Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2023

Chính phủ Tình cờ (kỳ 10)

Yves Sintomer

Nguyễn Quang A dịch

image_thumb[3]_thumb[1]_thumb[1]

Ba Lý do Căn bản của Bình đẳng Chính trị

Tuy vậy, bình đẳng có thể có nghĩa nhiều thứ khác nhau. Ba lý do căn bản phải được phân biệt một cách giải tích, mà thường xuyên chồng gối trong những kinh nghiệm thực tiễn (Bảng 4.3).

1. Các mẫu ngẫu nhiên hay các mặt cắt ngang hợp lý của nhân dân: Các minipublic thảo luận cân nhắc. Trong lý do căn bản này, điển hình của các minipublic thảo luận cân nhắc đương thời, sự chọn bằng bốc thăm là một cách để nhận được một mẫu đại diện hay ít nhất một mặt cắt ngang hợp lý của nhân dân. Minipublic đối chứng (counterfactual) này có thể hình thành các ý kiến, đánh giá, phán xét, và thậm chí quyết định nhân danh cộng đồng khi là không thể cho tất cả mọi người để tham gia vào sự thảo luận cân nhắc, và khi tính không đồng đều xã hội loại trừ ý tưởng rằng tất cả các cá nhân là có thể thay thế cho nhau và như thế rằng bất kể ai có thể tham gia. Quan điểm này đã phát triển muộn trong lịch sử. (a) Về nguyên tắc, một mặt cắt ngang có thể được nghĩ như cung cấp một loại ảnh chụp nhanh thu nhỏ của toàn bộ nhóm. Điều này là thế với nhiều cơ chế, như các thăm dò dư luận truyền thống hay các khảo sát sự hài lòng, mà không gồm sự thảo luận giữa những người được chọn bằng thăm. Sự chỉ trích các cơ chế như vậy đã ở tâm của các thử nghiệm mới về nền dân chủ thảo luận cân nhắc, và các công cụ này đã có ít sự quan tâm cho công việc của chúng tôi. (b) Mặt cắt ngang cũng có thể phản ánh tính đa dạng của toàn bộ nhóm trong khi cho phép một sự thảo luận cân nhắc phong phú và công bằng hơn mà thu nhận một số lớn hơn của các quan điểm và những kinh nghiệm xã hội so với một nhóm chuyên gia, hay so với các công cụ tham gia dựa vào những người tình nguyện và như thế của các thiểu số nhà hoạt động. Các bồi thẩm đoàn nhân dân sau các cải cách chọn của cuối các năm 1960 và các minipublic thảo luận cân nhắc là hai sự thể hiện chính của quan điểm này, theo đó tính đa dạng nhận thức vốn có trong mẫu đại diện hay mặt cắt ngang hợp lý làm cho có thể để sử dụng các bộ nghi nhận thức thêm mà giải thích tốt hơn cho tất cả dữ liệu liên quan đến vấn đề được nói đến. (c) Mẫu đại diện cũng có thể được xem như cho phép sự đại diện và sự bảo vệ các giá trị và các lợi ích của các nhóm dân cư lớn – một loại nghiệp đoàn chủ nghĩa được hiện đại hóa, nơi một phụ nữ được xem như bảo vệ các lợi ích của các phụ nữ, một người da trắng bảo vệ các lợi ích của những người da trắng, và vân vân. Sau cuối thế kỷ thứ hai mươi ngắn, một số bồi thẩm đoàn xét xử (chủ yếu ở Hoa Kỳ) đã di chuyển theo hướng này.

2. Lương tri bình thường thuộc về bất cứ ai. Từ một góc nhìn khá khác, sự rút thăm có thể được xem như một bảo đảm rằng quyền lực trên tất cả có thể được nắm bởi bất kể ai một cách ngẫu nhiên – tức là, bởi các cá nhân bình thường mà có thể thay thế được bằng những người khác bởi vì họ dựa vào lương tri của họ như các công dân bình thường. Lý lẽ này thường được đưa ra trong quan hệ với các bồi thẩm đoàn nhân dân trong các thế kỷ qua, mà dựa vào sự phán xét của những người ngang hàng [peer] (mà có thể đặt bản thân họ vào tình cảnh của người liên quan) trong một cố gắng để giảm nhẹ xu hướng của các nhà chuyên nghiệp để độc quyền hóa sự ra quyết định. Tuy vậy, định nghĩa về “bất kỳ ai” có thể thay đổi đáng kể. (a) Trong phiên bản tinh hoa chủ nghĩa, chỉ những người “được khai sáng” và “biết điều” (mà nói chung đã có nghĩa là những đàn ông da trắng giàu có) được xem như có khả năng đưa ra các quyết định thích hợp. (b) Trong phiên bản dân chủ, mọi cá nhân có thể tận dụng lương tri của họ. Sự chọn bằng bốc thăm vì thế có thể dựa vào tất cả công dân hay dân cư. Đấy là phiên bản được cánh Tả Pháp đòi hỏi cho các bồi thẩm đoàn nhân dân trong thế kỷ thứ mười chín.

BẢNG 4.3 Ba lý do căn bản của sự bình đẳng chính trị trong các cơ quan được chọn ngẫu nhiên

Các mẫu ngẫu nhiên hay các mặt cắt hợp lý của nhân dân: Các minipublic thảo luận cân nhắc

Lẽ thường tình [lương tri] (common sense) bình thường thuộc về bất kỳ ai

Chính phủ-tự quản của mọi người lần lượt

Cho phép một mẫu đại diện hay các mặt cắt hợp lý của nhân dân để thảo luận cân nhắc cho nhân dân như một toàn thể

Dựa vào lương tri của các công dân thường có thể thay thế cho nhau

Cho phép chính phủ-tự quản của tất cả mọi người, do tất cả mọi người, với mỗi người lần lượt cai trị và bị trị

Nguồn: Tác giả biên soạn.

3. Chính phủ-tự quản của mọi người lần lượt. Cuối cùng, sự chọn bằng bốc thăm có thể được xem như một thủ tục ủng hộ không phải chính phủ của bất cứ ai ngẫu nhiên, mà chính phủ-tự quản của mọi người lần lượt: Tức là, một hệ thống trong đó tất cả mọi người thuộc về nhóm lần lượt cai trị và bị trị. Trong các trường hợp như vậy, sự rút thăm được kết hợp với các thủ tục tạo thuận lợi cho sự luân phiên nhanh của các chức vụ. Mọi người đều có cùng cơ hội để có được sự tiếp cận đến các vị trí ra quyết định. Các kiểu của chính phủ-tự quản và sự bình đẳng được nói đến có thể thay đổi theo bản chất của nhóm mà từ đó sự chọn bằng bốc thăm được tiến hành. (a) Khi nó là một nhóm ngang hàng (peer) đồng đều, sự rút thăm bảo đảm rằng một mức độ bình đẳng nào đó sẽ được duy trì giữa các cá nhân, ngăn cản bất kỳ ai khỏi việc chiếm hữu một giá trị hay các phẩm chất cao hơn của bất kể ai khác trong nhóm. Các chế độ quý tộc phân phối là các ví dụ quan trọng nhất về lý do căn bản này. (b) Khi nhóm là không đồng đều về mặt xã hội, sự rút thăm là một phương tiện hùng mạnh để đấu tranh chống lại sự phân biệt xã hội. Nó tạo thành phương pháp dân chủ thượng hạng. Chiều này đã là một yếu tố then chốt của nền dân chủ phân phối Athen. (c) Sự chọn bằng bốc thăm cũng có thể ngăn chặn quyền lực khỏi bị độc quyền hóa bởi một nhóm nhà chuyên nghiệp (chính trị, quan liêu, tư pháp, hay chuyên gia), hay ít nhất làm cho có thể để giảm ảnh hưởng của họ so với cơ quan của các công dân chủ động.

BA TƯỞNG TƯỢNG DÂN CHỦ

Tại điểm này trong lập luận của chúng ta, một câu hỏi khác phát sinh. Nhiều diễn viên, mà ủng hộ sự rút thăm quay lại chính trị, đến từ một bối cảnh thật sự đa dạng. Nếu chúng ta xem xét Pháp, sự rút thăm ban đầu được phong trào Gilets jaunes khổng lồ đòi lại như một con đường quý giá, phong trào này đã nổi lên trong tháng Mười 2018 phản đối các hành động của Tổng thống của nền Cộng hòa, Emmanuel Macron. Tuy vậy, bản thân ông tổng thống cuối cùng đã chấp nhận cơ chế bằng việc tổ chức Hội nghị Công dân vì Khí hậu trong 2019–2020, trong khi vẫn bác bỏ khả năng thực hiện sáng kiến công dân, đòi hỏi thể chế then chốt của Gilets jaunes. Theo bước chân của các nhà sáng lập Anh, cánh Pháp của phong trào môi trường toàn cầu Nổi loạn Tuyệt chủng (Extinction Rebellion) tương tự đã liệt kê các hội nghị công dân về biến đổi khí hậu như một trong bốn yêu sách chính của họ.[1] Một tập hợp đa dạng của các diễn viên cũng có thể được tìm thấy ở nhiều nước nước khác. Làm thế nào chúng ta có thể hiểu sự đồng thuận về sự rút thăm trong chính trị khi nó được các cá nhân và các phong trào khác hẳn nhau kinh khủng như vậy gán cho? Chúng ta sẽ thử rọi ánh sáng lên điều bí ẩn này để hiểu tốt hơn cái gì bị hiểm nguy khi sự rút thăm quay lại chính trường.

