chỉ là một hội đồng tư vấn nghiệp đoàn chủ nghĩa; các hy vọng để biến CESE thành một nơi gặp gỡ thực sự cho sự tham gia công dân cho đến nay đã bị cản trở (Bonin, Baeckelandt, and Wüthrich 2021). Cuối cùng, sự cộng tác giữa các công dân được chọn bằng thăm và các thành viên quốc hội cũng được thử trước trong hội nghị Lập hiến Irish, mà không có sự chi phối hay làm méo mó đáng kể công việc của hội nghị. Thực ra, quyền lực thực sự của các chính trị gia dựa vào sự xác định chương trình nghị sự của Hội nghị hơn vai trò của họ trong hội nghị rất nhiều. Bài học này có thể được khái quát hóa: như David Farrell et al. (2020, p. 70) viết,

Trường hợp Irish này của sự trộn lẫn các chính trị gia và các thành viên dân thường trong một diễn đàn thảo luận cân nhắc có thể đã đi bằng cách nào đó để giảm rủi ro của sự tháo rời chính trị (mà đã rất rõ ràng trong các trường hợp Canada) và làm giảm các nỗi sợ về một số chính trị gia đó có thể chi phối thủ tục, nhưng nó đã làm ít để giải quyết vấn đề rộng hơn (được các minipublic chia sẻ nói chung) mà, ít nhất về mặt kiểm soát chương trình nghị sự, điều này rốt cuộc đã vẫn là một quá trình từ trên xuống nằm chắc trong tay của elite chính trị.

Còn quá sớm để đánh giá ảnh hưởng thật sự của các minipublic được thể chế hóa này về quá trình ra quyết định; thành quả của các ủy ban chung giữa các thành viên quốc hội (hay các ủy viên hội đồng trong trường hợp CESE Pháp) và các công dân được rút thăm; các sự khác biệt giữa tình hình nơi có sự cộng tác chặt chẽ giữa hai bên (như trong trường hợp của Brussels) và tình hình nơi sự tự trị hơn được trao cho các công dân được rút thăm (như trong trường hợp của Cộng đồng nói tiến Đức của Bỉ); hay liệu các minipublic thường trực này sẽ gây ra mức độ chính trị hóa nào đó. Tuy vậy, cái là rõ rằng các sáng kiến này là một điểm ngoặt đáng kể, một sự thay đổi hướng tới sự thể chế hóa vĩnh viễn các minipublic được chọn ngẫu nhiên trong sự cộng tác với các đại diện được bàu. Các đổi mới này nêu bật sự tương phản giữa làn sóng thứ nhất và thứ hai (xem Bảng 4.1). Chúng tạo thành các thử nghiệm đời thực, và hứa hẹn làm sáng tỏ cho cả các nhà thực hành và các nhà hàn lâm.

SỰ RÚT THĂM NHƯ MỘT DỤNG CỤ CHO SỰ BÌNH ĐẲNG CHÍNH TRỊ

Theo tổng quan chúng ta đã cung cấp, chúng ta có thể tóm tắt ngắn gọn các lý do và mục đích khác nhau mà sự rút thăm đã được dùng suốt lịch sử. Sự rút thăm là một phương pháp chọn giữa các phương pháp khác, kể cả sự bầu cử từ dưới, sự thâu nạp (cooptation) từ trên bởi một cơ quan tập thể, sự chỉ định của một cấp trên, sự chỉ định một người kế vị bởi người tiền nhiệm của họ, sự tuyển mộ những người tình nguyện, sự mua chức vụ, các cuộc thi cử, cha truyền con nối, sự dùng các test IQ, hay bạo lực thân thể và quân sự. Tất cả các phương pháp này đã được dùng lúc này hay lúc khác trong lịch sử, và hầu hết vẫn tồn tại ngày nay trong các khung cảnh đặc thù. Tuy vậy, trong một thời gian dài sự chọn bằng bốc thăm đã là một trong những cách phổ biến của việc lấp đầy các vị trí trong các hệ thống cộng hòa và dân chủ Âu châu, nhưng cả ở Trung Hoa đế quốc. Trong hầu hết thời gian, nó đã được kết hợp với các thủ tục chọn khác. Chỉ kể từ sự đến của chính phủ đại diện trong cuối thế kỷ thứ mười tám thì các chức vụ chính trị đã được phân bổ hầu như chỉ duy nhất qua bầu cử hay sự thâu nạp (các sự bổ nhiệm cấp bộ, chẳng hạn), còn các vị trí cấp cao trong các cơ quan hành chính nhà nước đã được phân công qua thi cử hay sự thâu nạp bởi các cấp trên.

