Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2023

Chính phủ Tình cờ (kỳ 5)

Yves Sintomer

Nguyễn Quang A dịch

image_thumb[3]

SỰ THUẦN HÓA ĐẦU TIÊN CỦA MAY RỦI TRONG CHÍNH TRỊ

Trước khi đi tiếp, chúng ta sẽ phân tích các khái niệm khác nhau về sự may rủi (chance), sự may mắn (luck), hay “vận may (fortune)” mà trên đó sự rút thăm dựa vào cho đến thời Đầu Hiện đại. Trong một tập sách đột phá, nhà triết học khoa học Ian Hacking (1990) mô tả sinh động “việc thuần hóa sự may rủi”: Cuộc cách mạng được sự đến của tư duy xác suất tạo ra và sự dùng từ từ của xác suất như một dụng cụ trong khoa học, hành chính, và thương mại. Tuy nhiên, trước khi sự may rủi được thuần hóa một cách khoa học theo cách này, mọi người đã xem nó như thế nào, và vì sao họ đã dùng nó ồ ạt trong các thử nghiệm chính trị?

Từ Plato đến Guicciardini: Tới một Quan niệm Xã hội học về May rủi

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy quay lại với Plato. Trong cuốn Luật pháp, nhà triết học Hy lạp so sánh hai cách dùng sự may rủi (chance) khác nhau, một cách giao phó nhiệm vụ cho Zeus và một cách mà, rất giống trong nền dân chủ Athen, phân bổ các chức vụ chính trị giữa các công dân. Ông nói thêm rằng mỗi hình thức ngụ ý một loại bình đẳng khác nhau (Plato s.d., VI, 757b):

Vì có hai sự bình đẳng được gọi bằng cùng tên nhưng trong thực tế theo nhiều cách lại hầu như đối lập với nhau; một trong số chúng có thể được bất kể nhà nước hay bất kể nhà lập pháp nào giới thiệu mà không có khó khăn trong sự phân bố các danh dự: đấy là quy tắc về thước đo, trọng lượng, và con số, mà điều chỉnh và phân chia chúng. Nhưng có sự bình đẳng khác, thuộc loại tốt hơn và cao hơn, mà không dễ nhận ra. Đấy là sự đánh giá của Zeus … Vì nó cho người cao quý hơn nhiều hơn, và cho người thấp kém hơn ít hơn và theo tỷ lệ với bản chất của mỗi người; và, trên hết, danh dự lớn hơn luôn cho đức hạnh lớn hơn, và cho người kém hơn ít hơn; và cho cả hai theo tỷ lệ với mức độ đức hạnh và giáo dục tương ứng của họ.

Theo quan điểm tinh hoa chủ nghĩa được Plato truyền bá, kiểu thứ hai của may rủi được xem theo một cách rất chung. Nó chịu trách nhiệm cho sự thực rằng một số cá nhân là khôn ngoan hơn, đức hạnh hơn hay cao quý hơn những người khác; nó phân một số phận (moira) khác nhau và có thứ bậc cho các cá nhân và được liên kết rắm rối với cái muộn hơn được gọi là sors divinatoria, mà chia thành phố thành “quần chúng” và “những người giỏi nhất” (Demont 2010). Đáng tiếc, một số nhượng bộ phải được đưa ra cho quần chúng để ngăn chặn họ khỏi việc nổi dậy chống lại nhà nước, vậy nên loại may rủi chính trị khác phải được chấp nhận, ít nhất ở bên rìa: sự rút thăm những người giữ chức vụ. Loại may rủi thứ hai này được liên kết rắc rối với nền dân chủ. Chỉ loại may rủi thứ nhất là duy lý hoàn toàn vì nó bày tỏ những mong muốn của các thần. Đối với Plato, loại may rủi này là sự biện minh cao nhất của uy quyền để chỉ huy (Plato s.d., III, 689e, 690a.). Tính duy lý của hình thức may rủi thứ hai, lần nữa đối với Plato, là một loại mang tính phương tiện thuần túy và hoạt động như một loại phương sách cuối cùng. Theo dòng tư duy này như ở nơi khác, Plato rõ ràng di chuyển ra khỏi vũ trụ biểu tượng của nền dân chủ Athen.

Một câu hỏi ở đây có tầm quan trọng đặc biệt. Ngược với Plato, Socrates, Xenophon, và các nhà tư tưởng tinh hoa chủ nghĩa khác, lập luận của các nhà dân chủ Athen, mà đã bảo vệ thực hành chọn ngẫu nhiên trong chính trị, là gì? Vào lúc khi tính toán xác suất vẫn chưa được phát hiện, tuy nhiên những người Hy lạp đã có một trực giác rõ ràng và thực dụng về sự bình đẳng triệt để mà thủ tục này có thể đưa đến. Việc trông cậy vào một thực hành như vậy giữa tất cả các công dân có nghĩa rằng ít nhất về biểu tượng, tất cả họ được xem như ngang nhau, và tất cả sẽ xứng đáng ngang nhau để cai trị. Vì thế, Aristotle (1962, VI: 2, 1317a–1318b) viết rằng loại bình đẳng số học, mà các nhà dân chủ cấp tiến chủ trương, có các sự giống nhau về cấu trúc với sự rút thăm. Từ quan điểm chính trị Athen, sự chọn các pháp quan bằng bốc thăm như thế đã có một ý nghĩa “thế tục”. Được chọn một cách ngẫu nhiên đã không là một dấu hiệu của sự lựa chọn thần thánh, và sự phê phán Platonic a contrario (ngược lại) minh họa điều này. Sự rút thăm và việc tổ chức sự cạnh tranh được điều tiết (những sự cạnh tranh chính trị, nhưng cả sự cạnh tranh quân sự, nghệ thuật, và điền kinh) đã là hai mặt của cùng quá trình duy lý hóa chính trị (Caillois 1967, p. 60).

Vì thế chúng ta có thể hiểu tốt hơn vì sao sự rút thăm các pháp quan bắt đầu có ảnh hưởng trong thời kỳ nổi tiếng nhất của Athens. Trong hai thế kỷ, hình thức duy lý hóa này đã tương thích với những đổi mới lạ thường xảy ra khắp nhiều lĩnh vực (Ober 2008). Trong chính trị, sự thuần hóa may rủi đầu tiên đã đến trước xa sự sáng chế ra tính toán xác suất. Nó đã thuần túy thực dụng, và như chúng ta sẽ thấy trong hai chương tiếp, chỉ trong thế kỷ thứ hai mươi mà sự thuần hóa thứ hai, cả khoa học và thực dụng, đã trở nên có thể.[1] Trên thực tế có thể rút ra những sự tương đồng với các lĩnh vực xã hội khác: Cả các trò chơi may rủi và các công ty bảo hiểm hay các định chế nhà nước dùng niên kim (tiền trả hàng năm) để làm cho phù hợp khoản quyên góp của các công dân cho nhà nước đã không đợi tính toán xác suất được phát triển (Gigerenzer et al. 1989). Và ở Italy trong thời Trung Cổ và thời kỳ Đầu Hiện đại, những người bảo vệ sự rút thăm trong các giới quý tộc cũng đã hiểu khá rõ rằng nó có thể được liên kết mật thiết với một sự bình đẳng số học biểu tượng giữa những người ngang hàng.

Để hiểu kỹ hơn làm sao sự thuần hóa chính trị thứ nhất này của sự may rủi, ngoài việc giúp làm nguôi các xung đột, đã có thể trở thành một hiện tượng dân chủ hay ít nhất “bình dân” trong một số khung cảnh, là hữu ích để xem xét cuộc tranh luận gây chia rẽ được tiến hành ở Florence sau khi Đại Hội đồng được thiết lập vào cuối thế kỷ thứ mười lăm. Như chúng ta thấy, cuộc tranh luận này đã xúi các gia đình nổi tiếng (mà đã thích các cuộc bầu cử, cái được gọi là thủ tục delle più fave [nhiều hạt đậu nhất]) chống lại các công dân giai cấp thấp hơn (mà ủng hộ sự rút thăm). Theo một bài phát biểu được Francesco Guicciardini (1932, pp. 100–101) tái dựng, người phát ngôn cho nhóm sau được nói là đã tuyên bố:

Các đối thủ của tôi nói rằng khi các chức vụ được phân bổ bằng thủ tục delle più fave [tức là, bằng một sự bỏ phiếu đa số hơn là sự rút thăm từ một danh sách các cá nhân được công nhận như đủ xứng đáng], chúng được phân bổ cho các cá nhân xứng đáng gấp đôi, vì những người được chọn bằng số [phiếu] lớn nhất có nhiều công trạng hơn … Tuy nhiên, các vấn đề xuất phát từ sự thực rằng [có] một kiểu người mà đã may mắn trong trò chơi cuộc đời, những người đã trúng số độc đắc, và những người nghĩ rằng nhà nước thuộc về họ, bởi vì họ giàu hơn, bởi vì họ cao thượng hơn, hay bởi vì họ đã thừa kế một di sản ghê gớm từ cha mẹ và tổ tiên họ. Và chúng tôi những người đã thua trên trò chơi cuộc đời, chúng tôi không xứng đáng cho danh dự, chúng tôi nên tự hài lòng với các vị trí hèn mọn và tiếp tục mang thập giá của chúng tôi như chúng tôi đã mang trong quá khứ.

Các đối thủ của tôi đang nghĩ về các hình thức đánh giá và những sự phân biệt khác nhau mà đã dồn lại cho các vị trí được đền bù tốt so với các vị trí khác. Về những vấn đề này, họ quen với trật tự chuyên chế đến mức có vẻ hợp lý với họ rằng các vấn đề đó tiếp tục được cai quản theo cách như vậy, và đối với những người không thuộc về giới hạn chế này, hay gia đình nào đó cao quý đến mức không thể bị loại trừ, thì bị đánh giá là không xứng đáng giữ chức vụ công. Nói cách khác, họ không nhớ rằng tất cả chúng ta đều là các công dân; họ cảm thấy như họ có giá trị hơn những người khác, họ ủng hộ lẫn nhau khi họ chuẩn bị cho cuộc bầu cử và luôn chỉ bố thí các hạt đậu trắng[2] [một cách nhất trí] cho những người ngang hàng của chúng ta – tức là, cho những người đã không may mắn như vậy trong đời. Cho dù một trong số chúng ta có là một người đức hạnh mẫu mực, một Aristotle, hay một Solomon, họ tiếp tục nghĩ rằng một vị trí quan trọng sẽ mất uy tín của nó nếu chúng ta chiếm nó, cứ như vì thế nó sẽ bị hoen ố. Ngược lại, chúng ta không từ chối trao các phiếu của chúng ta cho những người đã độc quyền hóa quyền lực chính trị cho đến bây giờ. Trái lại, nhiều người trong số chúng ta vẫn không tự giải phóng mình khỏi các ý tưởng và các thói quen của niềm tin quá khứ rằng danh dự làm lợi hơn cho những người giàu. Đấy là lý do thực vì sao ngay cả khi một người trong số chúng ta tỏ ra có đủ năng lực cho một chức vụ, tuy nhiên ông ta chẳng bao giờ thành công trong thủ tục delle più fave, trừ những lần hiếm hoi do lòng trắc ẩn hay lỗi lầm. Những người nhận được số lớn nhất các hạt đậu răng ngựa nhất thiết là những người đã may mắn hơn trong trò chơi may rủi được gọi là cuộc đời, bởi vì họ nhận được các phiếu từ những người ngang hàng của họ và từ chúng ta, trong khi tất cả cái chúng ta nhận được giỏi nhất là các phiếu từ những người của chúng ta, và tồi nhất là các hạt đậu trắng.

Khi Guicciardini mô tả “những người may mắn hơn trong trò chơi may rủi được gọi là cuộc đời,” theo nghĩa đen ông viết “những người nhận được một bộ ba 4, 5, và 6”, so với “những người chỉ nhận được một bộ ba 1, 2, và 3.” Sự diễn đạt của ông nhắc đến một trò chơi trung cổ phổ biến được gọi là la rafle hay le poulain. Trong trò chơi này, các sự kết hợp nào đó của các lá bài cho phép một người chơi “vớ bở” (rafler) và trúng số độc đắc. Ẩn dụ là lý thú bởi vì nó ngầm phản đối sự không công bằng của sự may rủi, mà trao số độc đắc chính trị cho những người đã là những người thắng rồi trong xã hội, cho sự rút thăm “được quy định-tốt”, vô tư và qua một hệ thống luân phiên nhanh phân phối các vị trí quyền lực cho tất cả các công dân (hay ít nhất cho tất cả những người mà năng lực của họ đã được xác định trước). Trong diễn thuyết được nhà hùng biện nổi tiếng phát biểu, lý lẽ Platonic bị lộn ngược hoàn toàn ủng hộ quan điểm dân chủ triệt để được Aristotle nhắc đến: La tratta hiện thân một sự thực hành duy lý trong khi những tính bất thường của sự sinh và đặc quyền xã hội tương ứng tiêu biểu cho cùng sự may rủi phi lý được bộc lộ trong các trò chơi súc sắc.

Trong cùng thời kỳ, Machiavelli tương tự đã lập tư liệu dữ kiện rằng các lý lẽ phản-công đức chủ nghĩa (antimeritocratic) triệt để đã lưu hành khắp Florence, được đưa ra bởi các cá nhân từ chối tin rằng các thứ bậc xã hội là kết quả của công đức cá nhân, mà thay vào đó xuất phát từ các hoàn cảnh nằm bên ngoài lĩnh vực công lý. Kể lại một bài diễn thuyết được một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng của cuộc Nổi loạn Ciompi phát biểu một thế kỷ rưỡi trước, Machiavelli (1988, III, 13, p. 122) tường thuật nhà lãnh đạo này nói với những người ủng hộ ông như sau:

Đừng để tính cổ của huyết thống, mà với nó họ sẽ quở trách chúng ta, làm bạn thất vọng; vì tất cả các đàn ông, có cùng khởi đầu, là cổ xưa ngang nhau và đã được tạo hóa tạo ra theo cùng một phương thức. Hãy lột trần chúng ta, bạn sẽ thấy rằng chúng ta đều giống nhau; chúng ta hãy mặc quần áo của họ và họ mặc quần áo của chúng ta, và không có sự nghi ngờ nào chúng ta sẽ tỏ ra cao quý và họ thì hèn mọn, vì chỉ sự nghèo và sự giàu làm cho chúng ta bất bình đẳng.

Trong khi loại thuật hùng biện này vẫn còn thiểu số, nó minh họa rằng sự phát triển của sự bình đẳng biểu tượng đã là đáng kể và rằng nhiều lý lẽ chính trị ủng hộ nó đã không đưa ra bất cứ sự ám chỉ thần thánh nào.

Sự rút thăm trong Thời đại Ngẫu nhiên

Viết dưới chính tên của ông trong một văn bản khác, Guicciardini tuy nhiên đã kịch liệt phê phán sự rút thăm các pháp quan. Ông đã liều đưa ra một lý lẽ nối lập luận của các triết gia Hy lạp tinh hoa chủ nghĩa với khái niệm mới về “chính phủ bình dân,” như thế thấy trước quan điểm của các triết gia thế kỷ thứ mười tám: “Chính nhân dân, và không phải sự may rủi, là cái quan trọng; nhân dân, và không phải Vận may, [là cái] nên phân bố các danh dự” (Guicciardini 1932). Tính duy lý liên kết với sự thuần hóa thứ nhất của sự may rủi ở đây bị từ chối thẳng thừng. Guicciardini bày tỏ một cách nhìn về tính chính đáng và sự đại diện bình dân mà muộn hơn sẽ là cốt yếu trong Thời đại Khai Sáng và Cách mạng Pháp – và mà, cho đến ngày này, ẩn náu đằng sau nhiều phản ứng tự phát. Ông cũng nhấn mạnh một quan niệm mới và khá miệt thị về sự may rủi phi lý.