Trong khi là khó để đạt một kết luận xã hội chính trị toàn cầu ở thời điểm này, vì sự thực rằng các cấu hình của các diễn viên thay đổi từ nước này sang nước khác, vẫn có thể xem xét các tưởng tượng (imaginary) khác nhau cạnh tranh để bảo vệ sự rút thăm. Các tưởng tượng là các sự phóng chiếu của các chân trời chính trị đáng mong muốn hay đáng lo ngại.[2] Chúng cốt ở một sưu tập các ý tưởng, các câu chuyện, các huyền thoại, các hình ảnh, và các biểu tượng được chia sẻ một cách tập thể. Trong mỗi xã hội, có các tưởng tượng chính trị cạnh tranh nhau, mà thường chồng gối trên các vấn đề nào đó. Mặc dù mỗi xã hội đã tạo ra các tưởng tượng đa dạng, giá trị heuristic (để khám phá) của khái niệm đã tăng lên trong các thập niên qua. Trong một mức độ lớn, thời đại của các ý thức hệ đã chấm dứt trong các năm 1990 bên cạnh thế kỷ thứ hai mươi ngắn. Các ý thức hệ không còn là các tham chiếu nổi bật như chúng một thời đã là cho các diễn viên chính trị nữa. Ngược lại, các tưởng tượng thấm vào cách các diễn viên như vậy diễn giải thế giới hiện có và tưởng tượng nó nên là thế nào. Chúng được đặc trưng bởi tính lỏng cao, nổi lên (emerge) và tự tái cấu hình khi đối mặt với các sự kiện (Abbas 2019). Trong khi chúng có thể chứa các yếu tố lý thuyết, ý thức hệ, hay không tưởng, chúng khác đáng kể với cái sau. Các ý thức hệ dựa vào các giả thiết được cho là bao trùm toàn diện. Các không tưởng được xây dựng như các quan niệm cố kết và hư cấu về xã hội. Các lý thuyết được trình bày như các paradigm duy lý được cho là cố kết về triết học hay khoa học. Trong khi các tưởng tượng có thể gây cảm hứng cho các ý thức hệ, các không tưởng, và các lý thuyết, và lần lượt bị ảnh hưởng bởi chúng, các nhà thực hành nói chung không đưa ra một hình ảnh toàn cầu, cố kết, và thống nhất, nhưng là các phóng chiếu phân mảnh, kể cả các chiều xúc cảm và biểu tượng. Các tưởng tượng được bày tỏ bởi các phần rộng của dân cư và không cần được nói rõ ràng về mặt lý thuyết mạch lạc. Không giống các không tưởng, chúng là các hư cấu không ổn định tồn tại trước kinh nghiệm. Chúng phụ thuộc vào khung cảnh xã hội và chính trị mà trong đó chúng nổi lên, và vào những kinh nghiệm chính trị của các nhà thực hành. Khái niệm về tưởng tượng là đặc biệt hữu ích ở đây, vì nhìn chung những người chủ trương sự rút thăm hình dung các hệ thống chính trị mà có chỉ sự đại diện một phần hiện thời trong thực tế. Các lý lẽ cho sự rút thăm trong chính trị gợi ý những sự thay đổi mà sẽ vượt xa trật tự chính trị hiện thời. Vì thế là thiết yếu để xem xét các nhà thực hành như vậy hình dung vai trò của sự rút thăm sẽ đóng như thế nào trong loại nền dân chủ mà họ chủ trương.

Một Chân trời Kỳ vọng Mới

Một số sự kiện và kinh nghiệm, như các phong trào xã hội hay sự thực hiện các cơ chế thể chế mới, có thể giúp chuyển các tưởng tượng mà một thời được xem ở bên lề, không thực tế, hay không đáng mong muốn tới trung tâm sân khấu, với hy vọng đề xuất các lựa chọn thay thế đích thực (Abbas 2019, p. 254). Như chúng ta đã thấy trong Chương 3, sau các thập niên đầu của thế kỷ thứ mười chín, sự rút thăm hầu như biến mất hoàn toàn khỏi chính trường ở phương Bắc Toàn cầu. Các tưởng tượng mới liên kết với Khai Sáng, chủ quyền nhân dân, sự tiến bộ, và chính phủ đại diện đã không có chỗ nào để lại cho sự rút thăm. Trong phần còn lại của thế kỷ thứ mười chín dài và thế kỷ thứ hai mươi ngắn, các phong trào cộng hòa, khai phóng, xã hội chủ nghĩa, cộng sản, phát xít, dân túy, và dân tộc chủ nghĩa đều đã phát triển các tưởng tượng từ đó sự rút thăm chính trị đã hoàn toàn vắng mặt, với một ngoại lệ ở Italy mà tôi sẽ nhắc đến muộn hơn. Làn sóng kích động đầu tiên báo trước sự thay đổi đã do các sự kiện 1968 và thập niên tiếp sau gây ra. Chúng ta đã phân tích sớm hơn về sự rút thăm được nhắc tới đó đây như thế nào bởi các cá nhân cô lập như Robert Dahl, Peter Dienel, và Ned Crosby, khi sự bất mãn với các nền dân chủ tư bản chủ nghĩa vẫn quan trọng nhưng các quan điểm cách mạng đã tàn đi khỏi tầm nhìn. Đầu tiên ý tưởng đã nhận được sự công nhận hạn chế. Khi, trong các năm 1980 và các năm 1990, nhà khoa học chính trị James Fishkin kết nối sự rút thăm với lý thuyết về nền dân chủ thảo luận cân nhắc, ý tưởng bắt đầu được xem nghiêm túc hơn trong thế giới hàn lâm nói tiếng Anh. Trong một số nước, một làn sóng thứ nhất của các thử nghiệm được kiểm soát hết sức về sự rút thăm do các nhà lý thuyết thiết kế đã xảy ra. Tuy nhiên, ý tưởng về các minipublic được chọn ngẫu nhiên đã không vượt ra ngoài vài vòng tròn ngoại tiếp.

Vào đầu các năm 2000, tuy vậy, những sự biến đổi lớn đã làm lung lay phương Bắc Toàn cầu. Tôi đã lập luận trong Chương 1 rằng một thập niên duy nhất sau sự kết thúc của thế kỷ thứ hai mươi ngắn, lý lẽ, rằng chúng ta đã tới “sự chấm dứt của lịch sử,” được đánh dấu bởi chiến thắng của nền dân chủ khai phóng (hầu như) ở mọi nơi, dường như đã lỗi thời không thể cứu chữa được rồi (Fukuyama 2012). Các lời hứa không được thực hiện của các nền dân chủ Tây phương, sự nghi ngờ tăng lên về các đảng chính trị và các chính phủ đại diện rộng hơn, những thay đổi địa chính trị do toàn cầu hóa gây ra, và các hậu quả biến đổi khí hậu đã làm thay đổi đáng kể không gian kinh nghiệm của các công dân: Điểm ngoặt này trong không gian kinh nghiệm có lẽ so sánh được về độ lớn với những gì do Cách mạng Pháp gây ra (Koselleck 2004). Các định chế điển hình và các tưởng tượng của thế kỷ trước có vẻ đã lỗi thời, với các chân trời kỳ vọng không còn bao gồm chiến thắng của chính phủ đại diện khắp thế giới nữa. Điều này có nghĩa là mảnh đất màu mỡ cho sự nổi lên của các tưởng tượng mới. Các hình thức cả cánh tả lẫn cánh hữu của chủ nghĩa dân túy đang gia tăng, trong khi các ý tưởng tự do chủ nghĩa (libertarian) cũng đang trải qua một sự Phục hưng, và ảnh hưởng của các tưởng tượng tập trung vào khí hậu tiếp tục tăng lên. Đồng thời, sự rút thăm đã được nhúng trong một loạt các tưởng tượng đang nổi lên.

Trong thế giới Francophone và lân cận của nó, Principles of Representative Government (Các Nguyên tắc của Chính phủ Đại diện) của Bernard Manin (1997) đưa ra một sự tương phản giữa bầu cử và sự rút thăm từ một góc nhìn chủ yếu giải tích, mà không có bất cứ ý định nào để bảo vệ sự rút thăm. Chính phủ đại diện được trình bày như một mô hình chính phủ hỗn hợp có sức bật xuất sắc bất chấp nhiều làn sóng thay đổi. Trong các năm 2000, tuy vậy, các tưởng tượng chính trị phát triển từ công việc lý thuyết này đã tự tiết lộ là mâu thuẫn một cách nghịch lý với các ý định của tập sách này khi chúng chọn để diễn giải công trình của Manin như một lý lẽ ủng hộ sự rút thăm (Hayat 2019; Chollet and Manin 2019). Các tưởng tượng này chủ yếu đã được nuôi dưỡng trong các giới phản kháng và giữa vài quan chức chính trị. Trong thế giới Anh-Mỹ, như chúng ta đã thấy sớm hơn, một làn sóng thứ hai của các thử nghiệm lai, vượt ra ngoài các ý định của các nhà lý thuyết mô hình, cho phép các nhà thực hành để vượt quá các niche (ngách) không tưởng hay hàn lâm nơi sự rút thăm được khảo sát trước kia. Sự hấp dẫn của sự rút thăm lan ra khắp phương Bắc Toàn cầu, với cơ chế ngày càng được xem như một sự đổi mới dân chủ có sức mạnh để biến đổi chính trị. Thành công quốc tế của cuốn sách của David Van Reybrouck Against Elections (Chống các cuộc Bầu cử) (2016) chứng nhận sự thay đổi này, trong khi cũng giúp tăng cường nó. Liên kết được tuyên bố – mặc dù hết sức đáng ngờ (Sintomer 2021) – với Athens nuôi động lực này: Chẳng phải sự rút thăm đã đóng một vai trò trung tâm trong thành phố Hy lạp đã sáng chế ra nền dân chủ ư? Trong mức độ này, sự rút thăm thường được xem như một sự quay lại nguồn gốc của nền dân chủ, bây giờ trong khung cảnh của thế kỷ thứ hai mươi mốt.