BẢNG 4.1 So sánh sự rút thăm chính trị ở Athens với hai làn sóng thử nghiệm đương thời

 

Athens

Làn sóng thử nghiệm thứ nhất

Làn sóng thử nghiệm thứ hai

Mục đích của dụng cụ

Mọi người lần lượt cai trị và bị trị

Công luận thảo luận cân nhắc phản chứng (counter- factual deliberative public opinion)

Đa dạng: Công luận thảo luận cân nhắc phản chứng; chọn các đại diện chính trị hay các jury với quyền ra quyết định, vân vân

Các định chế

Hội đồng, các tòa án, các quan tòa (magistrates)

Các minipublic

Các minipublic, các ứng viên bầu cử, các hội đồng thường trực

Sáng kiến đến từ đâu

Không áp dụng được

Từ trên xuống

Từ trên xuống và từ dưới lên

Sự thể chế hóa

Thể chế hóa hoàn toàn

Không sự thể chế hóa nào: sự dùng rút thăm phụ thuộc vào ý chí của nhà chức trách công

Đa dạng: sự thể chế hóa và sự bắt buộc dùng rút thăm là có thể

Quan hệ với nhà sáng chế đầu tiên

Không áp dụng được

Các nhà sáng chế có bằng sáng chế

Được lai bởi những người thực hành

Tần số

Các định chế thường trực

Một lần

Đa dạng: sự lặp lại là có thể

Liên kết với quá trình ra quyết định

Ràng buộc

Tư vấn

Đa dạng: tư vấn, ràng buộc, ở giữa

Liên kết với sự thảo luận cân nhắc

Thay đổi

Cùng bản chất

Cùng bản chất trong hầu hết trường hợp

Liên kết với quan niệm về mẫu đại diện

Không tồn tại

Cùng bản chất

Cùng bản chất trong hầu hết trường hợp

Sự chính trị hóa

Bình thường

Bị loại trừ

Đa dạng

Nguồn: Tác giả biên soạn

Để hoạt động một cách lý tưởng, hầu hết các thủ tục chọn phải áp dụng cho một nhóm cá nhân được xác định rõ ràng. Vì thế ta phải định rõ ai có quyền (hay nghĩa vụ) tham gia trong sự chọn, theo các tiêu chuẩn mà có thể liên hệ đến tuổi, giới, của cải, di truyền (gia đình, đẳng cấp, bậc, sắc tộc, hay quốc tịch), nơi sinh hay cư trú, tư cách công dân, nghề nghiệp, tư cách thành viên trong một cơ quan đoàn thể hay một nhóm tình nguyện, vân vân. Điều này cũng đúng cho sự rút thăm. Khi tạo thành một nhóm như vậy, sự rút thăm vạch ra một đường giới hạn giữa những người thuộc về và người không thuộc về. Nó như thế có một giá trị phương tiện và một giá trị biểu tượng.

Định mệnh Siêu nhiên, tính Vô tư, và sự Bình đẳng

Tuy vậy, là sai để diễn giải sự rút thăm chính trị theo cách phiến diện: Như một dụng cụ, nó có thể được thúc đẩy bởi các quan điểm khác nhau.[13] Chúng ta có thể thiết lập một loại-hình-học (typology) đầu tiên mà nhắc đến các lý do cho việc rút thăm: để nhận được sự hiểu biết về một dấu hiệu siêu nhiên, để đảm bảo tính vô tư, hay để thúc đẩy sự bình đẳng (Bảng 4.2). Các type-lý tưởng này thường phải được kết hợp để giải thích các thực hành thực tế, mà thông thường là lai về bản chất. Ví dụ, việc bảo đảm tính vô tư và việc thúc đẩy sự bình đẳng được đan xen chặt trong một số trường hợp, mặc dù trọng lượng của mỗi mục tiêu có thể khác từ trường hợp này sang trường hợp khác.