Có lẽ rằng sự liên kết giữa sự may rủi phi lý và sự rút thăm đã xuất hiện trong thời đại này, với cái trước được kêu gọi để chỉ trích cái sau. Vào nhiều dịp, Machiavelli đưa ra sự liên kết này, và nó đã luôn luôn là một sự liên kết tiêu cực. Khi, chẳng hạn, Machiavelli (1988, IV, 28) mô tả mối hận thù giữa Cosimo de’ Medici (1389–1464) và Rinaldo degli Albizzi (1370–1442) vào đầu các năm 1430, ông viết rằng thần Fortuna, nữ Thần vận may, đã ủng hộ sự bất hòa Florentine bằng việc chọn một tay chân của Rinaldo để được chọn bằng tratta cho Signoria. Dù được nhìn từ một quan điểm ngờ vực về tratta (Machiavelli) hay một quan điểm phê phán thẳng thừng (Guicciardini), sự liên kết Florentine cuối thế kỷ thứ mười lăm này giữa Vận may và sự rút thăm đã đánh dấu một mối quan hệ mới với thời gian và hoạt động con người (Buttay-Jutier 2008). Đồng thời, một mô tả mới về Fortune bắt đầu xuất hiện trong sự mô tả bằng tranh Florentine. Trong thời Trung Cổ, thuộc tính chủ yếu của nữ thần đã là chiếc bánh xe, mà chiếm ngày càng nhiều không gian trong các minh họa. Biểu tượng này của Fortune đã cực kỳ phổ biến, không nghi ngờ gì trở thành “hình ảnh giáo huấn quan trọng nhất trong nghệ thuật trung cổ” (Pickering 1980, được trích dẫn trong Buttay-Jutier 2008, p. 66). Nhiều bức tranh vào thời đó đã vẽ chân dung Fortune theo cách này, với vô số biến thể. Ví dụ, một tranh khắc từ bản thảo Carmina Burana (một sưu tập các bài hát cả thế tục và tôn giáo được sưu tập giữa 1225 và 1250) vẽ một bánh xe, quay theo chiều kim đồng hồ và chia không gian bên ngoài thành bốn vị trí tương ứng với các thời kỳ khác nhau và kế tiếp nhau, trong khi nữ thần Fortuna đứng uy nghiêm ở giữa. Bên trái, một người đàn ông lủng lẳng trên bánh xe nhìn hướng lên và lên dần, nhờ chuyển động của bánh xe. Trên đỉnh bánh xe, ông ta đội một vương miện và mang một vương trượng, trông xuống một nhà thờ. Tuy vậy, bánh xe tiếp tục con đường của nó không dừng lại được, và bên phải, người đó bắt đầu rơi. Ông vẫn bám vào, ngả người trên chỗ trống, nhưng chúng ta có thể nói rằng ông bắt đầu trượt, vương miện đang trượt khỏi đầu ông rồi. Tại đáy bánh xe, người đàn ông nằm trơ, bị tiến trình định mệnh phá vỡ. Lời chú thích là rõ ràng: “Regnabo, regno, regnavi, sum sine regno” (Ta sẽ cai trị, ta cai trị, ta đã cai trị, ta không có một vương quốc).

Tầm quan trọng của hình ảnh này mang tính tôn giáo sâu sắc. Lúc đó, nó đã có thể được Giáo Hội và chức Giáo Hoàng dùng trong cuộc chiến đấu của họ chống lại Hoàng đế Roma Thần thánh và các vua khác. Tuy vậy, nó cũng đưa ra một sự suy ngẫm về sự vô thường (và cứu cánh) của cuộc đời trần thế, ngay cả cho những người hùng mạnh của thế giới, mà tầm quan trọng của nó vượt ra ngoài giáo lý Kitô. Trong khi là đủ phong phú về hình tượng để có vô số diễn giải, trong những niềm tin bình dân bén rễ sâu sự hiện thân trung cổ của Fortune minh họa một cách nhìn thời gian theo chu kỳ bắt chước bốn mùa. Quan niệm thời gian này có những sự tương tự với việc dùng chính trị của sự rút thăm như được những người Florentines trung cổ thực hành, vì việc sau cũng kéo theo một sự luân phiên ràng buộc về thời gian nơi lý tưởng ra, tất cả các công dân được coi là phù hợp sẽ lần lượt chiếm một vị trí, trong một loại chu kỳ hài hòa vô tận đảm bảo sự yên bình công dân và làm dịu những sự thất thường của sự may rủi. Mặc dù bức hình này đã không biến mất hoàn toàn trong thời Phục Hưng,[3] một bức hình khác lên hàng đầu trong vòng vài thập niên. Sử gia nghệ thuật vĩ đại Aby Warburg (1990, pp. 167–197) là người đầu tiên nghiên cứu sự biến đổi này. Một biểu diễn mới của Fortuna đã sinh ra ở Florence trong các thập niên cuối của thế kỷ thứ mười lăm và đầu các thập niên của thế kỷ thứ mười sáu, trước khi lan ra phần còn lại của châu Âu. Không giống vị thần bất động và hơi kỳ quái được mô tả trong thời Trung Cổ, nữ thần Fortune mới đã vay mượn vài nét từ Venus (thần Vệ nữ), trở thành một phụ nữ trẻ hấp dẫn, và từ Occasio, nữ thần Latin (bây giờ là nữ) bắt chước thần Kairos Hy lạp. Kairos là một trong hai từ Hy lạp cổ xưa cho thời gian, có nghĩa là thời điểm đúng hay hợp thời, một thời khắc hành động và quyết định nơi các khả năng trở thành thực tế và mọi thứ thay đổi – ngược với từ Chronos, biểu thị thời gian tuyến tính như có thể được đo bằng sự trôi đi của những ngày và các mùa, bằng sự sinh và cái chết. Về mặt truyền thống, thần Occasio được vẽ đứng trên một quả cầu, không có vương miện, và với chân có cánh. Bà cầm dao cạo và đầu đã hoàn toàn trọc, trừ một lọn tóc dài xõa ngang trán. Bà được Andrea Alciato (1492–1550) mô tả như sau trong Emblematum libellus, một cuốn sách cực kỳ nổi tiếng được biên tập lại trong nhiều ngôn ngữ Âu châu (Alciato 1615, pp. 26–27):

Occasion là khi chúng ta quan sát thấy một cơ hội về thời gian, về chỗ và về người dân, và khi mọi thứ chúng ta thử đều thành công. Nữ Thần này trượt trên những chiếc lông tròn cứng & chẳng bao giờ đứng yên. Những người khác nói rằng chân bà ở trên một chiếc bánh xe quay liên tục. Bà có các cánh trên chân bà; tức là, các chiếc giày của bà có cánh, giống giày của Mercury: bà bay khắp không trung. Bà cầm một dao cạo trong tay phải, để cho thấy rằng bà sắc hơn bất kể lưỡi dao nào. Bà chỉ có một lọn tóc trên trán bà, để bà có thể bị túm khi bà đến gần. Ở phía sau đầu bà hoàn toàn trọc: nếu ai đó để bà đi, họ chẳng bao giờ có thể túm được bà lại. Có vài thứ, mà có thể ngay thẳng và hữu ích, mất hết ân sủng nếu chúng không được làm đúng lúc. Vì thế, bạn chẳng bao giờ nên để Occasion trượt đi.

Fortuna dần dần trở thành một hình tượng rất phức tạp. Khi các biểu diễn hình vẽ của nữ thần lan ra khắp châu Âu, các minh họa được xây dựng về chủ đề theo cách ngày càng có sắc thái. Vào khoảng 1500, mọi thành viên của giai cấp cai trị của Italy đã có Fortuna như một trong những biểu tượng huy hiệu; phần còn lại của châu Âu bắt chước sự lựa chọn này trong những thập niên tiếp theo. Fortuna đã là một đức hạnh hoàng gia hợp pháp hóa quyền lực của một thái thú không cha truyền con nối đã chiến thắng nghịch cảnh. Fortune đã cũng liên kết với memento mori, thực hành suy ngẫm về sự chết: Nó đã vẫn là một loại vanitas (hư vô) nhắc đến sự dễ vỡ của mọi nỗ lực con người và cung cấp một sự giải thích cho sự thăng trầm của cuộc đời. Cuối cùng, nó đã có một sự dùng sư phạm trong sự giáo dục các hoàng tử và các nhà quý tộc khác, nơi nó được trình bày như một trong những nhân tố nên được xem xét khi phấn đấu để có được quyền lực và cai trị tốt (Buttay-Jutier 2008, p. 167ff).

Đã không có nghi ngờ gì Machiavelli là người đã cho bức chân dung nổi bật nhất về Fortuna. Trong Capitolo de la Fortuna, ông lặp lại hình ảnh trung cổ về bánh xe, nhưng cho nó một chiều kính vạn hoa đập vỡ khung cảnh được quy định khéo, được ẩn dụ ngụ ý về mặt truyền thống (Machiavelli 1989, pp. 746–749):

Bà [Fortuna] đứng trên điểm cao nhất, nơi chẳng đàn ông nào không thấy cảnh tượng về bà; nhưng một chút thời gian xoay bà sang hướng khác và di chuyển bà. Và phù thủy già này có hai bộ mặt, một hung dữ và mặt kia ôn hòa; và khi quay, bây giờ bà không thấy bạn, bây giờ bà cầu khẩn, bây giờ bà đe dọa bạn. Bất cứ ai thử bước vào, bà tiếp đón tử tế, nhưng bà giận dữ ông ta khi ông ta thử đi ra muộn hơn, và thường con đường ra của ông ta bị lấy mất. Bên trong lâu đài của bà, có nhiều bánh xe quay như có những cách khác nhau để leo lên các thứ mà mọi đàn ông sống đều cố gắng đạt được … Ở đây một mình Opportunity (nữ thần Cơ hội) tìm thấy trò vui, và luôn nô đùa giữa các bánh xe là cô gái tóc rối bù và mộc mạc … Người đàn ông may mắn nhất hình thành kế hoạch của mình, giữa tất cả những người trong lâu đài của Fortune, là người chọn một bánh xe làm lợi cho mong muốn của bà, vì những thiên hướng khiến bạn hành động, trong chừng mực chúng phù hợp với việc làm của bà, là nguyên nhân của điều tốt và điều xấu của bạn … Bởi vì trong khi bạn bị quay cuồng bởi vành của một bánh xe mà bây giờ là may mắn và tốt, bà có thói quen đảo ngược tiến trình của nó ở giữa vòng tròn. Và vì bạn không thể thay đổi cá tính của bạn cũng chẳng từ bỏ sự sắp xếp mà Trời phú cho bạn, vào giữa chuyến du hành của bạn bà bỏ rơi bạn. Vì thế, nếu ông ta hiểu và cố định điều này trong tâm trí của mình, một người đàn ông có thể nhảy từ bánh xe này sang bánh xe khác sẽ luôn luôn hạnh phúc và may mắn, nhưng vì để đạt điều này là để bị lực huyền bí ngự trị chúng ta từ chối, thân phận của chúng ta thay đổi với con đường của bà.

Sau một danh sách dài về các nền văn minh vĩ đại và các anh hùng trước kia, Machiavelli nói thêm: “Từ tấm gương của họ chúng ta nhận ra rõ ông ta làm vừa lòng Fortune biết bao và ông ta là người có thể chấp nhận được thế nào người đẩy bà, xô bà, xô đẩy bà.” Ông kết luận: “Cuối cùng chúng ta thấy rằng trong những ngày trôi qua ít người đã thành công, và họ đã chết trước khi bánh xe của họ đảo chiều hay trong sự quay đưa họ xuống đáy” (Machiavelli 1989, pp. 746–749). Trong mô tả của Machiavelli, bản chất chu kỳ của thời gian được quy giản về chiều đơn giản nhất của nó – sự sinh và tử của các cá nhân và các quốc gia. Chiều này tuy nhiên bị xếp vào sự ngự trị không thể tiên đoán được của thời gian, mà làm cho mọi thành công thoáng qua nhưng đưa ra những cơ hội để nắm bắt. Theo Machiavelli, virtù (đức hạnh) trước hết cốt ở việc hành động mạnh mẽ mỗi khi có thể, có tính đến hoàn cảnh. Machiavelli đặc biệt bi quan về thân phận con người. Trong quan điểm thực tế và hầu như tách rời hoàn toàn của ông về Chúa và đạo Kitô, thành công trần thế chẳng hề là dấu hiệu của sự lựa chọn thần thánh hay một phần thưởng cho những người đàn ông đức hạnh, bất chấp cái tất cả các huy hiệu hoàng gia thời đó có thể gợi ý, hay cái các giáo phái Tin lành đang phát triển nào đó có thể đã tin. Như thế ông bác bỏ các quan điểm cả Platonic và Kitô về số phận. Fortuna được mô tả một cách nhất quán như sự hiện thân của sự tình cờ (contingency). Nó miêu tả khoảnh khắc khi những biến động làm thay đổi tiến trình của các sự kiện: Kairos hơn là Chronos (Buttay-Jutier 2008, p. 124). Nó tương ứng với những thay đổi về cách hiểu thời gian và hành động con người, nơi các cá nhân không còn chỉ bị các lực không thể tránh khỏi đày đọa mà có thể hành động theo ý chí tự do của họ, cho dù các hành động như vậy xảy ra trong khung cảnh tình cờ mà họ không kiểm soát được (Cassirer 1983, p. 100). Đây là một “chế độ của tính lịch sử” hoàn toàn khác với trong thời Trung Cổ (Hartog 2015).

Sự hiểu ngày càng tăng về sự tình cờ lịch sử của các nhà tư tưởng Florentine có đầu óc thực tế như Machiavelli hay Guicciardini đã mang tính lật đổ đối với Giáo Hội, vì nó từ chối ý tưởng rằng ý chí và tính duy lý của Chúa xác định số phận của loài người. Nó cũng đã có vấn đề cho các nền quân chủ cha truyền con nối mà sẽ tiếp tục thống trị lục địa này trong ba thế kỷ tiếp theo, vì sự tình cờ lịch sử cho rằng quyền lực nhà nước không có sự biện minh nào hơn hành động con người. Lối tư duy mới này cũng bác bỏ quan niệm chu kỳ về thời gian mà đã là điển hình của các công xã trung cổ và chủ nghĩa cộng hòa của chúng: Thay vì nhấn mạnh đến một chế độ chính trị ngăn nắp được đặc trưng bởi sự phê phán các bè phái và sự tìm kiếm đồng thuận và lợi ích chung, nó ca ngợi xung đột và hành động của các lãnh tụ khôn ngoan (và bằng cách nào đó “Machiavellian”). Dưới ngòi bút của Guicciardini, nó chỉ tới một loại “chính phủ bình dân” nơi sự rút thăm sẽ không có chỗ nào. Trong hai thế kỷ rưỡi, các niềm tin này đã vẫn trong thiểu số, tuy vậy. Với Khai Sáng và cách mạng Pháp và Mỹ, các niềm tin này được tích hợp một phần vào một tưởng tượng mới mà sẽ tiết lộ mình không còn hiếu khách nữa với sự thuần hóa chính trị đầu tiên của sự may rủi. Tuy vậy, trước khi chúng ta có thể thảo luận vấn đề này, chúng ta phải phân tích các thực hành rút thăm ở các phần khác của châu Âu trong Cuối thời Trung Cổ và thời kỳ Đầu Hiện đại.

TÂY BAN NHA: LÀM NGUÔI HÓA CÁC CUỘC ĐẤU TRANH QUYỀN LỰC (GIỮA THẾ KỶ THỨ MƯỜI LĂM ĐẾN THẾ KỶ THỨ MƯỜI BẢY)

Vào cuối thời Trung Cổ và trong thời Phục Hưng, Bán đảo Iberia đã cũng là nơi có mức độ cao của tính phức tạp thể chế. Nó bị chia giữa Vương quyền (Crown) Castile, Vương quyền Aragon, và các vương quốc Muslim của khu vực miền nam. Quay sang hướng Địa Trung hải, Vương quyền Aragon cũng đã bao gồm một số lãnh thổ phần lớn tự trị với các định chế riêng của chúng: các Vương quốc Aragon, Valencia, và Majorca, cũng như Hạt (County) Catalonia.[4] Trong năm 1282, Vương quyền Aragon đã có được sự kiểm soát Vương quốc Sicily và rồi trong 1442–1443 Vương quốc Naples, mà vẫn dưới sự cai trị Tây Ban nha cho đến 1713. Pháp đã tranh cãi gay gắt tầm với tăng lên của Vương quyền, mà đã dẫn tới sự bùng nổ của các cuộc Chiến tranh Italia trong 1494. Bắt đầu trong thời Trung Cổ, các thành phố dưới Vương quyền Aragon bắt đầu để lộ ra những sự giống nhau lớn hơn với mô hình Âu châu hơn với hầu hết các thành phố dưới Vương quyền Castile (Pirenne 1939; Braudel 1993). Mỗi chính quyền đô thị đã có tổ chức riêng của nó, mà thay đổi từ vị trí này sang vị trí khác, trong khi Vương quyền và các vương quốc nó nhóm lại với nhau đã đóng một vai trò thống nhất nào đó. Ảnh hưởng của các thành phố Italia đã đặc biệt rõ rệt và chỉ tăng lên một khi Sicily và Naples bị chinh phục.