Tuy vậy, phân tích của chúng tôi về các sách, các bài báo hàn lâm, các blog, và báo chí mà bảo vệ sự rút thăm ở phương Bắc Toàn cầu tiết lộ không phải một, mà ba tưởng tượng khác nhau bảo vệ sự rút thăm: Ba tưởng tượng này liên hệ với nền dân chủ thảo luận cân nhắc, nền dân chủ chống-chính trị, và nền dân chủ triệt để một cách tương ứng. Các tưởng tượng này là siêu quốc gia và không đặc thù cho bất kể một nước nào, cho dù sự truyền bá của chúng thay đổi đáng kể từ vùng này sang vùng khác.[3] Trong khi tổng thể, các tưởng tượng này không thể dễ được ánh xạ lên các lập trường xã hội của các nhà thực hành tán thành chúng, điều này không có nghĩa rằng chúng được phân bố ngẫu nhiên, nói về mặt xã hội học.

Tưởng tượng thứ nhất, về nền dân chủ thảo luận cân nhắc, được phát triển đầu tiên bên trong thế giới hàn lâm tiếng Anh của các năm 1980. Trong trường hợp này, một mô hình lý thuyết được tạo ra, mà sau đó được kết hợp với các thực tiễn truyền thống từ giáo dục bình dân và được các nhà cải cách nắm quyền chấp nhận, cuối cùng dẫn đến một tưởng tượng có thể được chia sẻ rộng rãi hơn. Vào đầu các năm 2020, những người chủ trương chính của nó đã là các nhà hàn lâm, các nhà thực hành nắm quyền, và các nhà tư vấn thiết kế và điều tiết các minipublic (Gastil and Levine 2005).

Tưởng tượng thứ hai, về nền dân chủ chống-chính trị, có nguồn gốc từ một thuật ngữ được đại chúng hóa ở Đông Âu với công trình của nhà văn Konrád György (George Konrad 1984) và được dùng rộng rãi ở Italy: “thuật ngữ chống-chính trị (anti-political) xác định lập trường của những người phản đối chính trị, cho rằng nó chỉ là một sự thực hành quyền lực, và bằng sự mở rộng cũng phản đối các đảng chính trị và các quan chức được bàu. Trong tưởng tượng tập thể này, các quan chức được bàu chỉ tận tâm cho lợi ích cá nhân của họ và không phải cho lợi ích chung.”[4] Các nhà biện hộ chống-chính trị kêu gọi nhân dân để giành được quyền lực bằng việc loại bỏ các elite chính trị và như thế, họ cho rằng, loại bỏ xung đột, vì thế cực đoan hóa quan điểm của Konrád, mà chỉ nhắm tới việc hạn chế ảnh hưởng của chính trị như lãnh vực quyền lực lên xã hội dân sự. Tưởng tượng này được phát triển bên ngoài giới hàn lâm và đã không có chứng chỉ lý thuyết cấp cao nào. Nó đặc biệt phổ biến giữa các phong trào xã hội, các blogger chống giới quyền thế (anti-establishment), và các giới quản lý – nhất là những người tích cực trong các công nghệ mới – thử đặt bản thân họ lên trên cuộc ẩu đả chính trị và những sự chia tách tả-hữu truyền thống; nó cũng được vài lý thuyết gia không tưởng hoạt động bên ngoài giới hàn lâm chấp nhân.

Trong tưởng tượng thứ ba, sự rút thăm được xem như một chiến lược để dẫn đến nền dân chủ triệt để. Mặc dù tưởng tượng này quay lại ít nhất các năm 1960, cho đến các năm 2000, các nhà hoạt động và các nhà lý thuyết bảo vệ nó đã đầu tiên cảnh giác về một công cụ được áp đặt từ trên xuống và được thiết kế để khuyến khích sự đồng thuận. Tưởng tượng về nền dân chủ triệt để đã chớp lấy sự rút thăm khi kinh nghiệm bắt đầu cho thấy rằng một số ngày càng tăng của các phong trào công dân bảo vệ việc rút thăm trong chính trị và rằng, khi được kết hợp với nền dân chủ trực tiếp, các minipublic có thể dẫn đến sự thay đổi xã hội và kinh tế thật sự, nhất là trong các phương thức sản xuất và tiêu dùng. Hầu như như giống tưởng tượng thứ hai, tưởng tượng thứ ba này đã thấy sự thu hút giữa các phong trào xã hội và các blogger chống giới quyền thế; tuy vậy, phần lớn thời gian những người ủng hộ nó đến từ, hay thuộc về, các phong trào chính trị cánh tả và xanh. Tưởng tượng này cũng hiện diện giữa các nhà thực hành mà lên các vị trí quyền lực nhờ công việc của họ trong các phong trào xã hội và việc tổ chức cộng đồng. Nó phổ biến giữa các nhà lý thuyết về nền dân chủ triệt để được phong trào lao động truyền thống định hình nhưng nhạy cảm với tầm quan trọng của sự thảo luận cân nhắc dân chủ.

Các lý lẽ Chung cho sự Rút thăm

Về toàn cầu, ba tưởng tượng chia sẻ vài ý tưởng then chốt về giá trị của sự rút thăm, mà giải thích làm sao chúng đều có thể thúc đẩy ý tưởng trong khi mặt khác có vẻ hoàn toàn đối lập nhau. Sự biện minh tôn giáo của sự rút thăm bị mất tín nhiệm trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, hai lý lẽ bao quát thống nhất chúng một cách không ngạc nhiên liên hệ đến các lý do chính còn lại mà đã thúc đẩy sự dùng rút thăm trong lịch sử: bảo đảm tính vô tư và thúc đẩy sự bình đẳng.

Tất cả ba tưởng tượng đều đồng ý về giá trị của tính vô tư liên kết với sự rút thăm. Điều này được nhấn mạnh đặc biệt bởi các nhà chủ trương nền dân chủ thảo luận cân nhắc hay nền dân chủ chống-chính trị, nhưng trong mức độ ít hơn, nó cũng là phần của lý lẽ được các nhà dân chủ cấp tiến dùng. Vào lúc khi các đảng chính trị, mất cơ sở quần chúng của chúng, bị một đại đa số công dân xem như bị các lợi ích đặc biệt (cá nhân hay đảng) thúc đẩy hơn là lợi ích chung, và khi hệ thống bầu cử dường như bị hạ thành một trò chơi lobby và bè phái, thì sự rút thăm có thể được xem như một cơ chế vô tư tạo thành các minipublic gồm các cá nhân không có các sự nghiệp chính trị hay các liên kết bè phái. Điều này vì thế hạn chế phạm vi và tác động của các cuộc đấu tranh quyền lực trong khi cho phép các kiểu đại diện mới này để làm việc hướng tới lợi ích chung.

Lời xác nhận rằng việc rút thăm đưa đến sự bình đẳng triệt để của các bên liên quan cũng hiện diện trong ba tưởng tượng. Sự rút thăm cho phép những người thường, nhất là từ các nhóm dưới, để được chọn, trong khi họ không có cơ hội nào trong hệ thống bầu cử truyền thống bị các chính trị gia chuyên nghiệp sinh vào các giai cấp elite độc quyền hóa. Truyền thống nổi tiếng, mà quay lại tận Athens, đóng góp vào tưởng tượng này. Dựa vào tuyên bố nổi tiếng của Aristotle rằng sự rút thăm là dân chủ và bầu cử là quý tộc, một quan niệm muộn hơn được áp dụng bởi Montesquieu và Rousseau – các nhà tư tưởng mà cũng được trích khá thường xuyên – hầu hết những người chủ trương rút thăm nghĩ rằng công cụ này vốn là bình quân và như thế dân chủ. Sức mạnh của ý tưởng này đã hầu như không bị các bài học lịch sử làm cùn đi, mặc dù các bài học đã cho thấy rằng sự rút thăm đã thường được thực hành trong các giới nhỏ, đóng kín như một phương tiện để phân bố quyền lực giữa các elite. Thực ra, phương trình “sự rút thăm bằng nền dân chủ” dường như có lý về mặt trực giác dưới các hoàn cảnh đương thời: vì tất cả các công dân có tiềm năng được chọn, việc rút thăm mở rộng giới của những người bình đẳng ra tất cả các công dân trưởng thành.