1. Nhận được sự hiểu biết của một dấu hiệu tôn giáo hay siêu nhiên. Kinh Thánh mô tả rõ ràng sự dùng này của sự rút thăm: “thăm được ném vào vạt áo, nhưng mọi quyết định của nó là từ Chúa” (Châm ngôn, 16, 33). Từ quan điểm này, con người phải theo ý chí của Chúa hay một định mệnh mà họ không thể biết theo bất kể cách nào khác để lo liệu công việc chung của họ; khía cạnh nghi lễ của sự rút thăm phần lớn giúp hợp pháp hóa các kết quả của các thủ tục bói toán như vậy. Sors divisoria như thế liên kết nội tại với sors divinatoria. Lý do căn bản này vẫn còn trong một số thực hành đương thời. Trong tháng Mười Hai 2008, “đại úy-tổng thống” của Guinea, Moussa Dadis Camara, được cho là được chọn bằng sự rút thăm.[14] Đấy cũng là phương tiện cho việc chọn Giáo Hoàng của Giáo hội Coptic (Chính thống Giáo ở Ai Cập), được chọn từ một số nhỏ ứng viên được chọn trước, cho việc chọn Dalai Lama, mà mọi sự hiện thân của ngài được chọn dùng Thùng Vàng (Golden Urn) nổi tiếng, cho một số bộ lạc được định danh (scheduled tribe) ở Ấn Độ, và trong lễ hội đền nào đó ở Trung Quốc (Shah 2010; 2020). Chiều tôn giáo của sự rút thăm, mặc dù không trung tâm cho các câu hỏi nêu ra ở cuốn sách này, biện hộ sự nghiên cứu khảo sát lịch sử có tính hệ thống.

BẢNG 4.2 Ba lý do cho việc rút thăm

Nhận được sự hiểu biết về một dấu hiệu tôn giáo hay siêu nhiên

Bảo đảm tính vô tư

Thúc đẩy sự bình đẳng

Biết và theo định mệnh của mình hay ý chí của Chúa

Giải quyết các tranh chấp một cách trung lập giữa các cá nhân hay các phái hùng mạnh, trao cho một bên thứ ba vô tư quyền để quyết định

Đặt tất cả các thành viên của nhóm, mà trong đó thăm được rút, trên cùng cơ sở bình quân

Nguồn: Tác giả biên soạn.

2. Bảo đảm tính vô tư. Sự rút thăm có thể cũng được nghĩ như một phương tiện vô tư để giải quyết các tranh chấp. Lý do căn bản này là phổ biến nhất suốt lịch sử, và thường được thể hiện rõ ràng bởi sự hiện thân của đứa trẻ rút thăm. Nó cũng có thể được diễn giải theo những cách khác nhau. (a) Sự rút thăm có thể làm giảm những cảm xúc mạnh dính líu đến cuộc đấu tranh vì quyền lực bằng việc đưa ra một cách để phân bổ các chức vụ có thanh thế hay quan trọng mà là trung lập vis-à-vis các phe phái hay các cá nhân cạnh tranh nhau. Một trong những châm ngôn của Solomon bày tỏ súc tích điều này: “Việc rút thăm dẹp điều tranh tụng và giữ các đối thủ mạnh xa ra” (Châm ngôn, 18, 18). Đấy là một trong những lý do chính để dùng sự rút thăm trong quá khứ, và vẫn quan trọng trong thế kỷ thứ hai mươi mốt khi sự rút thăm được dùng để chọn các ứng viên bầu cử. (b) Ngược lại, sự chọn bằng bốc thăm có thể phân vô tư các nghĩa vụ được xem là phiền hà, và cho nó mặt khác sẽ không có đủ những người tình nguyện (chẳng hạn để chiêu mộ lính). (c) Sự rút thăm có thể dẫn đến việc trao trách nhiệm cho những người không dính líu trực tiếp đến một vấn đề gây tranh cãi. Các cá nhân này như thế được chọn bằng thăm hơn là bị các động cơ đảng phái hay một sự khát quyền lực thúc ép. Cả bản chất của thủ tục (người ta chọn thế nào) và kết cục của nó (ai bị/được chọn) như thế có thể vẫn vô tư. Lý lẽ này là đặc biệt nổi bật khi các diễn viên biện minh bồi thẩm đoàn xét xử và các minipublic đương thời.

3. Thúc đẩy sự bình đẳng. Cuối cùng, bình đẳng có thể là động cơ chính. Trong trường hợp này, sự rút thăm được xem như một công cụ đặt tất cả các thành viên của nhóm, mà giữa đó thăm được rút, trên cùng cơ sở.