Insaculación tại Mức Công xã

Sự rút thăm được thực hành tại vài chỗ ở Tây Ban Nha trong đầu thời Trung Cổ. Ví dụ, trong 1241, vài năm sau sự chinh phục Cordoba chống lại những người Muslims, Ferdinand III xứ Castile đã chấp nhận trao cho thành phố một loại hiến pháp, Fuero de Córdoba. Chức thị trưởng đã phải được lấp đầy mỗi năm bằng việc chọn bằng bốc thăm giữa bốn “người tốt” (bonos homines) lần lượt được các khu dân cư khác nhau bầu ra trước đó (Mellado Rodríguez 1990; 2000). Tuy vậy, chỉ trong Cuối thời Trung Cổ thì sự chọn các chức vụ chính trị bằng bốc thăm mới trở thành một thủ tục phổ biến. Những sự trao đổi tăng nhanh giữa Tây Ban Nha và bán đảo Italia chắc có khả năng đã đóng góp cho sự phát triển này. Khá logic, chính dưới Vương quyền Aragon mà thủ tục này có được sự phổ biến lớn nhất. Trong các vùng nào đó của Aragon, sự rút thăm đã được chứng thực trong thế kỷ thứ mười bốn, nhất là ở Cervera (1331), Ciutadella (1370), Majorca (1382), và Lleida (1386), với nghi lễ được mô tả thể hiện sự tương đồng mạnh mẽ với các nghi lễ ở Venice và Florence (Barrio Barrio 1427; Torras i Ribé 1983a). Khá giống với cơ chế imborsazione Florentine, thủ tục này được biết đến như insaculación trong tiếng Castilian,[5] mà có nghĩa đen là “hành động đặt cái gì đó vào một chiếc ví.” Tuy vật, chỉ dưới triều đại Alfonso Hào hiệp[6] và đặc biệt sau sự chinh phục Naples thì các nét thủ tục chính của sự rút thăm được xác định và thực hành được thể chế hóa như một trong “những đặc quyền” mà nhà vua chính thức ban cho các chính quyền đô thị. Trong 1442–1443, sự rút thăm những người giữ chức vụ công được bổ nhiệm được đưa vào ở thủ đô, Zaragoza. Hệ thống sau đó đã từ từ lan ra khắp phần còn lại của các lãnh thổ của Vương quyền. Sau một giai đoạn hỗn loạn dưới triều đại John II, được đánh dấu bởi một cuộc nổi loạn nông dân và một nội chiến ở Catalonia, tính phổ biến của insaculación đạt đỉnh điểm của nó dưới Ferdinand II, người đã cai trị từ 1479 đến 1516. Ngoài Zaragoza ra, thủ tục được chấp nhận trong các thành phố như Girona (1457), Barcelona (1498), Perpignan (1499), và Tarragona (1501). Insaculación đã là một yếu tố căn bản của chính trị suốt toàn bộ Thời Hoàng kim Tây Ban nha trong các thành phố khác nhau do Vương quyền Aragon cai trị.

Thủ tục đã hệt phức tạp như thủ tục được dùng trong các thành phố Italia, như có thể thấy từ cách nó được thực hiện trong thành phố Huesca thuộc Aragon trong giữa thế kỷ thứ mười lăm. Insaculación diễn ra trong một loạt giai đoạn. Các đại diện từ các khu dân cư khác nhau đã hình thành một loại đại hội đồng. Tên của những người tình nguyện được ghi trên các miếng giấy da và sau đó được cuộn trong sáp để hình thành các quả bóng nhỏ gọi là redolinos (có sự tương tự nào đó với ballotte Venetia). Khi các redolinos được đặt vào các ví, tên của các ứng viên được đọc to. Khi đến lúc chọn ngẫu nhiên các ứng viên, các ví được đổ vào một chậu nước. “Sự rút sau đó được một đứa trẻ bảy tuổi tiến hành, nó nhúng cánh tay phải để trần của nó vào chậu nước được đạy bằng một chiếc khăn. Một khi được rút ra, redolino được đặt trên một kệ nơi tất cả những người tham gia có thể thấy nó” (Gracia 2006, p. 311). Các cá nhân được chọn này được gọi là “các elector (người bỏ phiếu)” và hình thành một ủy ban bầu cử chịu trách nhiệm chọn những người sẽ giữ chức vụ công.

Nói về mặt thủ tục, hệ thống này đã giống với thực hành Venetia hơn với tratta (thăm), bởi vì sự dùng một đứa trẻ hầu như nghi thức của nó, và trên hết do sự thực rằng sự rút thăm được dùng để hình thành một ủy ban bầu cử. Tuy vậy, trong nhiều công xã, insaculación được thực hành theo cách Florentine hơn: Nó được dùng để trực tiếp chỉ định các pháp quan hơn là chỉ để thiết lập các ủy ban bầu cử. Tại thành phố Igualada, gần Barcelona, quyền lực đô thị được tổ chức quanh một hệ thống các hội đồng đại diện các mảng đa dạng của dân cư (Torras i Ribé 1983b, p. 112):

Sự cai quản chủ yếu được ủy thác cho ba mươi tư người được chọn giữa “những người thông minh nhất và với uy quyền nhất trong cộng đồng” để tạo thành hội đồng cơ mật của thị trấn. Tên của họ được đặt vào các ví, từ đó bốn tên của các ủy viên hội đồng chính được rút ra. Một giới quyền lực thứ hai được hình thành bởi các vị trí hành chính khác nhau của thị trấn … mà những người chiếm chúng được chọn ngẫu nhiên từ các ví đặc biệt chứa tên của ba mươi cá nhân đã phải chịu insaculación. Cuối cùng, một quyền lực thứ ba, Đại Hội đồng, đánh dấu mức đầu tiên của sự tiếp cận đến chính quyền đô thị cho các nhóm xã hội khác nhau đại diện cho toàn bộ dân cư. Những người được chọn để tạo thành hội đồng cơ mật được chọn từ các thành viên của nó.

Như ở Florence, các cá nhân mà tên của họ được rút từ ví có thể bị sa thải vì các lý do đa dạng (impedimentos): nếu họ đã giữ chức vụ trong năm trước; nếu họ đã được chọn rồi cho chức vụ khác; nếu tình hình tài chính của họ không còn thỏa mãn các đòi hỏi tài sản cần thiết nữa; vân vân (Casey 1979, p. 169).

Trong các thế kỷ thứ mười bốn và mười lăm, insaculación đã là một phương tiện để hiện đại hóa chính trị thành phố (Torras i Ribé 1983a). Các hệ thống chính quyền đô thị ngày càng bị đe dọa bởi sự ganh đua giữa các gia đình xuất chúng và sự độc quyền hóa quyền lực bởi một nhóm hẹp của các nhà lãnh đạo. Mặc dù được thực hành trong thời Trung Cổ, sự bầu cử trực tiếp các pháp quan bởi một đại Hội nghị Công dân từ lâu đã nhường đường cho các cuộc bầu cử tầng-thứ hai và đặc biệt, cho các hệ thống dựa vào sự thâu nạp cho chức vụ công. Khi insaculación được đưa vào, trước tiên và trên hết nó đã giúp làm nguôi các xung đột liên kết với các cuộc đấu tranh quyền lực và các thủ tục bầu cử công cộng: Mặc dù số người đủ tư cách cho insaculación đã vẫn khiêm tốn so với các thực hành Florentine (các ví nói chung chứa không nhiều hơn vài tá tên, và đôi khi ít hơn nhiều) (Casey 1979, p. 176), đã luôn có nhiều ứng viên hơn các chức vụ để được lấp đầy. Ngoài sự thực rằng nó đưa vào một yếu tố may rủi ra, cái được gọi là chế độ “ví và thăm” (regiment de sach e de sort theo tiếng Catalan)[7] dựa vào sự phân bố trách nhiệm ngang các nhóm xã hội khác nhau bao gồm một công xã, với mỗi nhóm có quyền với ví riêng của nó, và mỗi ví được kêu gọi để lấp đầy một chức vụ chính quyền cụ thể hay một số được xác định trước của các ủy viên hội đồng hay các elector. Nhờ hệ thống hạn ngạch này – mà vượt xa hơn sự rút thăm đơn thuần – cộng đồng được đại diện trong thế giới vi mô. Là quan trọng cho mỗi thành phần của cơ quan xã hội để được đại diện tỷ lệ với trọng lượng của nó trong phân bố quyền lực địa phương, nhằm để tránh một sự độc quyền quyền lực và để tái phân phối các lợi ích biểu tượng và hữu hình liên kết với các giai cấp khác nhau (Vives 1936–1937, được trích trong Torras i Ribé 1983a, p. 97ff). Bên trong mỗi nhóm, sự luân phiên nhanh và có tổ chức của các chức vụ (trong thời kỳ này, các sự ủy nhiệm nói chung kéo dài một năm, mặc dù chúng sẽ kéo dài ba năm trong các thế kỷ tiếp theo) đã cho phép các cá nhân xuất chúng nhất để thay phiên trong các vị trí quyền lực. Tuy vậy, không giống cái thông thường diễn ra ở Florence trong các thế kỷ thứ mười bốn và mười lăm, các nhóm được nói đến không chỉ là các phường hội chính thống. Hầu hết thời gian, chúng tương ứng với “các đẳng cấp (estates)” (mans), mà đến lượt là một hỗn hợp của các loại nghề nghiệp-xã hội, luật định, và kinh tế khác nhau. Mặc dù ảnh hưởng của Vương quyền và liên đoàn các vương quốc của nó, tập tục quý tộc của xã hội phong kiến đã bắt đầu đâm sầm vào các tập tục của thế giới phường hội đặc trưng cho cuộc sống trong một thành phố trung cổ. Trong cấu trúc ba bên phổ biến nhất được thấy, maiores đại diện cho các giai cấp tư sản thượng lưu và ngày càng cho các nhà quý tộc, một khi những người sau được tích hợp lại vào đời sống thành phố;[8] mediores gồm các nhà buôn tiểu tư sản và các tầng lớp cao hơn của các thợ thủ công; và cuối cùng, minores là các thợ thủ công và những người lao động chân tay. Tuy vậy, sự phân chia này đã có thể lấy một số hình thức khác nhau. Thế giới vi mô này đã không phản ánh các nhóm xã hội tỷ lệ với trọng lượng nhân khẩu học của chúng mà đã phản ánh các thứ bậc xã hội hiện có. Tại Barcelona vào cuối thế kỷ thứ mười lăm, chẳng hạn, 48 trong số 144 thành viên của hội đồng lập pháp của nó (được gọi là “Hội đồng một Trăm”) đã xuất thân từ giai cấp tư sản thượng lưu, trong khi phần còn lại là các nhà buôn, các thợ thủ công lớn, và minores theo tỷ lệ ngang nhau (48 và 48). Trong số năm thành viên của chính quyền thành phố, top ba theo thứ tự thứ bậc (và đương thời tương đương với thị trưởng, conseller en cap) được chọn từ giữa maiores, người thứ tư từ mediores thứ năm từ hoặc các thợ thủ công lớn hay thợ thủ công nhỏ (những người chắc chiếm gần 90 phần trăm dân cư đô thị) (Torras i Ribé 1983a, pp. 59ff). Tại Perpignan, bắt đầu trong năm 1601, mediores maiores đã có sự tiếp cận đến một và hai ví, một cách tương ứng, trong khi các ví cho các thợ thủ công lớn và nhỏ được dùng lần lượt ví nọ sau ví kia (Torras i Ribé 1983a, p. 87).

Hệ thống phân phối này, mà đã thậm chí phức tạp và bất bình đẳng hơn hệ thống được dùng ở Florence trước sự tạo ra Đại Hội đồng, minh họa rõ ràng rằng tầm quan trọng chính trị của sự rút thăm đã có thể hết sức thay đổi, phụ thuộc vào khung cảnh xã hội chính trị trong đó nó được thực hành. Để diễn giải Aristotle, trong khi sự rút thăm đã thiết lập sự bình đẳng “số học” triệt để giữa các thành viên của một nhóm cho trước, sự bình đẳng có thể chỉ là bình đẳng “hình học” nếu các cá nhân từ một nhóm được so sánh với các cá nhân từ nhóm khác, vì sự rút thăm được tiến hành trên cơ sở các hạn ngạch xã hội. Các cá nhân sau đó thấy bản thân mình được gán một vị trí được cho là xứng với “công trạng” hay “danh dự” của giai cấp xã hội của họ.

Hơn nữa, nên lưu ý rằng không giống ở Athens, nơi bất kể công dân nào đã có thể tình nguyện như một ứng viên để được bao gồm trong quá trình rút thăm, các insaculados trong hầu hết thành phố ở Vương quốc Aragon đã phải chịu sự chọn lựa trước (như đã thế ở Florence). Bước đầu tiên này thậm chí đã quan trọng hơn bản thân “sự rút,” cho dù bước sau đã ngoạn mục hơn và được lập tư liệu lịch sử tốt hơn (Torras i Ribé 1983a, pp. 98ff). Tại các thành phố lớn, khi quá trình insaculación ban đầu được đưa vào, một ủy viên do nhà vua bổ nhiệm thường chịu trách nhiệm về nó. Sau đó, hệ thống hoạt động trên cơ sở thâu nạp, với các thành viên của mỗi trong các công ty và các phường hội hiện diện trong hội đồng thành phố chỉ định những người kế vị tiềm năng của họ. Tuy vậy, trong một số thành phố, những người kế vị được chỉ định trực tiếp. Trong cả hai trường hợp, các cá nhân được chọn bởi các cuộc bầu cử được triệu tập vào các khoảng thời gian đều đặn, nói chung mỗi ba hay bốn năm, sử dụng các hạt đậu răng ngựa, các cúc áo, hay các đồ vật nhỏ khác có màu đen và trắng (trắng báo hiệu một phiếu thuận và đen báo hiệu một phiếu chống).

Trong chừng mực nào đó, insaculación đã là một dụng cụ cho phép sự phân phối quyền lực được kiểm soát giữa các cá nhân và các nhóm, như thế ngăn cản các elite truyền thống khỏi việc độc quyền hóa chức vụ công. Thủ tục được đưa vào và được thúc đẩy mạnh mẽ bởi Vương quyền, mà đóng vai trọng tài và có một quyền lợi trong việc làm nguôi sự hỗn loạn đô thị và hạn chế tham nhũng nhằm để thu thuế thành công hơn (Reglá 1972, pp. 129ff). Insaculación cũng được các tầng lớp trung lưu của dân cư ủng hộ, mà thấy nó như một phương tiện để bảo đảm vai trò của nó trong chính quyền công xã (Torras i Ribé 1983a). Giai cấp lãnh đạo cũng đến ủng hộ insaculación, vì quá trình cho phép nó giữ lại hầu hết quyền lực, trong khi đồng thời bảo đảm sự tự trị thành phố thực sự. Trong hơn hai thế kỷ, hệ thống insaculación đã khuyến khích một sự tương tác phức tạp của các động lực được Ferdinand II mô tả ngắn gọn khi bình luận về các đặc quyền được thành phố Alghero hưởng trong năm 1501 (Reglá 1972, p. 132):

Qua kinh nghiệm, chúng ta đã thấy rằng các chế độ đô thị, mà thực hành cả sự bỏ vào ví và sự rút thăm, thúc đẩy hành chính và sự cai quản lành mạnh hơn các chế độ dựa vào các cuộc bầu cử. Chúng thống nhất và bình quân hơn, yên bình hơn và không có những đam mê.

Trong cùng thời kỳ, sự rút thăm đã phát triển trong một số chính quyền thành phố ở Vương quyền Castile. Quá trình này đã bắt đầu sớm (chẳng hạn ở Bilbao trong 1435) nhưng đã tăng tốc đáng kể trong các thập niên cuối của thế kỷ thứ mười lăm, lên đỉnh điểm trong các năm 1590. Hai vùng đã bị tác động chính: Đầu tiên, phần miền bắc của Vương quyền, đặc biệt trong vùng Basque (một trong những trường hợp ảnh hưởng nhất là Vitoria trong năm 1576) và Thân Vương quốc (Principality) Asturias; thứ hai, từ 1594 đến 1595, các vùng miền nam của cựu Tiểu vương quốc (Emirate) Granada và các quần đảo Gran Canaria. Hệ thống này đã vẫn kéo dài mãi vào thế kỷ thứ mười sáu và ở một số nơi vào thế kỷ thứ mười bảy. Hai lý do chính đã thúc đẩy các ông vua Tây Ban nha Công giáo để đưa kỹ thuật này vào. Trong các vùng miền bắc được Vương quyền kiểm soát – như ở nơi khác trong thời Trung Cổ và thời kỳ Đầu Hiện đại – nhu cầu để hạn chế các cuộc đấu tranh quyền lực bên trong các công xã đã là cốt yếu. Trong vùng miền nam, các vị vua, sau khi đã rút ra đánh giá tích cực về các thử nghiệm bắc Castilia và Aragone với sự rút thăm, cũng đã muốn thiết lập một chế độ chính quyền thành phố thống nhất trong các lãnh thổ được tái chinh phục (và Muslim trước kia). Hệ thống này đã vấp phải sự tranh cãi nào đó trong các thành phố, đáng chú ý nhất từ các cá nhân hay các đẳng cấp mà đã mất quyền lực như một kết quả, nhưng sự kháng cự tổng thể đã hạn chế. Trong hầu hết trường hợp, các công xã miền bắc đã yêu cầu vua can thiệp và chấm dứt những cuộc cãi vã nội bộ (Polo Martín 1999).