Đó trên hết là lý do căn bản của sự bình đẳng chính trị liên hệ với sự lấy mẫu đại diện được cả ba tưởng tượng chia sẻ. Sự rút thăm đặt lý tưởng cũ về sự đại diện mô tả quay lại chương trình nghị sự. Như chúng ta đã thấy, như nó được thực hành trong thế giới ngày nay, sự rút thăm tương phản rõ rệt với sự dùng lịch sử của nó, mà đã không liên kết quá trình với sự đại diện mô tả. Từ góc nhìn này, sự rút thăm cho phép một loại đại diện khác với bầu cử đại diện. Các cuộc bầu cử có khunh hướng chọn các cá nhân được tuyển mộ từ các giai cấp thượng lưu của xã hội – một xu hướng đã đóng góp to lớn cho cuộc khủng hoảng hiện thời về tính chính đáng của chính phủ đại diện, vì các đảng chính trị không còn có vẻ đại diện cho bất kể ai từ giai cấp thấp hơn hay giai cấp lao động nữa. Khi kết hợp với sự đại diện mô tả, sự rút thăm cho phép sự bao gồm các giá trị và những kinh nghiệm sống của các công dân thường trong tất cả sự đa dạng của họ. Nó như thế là một đại lộ hứa hẹn để đem lại sức sống mới cho các nền dân chủ trong khủng hoảng. Hình thức đặc thù này của sự đại diện vượt xa hơn phép phân đôi sự tham gia/sự đại diện: Các minipublic được chọn ngẫu nhiên không phải là đồng nghĩa với nền dân chủ trực tiếp.

Một sự suy diễn có vẻ hợp logic từ ý tưởng về mẫu đại diện là, các minipublic thể hiện nền dân chủ nhận thức (epistemic) bằng việc cho phép các quan điểm đa dạng để tranh luận dưới các hoàn cảnh tựa-lý tưởng (quasi-ideal).[5] Lý lẽ này là chung cho hầu hết các nhà đấu tranh cho sự rút thăm, cho dù một số người trong phe chống-chính trị miễn cưỡng hơn để tán thành nó. Thực ra, không giống các sự dùng lịch sử của sự rút thăm (các tòa án Athen cổ xưa, các hội đồng bầu cử Florentine từ cuối thế kỷ thứ mười ba đến giữa thế kỷ thứ mười lăm, chẳng hạn), ngày nay, các minipublic được chọn ngẫu nhiên luôn được dùng chung với các biện pháp để bảo đảm sự thảo luận cân nhắc chất lượng cao: Thông tin từ tất cả các bên được làm cho sẵn có, các quan điểm mâu thuẫn được lắng nghe, các phiên đại hội đồng xen kẽ với các thảo luận nhóm nhỏ, sự tiết chế được cung cấp để khuyến khích mọi người phát biểu và lắng nghe một cách có đi có lại. Các công dân thường của các minipublic đương thời vì thế là một ví dụ minh họa về “trí khôn của đám đông” và có khả năng để phát triển một sự thảo luận cân nhắc mà chất lượng của nó thường là tốt hơn sự thảo luận của các hội đồng được bàu (Landemore 2012).

Tuy vậy, vượt xa hơn các lý lẽ chung này, ba tưởng tượng phân kỳ, cuối cùng dẫn đến các tầm nhìn đối lập về chính trị và xã hội, cũng như đến các quan niệm khác nhau về vai trò mà sự rút thăm nên đóng bên trong các tầm nhìn đó.

Nền Dân chủ Thảo luận cân nhắc

Lý do căn bản đầu tiên của sự bình đẳng dân chủ mà chúng ta đã phân tích trong đoạn trước, cụ thể là dùng các minipublic để nhận được các mẫu ngẫu nhiên hay các mặt cắt ngang hợp lý của nhân dân, là trung tâm cho tưởng tượng về nền dân chủ thảo luận cân nhắc. Ý tưởng chính đằng sau nền dân chủ thảo luận cân nhắc là tính chính đáng dân chủ của của bất kể quyết định cho trước nào sẽ lớn hơn nếu quyết định đạt được tiếp sau sự thảo luận cân nhắc chất lượng cao, am hiểu, minh bạch, và bao hàm. Sự thảo luận đó phải dựa vào sự tôn trọng lẫn nhau và cho phép ảnh hưởng ngang nhau của tất cả những người tham gia (và như thế không có bất cứ sự bất đối xứng lâu dài nào về mặt quyền lực hay sự thống trị). Ý kiến được chấp nhận hay quyết định được đưa ra sau loại thảo luận cân nhắc này có vẻ là tốt hơn ý kiến được chấp nhận hay quyết định được đưa ra trước đó (hay không có) sự thảo luận cân nhắc. Điều này có nghĩa rằng sự rút thăm mà không có thảo luận cân nhắc sẽ chỉ có sự quan tâm hạn chế. Như chúng ta đã thấy, các nhà lý thuyết sớm của nền dân chủ thảo luận cân nhắc – Habermas ở hàng đầu – đã không hề quan tâm đến sự rút thăm. Tuy vậy, khá nhanh chóng các nhà lý luận thảo luận cân nhắc quảng bá các minipublic được chọn ngẫu nhiên đã tiến tới một cách thuyết phục để trình bày chúng như sự hiện thân tốt nhất của nền dân chủ nhận thức. Họ đã đại chúng hóa các ý tưởng của họ giữa một số tăng lên của các quan chức chính trị và các nhà cải cách được bàu, mà thường được huấn luyện trong lĩnh vực giải quyết xung đột hợp tác và giáo dục tư cách công dân tham gia.

Phần lớn, các nhà cải cách, mà ban đầu đã thiết lập các minipublic thảo luận cân nhắc, đã có các tham vọng khiêm tốn hơn các nhà sáng chế ra cơ chế. Nhìn chung họ đã xem các minipublic như chỉ các bổ sung cho chính phủ đại diện. Như được phác họa trong vô số bài phát biểu và văn bản, các minipublic được thiết kế để thiết lập một công luận am hiểu, trong khi việc ra quyết định được để lại, trong một pha tiếp sau, cho các quan chức được bàu. Ý kiến am hiểu này được xem như tồn tại trong sự đối lập với các phong trào phản kháng và ý kiến của công chúng rộng hơn như được bày tỏ trong các cuộc thăm dò dư luận, các cuộc trưng cầu dân ý, hay trên đường phố (công luận được xem như dễ bị thao túng, có khả năng bị ảnh hưởng của các xúc cảm, và nói chung không am hiểu). Chống lại các chỉ trích của các nhà hoạt động thảo luận cân nhắc mà vẫn trung thành với sự diễn giải Habermasian đầu tiên tập trung vào lĩnh vực công rộng hơn (Chambers 2009; Lafont 2020), và vì tác động của làn sóng thứ nhất của các minipublic thảo luận cân nhắc đã vẫn khá hạn chế, các nhà lý thuyết của nền dân chủ thảo luận cân nhắc trong các năm 2010 đã lấy một “bước ngoặt có tính hệ thống” và đã bắt đầu khăng khăng về sự cần để phát triển nhiều không gian thảo luận cân nhắc được kết nối, trong đó các minipublic chỉ là một sự thể hiện (Mansbridge and Parkinson 2012). Kết hợp với một sự hiểu thực tế hơn về sự thảo luận cân nhắc mà bao gồm các cuộc thương lượng được tiến hành bên trong một khung khổ thủ tục công bằng (hơn là phản đối sự tranh cãi và sự mặc cả) (Mansbridge et al. 2010) và một sự hiểu chức năng của các hệ thống thảo luận cân nhắc (dựa vào một sự phân công lao động giữa các không gian thảo luận cân nhắc khác nhau), sự thay đổi này giúp để cân chỉnh lý thuyết thảo luận cân nhắc với thực tiễn của các nhà cải cách, các nhà thực hành, và các nhà tư vấn mà không thể thiếu được cho sự tổ chức các minipublic. Qua sự lai hóa, lý thuyết nền dân chủ thảo luận cân nhắc đã dẫn đến một tưởng tượng ngày càng mạnh mẽ. Trong 2020, một báo cáo do OECD công bố đã minh họa điều này. Nó kêu gọi sự thành lập các minipublic được chọn ngẫu nhiên, cho “rằng, nếu được thể chế hóa, [chúng] có tiềm năng để giúp giải quyết một số trong những tác nhân then chốt của tình trạng khó chịu dân chủ được phác họa trong dẫn nhập này: trao tiếng nói và năng lực hành động cho một dải rộng hơn nhiều của các công dân; xây dựng lại sự tin cậy vào chính phủ, và dẫn đến tính chính đáng hơn và sự ra quyết định công hiệu quả hơn” (OECD 2020, p. 25).