[1] https://demoscan.ch

[2] Cyril Dion, “Le grand débat, ce n’était pas vraiment de l’intelligence collective,” Le Monde, April 13, 2019.

[3] Chi phí cuối cũng đã được ước lượng vào khoảng 6.655.000 euro (Gillier et al. 2021, p. 18).

[4] “110 organisations interpellent Emmanuel Macron sur la loi climat,” Lemonde.fr, February 9, 2021.

[5] “La convention citoyenne pour le climat se sépare sur une note sévère au gouvernement,” Lemonde. fr, February 28, 2021; “Le projet de loi n’est pas à la hauteur: à Paris ou Lyon, des manifestants pour le climat déçus à la veille de l’ouverture du débat parlementaire,” Le Monde, March 29, 2021.

[6] Crédit Suisse, Sorgenbarometer 2020. Wiederbelebung der Willensnation. Schweiz in Zeiten der

Krise, Bern: Crédit Suisse, 2020.

[7] www.justiz-initiative.ch/startseite.html

[8] MP (đại biểu quốc hội) Vincent Maitre và Philipp Matthias Bregy, trong Hội đồng Quốc gia, phiên mùa Xuân 2021, phiên thứ ba, 3 tháng Ba 2021 08h00, Bestimmung der Bundesrichterinnen und Bundesrichter im Losverfahren (Justiz-Initiative). Volksinitiative, https://www.parlament.ch/fr/ratsbetrieb/ amtliches-bulletin/amtliches-bulletin-die-verhandlungen?SubjectId=51845#votum2

[9] MP Damien Cottier, in ibid.

[10] MP Christoph Eymann (Liberal-Radical), in ibid.

[11] MP Lars Guggisberg, trong Hội đồng quốc gia, Bestimmung der Bundesrichterinnen und Bundesrichter im Losverfahren (Justiz-Initiative). Volksinitiative, September 3, 2021 (Fortsetzung-Suite), www.parla- ment.ch/fr/ratsbetrieb/amtliches-bulletin/amtliches-bulletin-die-verhandlungen?SubjectId=52166

[12] Nicolas Walder, trong Hội đồng Quốc gia, phiên mùa Xuân 2021, phiên thứ ba, 3 tháng Ba 2021,

www.parlament.ch/fr/ratsbetrieb/amtliches-bulletin/amtliches-bulletin-die-verhandlungen? SubjectId=52166

* Tại các nước dân chủ lực lượng cảnh sát không phải là lực lượng vũ trang, nên có công đoàn cảnh sát như trong bất kể cơ quan dân sự nào khác như giáo dục, y tế, vân vân (ghi chú của người dịch).

[13] Oliver Dowlen (2008) cho rằng sự chọn ngẫu nhiên có một ý nghĩa nội tại mà có thể được huy động trong những khung cảnh khác nhau và cho các mục đích khác nhau. Theo quan điểm của ông, nó gồm một “sự tuyệt giao mù quáng (blind break)” giữa input (nhóm mà từ đó sự chọn được tiến hành) và output (những người được chọn thật sự vào cuối của thủ tục). Các thực hành dựa rõ ràng vào tính chất này tương ứng với các sự dùng “mạnh,” các thực hành khác với sự dùng “yếu.” Tuy vậy, hệ thứ bậc của các sự dùng có vẻ đáng ngờ. Vấn đề chính là, với tiêu chuẩn so sánh này, sẽ là cần để bỏ sót các sự dùng chọn ngẫu nhiên cho phép những người thực hành phát hiện ra các dấu hiệu của một sự lựa chọn thần thánh mà mặt khác không thể hiểu thấu nổi, cũng như các thực hành đương thời dựa vào sự lấy mẫu đại diện và tính toán xác suất (mà làm cho có thể để tiên đoán các đặc trưng của mẫu được rút từ một nhóm cá biệt). Chẳng trong trường hợp nào trong các trường hợp này là các thực hành dựa vào một “blind break” cả. Hubertus Buchstein (2009), về phần ông, nhấn mạnh đúng đắn rằng sự chọn bằng bốc thăm và logic dân chủ không được xếp chồng lên nhau, nhưng ông tập trung chủ yếu đến chức năng của tính vô tư được cho phép bởi sự chọn ngẫu nhiên các nhà cai trị.

[14] Le Monde, January 7, 2009.