Tại Castile, các thủ tục rút thăm đã thay đổi một chút, nhưng thường theo mô hình Florentine (sự kết hợp của các giai đoạn thâu nạp và bầu cử khác nhau bởi các ủy ban bầu cử, và sự chọn bằng bốc thăm từ một danh sách-ngắn để lấp đầy các vị trí có nhiệm kỳ một năm). Vào mô hình này, các hệ thống Castilia đã thêm sự hiện diện của một đứa bé chịu trách nhiệm rút thăm, và khả năng cho nhà vua để từ chối sự bổ nhiệm những người mà cuối cùng được chọn (Reglá 1972, p. 132). Trong phần còn lại của Vương quyền Castile, các thành phố được cai quản bởi regidores, các thành viên của nhánh hành pháp thành phố được nhà vua bổ nhiệm trực tiếp hay, trong một số tăng lên của các trường hợp, đã mua chức vụ. Bằng việc đồng thời bảo đảm một sự cân bằng giữa các nhóm xã hội khác nhau, sự làm dịu các xung đột giữa các cá nhân, và chính quyền thành phố tương đối tự trị trong bối cảnh ngày càng tăng của chủ nghĩa chuyên chế, hệ thống rút thăm đã bảo vệ Vương quyền Aragon, miền nam và phần lớn các vùng miền bắc của Vương quyền Castile khỏi cuộc Nổi loạn của Comuneros (các Dân thường) quét qua một số lớn các thành phố Castilia giữa 1520 và 1522 trong cuộc nổi loạn chống lại sự cai trị của Charles V. Các tấm gương này có lẽ đã đủ thuyết phục để khiến nhiều thành phố đưa sự rút thăm vào nhằm để thay thế chính quyền của nhà vua biến mất (Torras i Ribé 1983a; Armillas and Sesma 1991, được trích trong Vergne 2005, p. 91).

Thế nhưng, bắt đầu trong thế kỷ thứ mười sáu, insaculación đã phải chịu một xu hướng mâu thuẫn khắp lãnh thổ của Vương quyền Aragon. Trong khi sự thực hành từ từ lan ra các công xã nhỏ hơn trong hình thức ban đầu của nó, trong các thành phố lớn, nó dần dần bị lật đổ từ trong ra. Trong các khu đô thị đông đúc hơn, sự tách biệt nghiêm ngặt của các ví giữa các mức công ty khác nhau đôi khi lại trùng với các thời kỳ có tính di động xã hội hướng lên (chừng nào giới quý tộc bị loại trừ một cách hợp pháp khỏi quyền lực hay bị hạn chế ở vai trò thứ yếu, tất cả các cá nhân tư sản mà đã kết hôn vào giới quý tộc đã bị giáng chức hay bị tước chức của họ). Đồng thời, giai cấp tư sản đô thị tích cực đã từ từ mất vị trí khắp Tây Ban Nha, nhường đường cho một nhóm đầu sỏ hạn chế gồm các nhà tư sản giàu có và các thành viên của giới quý tộc, vai trò của giới sau trở nên nổi bật hơn trong chính quyền thành phố. Xu hướng này đã đặc biệt rõ rệt trong Vương quốc Valencia, nơi các giai cấp thấp hơn thường đã bị từ chối sự tiếp cận đến insaculación. Trong thế kỷ thứ mười bảy, 90 cá nhân được “đặt vào ví” (tức là insaculados) ở Valencia, từ một dân cư của ít nhất 10.000 gia đình. Castellón đã có 70 insaculados cho 1.200 gia đình; Orihuela, có 30 đến 40 cho một dân cư khoảng 2.500 cá nhân. Trong nhiều thành phố, những người mà trở thành insaculados đã giữ lại đặc quyền này suốt đời (Casey 1979, pp. 174ff).

Cuối cùng, nển quân chủ đã dần dần bắt đầu xâm lấn sự tự trị chính quyền thành phố bằng việc can thiệp ngày càng nhiều với sự chỉ định insaculados. Từ đầu, các vua đã thường giữ quyền để chọn một số cá nhân nào đó mà tên của họ được đặt vào các ví, hay ngược lại, để phủ quyết những người khác. Tuy nhiên, chỉ tiếp sau một cuộc đấu tranh dài và bị kéo dài thì quyền này mới trở thành chuẩn mực, ít nhất ở các thành phố lớn mà sự kiểm soát chúng đã là một vấn đề lớn cho nền quân chủ. Tại Barcelona, chẳng hạn, thủ tục mới này được áp đặt sau khi thành phố đầu hàng trong năm 1621, tiếp sau mười hai năm nổi loạn đô thị. Các cuộc phản kháng tái diễn do sự tiếp quản hoàng gia kích động, đặc biệt nổi bật ở Aragon và Catalonia, bị dập tắt bởi Vương quyền, mà đã cho vấn đề này là quyết định và nhắm để bảo đảm sự trung thành của các giai cấp cai trị địa phương bằng việc định kỳ xét lại các danh sách insaculación.

Ban đầu một thủ tục được dùng để bảo đảm một sự phân chia quyền lực nào đó giữa các nhóm xã hội và sự tự trị một phần của chính quyền thành phố, trong tay của vua insaculación đã trở thành một dụng cụ kiểm soát một giai cấp cai trị ngày càng hạn chế (Torras i Ribé 1983a, pp. 105ff). Như thế nó từ từ mất sự hấp dẫn của nó. Khi Philip V của Tây Ban Nha trở thành thành viên đầu tiên của Nhà Bourbon để cai trị Tây Ban Nha trong năm 1700, ông đã bị buộc đối mặt với một cuộc chiến tranh kế vị gai góc trong đó hầu hết Vương quyền Aragon đã phản đối ông. Khi trả đũa, Philip đã loại bỏ thực thể chính trị đó trong năm 1716, ông cũng đã tận dụng cơ hội để chấm dứt hệ thống insaculación, thay vào đó thích sự kiểm soát hoàng gia trực tiếp đối với các sự bổ nhiệm chính quyền thành phố (Mercader i Riba 1957, pp. 343–353).

Sự rút thăm cho các Đại diện Cortes

Tại mức quốc hội của các phần khác nhau của Vương quyền Aragon, insaculación đã có một tuổi thọ ngắn hơn. Giống ở các vương quốc Âu châu lục địa khác, quốc hội chủ yếu họp phần lớn khi nhà vua cần thu thuế, mà trở thành chuyện xảy ra ngày càng thường xuyên bắt đầu trong thế kỷ thứ mười bốn. Ngay từ 1446 – vài năm sau khi Naples bị chinh phục – sự rút thăm đã trở thành một phần của quá trình để chỉ định các đại diện cho Cortes (Quốc hội) của Vương quốc Aragon (trong năm 1493, Cortes Barcelona cũng chấp nhận một thủ tục tương tự). Các thành viên được chọn theo cách như sau: Đầu tiên, một danh sách các tên đủ tư cách (được gọi là libro de matrícula) được soạn qua sự thâu nạp, với các thành viên của Cortes chịu trách nhiệm cho việc chọn những người khác xứng đáng thực hiện chức năng của họ. Một khi các tên được ghi trên giấy da mà được cuộn trong sáp, rồi các viên được tập hợp lại vào các ví khác nhau, tùy thuộc vào địa vị của các cá nhân được nói đến. Trong 1514, ví cho giáo sĩ cấp cao đã chứa hai mươi tên, trong khi ví giáo sĩ cấp trung đã chứa sáu mươi tám tên; các ví quý tộc thượng lưu và trung lưu chứa mười tám và mười ba tên, một cách tương ứng; các ví của các sĩ quan quân đội quý tộc cấp cao và giới quý tộc thấp hơn đã chứa sáu mươi bảy và chín mươi bảy; giai cấp tư sản thượng lưu của Zaragoza đã có năm mươi chín, trong khi giai cấp tư sản ở các thành phố khác, các cộng đồng nông thôn, và các thị trấn nhỏ đã có bảy mươi chín, bốn mươi ba, và năm mươi tên trong các ví của chúng một cách tương ứng. Thứ hai, tám tên được rút từ các danh sách này hàng năm, một cho mỗi trong số bảy ví đầu tiên và một cho ba ví cuối cùng (mà được dùng lần lượt, mỗi ba năm một lần). Quá trình như thế thậm chí đã còn phức tạp hơn ở mức thành phố. Nó bắt đầu với một “Thánh lễ Thánh thần” trong nhà nguyện của Cortes. Một công chứng viên (mà cũng được chọn qua quá trình insaculación) sau đó chịu trách nhiệm tháo rương (hòm) nơi mười ví được cất giữ.

Năm khóa của chiếc hòm được mở đồng thời bởi một đại diện từ mỗi nhóm đại diện (tu sĩ, giới quý tộc, giai cấp tư sản Zaragoza và giai cấp tư sản còn lại) của Vương quyền và bởi bản thân công chứng viên, người giữ chìa khóa thứ năm. Redolinos (các viên) được chứa trong ví thứ nhất sau đó được đổ vào một chậu bạc và một đứa bé rút một viên, theo phương pháp được mô tả rồi cho thành phố Huerta. Công chứng viên đọc to tên được chọn ra trước khi niêm phong lại viên sáp. Đứa bé sau đó được giao nhiệm vụ đếm lại số các viên sáp và đảm bảo chắc chắn rằng con số này tương ứng với con số trên danh sách. Rồi công chứng viên đặt tất cả redolinos lại vào ví, và đặt ví lại vào rương. Hoạt động này được lặp lại cho mỗi ví. Sự tinh khiết của thủ tục được nêu bật bởi sự thực hành nghi lễ tôn giáo, vai trò của đứa bé, và chủ nghĩa tượng trưng của nước sạch và chậu bạc. Quá trình đã cũng công khai và được công chứng viên lập tư liệu (Sesma 1978, pp. 49ff., 503ff.).

Tại Vương quyền Castile, bắt đầu trong thế kỷ thứ mười sáu, một số công xã đã đưa sự dùng chọn bằng bốc thăm vào để chỉ định các đại diện công xã (procuradores) của chúng vào Cortes Castilia. Các vị trí như vậy đã hết sức được thèm muốn, vì chúng cho phép các cá nhân ở lại Triều đình trong khoảng thời gian nào đó và thiết lập các mối quan hệ quan trọng. Trong năm 1538, sự đại diện riêng biệt của các đẳng cấp khác nhau (giới quý tộc, giới tu sĩ, và Đẳng cấp thứ Ba) – thường được gọi là ba “cánh tay” của Vương quyền lúc đó – đã bị nhà vua bãi bỏ tiếp sau một xung đột xúi giục giới quý tộc và giới tu sĩ chống lại ngài. Quốc hội của Castile đã kết thúc gồm các đại diện từ chỉ mười bảy hay mười tám thành phố lớn nhất của vương quốc: Burgos, thủ đô đầu tiên, Madrid, Seville, Granada, Cordoba, Salamanca, Toledo. Về lý thuyết mỗi thành phố tự do để chọn hai đại diện của nó dùng phương pháp chọn của nó. Như một kết quả, sự kiểm soát của một nhóm đầu sỏ rất hạn chế đã chẳng bao giờ bị đe dọa nghiêm trọng. Trong khi Valladolid và Burgos đã chỉ định procuradores của chúng bằng một quá trình bầu cử xảy ra bên trong giới nhỏ này của các cá nhân, các thành phố khác đã chấp nhận sự rút thăm, hầu hết làm vậy trong thế kỷ thứ mười sáu. Phương pháp dùng cho sự rút thăm đã là một phiên bản hơi đơn giản hóa của thủ tục Aragone. Tại Cordoba vào ngày 9 tháng Mười Hai 1575, như thế hai mươi tư thành viên của nhánh hành pháp của công xã đã họp để chọn hai procuradores từ giữa họ. Mỗi người trong số họ ghi tên của mình trên một miếng giấy, mà sau đó được đặt vào một loại cục bạc mà cuối cùng được đặt vào một bình đất sét. Chiếc bình được đổ ra lần đầu tiên: Các cục được đếm để chắc chắn có hai mươi bốn cục, và rồi được đặt lại vào bình. Một đứa bé trai tám hay chín tuổi có tên Salvador lắc chiếc bình và rút ra hai cục để chọn hai procuradores. Thủ tục đã có giá trị làm dịu sự cạnh tranh giữa các gia đình hàng đầu. Nó được bảo tồn, ít nhất một phần, cho đến giữa thế kỷ thứ mười bảy, khi các cuộc họp của Cortes trở nên ít thường xuyên hơn và cuối cùng bị loại bỏ. Tuy vậy, thủ tục bắt đầu giảm tầm quan trọng ngay khi nhà vua cho phép các cá nhân được chọn để bán vị trí của họ cho những người khác, mà không bị đòi hỏi để sống trong cùng thành phố. Phương pháp giải quyết xung đột này đã chẳng bao giờ có được một chiều bình dân thật sự (Weller 2010).

CÁC CHẾ ĐỘ QUÝ TỘC PHÂN PHỐI TRONG THỜI KỲ ĐẦU HIỆN ĐẠI

Sự rút thăm cũng đã mở đường của nó đến các khu vực Âu châu khác, tuy muộn hơn Italy hay Tây Ban Nha một chút. Thuật chép sử, ở giai đoạn hiện tại của nó, không thể cung cấp cho chúng ta một tầm nhìn có hệ thống về sự lan rộng của nó trong thời Đầu Hiện đại. Nó chỉ tiết lộ rằng sự rút thăm đã được thực hành trong một số công xã Âu châu, mà trong chừng mực nào đó là các nền cộng hòa nhỏ, và rằng nó đã quan trọng ở Thụy Sĩ từ giữa thế kỷ thứ mười bảy trở đi. Gần như tất cả các trường hợp được lập tư liệu đều chia sẻ ba đặc tính chung: Sự rút thăm được biện minh bởi nhu cầu để hạn chế bất hòa nội bộ và để chống tham nhũng; nó đã gắn với các cuộc bầu cử hay sự thâu nạp trong một thủ tục bao gồm nhiều giai đoạn; và các thăm được rút bên trong giới quý tộc mà giữa họ danh dự, quyền lực, và hàng hóa công đã phải được phân phối.