Tưởng tượng này vẫn được đánh dấu bởi gốc rễ của nó và không được thiết kế để xúi giục sự huy động quần chúng. Trước tiên và trên hết, nó liên quan đến các cá nhân mà trong một vị trí quyền lực và gợi ý rằng những người đó nên diễn giải lại các giá trị tạo thành nền tảng của tính chính đáng dân chủ, và, do đó, họ cũng nên cải cách các định chế hiện có. Xã hội hiện đại được xem như một cấu trúc phẳng không có các mối quan hệ quyền lực (một quan niệm hầu như chẳng bao giờ được dùng), một cấu trúc có các bất bình đẳng hạn chế nhưng một sự đa nguyên của các lợi ích và các giá trị. Các nền dân chủ khai phóng – điểm tham chiếu cho tưởng tượng này – được giả thiết để đại diện chủ nghĩa đa nguyên này trong một khung cảnh được điều tiết tốt và yên bình mà cho phép các sự thương lượng được cấu trúc giữa các nhóm lợi ích khác nhau và một hệ thống thảo luận cân nhắc sâu rộng. Trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, tuy nhiên các nền dân chủ phải thích nghi, để không bị một khủng hoảng về tính chính đáng tiêu diệt. Sự thay đổi này phải từ từ, và sự thảo luận cân nhắc công khai phải đóng một vai trò trung tâm. Ta phải dựng lên một hệ thống thảo luận cân nhắc gộp lại tất cả các kiểu thương lượng và hướng chuyển các xúc cảm chính trị, trong khi bảo tồn sự đa nguyên của các lợi ích và các giá trị, khuyến khích sự giải quyết xung đột hợp tác, và thúc đẩy công lý xã hội. Tưởng tượng về nền dân chủ thảo luận cân nhắc lấy một quan điểm nước đôi về các đảng chính trị: Một mặt, các đảng bày tỏ sự đa nguyên của các lợi ích và các giá trị, nhưng mặt khác, sự tiến hóa hiện thời của chúng ngày càng có rủi ro biến đổi chúng thành các bè phái thuần túy chỉ quan tâm bảo vệ các lợi ích đặc biệt. Theo nghĩa đó, các minipublic được chọn ngẫu nhiên có thể giúp cải thiện chính phủ đại diện, như phần của dự án lớn hơn dựng lên một hệ thống thảo luận cân nhắc. Chúng là một trong những sự hiện thân thể chế đủ lông đủ cánh nhất của nền dân chủ, và của sự đồng thuận và bất đồng duy lý. Tưởng tượng này tự cho là đối lập với chủ nghĩa dân túy.

Cuối cùng, nên lưu ý rằng khi các thử nghiệm diễn ra suốt các năm 2010, tưởng tượng về nền dân chủ thảo luận cân nhắc đã tiến hóa đáng kể về một điểm. Giữa cả các nhà thực hành và nhiều nhà lý luận, các minipublic cho đến nay đã thể hiện một loại chủ nghĩa tinh hoa (elitism) thảo luận cân nhắc: Ý tưởng về nền dân chủ trực tiếp đã gợi ra rất nhiều sự hoài nghi, vì nhiều người tin rằng các công dân thường không thể thảo luận cân nhắc một cách duy lý trừ phi các điều kiện là lý tưởng (chúng ta đã thấy rằng lập luận này được nhiều thành viên của Hội nghị Công dân Pháp vì Khí hậu chia sẻ). Các minipublic chủ yếu được thiết kế để là các phần bổ sung cho nền dân chủ đại diện. Một mặt, khủng hoảng đại diện tăng lên, và mặt khác các thử nghiệm dân chủ phần lớn thành công mà kết hợp các minipublic và các cuộc trưng cầu dân ý, đã buộc tưởng tượng này để hình dung một sự biến đổi rộng hơn mà tích hợp sự trao quyền tiềm năng cho các minipublic gắn mật thiết hơn với các quá trình ra quyết định, hay thậm chí được thể chế hóa – như là thế cho Hội đồng Công dân thường trực được thành lập trong Cộng đồng nói tiếng Đức của Bỉ và các ủy ban chung của quốc hội của Brussels.[6] Báo cáo OECD và bài diễn thuyết của Tổng thống Macron công bố sự đến của “nền Cộng hòa thảo luận cân nhắc thường xuyên”[7] là hai ví dụ paradigmatic về tưởng tượng này.

Nền Dân chủ chống-Chính trị

Tưởng tượng về nền dân chủ chống-chính trị bắt nguồn từ một quan hệ lựa chọn (elective affinity) với lý do căn bản thứ hai của sự bình đẳng dân chủ, sự tồn tại của lương tri (common sense) bình thường được tất cả các công dân chia sẻ. Tưởng tượng này là cũ hơn tưởng tượng gắn với nền dân chủ thảo luận cân nhắc, vì nó được đưa lên bởi đảng chính trị Âu châu đầu tiên bảo vệ sự quay lại chính trị của sự rút thăm, Fronte dell’Uomo Qualunque [Mặt trận Dân Thường], được Guglielmo Giannini lập ra trong 1945 ở Italy. Đảng trong thời gian ngắn đã là đảng thứ năm được lòng dân nhất ở Italy, chiếm hơn 5 phần trăm tổng số phiếu trong bầu cử Quốc hội Lập hiến 1946. Đảng này đã giúp đại chúng hóa hai thuật ngữ tiếp tục được dùng muộn hơn theo cách phần lớn miệt thị: qualunquismo, mà có thể được dịch như “chủ nghĩa mọi thứ” và trình bày một thái độ thờ ơ và khinh thị đối với các vấn đề chính trị và xã hội, và antipolitica, có nghĩa một sự bác bỏ triệt để các đảng chính trị và ý tưởng rằng người ta phải vượt quá chính trị để thiết lập một hệ thống phục vụ lợi ích chung.[8]

Trong tưởng tượng của Giannini, chính trị đảng phái chỉ là một “trò hề,” và không sự khác biệt căn bản nào tách biệt các nền dân chủ bầu cử khỏi các chế độ độc đoán. Quần chúng bị làm nhục được xúi giục để tự giải phóng mình khỏi “sự chuyên chế” của các chính trị gia. Một khi chế độ đầu sỏ (oligarchy) nhỏ này bị lật đổ, xã hội hiện đại có thể, theo một logic Saint-Simonian, “thay thế chính phủ của các cá nhân bằng sự quản lý của các thứ.”[9] “Để kiểm soát các quản trị viên này,” Giannini (2002, pp. 60–61, 74, 138–139, 151–160) nói thêm, tất cả cái cần là một “kế toán viên” tập thể: Ông đã hình dung “vài đại diện từ cộng đồng,” được chọn ngẫu nhiên và luân phiên nhanh các vị trí, vì mọi người trưởng thành được khai sáng vừa phải đều có “đủ năng lực cho nhiệm vụ này.”[10]

Tưởng tượng này sau đó được Peter Dienel khai thác khi ông đưa ra lý lẽ ủng hộ các tổ lập kế hoạch. Khi các chân trời kỳ vọng bị lật ngược trong các năm 2000, tưởng tượng này trở nên rất nổi tiếng. Nó đã được đảng Phong trào Năm Sao chấp nhận ở Italy. Giữa sự thành lập đảng trong 2009 và sự tiếp cận của nó đến các vị trí chính phủ trong 2018, nó đã nhất quán thúc đẩy sự rút thăm trong chính trị. Nó đã khá có ảnh hưởng đến các hội nghị công dân Icelandic trong 2009 và 2010 (Cordier 2020). Tưởng tượng chống-chính trị và tưởng tượng quản lý cũng đã tìm thấy đường của nó vào hàng trăm blog chống giới quyền thế mà không có bất kể liên kết chính trị nào (thường được những người trong thế giới công nghệ vận hành), và nhiều giới không tưởng không-hàn lâm tìm cách vượt ra ngoài sự chia tách chính trị Tả-Hữu truyền thống. Các ví dụ gồm nhà sinh thái học Ernest Callenbach và nhà sáng lập MasterCard Michael Phillips, những người trong 1985 đã cộng tác chắp bút một công trình quan trọng được trích thường xuyên trong những nghiên cứu quốc tế về rút thăm (Callenbach and Phillips 2008). Tương tự, nhiều sách đề xuất các mô hình chính trị dựa vào sự rút thăm đã được nhà xuất bản Anh Imprint Academic có trụ sở ở Exeter công bố.

Không giống nền dân chủ thảo luận cân nhắc, tưởng tượng này bị thả phao bởi một sự bác bỏ triệt để các đảng chính trị và chính phủ đại diện, mà cả hai bị liên kết với tham nhũng, các bè phái, và các elite tự xưng làm việc để bảo vệ các lợi ích đặc biệt. Tưởng tượng chống-chính trị như thế kêu gọi một sự thay đổi lật đổ triệt để chế độ đầu sỏ chính trị (trong một số biến thể tả khuynh hơn, chế độ đầu sỏ tư bản chủ nghĩa cũng bị nhắm mục tiêu). Theo quan điểm này, trong khi xã hội hiện thời của chúng ta bị các cuộc đấu tranh quyền lực giữa nhân dân và elite cấu trúc, nhân dân không bị chia rẽ bởi những căng thẳng cơ bản hay một sự đa nguyên của các lợi ích và các giá trị. Vì thế, các minipublic gồm các công dân thường được chọn ngẫu nhiên có thể trở thành sự hiện thân thể chế đủ lông đủ cánh nhất của sự quản trị các thứ và sự đồng thuận hợp lý. Một số người cho rằng các minipublic thực ra là sự hiện thân duy nhất của cái sau, còn những người khác (như các Gilets jaunes) tin rằng các minipublic nên được kết hợp với nền dân chủ trực tiếp. Sự rút thăm và các sáng kiến công dân như thế có thể thuộc về cùng tưởng tượng: “ở đây, nhân dân được xem như tổng (sum) hợp nhất, không có các sự chia tách đảng phái, không có các ý thức hệ, của các cá nhân tự do mà ý chí của họ có thể được xác định dùng một cơ chế đơn giản mà hoặc hỏi họ một câu hỏi hay chọn ngẫu nhiên một số nào đó giữa họ để thảo luận cân nhắc nhân danh họ” (Hayat 2018b).