Anh, Pháp, và Đức: Một Nghiên cứu về các sự Tương phản

Anh quốc. Sự rút thăm được đề xuất không thành công trong các ủy ban nghị viện Anh trong thế kỷ thứ mười bảy (Dowlen 2008, p. 143), nhưng đã tồn tại về mặt địa phương trong vài thị trấn Anh, như Great Yarmouth, nơi một thủ tục khá giống với sự rút thăm Venice được biết đến như “inquest (cuộc thẩm tra chính thức)” và đã vẫn có hiệu lực từ 1491 đến 1835. Trong một hội nghị mở, tên của các pháp quan tại chức được đặt vào các mũ, sáu tên vào một mũ. Rồi ba tên được rút ra từ mỗi mũ bởi một “người trong trắng,” thường là một cậu bé, và những người được chọn như thế lập ra một ủy ban bầu cử. Các cá nhân này sẽ họp trong một phòng kín, không có quyền để ăn, uống, châm lửa hay nến, và không có liên lạc với thế giới bên ngoài. Với tư cách một nhóm, họ phải bàu các pháp quan mới, mỗi pháp quan mới đòi hỏi một đa số đủ tiêu chuẩn là chín phiếu (Palmer 1856, được trích trong Dowlen 2008, p. 139). Thomas Gataker (1574–1654), hiệu trưởng Đại học Rotherhithe, đã viết một chuyên luận về các trò xổ số trong 1619–1627, trong đó ông thảo luận chi tiết vấn đề trong mọi lĩnh vực cuộc sống, từ tôn giáo qua chính trị đến các trò chơi may rủi. Ông một phần đã làm mờ đi sự phân biệt giữa sors divinatoria sors divisoria và, sau một toàn cảnh lịch sử của sự dùng rút thăm trong chính trị, ông đã biện minh nguyên tắc chọn các chức vụ bằng thăm giữa một giới hẹp, tóm tắt sâu sắc cái được làm vào thời kỳ này ở châu Âu (Gataker 2008, p. 68):

Nơi những người cạnh tranh khác nhau được đánh giá phù hợp ngang nhau hay tất cả đều phù hợp với một số năng lực tốt tuy với sự bất bình đẳng nào đó, thì dù xổ số có thất bại, nó không thể tìm thấy một người cạnh tranh không phù hợp … Như thế là không bất hợp pháp để sắp đặt vào các chỗ hay các chức vụ dân sự hay thiêng liêng bằng xổ số giữa những người gần-ngang nhau như vậy, nhất là khi có thể có nhiều cực nhọc và tranh chấp cho họ bởi những người lặt vặt tham gia vào cả hai bên. Bằng phương tiện này tất cả họ đều có thể điềm tĩnh và ai đó được chọn ra và được chọn mà không có sự hổ thẹn cho bất kể đối thủ cạnh tranh nào của ông ta hay sự bất mãn nào cho các bạn của ông ta. Chính vì lý do này mà trong hầu hết các nhà nước nơi các chức vụ được sắp xếp bằng xổ số, nếu các cuộc bầu cử đã được dùng trước xổ số, thì xổ số sẽ chỉ được dùng giữa những người đủ xứng đáng [và không phải] nơi các chức vụ đòi hỏi loại kỹ năng đặc biệt nào đó … Có thể hiểu được rằng người ta sẽ không thích nhận một bác sĩ bằng xổ số khi họ bị bệnh, hay một hoa tiêu khi họ đi biển …

Pháp (thế kỷ thứ mười bảy). Sự rút thăm cũng được thực hành trong một số công xã Pháp vào những thời điểm khác nhau suốt lịch sử, nhất là ở khu vực miền nam của nước này. Tài liệu quan trọng nhất về sự rút thăm ở Pháp, Le règlement du Sort, đã chứng minh chẳng hạn rằng nó đã được dùng ngay từ 1385 ở Marseille, và rằng giữa năm quy định chính trị mà thành phố này đã có kể từ đó, thì bốn đã gồm việc rút thăm (Anonymous 1654, p. 3). Nó đã trở nên phổ biến hơn từ giữa thế kỷ thứ mười bảy trở đi. Sau các cuộc chiến tranh tôn giáo, các vị vua đã thử tập trung ngày càng nhiều quyền lực, và các elite địa phương đã cố gắng để chống lại xu hướng chuyên chế này. Sự rút thăm đã là phần của biện pháp này, đặc biệt ở Lyon và Marseille. Các chỉ trích chống lại các bè phái, sự bảo trợ, và tham nhũng trong đời sống chính trị thành phố đã có khắp nơi lúc đó, khi xung đột dân sự đã phổ biến. Sự tăng cường của các cuộc đấu tranh quyền lực đã ít nhất một phần liên kết với sự thực rằng số các vị trí có khuynh hướng giảm bớt với sự tập trung hóa tăng lên của đất nước. Từ nửa thứ hai của thế kỷ thứ mười bảy trở đi, các chức vụ đã trở nên dễ mua (venal). Nhà vua đã bán chúng, thường cho suốt đời, cả để gây quỹ và như một biện pháp thực dụng để hạn chế sự mất trật tự và cạnh tranh ở mức địa phương. Các elite địa phương trước đó đã biện minh sự bàu những người giữ chức vụ cho là một đặc tính cộng hòa, một phần được gây cảm hứng bởi lý thuyết chính trị Italia nhấn mạnh sự tận tâm cho lợi ích chung. Tuy vậy, đã là khó để chính đáng hóa ý thức hệ này khi đối chiếu nó với thực tế tầm thường của các tranh chấp bè phái (Lignereux 2020).

Sự đưa rút thăm vào đã là một cố gắng để trả lời cho các chỉ trích này. Lyon đã chấp nhận nó trong 1654. Tính độc đáo của giải pháp ở Pháp đã không phải là các đặc trưng thủ tục của nó (sự rút thăm dùng một danh sách ngắn, việc rút thăm bởi một đứa bé ít hơn bảy tuổi, sự bỏ phiếu thỏa hiệp nơi các elector được rút thăm đề xuất các ứng viên, mà giữa họ các elector khác cũng được rút thăm sẽ chọn, sự ngăn chặn các cá nhân từ cùng gia đình được chọn, sự ngăn cấm thảo luận cân nhắc giữa các thành viên hội đồng trước một cuộc bầu cử, vân vân) (Anonymous 1654), mà là quá trình đã dẫn đến sự đưa sự rút thăm vào và khung khổ ý thức hệ của nó. Một số thành phố Pháp đã quyết định đòi lại các chức vụ mà nhà vua đã bán và lại đưa chúng vào hệ thống lựa chọn. Điều này có vẻ như là một lựa chọn kỳ lạ cho bạn đọc thế kỷ thứ hai mươi mốt, vì các thành viên của elite địa phương đã là những người hưởng lợi của các chức vụ dễ mua (Christin 2014, p. 58). Thực ra, quyết định này phải được hiểu một cách biểu tượng. Sự rút thăm đã có vẻ mâu thuẫn với logic của các lợi ích hướng dẫn các chức vụ dễ mua. Cùng pha với loại đại diện của thời đại Baroque, một tín điều tôn giáo đã thay thế hệ hình mẫu (paradigm) cộng hòa cũ. Sự rút thăm đã là một biểu lộ của “mệnh Trời tinh khiết,” vì “Chúa nắm các thăm trong tay ngài … quăng [chúng] vào bất cứ ai ngài muốn” và bổ nhiệm quan chấp chính tối cao mà không có giáo quyền (magisterium) của con người (Anonymous 1654, pp. 3, 26). Thăm được cho là tiết lộ những ai xứng đáng được cất nhắc.

Các quý ông, trách nhiệm của quý vị là cần thiết nhất cho việc duy trì xã hội và đời sống dân sự, quý vị được rút ra từ đêm tối của một cuộc sống riêng tư và cô đơn để được tiết lộ trong trường danh dự; các vị được tiết lộ, các đức hạnh của quý vị, mà bị che giấu khỏi chúng tôi, đã được đưa ra ánh sáng. Quý vị đã làm cho các đức hạnh đó chói lọi hơn và cao quý hơn.[9]

Một sự ghép nối mới giữa sors divisoria sors divinatoria như thế được cho phép, mà trao cho các quan chức một tính chính đáng độc lập với nhà vua. Những người mà được chọn giả bộ đã được chọn “trong một tu viện,” “theo một cách mà các mưu mẹo và các mưu đồ của con người không thể đóng vai trò nào.” Họ cũng được cho là “những người đầu tiên được Chúa bổ nhiệm làm các ủy viên hội đồng mà không có sự can thiệp của con người,” và “rằng mong muốn lớn nhất của họ đã là để phù hợp với hạnh phúc và sự trong trắng của sự bàu của họ” (Anonymous 1654, được trích trong Lignereux 2020, pp. 246ff). Sự rút thăm vì thế được ưa thích hơn sự xung đột “dân chủ” của các cuộc bầu cử – nhưng, một cách ngầm định, cũng hơn sự bổ nhiệm từ trên xuống của nhà vua hay hơn các chức vụ dễ mua. Đức hạnh làm nguôi của nó đã được nhấn mạnh (Melliet 1628, p. 782 được trích trong Lignereux 2020, p. 249):

Người được chọn sau đó sẽ không khoác lác nhiều như nếu họ được chọn bởi con người và ưa thích đối thủ cạnh tranh của mình hơn: người thua sẽ không bị đau khổ như vậy và sẽ không nghĩ đến hận thù nào hay mong muốn báo thù nào chống lại bất kỳ ai, thấy rằng nó không phải là sự phán xét, mà là một sự kiện định mệnh, mà là nguyên nhân của sự chấp nhận hay sự từ chối của ông ta.

Thường thì, thực tế đã tầm thường hơn: Tại Marseille, chẳng hạn, cấu tạo của hội đồng 300 người, mà từ đó các pháp quan được rút ngẫu nhiên, đã được thiết kế kỹ lưỡng và thị tộc chính của thành phố đã có một đa số. Cuối cùng, loại này của tính chính đáng siêu việt bằng cách nào đó đã trái với luật học cũ hàng thế kỷ của Giáo hội Roma về vấn đề và đã trong sự cạnh tranh nguy hiểm với đòi hỏi chuyên chế của nhà Vua, người quyết định bãi bỏ sự rút thăm và phục hồi các chức vụ dễ mua.

Đức (các thế kỷ thứ mười sáu đến thứ mười tám). Sự rút thăm cũng trở nên phổ biến hơn ở Đức trong thời kỳ Đầu Hiện đại. Mặc dù hiện không có tổng quan có hệ thống nào về sự dùng nó trong vùng này, một số chuyên khảo đã được viết, và sử gia Barbara Stollberg-Rilinger (2014a) đã cung cấp một sự tổng hợp lý thuyết. Nhìn chung, các thí dụ Đức có vẻ không thay đổi bức tranh tổng quát mà chúng ta đã phân tích trước.

Một số thực hành rút thăm đến từ thế giới nghiệp đoàn chủ nghĩa của Cuối thời Trung Cổ, như được được chứng thực, chẳng hạn, bởi các thủ tục chọn các chức vụ đại học ở Rostock (Stappert 2016). Những thực hành khác đã phát triển chỉ trong thời kỳ Đầu Hiện đại. Xu hướng này được làm cho thuận tiện bởi lập trường thực dụng mà Martin Luther (1483–1546) đã có đối với sự rút thăm, mà ông hình dung ít miễn cưỡng hơn Giáo hội Roma đã hình dung rất nhiều. Samuel von Pufendorf (1632–1694), nhà luật học, nhà triết học chính trị, kinh tế gia, và sử gia Đức nổi tiếng, đã trình bày một sự biện minh thế tục nghiêm ngặt cho các trường hợp khác nhau trong đó sors divisoria đã có thể chính đáng: để phân bổ tài sản thừa kế, để bổ nhiệm các cá nhân cho các chức vụ, để giải quyết các tranh chấp về cấp bậc, để phân bổ của từ thiện, để chọn các bác sĩ làm việc trong thành phố, và vân vân. Lập luận đã là khi nhiều người có thể đòi cùng quyền đối với cái gì đó, thì nó phải được dùng hoặc một cách tập thể hay theo một cách luân phiên nhau. Nếu điều này là không thể (Pufendorf, De iure naturae et gentium, libri octo, 1672, được trích trong Stollberg-Rilinger 2014a), thì tốt nhất để giải quyết vụ việc qua sự rút thăm, bởi vì trong các trường hợp như vậy nơi không thể tìm thấy phương kế thông minh nào, không ai bị coi thường hay được ưu ái hơn người khác, phẩm giá của bất kỳ ai cũng chẳng bị bối rối.

Sự đưa rút thăm vào ở Đức cũng có thể được giải thích một phần bằng sự nổi tiếng của mô hình Venetia, mà được xem một cách rộng rãi như một nền Cộng hòa quý tộc thành công và ổn định. Tại Đức, sự rút thăm chủ yếu đã phát triển trong các khung cảnh nghiệp đoàn chủ nghĩa và công xã, và đã không được thực hành ở mức của các phiên vương quốc hay Đế chế Roma Thần thánh cho việc chọn các chức vụ, điền trang nhà nước (Landstände), hay Quốc hội (Diet) Đế quốc. Một số thành phố đã chấp nhận sự rút thăm, tuy vậy, trong năm 1663, gồm các thành phố đế chế như Hamburg (Rückleben 1969), Frankfurt/Main (Moser 1774), và Bremen (Wölk 1984), mà trực tiếp dưới thẩm quyền của Hoàng đế, đã được hưởng sự tự trị đáng kể, và đã có thể tự do xác định các dụng cụ bầu cử riêng của chúng, nhưng cũng của các thành phố khác, như Unna trong 1593 (Stappert 2018) hay Münster trong 1721 (Goppold 2007), mà bị thẩm quyền phiên vương cai trị. Như ở nơi khác ở châu Âu, sự chọn bằng bốc thăm được dùng kết hợp với sự thâu nạp và các cuộc bầu cử trong một thủ tục nhiều bước. Thường xuyên nhất, nó đã được dùng để chọn ủy ban bầu cử mà chịu trách nhiệm lấp đầy các chức vụ. Sự rút thăm đã hết sức được nghi lễ hóa, như toàn bộ hệ thống bầu cử. Các sử gia đã lưu ý sự tương phản giữa tính phức tạp của thủ tục lựa chọn này và các kết quả có thể tiên đoán được của nó: Những người được bàu, cuối cùng, đã thường là những người khả nghi hầu hết thời gian, và việc đưa các yếu tố rút thăm vào thủ tục đã không làm thay đổi đáng kể xã hội học của những người giữ chức vụ. Chỉ trong thiểu số trường hợp thì sự rút thăm đã có mở rộng giới của những người giữ chức vụ tiềm năng, một cách hạn chế (Stappert 2018). Làm sao lại có thể rằng một dụng cụ phức tạp được chấp nhận và được duy trì trong hàng thập niên – thậm chí hàng thế kỷ – với chỉ những sự sửa đổi nhỏ và mà không có sự thay đổi chất lượng của chân dung elite chính trị?

Thật đáng chú ý rằng sự rút thăm thường được đưa vào sau một khủng hoảng đe dọa trật tự chính trị, và rằng sự biện minh chính thức chủ yếu của nó là để tránh chủ nghĩa bè phái, hạn chế cãi cọ, và chống tham nhũng. Như Barbara Stollberg- Rilinger (2014a) viết, logic cốt lõi của sự rút thăm đã gồm một cố gắng để thâu nạp và luân phiên thường xuyên những người giữ chức vụ giữa một giới ổn định của các gia đình được xem như thỏa mãn các đòi hỏi cần thiết. Thành công quan trọng của chiến lược này đã có nhiều mặt: Trong khi nó thường giúp làm dịu các cuộc đấu tranh quyền lực, hạn chế sự bá quyền của nhóm chi phối, giảm tham nhũng, và tổ chức sự luân phiên đều đặn của các chức vụ, điều này còn xa mới luôn luôn thế. Tuy vậy, ta không nên đánh giá thấp chức năng biểu tượng của dụng cụ bầu cử phức tạp này. Các thủ tục công bằng, được nghi lễ hóa, và đặc biệt sự rút thăm, đã giúp hợp pháp hóa không chỉ kết quả cụ thể (ai được chọn) mà cả trật tự chính trị như một toàn thể. Trong một xã hội bị các cuộc đấu tranh quyền lực chia rẽ sâu sắc giữa các nhóm luật định (các phường hội, các công ty, vân vân) và các gia đình quan trọng, nó đã có một tác động ngôn hành (trình diễn-performative) của việc mô tả công xã như một toàn thể, và nêu bật lý tưởng về lợi ích chung. Các hội đồng và các cơ quan tập thể khác, mà được tạo thành, có thể như thế là hiện thân của thành phố và là một hình thức của repraesentatio identitatis (sự đại diện căn tính [bản sắc]), nơi thành phần (hội đồng) có thể đại diện cho cái toàn thể (công xã). Cụ thể hơn, sự rút thăm cũng đã là một cách biểu tượng về sự khẳng định tính bình đẳng giữa các gia đình quý tộc và tăng cường sự đoàn kết của nhóm chúng tạo thành (Stollberg-Rilinger 2014a).

Việc rút thăm trong Lĩnh vực Quân sự. Trước khi chúng ta đi xa hơn và phân tích sự rút thăm chính trị ở Thụy Sĩ, là đáng để xem xét ngắn gọn một thực hành xã hội quan trọng khác dính líu đến sự rút thăm, sự thực hành đến từ quân đội và minh họa khéo léo tầm quan trọng của tính chính đáng thủ tục. Trong lĩnh vực này, sự chọn bằng thăm đã là một ví dụ rõ ràng về sors divisoria. Tại Pháp, chẳng hạn, các lệnh tòng quân được chọn ngẫu nhiên: Quân dịch là một nghĩa vụ không đáng ghen tị và các cá nhân giàu có được chọn thường mua người thay thế để gia nhập quân đội thay cho họ (khi họ đã không vừa dùng đến tham nhũng trước tiên để tránh lệnh tòng quân). Trong thế giới quân sự, sự phân bố các trừng phạt dùng sự rút thăm đã cũng là một thực hành thi thoảng. Nó có gốc rễ trong decimation Roma (giết một trong mười người của một nhóm để trừng phạt nhóm thời La Mã) và được biện minh bởi các tác giả khác nhau như Machiavelli (1469–1527), Jean Bodin (1530–1596), và Pufendorf (1632–1694). Cho đến cuối Chiến tranh Ba Mươi Năm (1618–1648), decimation đã vẫn nằm ngoài luật thực định (positive law) ở các nước Latin, và phần lớn đã là một thực hành thời chiến đặc biệt (Stollberg- Rilinger 2014b). Sự chọn bằng bốc thăm người bị trừng phạt tuy nhiên đã được đưa vào luật thực định Thụy điển trong năm 1590. Vài nước khác làm theo trong các năm 1660, kể cả Pháp (nơi thủ tục tirer au billet, đã được dùng để trừng phạt một người ngẫu nhiên từ ba người phạm tội, vẫn có hiệu lực chính thức cho đến 1775) và khắp Đế chế Roma Thần thánh. Mặc dù ban đầu là một thực hành đặc biệt, cơ chế này đã trở thành một phần không thể tách rời của quân luật.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng sự rút thăm đã được thực hành rộng rãi: Thực ra, số các trường hợp được lập tư liệu vẫn hiếm. Tuy vậy, hai trường hợp nổi bật lên. Thứ nhất là sự trừng phạt kinh khủng giáng xuống trung đoàn kỵ binh được chỉ huy bởi Hans Georg von Madlo, mà đã chịu một thất bại thảm hại trong Trận Thứ hai ở Breitensfeld chống lại quân đội Thụy điển trong tháng Mười Một 1642. Các sĩ quan bị cho là chịu trách nhiệm về thất bại này bị xử và bị Marshal Piccolomini hành hình, và Đại tá Madlo và Đại tá Defour bị chặt đầu. Sau khi long trọng tước vũ khí của họ, binh lính bị kết án decimation. Những người bị chọn để chết đã bị treo cổ. Trường hợp thứ hai, Frankenburger Würfelspiel, hay “Trò chơi Súc sắc Frankenburg,” đã xảy ra vào ngày 15 tháng Năm 1625. Nó đã bất hợp pháp đến mức trở thành truyện dân gian Áo trong thế kỷ thứ mười chín. Dân cư địa phương trong vùng Thượng Austria đã nổi loạn chống lại sự lại đưa Đạo Công giáo vào nước này, thống đốc của Hạt Heberstorff đã quyết định nêu một tấm gương. Trên quảng trường thị trấn, ông đã đưa 6.000 đàn ông liên quan đến và buộc sáu mươi sáu người trong số họ để gieo súc sắc chống lại nhau vì mạng sống của họ; mười bảy trong số mười tám người thua đã bị treo cổ.

Như Barbara Stollberg-Rilinger cho thấy, trong khi trung đoàn Madlo và các nông dân Frankenburg nổi loạn dường như đã bị đối xử tương tự (một hình thức trừng phạt tập thể tiếp sau một diễn tiến đặc biệt của các sự kiện, đã dựa vào sự rút thăm các cá nhân bị kết tội, mà không có bất kể sự nhắc đến ý chí thần thánh nào), các phản ứng do các cuộc hành hình kích động đã hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp Frankenburg, nơi liên quan đến các dân thường (và không phải binh lính), nhiều người bị xúc phạm rằng các cá nhân bị kết án mà không có thủ tục tố tụng công bằng (due process) và không có nghi thức thích hợp. Gây sốc nhất đã là họ buộc phải gieo súc sắc chống lại nhau. Các phản ứng như vậy minh họa một hạn chế đối với tính chính đáng của decimation trong thời kỳ Đầu Hiện đại. Hai trường hợp này đã là kết quả của các hoàn cảnh đặc biệt. Chúng đã dựa vào các nền tảng tâm lý hơn là các nền tảng pháp lý, và được dự định để đưa ra cho công chúng một tấm gương hơn là để thực hiện công lý qua sự rút thăm. Nó đã áp dụng cho các binh lính tầm thường và không phải cho các sĩ quan, mà chịu các phiên xử cá nhân hóa hơn, cũng chẳng cho các dân thường. Decimation được cho là diễn ra tiếp sau một thủ tục hết sức được nghi lễ hóa và “khách quan,” không phải một thủ tục gồm một trò chơi đối kháng nơi những người đàn ông bị kết án tiềm tàng đã phải chơi chống lại nhau vì mạng sống của họ – một thực hành được dùng để trừng phạt những kẻ cắp cho đến thế kỷ thứ mười tám (Stollberg-Rilinger 2014b, pp. 198ff).

Thụy Sĩ: Thăm như một Dụng cụ của Chế độ quý tộc phân phối (Thế kỷ thứ Mười Bảy đến Thế kỷ thứ Mười Tám)

Trong chính trị, sự rút thăm đã trở nên phổ biến ở Thụy Sĩ trong thế kỷ thứ mười bảy và đã vẫn trong thực hành phổ biến suốt thế kỷ thứ mười tám. Các trường hợp Thụy sĩ có thể được chia đại thể thành ba loại khác nhau. Loại thứ nhất gồm các thành phố như Bern mà đã là phần của các tổng (canton) lớn hơn bao gồm các vùng nông thôn mênh mông và được một giai cấp quý tộc được củng cố cai quản. Loại thứ hai gồm các thành phố thuộc tổng như Basel, mà đã còn xa mới dân chủ nhưng hệ thống chính trị của chúng dựa vào các công ty. Trong cả hai nhóm này, cấu trúc chính quyền đã như sau: Một hội đồng lớn, mà phần lớn hay chỉ gồm các thành viên của giới elite, một hội đồng nhỏ, mà đã có quyền lực thật sự, và một “hội đồng cơ mật,” mà đã giống cái chúng ta gọi là chính phủ ngày nay. Các pháp quan được chọn cho các nhiệm vụ cụ thể. Chiều sau cùng này đã cũng hiện diện trong loại thứ ba, độc đáo hơn ở châu Âu lúc đó, mà gồm các tổng nơi đại hội công dân (Landsgemeinde [cộng đồng nông thôn] ở Glarus hay Schwyz, hay trong chừng mực ít hơn Conseil general [đại Hội đồng] ở Geneva) về hình thức đã có chủ quyền, mặc dù một giới elite de facto (trên thực tế) đã chi phối hệ thống chính trị.

Tại Thụy Sĩ, sự đưa rút thăm vào được cho rõ ràng là có mối quan hệ dòng dõi với Kinh thánh và với Athens và Rome cổ xưa. Một cách cụ thể, tấm gương đương thời của Venice đã rất có ảnh hưởng. Sự rút thăm được đưa vào Glarus (trong 1640 cho phần phúc âm và 1649 cho phần công giáo), Freiburg (1650), Bern (1687), Schaffhausen (1688), Neuchâtel (1689), Geneva (1691), Schwyz (1692), Zoug (1694), Yverdon (1712), Basel (1718), Lausanne (1744), và trong nhiều thành phố nhỏ hơn khác phụ thuộc vào thẩm quyền tổng. Mặc dù một số thử nghiệm đã mau chóng kết thúc, như Schwyz trong 1706 hay Geneva trong 1738, vùng mà bây giờ tạo thành Thụy Sĩ (mà đã gồm lúc đó cả Liên bang Thụy sĩ và các thực thể vẫn chưa là phần của nó, như Geneva hay Neuchâtel) là chỗ nơi sự rút thăm đã lan rộng nhất ở châu Âu vào đêm trước của Cách mạng Pháp. Các phương thức rút thăm đã khác nhau từ chỗ này sang chỗ nọ và đã thường được sửa đổi qua các năm; ngoài ra, nhiều sự chuyển giao-chéo đã xảy ra, biến Thụy Sĩ thành một phòng thí nghiệm rút thăm.

Đã có khá nhiều thủ tục cụ thể. Như chúng được trình bày chi tiết ở nơi khác (Chollet and Fontaine 2018; Mellina, Dupuis and Chollet 2020; Dupuis 2021; Mellina 2021), là thừa để mô tả chi tiết chúng ở đây. Một số dụng cụ được thiết kế cẩn thận và thậm chí quý giá đã được tạo ra một cách đặc biệt cho sự chỉ dùng rút thăm trong chính trị Thụy sĩ (mặc dù vài trong số chúng cũng có thể được dùng cho các cuộc bầu cử) (Brand and Guanzini 2018). Các dụng cụ này chứng thực cho tầm quan trọng và tính độc đáo của sự rút thăm chính trị trong vùng này: Tại hầu hết những chỗ khác ở châu Âu, các vật thông dụng như các ví hay các chậu đã chỉ là các dụng cụ được dùng để rút thăm. Gần như luôn luôn, sự rút thăm Thụy sĩ đã gồm một hay hai trong nhiều bước của một quá trình chọn phức tạp mà cũng gồm cả sự thâu nạp và sự bầu cử – một đặc tính điển hình của thời Trung Cổ và thời kỳ Đầu Hiện đại, như chúng ta đã thấy. Sự chọn bằng bốc thăm đã có thể được dùng cho ủy ban người bỏ phiếu (như ở Venice), nhưng nó cũng đã là một dụng cụ trong giai đoạn cuối cùng khi sự lấp đầy một chức vụ từ một danh sách ngắn của các ứng viên (như ở Florence). Tuy vậy, đã không có sự nhắc đến một ảnh hưởng Florentine nào lên các thủ tục chính trị Thụy sĩ (vào lúc đó, việc rút thăm đã trở thành một thực hành bên lề trong thành phố Tuscan), và các tên đã không được rút ra từ một chiếc ví cho đến khi nó trống rỗng. Thay vào đó, toàn bộ quá trình bầu cử được lặp lại mỗi lần một vị trí phải được lấp đầy. Vì chỉ một số tương đối nhỏ của các gia đình đã cạnh tranh, các ứng viên đã có một hy vọng hợp lý – tuy không chắc chắn – về được chọn tại điểm nào đó. Theo tư liệu Thụy sĩ, sự rút thăm được dùng để lấp đầy các chức vụ riêng lẻ và/hoặc các ghế hội đồng bỏ trống. Các dụng cụ lai này thường được xem như một sự cải thiện trên các phiên bản Italia. Như nhà du hành Venetia Léopold Curti (1797, pp. 152–153, được trích trong Dupuis 2021, p. 148) đã viết vào cuối thế kỷ thứ mười tám:

Tại Venice, chúng tôi rút thăm cho các elector, mà muộn hơn có thể đề xuất ai họ muốn. Tại Basel, sáu người xứng đáng nhất được bàu, và số phận phải xác định chỉ giữa sáu người này. Phương pháp nào trong hai phương pháp này là hoàn hảo hơn? … Tại Basel, chí ít là chắc chắn rằng sự bầu cử sẽ rơi vào một trong sáu người, rằng một cuộc bỏ phiếu chung đã tuyên bố những người xứng đáng nhất trong thành phố. Ở đây [ở Basel], một sự lựa chọn đầu tiên đã đi trước sự lựa chọn của số phận, số phận mù quáng thấy mình được hướng dẫn theo một cách nào đó, và nó không thể nhiều hơn một chút sai. Tại Venice, thăm được rút trước các lá phiếu, một số phận mù quáng sẽ có lẽ dẫn người mà nhìn thấy.

Ảnh hưởng Venetia là hiển nhiên trong từ vựng Thụy sĩ về sự rút thăm trong thời kỳ này, và trong sự hiện diện thường xuyên của một đứa trẻ. Trong năm 1640, Landsgemeinde phái phúc âm ở Glarus đã quyết định rằng cho mỗi chức vụ công, tám công dân sẽ được bàu, từ đó một sự chọn bằng bốc thăm sau đó sẽ được tiến hành công khai. “Tám cá nhân được bàu trình diện trong Ring, và một đứa bé phân phát tám quả bóng nhỏ được quấn trong vải đen cho họ, bảy viên bằng bạc và một bằng vàng. Cá nhân nhận được quả bằng vàng được bàu” (Rambert 1889, p. 226). Trong bầu cử một số chức vụ công quan trọng trong tháng Mười Một 1691, lần đầu tiên sự rút thăm được dùng trong nền Cộng hòa Geneva, một công thức tương tự đã được dùng:

Để cho tất cả nhân dân có thể thấy, sáu quả bóng nhỏ hay hộp cùng kích thước và màu bên ngoài được đặt trước mặt những người được ủy thác; hai trong số các quả này có màu đen bên trong. Một đứa trẻ sáu hay bảy tuổi – trong trường hợp này, cậu bé Léonard, con trai của công tố viên Jean-Pierre Trembley – rút mỗi quả bóng khỏi ví, từng quả một, và phân chúng cho sáu người được đề cử theo cấp của họ. Mỗi người được đề cử mở hộp của mình: hộp thứ nhất và thứ tư có màu đen ở bên trong, và Jacob de la Rive và Jean Sales như thế đã bị loại khỏi sự ứng cử. Cuối cùng sự bỏ phiếu giữa bốn ứng viên còn lại, André Dunant và Pierre Lect cuối cùng đã được bàu làm kiểm toán viên (RC 191, 10/31/1691, 11/01/1691, p. 316–20, được trích trong Raphaël Barat (2020).

Gần như ở mọi nơi, đã có hai sự biện minh khi sự rút thăm được đưa vào. Thứ nhất và phổ biến nhất là chấm dứt sự tham nhũng tràn lan và thói vận động ngầm, một lý do mà chúng ta đã thấy được trích dẫn thường xuyên suốt thời Trung Cổ và thời kỳ Đầu Hiện đại. Thường thì, các cải cách đưa rút thăm vào đã được xem như các quyết định khủng hoảng được đưa ra bởi vì tất cả những cố gắng khác đã thất bại (cái gì đó Machiavelli đã phân tích trước trong khung cảnh Florentine): “Giả như không có tình trạng cực kỳ cần thiết nơi chúng ta sống bởi vì sự tham nhũng nói chung của chính phủ chúng tôi, thì chúng tôi đã không tiến hành bước này,” viết chẳng hạn nhà toán học Basel nổi tiếng Johann Bernoulli (1667–1748) trong 1718 (được trích trong Mellina, Dupuis and Chollet 2020, p. 35).

Tuy vậy, trong khung cảnh Thụy sĩ lý lẽ đã không được quy giản về đòi hỏi cộng hòa mà theo đó tham nhũng là đáng lên án về mặt đạo đức, và các cuộc cãi cọ đã gây nguy hiểm cho lợi ích chung và đặt sự thống nhất của khối cộng đồng vào nguy hiểm (Maissen 2006). Trong hầu hết các tổng, các vị trí chính trị đã dễ mua và quá trình bầu cử đã xác định ai có thể mua các chức vụ, mà đến lượt trở thành một nguồn thu nhập quan trọng cho những người giữ chúng. Trước khi nhậm chức, những người được chọn đã phải trả một giá, được xem như một loại đầu tư vì các lợi ích tương lai. Cũng vậy, việc trở thành một thành viên của cộng đồng chính trị đã có nghĩa là có quyền để chia sẻ về các hàng hóa tập thể, với mỗi công dân nhận được lô của mình (Schläppi 2007): Thay cho việc trao tiền cho nhà vua, như ở Pháp, những người giữ chức vụ trao nó cho nền cộng hòa, tức là, cho các công dân đồng bào của họ. Và họ đã phải trả hai lần: phi chính thức, trong quá trình bầu cử, và chính thức, một khi được chọn, khi mua chức vụ.

Sự ghép chính thức các chức vụ dễ mua và sự rút thăm đã là khá đặc thù cho mô hình Thụy sĩ về chủ nghĩa cộng hòa, nơi sự rút thăm đã là một dụng cụ đặc quyền cho sự ổn định hóa của một “chế độ quý tộc phân phối,” khái niệm được Aurèle Dupuis (2021) đặt ra và mà chúng ta trước đây đã áp dụng cho Venice. Ở cả hai bên của cuộc tranh luận, các cuộc bầu cử đơn giản tỏ ra nguy hiểm. Quyền lực có thể dễ dàng bị quá tập trung trong tay của một giới elite nhỏ, như thế đe dọa sự bình đẳng quý tộc của những người được coi là xứng đáng giữ chức vụ. Tại Bern, chẳng hạn, trong khi 139 gia đình đã là phần của “chế độ,” trong năm 1630, chỉ còn lại 88 vào năm 1701 (Weber 2018, p. 48). Tương tự, các cuộc cãi cọ tốn kém cho các ứng viên đã tiêu nhiều tiền để lôi kéo các cử tri, đôi khi đến mức độ quá đáng. “Được nói rằng một người nào đó từ một hộ gia đình tốt, sống ở Schwanden [trong tổng Glarus], đã phát tài và ông đã có khả năng kiếm được các đồng cỏ, nhưng qua các khoản trả cho các công dân, cuối cùng ông đã hạ xuống mức nghèo nhất,” pháp quan Glarus Johann Heinrich Tschudi đã viết (1714, được trích trong Dupuis 2021, p. 73) trong năm 1714. Điều này đã đặc biệt đúng trong các tổng với Landsgemeinde, vì giới của các cử tri đã lớn hơn nhiều và đã là hợp pháp cho các ứng viên để mời thức ăn và thức uống cho các công dân bình thường trước một cuộc bầu cử. Việc đưa một thời khắc “may rủi được thuần hóa” vào quá trình bầu cử đã không gây nguy hiểm cho sự kiểm soát của elite, bởi vì sự rút thăm đến sau khi các danh sách ngắn được thiết lập qua bầu cử hay sự thâu nạp, và bởi vì chi phí mua một chức vụ dễ mua đã ngoài tầm với của hầu hết người dân. Sự rút thăm đã hạn chế cả chi phí của các cuộc vận động bầu cử và rủi ro của việc biến một tầng lớp quý tộc thành một nhóm đầu sỏ bé tẹo. Nó đã giúp để làm giảm sự bóc lột các công dân thường, vì những người giữ chức vụ đã không còn phải được “hoàn trả” cho các số tiền khổng lồ họ đã chi tiêu trong các cuộc vận động bầu cử nữa. Đây là một thiết kế mà đã có vẻ để cho phép một phương tiện “công bằng” để phân phối các hàng hóa tập thể. Đôi khi, như ở Basel sau một cải cách 1740 mở rộng giới các ứng viên rút thăm, giai cấp cai trị đã mở ra một chút, nhưng điều này đã thường không phải thế trong các thành phố khác (Dupuis 2021). Tại Bern, trong thế kỷ thứ mười tám, một đòi hỏi được đưa ra để rút thăm cho các chức vụ từ một giới lớn hơn nhiều của các công dân, nhưng sự sửa đổi (luật) đã không được thông qua (Weber 2018, p. 51). Và ở Geneva, khi một phái bình dân do Pierre Fatio (1662–1707) lãnh đạo đã biện hộ cho “sự khôi phục” nền dân chủ vào đầu thế kỷ thứ mười tám, họ đã bảo vệ vai trò của đại hội nhân dân, nhưng chính phủ đại diện đã không là sự rút thăm cũng đã chẳng là một vấn đề (Barat 2018).