Đây cũng là lý do vì sao một số giới chống-chính trị tương đối không xúc động bởi các ý tưởng nền dân chủ nhận thức và sự đại diện mô tả như dựa vào sự lấy mẫu đại diện, thay vào đó cho rằng sự rút thăm có thể tính đến sự hiện diện của bất cứ ai, hơn là một vi thế giới đa dạng về mặt xã hội của dân cư. Chủ nghĩa chống xã hội học (anti-sociologism) này giải thích vì sao tưởng tượng này được chia sẻ cả bởi các quan điểm quản lý và bởi những người khác mà dựa vào Jacques Rancière hay truyền thống vô chính phủ. Cái sau phát triển một lý thuyết về nền dân chủ tập trung vào xung đột chính trị và khái niệm hóa sự rút thăm như một định chế dân chủ mang lại công lý cho những sự tình cờ của trật tự chính trị và nhấn mạnh trước tiên và trên hết đến năng lực quân bình triệt để của tất cả các công dân để cai quản. Xung đột này không phải là phần của các quan hệ thống trị được xác định về mặt xã hội học, mà diễn ra trong sự đối lập giữa những người “không có phần” liên quan đến quyền lực nhà nước và chế độ đầu sỏ độc quyền hóa quyền lực. Một cách nghịch lý điều này cho phép các diễn viên chống-chính trị để huy động lý thuyết của Rancière: các diễn viên này chia sẻ luận đề của ông về chất lượng dân chủ của sự rút thăm và từ chối một phân tích xã hội học về sự chia rẽ nội bộ của nhân dân, nhưng làm vậy trong khi hình dung một xã hội tương lai không có xung đột, một kết luận xa lạ sâu sắc với tư duy của Rancière.

Cùng logic làm cơ sở cho các bồi thẩm đoàn nhân dân trong các thế kỷ thứ mười tám và mười chín, sự phán xử giữa những người ngang hàng, vẫn mạnh trong tưởng tượng này. Một số diễn viên cho rằng những người thuộc về các đảng, công đoàn, hay NGO nên bị thách thức khi được rút thăm. Ngoài ra, một số tác giả không đặc biệt quan tâm đến thảo luận cân nhắc. Đối với họ, sự rút thăm là một dụng cụ vốn khuyến khích nền dân chủ: “một cách thực chất và tự động sự rút thăm ngăn chặn những người giàu khỏi việc độc quyền hóa quyền lực và tích tụ đặc quyền. Những người giàu (1 phần trăm) tự nhiên thích hệ thống bầu cử. Những người nghèo (99 phần trăm) nên bảo vệ sự rút thăm cũng tự nhiên như vậy[11]: nhất là vì chỉ sự rút thăm sẽ cho phép các đại diện để thật sự là ‘các đầy tớ’ của các công dân hơn là ‘các ông chủ’ của họ.”[12]

Nền Dân chủ Triệt để

Nền dân chủ triệt để là một tưởng tượng cổ xưa, với gốc rễ của nó trong phong trào lao động thế kỷ thứ mười chín, nhưng cũng là tưởng tượng trải nghiệm sự hồi sinh quan trọng trong các năm 1960 và các năm 1970 nhờ các chỉ trích mới về cả nền dân chủ tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội độc đoán. Tuy vây, việc nó dựa vào sự rút thăm là tương đối mới đây, vì ban đầu các nhà lý luận và nhà hoạt động như nhau đã dè dặt để chấp nhận một cơ chế, mà cần được elite cai trị thực hiện từ trên xuống và được lý thuyết thảo luận cân nhắc mách bảo có thể thúc đẩy sự đồng thuận làm hại nền dân chủ tranh đấu (agonistic) và sự biến đổi triệt để. Chủ yếu trong các năm 2010 một tưởng tượng về nền dân chủ triệt để gồm sự rút thăm mới bắt đầu phát triển, được vài văn bản sớm cũng như khủng hoảng tăng lên của đội tiên phong và, trước hết và trên hết được làn sóng thử nghiệm thứ hai, truyền cảm hứng. Các ranh giới giữa thế giới hàn lâm và thế giới nhà hoạt động là xốp khi nói đến tưởng tượng về dân chủ triệt để. John Gastil and Erik Olin Wright (2019a) công bố một tuyên ngôn lý luận tập thể khai thác ý tưởng về một cơ quan lập pháp được chọn ngẫu nhiên từ các quan điểm khác nhau này. Tuy vậy, một số nhà lý luận và thực hành nền dân chủ triệt để, như Chantal Mouffe và Íñigo Errejón, vẫn hoài nghi hay phản đối sự rút thăm (Costa Delgado 2017a).

Tưởng tượng về nền dân chủ triệt để cũng bao gồm lý do căn bản thứ nhất cho sự bình đẳng dân chủ, sự tạo ra các minipublic mà cho phép một mẫu đại diện hay một mặt cắt ngang hợp lý của các công dân thường để tiến hành sự thảo luận cân nhắc chắt lượng cao, thể hiện sự khôn ngoan nhận thức của nhiều người, và đại diện nhân dân nói chung. Tuy vậy, ngược với tưởng tượng về nền dân chủ thảo luận cân nhắc, các nhà dân chủ triệt để cũng đòi lại lý do căn bản thứ ba của sự bình đẳng dân chủ, và như thế bao gồm sự rút thăm trong một quan điểm rộng hơn và được hiện đại hóa về chính phủ-tự quản. Chẩn đoán của họ về tình hình hiện thời là hoàn toàn khác với chẩn đoán của những người chủ trương nền dân chủ thảo luận cân nhắc. Họ cho rằng nền dân chủ hoạt động trong một thế giới bất công sâu sắc được cai trị bởi các mối quan hệ quyền lực giữa một mặt các elite chính trị-kinh tế, và mặt khác nhân dân (nhất là các giai cấp dưới [subaltern]) (Fung 2005). Trong các xã hội như vậy, việc tin rằng sự thay đổi có thể chỉ xảy ra qua sự thảo luận cân nhắc dân chủ là mơ tưởng.

Tình hình này ngụ ý rằng sự biến đổi đồng thời của chính trị và xã hội phải được hình dung (Wright 2019), và rằng chính trị có một chiều tranh đấu (agonistic dimension). Tuy nhiên, ngược với cái được những người chủ trương nền dân chủ chống-chính trị tranh cãi, “các mâu thuẫn bên trong nhân dân” (Mao 1957) là rõ và hiện diện thật sự trong các xã hội ngày nay. Sự phân tầng xã hội và các sự chia tách chính trị không thể được quy cho sự đối lập thuần túy giữa 1 phần trăm và 99 phần trăm. Các mâu thuẫn chính trị và chủ nghĩa hiếu chiến (agonism) sẽ không biến mất trong một xã hội công bằng hơn – cái sau sẽ vẫn được đánh dấu bởi sự đa nguyên của các lợi ích và các giá trị. Chính trị sẽ chẳng bao giờ được quy giản về sự quản lý các thứ và sẽ duy trì đặc tính “xúc cảm và bi thảm” của nó, như Castoriadis (2008) và Moreno Pestaña (2019) đã mô tả chính trị Athen.

Dân chủ hóa nền dân chủ tạo thành một “không tưởng thực tế (real utopia)” (Wright 2010), một chân trời của sự biến đổi triệt để mà không thể đạt được với tư cách như vậy nhưng tuy nhiên chúng ta phải phấn đấu tiến tới nó. Chiến lược này đòi hỏi “các cải cách cách mạng” (Gorz 1968), mà không có niềm tin rằng một một trung tâm duy nhất có thể tích hợp tất cả các diễn viên, hay rằng một thời khắc quyết định duy nhất có thể lật xã hội ngày nay thành một thế giới lý tưởng. Sự biến đổi triệt để có thể được hình dung như một hệ sinh thái, song chính ý tưởng về một “hệ thống” là mâu thuẫn với tưởng tượng về nền dân chủ thảo luận cân nhắc: Thay vì dựa vào sự phân công lao động hài hòa, một hệ sinh thái phát triển trong một cân bằng mong manh, liên tục tìm cách vượt qua các sự căng thẳng, các kẻ săn mồi, và con mồi, và nơi sự đưa vào các yếu tố mới xung đột với các điều kiện hiện tồn có thể làm thay đổi động lực học tổng thể. Việc liên kết cả các định chế và các phong trào phản kháng cấp tiến lại với nhau, hay các thời khắc thảo luận cân nhắc và luận chiến lại với nhau, là một thách thức, và trong khi là không thực tế để giả thiết rằng các căng thẳng vốn có sẽ được giải quyết trơn tru, phải đương đầu với thách thức này (Felicetti and Della Porta 2019). Dưới ánh sáng này, sự thực là phong trào Extinction Rebellion bảo vệ cả sự bất tuân dân sự và các hội nghị công dân được chọn ngẫu nhiên là hình mẫu. Vì thế, giá trị của tính vô tư thường được quy cho các minipublic thảo luận cân nhắc bị tương đối hóa: Tính khẩn cấp của sự biến đổi xã hội và sinh thái biện minh cho sự thực là các nhà hoạt động sinh thái cấp tiến tạo các liên kết với các thành viên của Hội nghị Công dân vì Khí hậu, hay sự chính trị hóa xảy ra trong Hội nghị. Thế kỷ thứ hai mươi cho thấy rằng người ta phải vượt xa hơn các truyền thống Schmittian hay Leninist vẫn thúc nhiều phong trào cánh tả cấp tiến.[13] Các định chế dựa vào lý tưởng thảo luận cân nhắc khai thác công cụ rút thăm cần trở thành một phần của xã hội ngày mai. Để diễn giải Marx, các định chế này sẽ tạo thành một trong các hình thức chính trị giải phóng xã hội. Hơn nữa, ít nhất chúng ta có thể đoán trước một phần hình thù các thứ này sẽ lấy, nhờ các thử nghiệm đang diễn ra.