Như ở Pháp và Đức, đấy cũng là một cách công nhận về mặt biểu tượng địa vị bình đẳng các các nhà quý tộc tranh đua trong quá trình bầu cử và tránh làm tổn thương danh dự của họ. Đã là ít khó chịu hơn nhiều để thua do sự chọn ngẫu nhiên so với một sự thiếu ủng hộ giữa các công dân đồng bào của mình. Như Abraham Stanyan đại biểu quốc hội đảng Whig (1714, được trích trong Weber 2018, p. 56) đã viết trong 1714 sau các cuộc du hành của ông trong cuốn Account of Switzerland của ông,

Nếu bất cứ Đàn ông nào được ưa thích hơn một người xứng đáng hơn, đấy là việc làm của (nữ thần) Vận may, và không Ai có thể bị đổ lỗi; dù phải nói cho Quý bà (nữ thần), rằng vì bà đã có sự Bố trí của các văn phòng Thừa phát lại (Bailliages), không có vẻ, rằng bà đã đưa ra một sự Phân phối chúng không bình đẳng hơn Đại Hội đồng đã phân phối trước khi Định chế này được đưa vào.

Lý lẽ này đã đặc biệt thích đáng vì, trong một thời gian dài, sự rút thăm phần lớn đã xảy ra trong các vùng của các nhà thờ Tin lành, mà đã ít nghiêm ngặt hơn các nhà thờ Công giáo Roma rất nhiều trong sự phản đối của chúng giữa sors divisoria sors divinatoria. Ý tưởng rằng việc rút thăm tiết lộ định mệnh đã là một niềm tin phổ biến và kéo dài ở Thụy Sĩ hơn ở Pháp. Một đánh giá chính thức được viết ở Bern trong 1710 cho rằng “nỗi sợ Chúa và sự tin cậy vào sự phù hộ nhân từ của Ngài [sẽ] tăng lên” với dụng cụ rút thăm (Weber 2018, p. 50). Các thư từ trao đổi của các ứng viên bày tỏ cùng ý tưởng. “Hãy làm theo Người mà làm ra vàng và bạc từ các lá phiếu này, và mà đã đánh dấu mỗi màu với tên của người được dự kiến,” bác sĩ, nhà khoa học tự nhiên, trí thức Bern, và thành viên hội đồng Albrecht von Haller (1708–1777) đã viết trong 1771. “Đấy là cách cùng bàn tay đã vạch ra trên mỗi Phôi từ ban đầu Số phận của Cá nhân nó đại diện,” đáp lại thư của ông, nhà khoa học tự nhiên và triết gia Charles Bonnet (1720–1793), cũng là một thành viên của Hội đồng 200 của Geneva. Haller đã viết thêm nôm na hơn: “Chính trong con mắt của tôi là tiếng nói của bản thân Chúa, hiển nhiên hơn trong các hoạt động con người. Màu của lá phiếu của tôi đã không tốn của tôi một xu” (Weber 2018, pp. 59–60).

Trong 1714, tám pháp quan Basel, mà đồng thời là các nhà thần học hay các mục sư, đã viết một plaidoyer (bài biện hộ) có lẽ là sự tổng hợp lỗi lạc nhất các lý lẽ ủng hộ sự rút thăm vào lúc đó (Anonymous 1720, được trích trong Dupuis 2021, pp. 96ff):

Kinh nghiệm buồn đã cho chúng ta thấy rằng mọi thứ người ta đã thử trước kia để chấm dứt các mưu đồ đã có một tác động rất xấu, và … đã xảy ra với chúng ta như một bệnh hiểm nguy. Sự chăm sóc xoa dịu sẽ chỉ làm cho bệnh … nguy hiểm hơn … Các mưu đồ có hại này hủy hoại rất nhiều người, thải rất nhiều người khỏi thiên hướng và nghề nghiệp của họ, biến rất nhiều người từ một người lương thiện thành một kẻ cắp vô dụng. Chúng cản trở những người tốt, phung phí các khoản tiền lớn mà có thể và nên rất hữu ích cho vinh quang của Chúa và phúc lợi của tổ quốc. Các mưu đồ này sẽ mau chóng chia rẽ chế độ của chúng ta thành các phe phái, biến một liên hiệp của các công dân tự do thành một nhóm đầu sỏ không thể chịu nổi, và như thế hầu như hoàn toàn hạ bệ hình thức chính quyền cũ tự do và ngăn nắp của chúng ta, được chia bình đẳng giữa nhiều người … Chúa là một Chúa nhân từ và kiên nhẫn, Ngài vẫn kiên nhẫn với chúng ta … Ngài để lại cho chúng ta một phương thuốc … Phương tiện mà Chúa tốt lành đã để lại cho chúng ta để vét một phần lớn bùn ra khỏi các mưu đồ tội lỗi của chúng ta, là Thăm (Lot) … mà trong chừng mực nào đó chúng ta có thể dùng trong các cuộc bầu cử của chúng ta. Thăm, mà không bị điều khiển bởi bất cứ người nào, mà chỉ bởi một mình Chúa. Thăm, mà không ngó tới người cá biệt nào, mà không bám vào bất cứ đảng phái nào, mà không để cho mình bị lôi kéo bởi sự xu nịnh hay các lời hứa, mà không bị khiếp sợ bởi các đe dọa của kẻ hùng mạnh. Thăm, mà không nhận quà biếu hay các khoản đóng góp từ bất cứ ai, mà không gánh chịu các chi phí đáng kể làm hại vợ và các con, mà không làm bất kể ai phá sản. Thăm, mà không biến bất kể ai thành nô lệ cho một đảng … mà, tôi nói, không loại trừ hoàn toàn bất kể người lương thiện nào khỏi danh dự và chức vụ, một mình Thăm không đam mê này có thể giúp chúng ta.

Bốn năm sau, sự rút thăm được đưa vào hệ thống bầu cử Basel. Trong các cuộc tranh luận về chủ đề, các lý lẽ Kinh thánh đã đóng một vai trò quan trọng. Các sự khác biệt về vấn đề này giữa kinh Cựu ước và kinh Tân ước được ghi nhận bởi một nhà hùng biện, trong khi nhà hùng biện khác có tên Mitz đã đăng đàn và, một cách ngầm định nhắc đến sự chỉ định Matthias làm Tông đồ thứ mười hai, đã thốt lên một cách sinh động: “Chúng tôi là các Kitô hữu và không phải những người Do thái – hãy đọc các Hành động của các Tông đồ trong kinh Tân Ước và bạn sẽ thấy đó là một sự lựa chọn khôn ngoan (vernünftige Wahl) [mà đã giảm số đấu thủ xuống chỉ còn hai ứng viên được chấp thuận và đủ tiêu chuẩn] đi trước việc rút thăm” (Ochs 1797, p. 467, được trích trong Mellina 2021, vol. 2, p. 109).[10]

KẾT LUẬN

Vào cuối tổng quan ngắn này, chúng ta đã học được những bài học gì về sự rút thăm và chính trị trong thời Trung Cổ và Đầu Hiện đại? Chúng ta có thể phác họa bốn kết luận thực nghiệm. Thứ nhất, còn xa mới là một thủ tục đặc biệt, sự rút thăm trong hàng thế kỷ được xem là phần của một hệ thống có thể chấp nhận được cho việc chọn các quan chức chính phủ. Sự khan hiếm các nguồn và giai đoạn viết sử hiện thời không cung cấp một tổng quan có tính hệ thống về sự dùng của nó khắp thế giới. Trong thế giới phương Tây, sự rút thăm đã đóng một vai trò chính ở Athens và Rome cổ xưa. Nó đã có được một sự hồi sinh ấn tượng ở bắc và trung Italy trong cuối thời Trung Cổ. Từ thế kỷ thứ mười ba cho đến ít nhất thế kỷ thứ mười bảy, các công xã Italia đã vẫn là phòng thí nghiệm chính cho sự rút thăm chính trị. Thành phố quý tộc Venice đã cung cấp một mô hình lâu dài cho toàn bộ châu Âu. Nhờ các mô tả về hệ thống chính trị Venetia trong vài sách và pamphlet (sách mỏng) nổi tiếng, các sách này đã có ảnh hưởng khắp châu Âu (và, như chúng ta sẽ thấy trong Chương 3, cả ở Bắc Mỹ nữa). Từ giữa thế kỷ thứ mười lăm đến thế kỷ thứ mười bảy, các Vương quốc Tây Ban nha đã tạo thành một phòng thí nghiệm chính trị khác nữa cho sự rút thăm, dù việc này đã không rất có ảnh hưởng bên ngoài thế giới Iberia-Mỹ. Cùng thế có thể được nói cho Thụy Sĩ từ thế kỷ thứ mười bảy đến cuối thế kỷ thứ mười tám. Với mức độ ít hơn, sự rút thăm cũng lan sang Anh, Pháp, Đức, và xa hơn.

Thứ hai, sự rút thăm hầu hết đã phát triển trong cái bây giờ chúng ta gọi là một khung cảnh cộng hòa: các thành bang, các nền cộng hòa, các công xã độc lập, và các thành phố hay thị trấn tự trị mà đã tạo thành một phần của các vương quốc hay các đế chế, các công ty lớn hơn. Trong một thiểu số các chỗ, các chế độ cộng hòa đã chẳng bao giờ chấp nhận sự chọn bằng bốc thăm (điều này có lẽ đã thế ở Hà Lan). Ngược lại, sự nhân lên của các thành bang phiên vương ở Italy trong thời Trung Cổ và Phục Hưng, cũng như sự lên của các nền quân chủ chuyên chế ở toàn châu Âu trong thời kỳ Đầu Hiện đại, đã không thân thiện với sự rút thăm như với các cuộc bầu cử. Chủ nghĩa cộng hòa đã ngụ ý mức nào đó của chính quyền-tự quản, trong một chính thể độc lập hay chí ít tự trị nơi các công dân năng động thực hiện quyền lực hơn là bị cai trị bởi một lãnh tụ chuyên quyền. Florentina libertas (tự do) đã là một trong những sự biểu đạt ý thức hệ rõ ràng nhất về lý tưởng này. Tuy vậy, phạm vị hoạt động của chính quyền-tự quản này, trong hầu hết trường hợp, đã nhỏ hơn nó đã là ở Athens cổ xưa rất nhiều. Các hình thức trung cổ và đầu hiện đại của chủ nghĩa cộng hòa đã có các phiên bản quý tộc, nghiệp đoàn chủ nghĩa, và “bình dân”, nhưng ngay cả hầu hết của cái sau đã loại trừ các giai cấp thấp hơn, phụ nữ, và cư dân của các lãnh thổ phụ thuộc. Không có nhiều trường hợp nơi dân chủ hóa đã bén rễ và đã mở rộng giới các ứng viên rút thăm một cách đáng kể: Vài công xã Italia trong thế kỷ thứ mười ba, Florence vào thời nổi loạn Ciompi trong 1378–1382 và rồi lần nữa vào lúc chuyển giao của các thế kỷ thứ mười lăm và thứ mười sáu, vài thành phố nhỏ hơn, một số cơ quan phường hội. Trong các thế kỷ thứ mười bảy và thứ mười tám, một quá trình đầu sỏ hóa đã xảy ra ở hầu hết châu Âu, kích động các cuộc nổi loạn nhân dân và cung cấp mảnh đất màu mỡ cho các cuộc cách mạng tương lai.

Thứ ba, trong hầu hết trường hợp trong thời kỳ này, sự rút thăm được kết hợp với các cuộc bầu cử và sự thâu nạp, trong một hệ thống nhiều giai đoạn của bỏ phiếu thỏa hiệp. Hai mô hình cơ bản đã được phát triển: Mô hình Venetia, nơi các ủy ban bầu cử được chọn bằng bốc thăm trước khi tiến hành các cuộc bầu những người giữ chức vụ, và mô hình Florentine, nơi một danh sách ngắn các ứng viên, mà trên đó muộn hơn sự rút thăm được thực hiện, được sửa soạn công phu bởi sự kết hợp bầu cử và thâu nạp. Hai mô hình đã được lai trong vô số biến thể. Thường xuyên nhất, các thủ tục đã khác nhau theo tầm quan trọng của của các chức vụ phải lấp đầy. Trong khung cảnh nghiệp đoàn chủ nghĩa, các cuộc bầu cử và sự rút thăm thông thường đã không xảy ra giữa một cơ quan công dân thống nhất, mà thay vào đó trong các cơ quan công ty khác nhau mà sự kết hợp của chúng đã tạo thành cộng đồng chính trị.

Thứ tư, các sự tình cờ (contingency) vốn có của sự rút thăm đã tồn tại, nhưng chúng bị hạn chế ở mức lớn nhất có thể (Tanzini 2020). Sự chọn bằng bốc thăm đã chỉ là một thời khắc trong một quá trình dài hơn nhiều và thông thường xảy ra bên trong các giới tương đối nhỏ. Sự thuần hóa chính trị đầu tiên của sự may rủi cũng đã gồm một yếu tố khác nữa, mà đã chung cho thời Cổ, thời Trung Cổ và thời kỳ Đầu Hiện đại: Từ Athens trong thế kỷ thứ năm BCE đến Basel trong thế kỷ thứ mười tám CE, sự rút thăm đã liên kết với một sự duy lý hóa thực dụng (và không phải khoa học) của hệ thống chính trị. Dưới các điều kiện cụ thể, nhất là sau một khủng hoảng hay khi sự tham nhũng và sự cãi cọ nội bộ đã quá hung hăng, và theo các phương pháp luận cụ thể, sự rút thăm đã có vẻ đưa ra một giải pháp hợp lý cho các thách thức mà trật tự chính trị đối mặt. Trực giác này đã đáng tin: Athens, Rome, Venice, Florence, và Tây Ban Nha tất cả đều áp dụng sự rút thăm khi chúng ở trên đỉnh cao quyền lực của chúng. Các dụng cụ cụ thể được sáng chế ra để tạo thuận lợi cho nó, từ kleroterion Athen urna versatilis Roma đến ballotte Venetia và các dụng cụ được dùng ở Thụy Sĩ thế kỷ-mười tám. Quan niệm về các phòng thí nghiệm chính trị được nhắc tới sớm hơn là thích hợp: Các sơ đồ thủ tục được thảo luận và sắp đặt cẩn thận nhiều lần, với nhiều sự chuyển giao và sự lai giống xảy ra và dẫn đến các thử nghiệm mới.

Các động cơ rõ ràng của các nhà thực hành, mà đã bảo vệ, giới thiệu, hay ủng hộ sự chọn bằng bốc thăm trong thời Trung Cổ và thời kỳ Đầu Hiện đại, là những gì? Lý lẽ chính trong đại đa số tuyệt đối các trường hợp rõ ràng bắt nguồn từ một mong muốn để quản lý tốt hơn các xung đột chính trị. Điều này có vài chiều: hạn chế các ảnh hưởng của các cuộc đấu tranh vì quyền lực, uy thế, và các nguồn lực; sự làm mềm đòn tâm lý cho những người không được chọn; giảm cường độ của các thực hành mà về mặt đạo đức có thể đáng lên án hay thậm chí bất hợp pháp, như chủ nghĩa bè phái và tham nhũng; và giảm bớt tác động tiêu cực của các mối quan hệ bảo trợ chủ nghĩa lên lý tưởng về một cộng đồng chính trị thống nhất được cai quản bởi lợi ích chung.

Tại một số chỗ, tính chính đáng của sự rút thăm chính trị được tăng cường bởi ý tưởng rằng Chúa cai quản việc rút thăm, hay ít nhất rằng các cá nhân có số phận để được chọn, trong khi những người khác thì không. Việc dựa vào một sự biện minh tôn giáo cho sự rút thăm đã bị làm cho khó khăn trong thế giới Kitô bởi sự cấm bói toán của Giáo Hội Công giáo Roma và ảnh hưởng của sự phân biệt của Aquinas giữa sors divisoria sors divinatoria, một sự phân biệt đã vạch một ranh giới mới bên trong một bộ các thực hành mà trước kia đã không được xác định rõ ràng. Để cho rằng Chúa ở đằng sau các kết quả rút thăm đã là một kỳ công dễ hơn trong các vùng Tin lành. Trong các vùng Công giáo, với một số ngoại lệ, sự hợp pháp hóa thần thánh giỏi nhất đã là gián tiếp; tức là, được hiện thân trong các nghi lễ mà đã là một sự bảo đảm tượng trưng về tính công bằng của thủ tục.

Khi sự rút thăm được bảo vệ, việc này đã hầu như chẳng bao giờ nhân danh dân chủ hay chống lại các cuộc bầu cử (quý tộc). Phép phân đôi Aristotelian nổi tiếng có thể được nhắc đến một cách hời hợt bởi vài tác giả như Leonardo Bruni hay Gasparo Contarini, nhưng đã không là một lý thuyết phổ biến được dùng như một tham chiếu trong đời sống chính trị hàng ngày. Ngoại lệ duy nhất đã là cuộc tranh luận chết yểu tại Đại Hội đồng Florentine vào lúc chuyển thế kỷ thứ mười lăm. Điều này dễ hiểu, vì sự rút thăm đã hầu như luôn được ghép với các cuộc bầu cử hay sự thâu nạp, và vì giới, mà bên trong đó sự chọn bằng bốc thăm xảy ra, thông thường đã khá hạn chế. Thường xuyên nhất, các nhà cải cách đã không tập trung vào sự rút thăm như một vấn đề dân chủ. Khi các nhà thực hành nhắc đến nó, đã là để mở rộng phạm vi, một governo largo (chính phủ rộng) thay cho một governo stretto (chính phủ hẹp), để dùng các quan niệm Florentine.

Ngược lại, là đúng rằng một số phê phán chống lại sự rút thăm đã xuất phát từ giới thượng lưu. Ngoài các lý lẽ kinh nghiệm nghiêm ngặt, mà cho rằng sự rút thăm đã không hiệu quả để hạn chế xung đột, sự hình thành các bè lũ, hay tham nhũng – hay rằng sự lừa đảo có thể dễ xảy ra – ra, thì một trong những điệp khúc chính là sự chọn bằng bốc thăm không phải là một phương tiện thích đáng để chọn các cá nhân giỏi nhất. Một lý lẽ khác, trở nên thường xuyên hơn trong thời kỳ Đầu Hiện đại, là sự may rủi là mù quáng, và việc rút thăm như thế là một quá trình phi lý. Từ quan điểm này, sự rút thăm chính trị được xem một cách phê phán như một loại xổ số, mà không có chỗ nào trong chính trị duy lý. Một lý lẽ thứ ba, mặc dù đầu tiên được Guicciardini bày tỏ, đã chỉ có được sức kéo vào cuối thế kỷ thứ mười tám: Ý tưởng rằng sự rút thăm là không tương thích với ý chí của nhân dân.

Từ điểm thuận lợi của chúng ta trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, chúng ta có thể phân tích như thế nào logic cai quản sự chọn những người giữ chức vụ bằng bốc thăm trong thời Trung Cổ và thời kỳ Đầu Hiện đại? Kết luận đầu tiên chúng ta có thể rút ra là sự duy lý hóa sự rút thăm đã không chống đối sự nghi lễ hóa của nó: Hoàn toàn ngược lại, trên thực tế, vì các nghi lễ, mà định khung sự rút thăm, phần lớn đã đóng góp cho sự hợp pháp hóa trật tự chính trị. Dựa vào công trình của nhà xã hội học Đức Niklas Luhmann (2013), Barbara Stollberg-Rilinger đã chứng tỏ tầm quan trọng của tính chính đáng thủ tục trong chính trị. Thực tế rằng không phải các cuộc bầu cử cũng chẳng phải sự rút thăm đã có khả năng nói chung để sửa đổi các hệ thứ bậc cấu trúc của quyền lực trong thời Trung Cổ và thời kỳ Đầu Hiện đại đã dẫn nhiều nhà quan sát thế kỷ thứ hai mươi mốt để khinh bỉ các thủ tục bầu cử hay để mô tả chúng như chỉ các dụng cụ ý thức hệ của giai cấp cai trị. Tuy vậy, ngược lại Barbara Stollberg-Rilinger (2001) cho rằng các thủ tục, khi được trao sự tự trị và sự nhất quán thật, có cả một tác động dụng cụ và một tác động biểu tượng.

Tất nhiên, trong khi chính trị không thể được quy giản về một mình các thủ tục, hầu như là không thể mà không có cái sau. Ngược lại, các thủ tục chính trị sẽ vô nghĩa mà không có các nhà thực hành xã hội đồng thời thúc đẩy và khai thác chúng. Trong thời Trung Cổ và thời kỳ Đầu Hiện đại, giống như ngày nay, các thủ tục đã cũng là các dụng cụ có thể được dùng để đảo chính chiến thuật, để làm các đối thủ không đủ tư cách, hay để cổ vũ các xu hướng chính trị nào đó. Vì thế chúng ta phải cẩn trọng không diễn giải các tương tác được các thủ tục như vậy cho phép như các áp dụng trực tiếp của các lý tưởng chuẩn tắc và hiến định của chúng. Tuy nhiên là quan trọng để xem xét nghiêm túc chiều biểu tượng của chúng. Các thủ tục biểu hiện và bày tỏ các khung chuẩn tắc mà tính chính đáng của trật tự chính trị dựa vào, và cũng như các bể chứa ý nghĩa mà cả các nhà phê phán và các nhà biện hộ nhờ đến. Chúng cũng có logic riêng của chúng, mà vượt quá sự dùng xã hội, dụng cụ, và ý thức hệ khác nhau của chúng. Các thủ tục thường hoạt động như các quy tắc trò chơi mà người ta phải tham khảo lần cuối để hợp pháp hóa một quyết định. Điều này đã đúng trong quá khứ như với các hiến pháp của các chính phủ đại diện hiện nay – chúng ta đã thấy mức độ phá vỡ các thủ tục có thể gây chấn thương như thế nào sau bầu cử tổng thống Mỹ 2020.

Một đặc điểm chính của các thủ tục bầu cử cộng hòa trong thời Trung Cổ và thời kỳ Đầu Hiện đại là chúng đã phản ánh một trật tự chính trị dựa vào đồng thuận mà được định hướng một cách lý tưởng tới lợi ích chung, một trật tự nơi số lớn lợi ích được xem một cách tiêu cực và các xung đột nội bộ bị lên án (Stollberg-Rilinger 2001, p. 24). Tuy vậy, trên thực địa các thực hành thực tế thiếu sự tương ứng với lý tưởng cao quý này. Các cuộc đấu tranh giữa các phe phái và các gia đình elite đã kéo dài, với một quan điểm có được sự tiếp cận đến danh dự và hàng hóa công liên quan đến các chức vụ. Nhưng trong chừng mực nào đó, các xung đột như vậy được kiềm chế và các sự cãi cọ được tháo. Sự rút thăm đã là một nhân tố quan trọng về mặt này: Nó đã giúp cộng đồng chính trị để vượt quá các chia rẽ do chủ nghĩa bè phái, sự đỡ đầu, và tham nhũng gây ra. Sự thuần hóa đầu tiên của sự may rủi, ghép với sự ủy thác luân phiên, ít nhất đã đóng góp một cách biểu tượng cho một sự phân bố yên bình và trật tự của quyền lực bên trong cộng đồng.

Hơn nữa, lý tưởng cộng hòa đã là một khối cộng đồng nơi các công dân được hưởng địa vị ngang nhau và có thể tham gia tích cực vào quá trình ra quyết định. Sự rút thăm đã tạo ra một nhóm của những người ngang hàng mà bên trong đó những người tham gia là bình đẳng về hình thức, và mà cũng đã là một câu lạc bộ độc quyền, không cho vào những người không được xem là xứng đáng để giữ các chức vụ công. Mục đích của sự đưa sự chọn bằng bốc thăm vào “đã không phải là dân chủ hóa, mà đúng hơn để giảm xung đột và phân bổ tốt hơn các nguồn lực giữa các gia đình mà đã là phần của chính quyền rồi, và như thế ổn định hóa nền cộng hòa quý tộc” (Weber 2018, p. 51). Chính bởi vì sự rút thăm đã hoạt động giữa một giới nhỏ (hay tương đối nhỏ) mà nó đã tương thích với yêu cầu nhân tài chủ nghĩa rằng những người giỏi nhất nên cai quản. Như Aurèle Dupuis (2021) giải thích, thăm đã là dụng cụ của “các chế độ quý tộc phân phối.”

Sự rút thăm cũng đã liên kết với một khái niệm đặc thù về đại diện. Vài thập kỷ sau sự hồi sinh của sự chọn bằng bốc thăm ở châu Âu, một khái niệm chính trị và pháp lý mới, repraesentatio, được sáng chế ra. Nhờ sáng chế này, một thực thể đại diện bây giờ có thể đưa ra các quyết định ràng buộc nhân danh và cho cộng đồng nó đại diện. Tuy vậy, loại đại diện mà đã xảy ra trong các công xã, Giáo Hội, hay Đại Cử tri đoàn (College of Electors) của Đế chế Roma Thần thánh đã không phải là sự đại diện-ủy nhiệm mà được lý thuyết hóa bởi Bartolus de Saxoferrato (1313–1356) hay Baldus de Ubaldis (1327–1400), mà sẽ chiếm sân khấu trung tâm muộn hơn nhiều với các cuộc Cách mạng Mỹ và Pháp. Sự đại diện chính trị đã không là một phương tiện mà qua đó một người ủy nhiệm có thể cho một người đại lý quyền pháp lý để nói hay quyết định nhân danh mình (chẳng hạn qua các cuộc bầu cử). Trong khung cảnh trung cổ, personam alicuius repraesentare, hoạt động cho người khác, đã là cốt yếu trong luật tư nhưng thứ yếu trong luật công. Trong lĩnh vực chính trị, sự đại diện căn tính, repraesentatio identitatis, được Marsilius xứ Padua (1275–1342) và John xứ Segovia (1395–1473) quan niệm, đã là khái niệm chính được dùng. Trong một chừng mực nhất định, nó ngụ ý một mức độ nào đó của sự đồng nhất giữa người đại diện và nhóm được đại diện: Người trước đã là một sự hiện thân của cái sau. Người đại diện tham gia vào sự đại diện-căn tính như thế đã không đòi hỏi sự cho phép chính thức từ những người được đại diện. Sự rút thăm đã có một quan hệ lựa chọn với hình thức này của sự đại diện, như các hình thức khác nhau của “bỏ phiếu thỏa hiệp” đã có (Keller 2014) và tất cả các cơ chế chọn mà kết hợp sự bầu cử, sự thâu nạp, và sự rút thăm. Mục đích đã ít cho một cơ quan để ủy quyền thẩm quyền của nó hơn để tạo thành một phần mà sẽ thể hiện tốt nhất toàn bộ cộng đồng chính trị (Hofmann 2003). Sự hiểu này về sự đại diện đã vẫn phổ biến cho đến cách mạng Pháp và Mỹ (Stollberg- Rilinger 1999; Hayat, Péneau and Sintomer 2018; 2020).

Nhìn chung, các thử nghiệm lịch sử mà chúng ta đã xem xét trong các Chương 1 và 2 minh họa rằng sự chọn bằng bốc thăm đã có một dải rộng của sự áp dụng chính trị qua nhiều năm. Từ quan điểm của xã hội học lịch sử, phân tích sơ bộ này tiết lộ ba type-lý tưởng, mà thường được kết hợp trong các trường hợp lịch sử cụ thể nhưng phải được phân biệt về mặt giải tích. 1) Vì trong thời Cổ, sự rút thăm có thể có một chiều siêu nhiên hay tôn giáo trong chính trị, khi nó được nghĩ để giúp thực hiện ý chí thần thánh hay định mệnh. 2) Việc rút thăm cũng có thể tạo thành một thủ tục giải quyết xung đột vô tư, nhất là trong trường hợp tham nhũng, khủng hoảng, và tranh đua mạnh vì các vị trí quyền lực. 3) Và, cuối cùng, sự rút thăm có thể đảm bảo cơ hội ngang nhau của sự tiếp cận đến các chức vụ chính trị hay tư pháp. Ba chiều khác nhau này của sự rút thăm nói chung giao nhau trong đời sống thực tế, và hai chiều cuối thường được ghép trong chính phủ-tự quản cộng hòa, lấy hình thức hoặc của các chế độ quý tộc phân phối (như phần lớn đã thế suốt thời Trung Cổ và thời Đầu Hiện đại) hay các nền dân chủ phân phối (như đã thế ở Athens và trong một số công xã Italia trong các thời kỳ cụ thể). Tiềm năng của sự rút thăm cho nền dân chủ phân phối đã tỏ ra là mảnh đất màu mỡ cho huyền thoại nhân chủng học về nhà vua được chọn bằng bốc thăm và bị giết sau một sự trị vì ngắn.

Câu hỏi chúng tôi nêu ra ở đầu Chương 1 – sự chọn bằng bốc thăm được dùng thế nào từ thời Cổ đến thời kỳ Đầu Hiện đại – bây giờ đã nhận được một bộ đầu tiên của các câu trả lời. Bây giờ chúng ta phải giải quyết một câu hỏi thứ hai. Cái gì giải thích thực tế rằng sự rút thăm như một dụng cụ chính trị lại đã biến mất hầu như hoàn toàn với sự nổi lên của các chính phủ đại diện hiện đại, vào thời cách mạng Pháp và Mỹ?


[1] Đấy là vì sao tôi không đồng ý với Hubertus Buchstein (2009) khi ông cho rằng sự chọn ngẫu nhiên đã không thể là dân chủ cho Athens bởi vì Athens đã không biết tính toán xác suất. Giá trị dân chủ của sự bình đẳng biểu tượng của sự chọn ngẫu nhiên giữa một nhóm công dân tình nguyện đã không cần được xác nhận về mặt toán học nhằm để được trải nghiệm một cách thực dụng. Và sự luân phiên được quy định mà nó cho phép, với các cá nhân luân phiên giữa việc cai trị và bị trị, đã được những người đương thời hiểu hoàn hảo.

[2] Một phiếu chống (hạt đậu răng ngựa có màu đen).

[3] Trong bói bài tarot, mà sinh ra vào đầu thời Phục Hưng, hình ảnh bánh xe xuất hiện trên quân bài Fortune (điều này đúng cho cỗ bài tarot sớm nhất được bảo tồn, cỗ bài Visconti-Sforza từ những năm 1440).

[4] Trong năm 1479, vào cuối của Reconquista (Tái chinh phục), Vương quyền Aragon đã lập một liên minh triều đại với Vương quốc Castile qua hôn nhân của Ferdinand II và Isabella I (Granada, pháo đài cuối cùng của sự cai trị Islamic trên bán đảo, được lấy trong năm 1492). Liên minh này trở nên có hiệu lực trong 1516, với sự lên ngôi của Charles V và triều đại Habsburg. Hai vùng của Tây Ban Nha tuy nhiên đã vẫn tách biệt và các thực thể chính trị tự trị cho đến đầu thế kỷ thứ mười tám.

[5] Insaculació trong tiếng Catalan.

[6] Alfonso V, cũng được gọi là Magnanimous đấng Hào hiệp (1396–1458), đã cai trị Vương quyền Aragon bắt đầu trong năm 1416.

[7] Insaculación cũng được gọi là “hệ thống bao (bag) và ví,” “con đường ví,” regimen sortis, chế độ “bao và may rủi,” “chế độ redollino” và sự bầu cử “do định mệnh” – a la ventura.

[8] Giống ở Florence, các nhà quý tộc, mà quyền lực của họ ban đầu được xem như phong kiến về bản chất và như thế đã không được hoan nghênh trong phong cảnh đô thị, từ từ đã được tích hợp vào chính quyền thành phố vì các mức thượng lưu của giai cấp tư sản đã thông gia với họ và chấp nhận tập tục của họ.

[9] Kho lưu trữ thành phố Lyon, BB 197, fol. 206, được Yann Lignereux (2020, p. 245) trích dẫn.

[10] Tôi muốn cảm ơn Thomas Maissen vì bình luận của ông về văn bản này.

(Còn tiếp)