Tưởng tượng về nền dân chủ triệt để là nước đôi khi nói về các đảng chính trị và chính phủ đại diện. Một mặt, chính phủ đại diện cho phép sự bày tỏ một sự đa nguyên về các lợi ích và các giá trị, và một số đảng quần chúng đã giúp đỡ to lớn để chuyển cuộc đấu tranh của các giai cấp lao động. Hơn nữa, có vẻ là không thực tế để hình dung sự biến đổi triệt để mà không có sự phối hợp các cố gắng của các minipublic, các phong trào xã hội, và các đảng chính trị. Tuy nhiên, các chính phủ đại diện truyền thống luôn đã có một tính quý tộc rõ rệt, và các đảng quần chúng tổ chức các giai cấp lao động quanh một chương trình nghị sự tiến bộ phần lớn là một thứ của quá khứ. Từ góc nhìn này, chính phủ đại diện đang trên con đường trở thành cái nó đã là trong thế kỷ thứ mười chín và cái nó đang là ở hầu hết các nước phương Nam Toàn cầu: Một chính phủ của các elite, do các elite, và vì các elite. Không có một sự biến đổi triệt để của các định chế hiện hành, các giai cấp dưới sẽ chẳng bao giờ có khả năng để đóng một vai trò chính. Người ta ngày càng phải xem xét các yếu tố khác nhau của hệ sinh thái dân chủ để thử nhận diện những con đường mới tiến lên phía trước. Sự thể chế hóa các minipublic thảo luận cân nhắc là một mục tiêu chiến lược quan trọng về mặt này, về mặt nó sẽ cho phép các công dân thường – mà ảnh hưởng của họ bình thường bị tước đoạt bởi hệ thống đại diện và một sự cai trị chính thức do các diễn viên tư nhân chi phối – để có một tiếng nói. Các minipublic như thế sẽ tạo thành một bước cốt yếu tới lý tưởng về chính phủ-tự quản.

Như chúng ta đã thấy, nhiều diễn viên khác nhau bênh vực sự rút thăm như một công cụ chính trị, và nó cho biết vài tưởng tượng về chính trị và xã hội mà theo nhiều cách đối lập hoàn toàn với nhau. Những người bênh vực nền dân chủ thảo luận cân nhắc là những người đầu tiên ủng hộ các cơ chế rút thăm và cũng thế đã có khả năng khái niệm hóa các minipublic. Một cách có đi có lại, các minipublic đã cung cấp một loại phòng thí nghiệm cho lý thuyết về nền dân chủ thảo luận cân nhắc. Một số nhân vật của lý thuyết này vẫn thờ ơ về sự rút thăm, khi những người khác bảo vệ mạnh mẽ sự phát triển của các minipublic, mà trao một sự đáng tin kinh nghiệm cho nền dân chủ thảo luận cân nhắc trong con mắt của các nhà thực hành. Tuy nhiên, lý thuyết này và tưởng tượng mà nó dẫn đến hầu như không có khả năng giải thích các mối quan hệ quyền lực và một sự biến đổi triệt để của xã hội. Tưởng tượng về nền dân chủ chống-chính trị có vẻ đang trong một bế tắc chiến lược, vì giả thiết ấu trĩ của nó về một nhân dân thống nhất, nhưng các mảng ngày càng lớn của xã hội đang huy động dưới ngọn cờ của nó tìm kiến sự thay đổi xã hội. Như một kết quả, tưởng tượng này đã có một tác động thật sự lên công luận và đáng kể qua ảnh hưởng gián tiếp đại chúng hóa sự rút thăm. Nó dễ trộn với một tưởng tượng quản lý được truyền bá rộng rãi trong các giới công nghệ cao, nhưng cả trong các giới vô chính phủ nơi sự đối lập giữa 1 phần trăm và 99 phần trăm được đặt kề nhau với một quan điểm chống xã hội học mạnh mẽ. Còn như tưởng tượng về nền dân chủ triệt để, nó ngụ ý một loại “không tưởng thực tế (real utopia)” mà có vẻ dựa vào một sự hiểu đáng tin hơn về các mối quan hệ quyền lực và niềm tin rằng dân chủ hóa nền dân chủ sẽ xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa sự rút thăm, các phong trào xã hội, và các đảng chính trị. Nói một cách trực tiếp, tưởng tượng này đã chỉ dẫn đến một số tương đối nhỏ các thử nghiệm, nhưng một cách gián tiếp nó cũng đã phục vụ để nâng cao hình bóng của sự rút thăm và để ảnh hưởng đến Hội nghị Công dân Pháp vì Khí hậu.

Trong một chừng mực nào đó, các tưởng tượng này đã có khả năng để cùng nhau nuôi dưỡng những kinh nghiệm về rút thăm trong chính trị bởi vì chúng một phần thống nhất về các đức hạnh được cho là của thủ tục này: Tính vô tư và sự bình đẳng dân chủ, cái sau được hiểu trong quan hệ với lý do căn bản của sự đại diện mô tả và, trong một mức độ ít hơn, chất lượng nhận thức được tạo ra bởi sự thảo luận cân nhắc của các công dân bình thường. Tuy vậy, chắc có khả năng rằng khi sự rút thăm lấy lại được tầm quan trọng của nó, các tưởng tượng này sẽ chạm trán với nhau trực tiếp hơn. Một xã hội hòa giải được cai trị bởi các chính sách đồng thuận chưa phải có ngay ở gần.

KẾT LUẬN

Theo nhiều người ủng hộ các minipublic đương thời, sự quay lại của sự rút thăm trong chính trị ngụ ý sự hồi sinh của một số lý tưởng dân chủ cổ xưa. Thường dựa vào vài trích dẫn của Montesquieu và Rousseau, các cá nhân này bám chặt vào huyền thoại theo đó các Cha Lập Quốc của chính phủ đại diện đã từ chối sự rút thăm bởi vì nó được xem như thực chất là dân chủ. Tuy nhiên, tính chích xác thật sự của lời xác nhận này bị nghi ngờ. Bây giờ khi sự rút thăm đã quay lại chính trị, nó được làm vậy trong một hình thức và với ý nghĩa đa dạng mà sẽ rất khó để hiểu cho những người sống ở Athens cổ điển, trong thời trung cổ và Phục hưng Florence, hay trong thời Đầu Hiện đại Âu châu – không nhắc đến Trung Hoa đế quốc. Sự kết hợp chồng gối của sự rút thăm và sự thảo luận cân nhắc, quyền bỏ phiếu phổ quát, và sự lấy mẫu đại diện đã làm thay đổi hoàn toàn lập luận đằng sau sự rút thăm. Vào lúc chuyển giao thế kỷ thứ mười chín, sự rút thăm được xem như cái gì đó phi lý, mâu thuẫn với cả các lý tưởng Khai Sáng và các ý tưởng mới theo đó một trật tự chính trị chính đáng phải dựa vào lý trí, chủ quyền nhân dân, và ý chí của nhân dân. Đấy là vì sao các xu hướng dân chủ cả tinh hoa chủ nghĩa và bình dân, mặc dù đối lập nhau về một số vấn đề, đã đồng ý về sự bác bỏ của chúng đối với sự rút thăm, mà đã mau chóng trở nên lỗi thời và khỏi cần bàn đến. Khi quan niệm về mẫu đại diện được phát triển vào cuối thế kỷ thứ mười chín và được đưa vào chính trị và tư pháp vào cuối thế kỷ thứ hai mươi ngắn, lại một lần nữa đã trở nên có thể để xem xét sự chọn bằng bốc thăm như một dụng cụ duy lý tiềm năng. Điều này đặc biệt đúng vì các minipublic được rút thăm có vẻ phát triển một quan hệ lựa chọn với nền dân chủ thảo luận cân nhắc, nhấn mạnh ít đến ý chí của nhân dân hơn đến sự bày tỏ hợp lý của công luận. Vào lúc khi chính phủ đại diện bị tranh cãi nhưng khi các hy vọng cách mạng bắt đầu nhạt phai, các minipublic thảo luận cân nhắc có vẻ là một cách dân chủ hóa nền dân chủ, theo một nhóm nhà hàn lâm và nhà thực hành.

Bên trong bốn hay năm thập niên, các thử nghiệm đương thời đã nổi lên trong hai làn sóng. Tuyệt đại đa số các minipublic thảo luận cân nhắc được phát triển trong làn sóng thứ nhất đã không có mấy tác động lên lĩnh vực công rộng hơn. Thách thức vốn có đối với các minipublic liên quan đến sự căng thẳng giữa sự thảo luận cân nhắc của chúng và lĩnh vực công cộng rộng hơn (Goodin and Dryzeck 2006). Theo định nghĩa, mục tiêu là để đạt một ý kiến phản chứng của cái công luận có thể là – chúng là am hiểu tốt hơn và có được một môi trường khá thỏa đáng trong đó để hình thành một ý kiến, mà rất có thể khác với công luận rộng hơn. Sự thảo luận cân nhắc và sự tham gia đôi khi được trình bày như các mô hình đối lập của nền dân chủ (Held 2006). Mặc dù sự đối lập này là không cần thiết, một số sự đánh đổi quả thực là không thể tránh khỏi (Sintomer 2011). Trong làn sóng thứ nhất, các minipublic thảo luận cân nhắc đã ngụ ý một loại chủ nghĩa tinh hoa đối lập hoàn toàn với nền dân chủ Athen. Chủ nghĩa tinh hoa thảo luận cân nhắc này cho rằng sự lôi kéo các công dân thường vào chính trị chỉ có thể xảy ra bên trong các minipublic nếu nó là hợp lý, vì các hình thức khác của sự tham gia bị nghi ngờ về là quá xúc cảm hay dễ bị mị dân thao túng. Ngoài ra, các thử nghiệm theo cách này nói chung đã là từ trên xuống, bị các nhà sáng chế lấy patent, và chỉ mang tính tư vấn, mà hạn chế mạnh tác động tiềm năng của chúng lên sự thay đổi xã hội. Chúng đã thành công trong việc chứng minh khả năng của sự thảo luận cân nhắc hợp lý giữa các công dân thường, nhưng chúng đã không làm thay đổi thực chất đời sống thực của các công dân thường. Vì sự tồn tại của chúng chỉ xuất phát từ thiện ý của các nhà chức trách công, chúng hầu như không mang tính phá vỡ các cấu trúc quyền lực và sự bất công tràn lan (Fung 2005). Các cuộc thảo luận hợp lý trong các ủy ban khiêm tốn là không đủ để áp dặt sự thay đổi triệt để trong một thế giới nơi sự kháng cự cấu trúc của các lợi ích chi phối là to lớn.

Giả như các minipublic đã không bước vào làn sóng thứ hai, tính chính đáng có lẽ đã vẫn yếu. Các cơ quan này đã trở thành nhiều hơn “chỉ sự nói suông.” Điều này đã xảy ra với sự đến của làn sóng thứ hai, mà đã lót đường cho nhiều thử nghiệm sôi động hơn. Các thử nghiệm này được đặc trưng bởi sự lai mà đã giải phóng sức tưởng tượng của các nhà thực hành. Thông thường, các trường hợp cụ thể đã không là các thí dụ thuần túy về nền dân chủ thảo luận cân nhắc hay nền dân chủ tham gia, mà ngày càng được trao quyền từ các nhà sáng chế của chúng. Điều này đánh dấu một sự khác biệt lớn với làn sóng thứ nhất. Hơn nữa, sự rút thăm bây giờ được ủng hộ bởi các phong trào xã hội như 15M ở Tây Ban Nha, Gilets jaunes ở Pháp, và phong trào Extinction Rebellion ở các nước Âu châu khác nhau. Một số phong trào cấp cơ sở và nhà hoạt động kêu gọi “nền dân chủ thực” đã chọn để cãi lý cho sự lại đưa rút thăm vào chính trị. Theo quan điểm này, sự rút thăm không còn chỉ là một sự bổ sung cho nền dân chủ đại diện nữa. Thực ra, vài thử nghiệm đã kết hợp nó với nền dân chủ trực tiếp hay nền dân chủ tham gia. Ngoài sự thảo luận cân nhắc và sự đại diện mô tả ra, một mô hình đã nêu bật tính vô tư như một nhân tố cốt yếu hợp pháp hóa loại đại diện mới này. Với Hội nghị Công dân Pháp vì Khí hậu, một mô hình khác đã bất ngờ được tạo ra, một mô hình mở cửa cho một mức độ chính trị hóa lớn hơn. Sự đánh đổi giữa tính trung lập và sự chính trị hóa cũng được thảo luận liên quan đến Sáng kiến Công dân Thụy sĩ, mà đã đề xuất các thẩm phán của Tòa án Tối cao Liên bang bằng rút thăm.

Làn sóng thứ hai của các minipublic rút thăm đã tiết lộ rằng lý do chính trị căn bản của sự hồi sinh chính trị của sự rút thăm có thể thay đổi từ thử nghiệm này sang thử nghiệm khác, từ một người biện hộ sang người khác, từ một nhà lý luận sang nhà lý luận khác. Ba sự biện minh khác nhau đã nổi lên để bảo vệ sự dùng rút thăm trong chính trị. Sự biện minh thứ nhất cho rằng các minipublic là các mẫu ngẫu nhiên hay các mặt cắt ngang hợp lý của nhân dân mà có thể thảo luận cân nhắc một cách chính đáng cho nhân dân vì tính đa dạng thống kê hay tính đại diện của chúng. Trong dòng lập luận thứ hai, bình đẳng dân chủ có nghĩa là dựa vào lương tri (lẽ thường) của những người bình thường, vì các công dân thường là có thể thay thế được cho nhau trong năng lực của họ để xác định một cách tập thể lợi ích chung. Lý do căn bản thứ ba phác họa cách chính phủ do tất cả mọi người lần lượt hoạt động như thế nào, với sự rút thăm cho phép chính phủ-tự quản của tất cả mọi người vì tất cả mọi người. Ba lý do căn bản này ở lõi của ba tưởng tượng tương phản mà cho rằng sự rút thăm có thể là cốt yếu cho nền dân chủ: các tưởng tượng về nền dân chủ thảo luận cân nhắc, nền dân chủ chống-chính trị, và nền dân chủ triệt để.

Tại giai đoạn này của sự điều tra của chúng ta, là cần để cung cấp một phân tích chuẩn tắc mà sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của sự rút thăm trong chính trị cho lý thuyết dân chủ, và một cách có đi có lại, chứng minh lý thuyết dân chủ có thể hiểu việc rút thăm trong chính trị như thế nào.


[1] https://xrcitizensassembly.uk/

[2] Định nghĩa này theo lối kinh nghiệm và khác với các định nghĩa của Cornelius Castoriadis (1987) và Charles Taylor (2004)

[3] Một tưởng tượng khác về sự rút thăm có lẽ nên được nêu thêm để phân tích việc rút thăm được các trí thức Trung quốc đương thời nào đó chủ trương như thế nào, vì là không hiển nhiên rằng phiên bản Trung quốc về các nền dân chủ thảo luận cân nhắc hay tham vấn (xieshang minzhu 协商民主 hiệp thương dân chủ) có phù hợp với phiên bản Tây phương không.

[4] https://it.wikipedia.org/wiki/Antipolitica

[5] Bộ phim Twelve Angry Men (Mười Hai người Đàn ông Giận dữ) là tượng trưng trong khía cạnh này.

[6] Quỹ cho các Thế hệ Tương lai, “Cộng đồng nói tiếng Đức của Bỉ trở thành vùng đầu tiên của thế giới với sự tham gia công dân thường xuyên được rút thăm,” www.foundationfuturegenera- tions.org/files/documents/news/20190226_dgpermanentcitizensassembly_pressrelease.pdf

[7] “Emmanuel Macron lors du ‘grand débat’: ‘Ce qui remonte, c’est la fracture sociale’,” LeMonde. fr, January 16, 2019.

[8] Nên lưu ý rằng trong khi nền dân chủ thảo luận cân nhắc và nền dân chủ triệt để là các thuật ngữ mà các diễn viên dùng để mô tả các lý thuyết riêng của họ, nền dân chủ chống-chính trị thường xuyên nhất được áp dụng như một nhãn (miệt thị) từ bên ngoài, György Konrád là một ngoại lệ.

[9] Quan điểm này cũng có thể được thấy trong một số giới tự do chủ nghĩa (libertarian) và xã hội chủ nghĩa, và thậm chí, trong công trình của Rousseau, dù chỉ một phần.

[10] Công trình này được Urbinati and Vandelli (2020) phân tích sâu; tuy vậy, các tác giả này xem dự án của Giannini như thể hiện ý tưởng chung về sự rút thăm, hơn là một dự án về các tưởng tượng được sự rút thăm làm cho có thể.

[11] Etienne Chouard, #PasDeDémocratieSansTirageAuSort, February 18, 2020.

[12] http://etienne.chouard.free.fr/Europe/tirage_au_sort.php

[13] Slavoj Žižek, mà bảo vệ cả “nền xổ số trị (lottocracy)” và “khủng bố dân chủ” trong một quan điểm Leninist, là một ngoại lệ (Miguel Lorenci, “Zizek, un torbellino filosófico,” www.laverdad.es/sociedad/ zizek-torbellino-filosofico-20170630014949-ntvo.html)

(Còn tiếp)