Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2023

Wislawa Szymborska – “Mozart của thơ”

Ngân Xuyên tổng hợp từ báo nước ngoài

image

 

1. Bà là nhà thơ Ba Lan, sinh 2/7/1923, mất 1/2/2012. Hôm qua là 100 năm ngày sinh của bà.

2. Bà làm thơ từ tuổi lên 5 và được ông bố thưởng tiền với điều kiện làm được bài thơ hài hước vui nhộn khiến ông thích. Trong cuộc đời 89 năm của mình bà sáng tác khoảng 350 bài thơ được dịch ra 42 thứ tiếng. Trả lời câu hỏi sao viết ít thế, bà nói: “Đơn giản là vì trong nhà tôi có một cái thùng rác.”

3. Bà bắt đầu in thơ năm 1945 nhưng bà không bao giờ đưa các bài thơ trong hai tập đầu tiên vào tuyển tập. Vì chúng được viết theo tinh thần hồi đó là ca ngợi chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa và những lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản mà bà nhanh chóng vỡ mộng. Tài năng của Szymborska thực sự phát lộ vào năm 1962 sau khi ra tập thơ “Muối” được giới phê bình và độc giả đón nhận nồng nhiệt.

4. Bà được giải Nobel văn chương năm 1996 (là người thứ 4 trong số 5 người Ba Lan được giải thưởng danh giá này). Ủy ban Nobel gọi bà là “Mozart của thơ”. Bản thân bà coi mình là “cổ hủ”, nhưng theo nhà thơ kiêm nhà phê bình văn học Stainsław Baranczak bà là một nữ thi sĩ “chống lại thói thay đổi thời thượng và vẫn là chính mình, tuy nhiên có lúc bà lại đi trước các nhà nhân chủng học, tâm lý học, xã hội học, sử học, chính trị học và các nhà thơ khác ở khả năng nắm bắt và gọi tên bản chất của những gì khiến chúng ta lo lắng và tổn thương trong thế giới hiện đại và bản chất con người của chúng ta ...”. Những bài thơ của bà "chỉ trích sự điên rồ của loài người, nhưng đoàn kết với số phận của nó.”

5. Bà gọi phong cách viết của mình là “chủ nghĩa phô trương có chút tự mỉa mai”.

6. Bà cho rằng bất kỳ bài thơ nào cũng có thể được gọi là “Khoảnh khắc”. Bà rất nghi ngờ những phát ngôn coi mình là chân lý tuyệt đối. Bà đã học được điều này từ lịch sử của đất nước mình, nơi từng là nạn nhân của hai chế độ toàn trị, mỗi chế độ đều tuyên bố sẽ dẫn đến một tương lai tươi sáng hơn. Bà đánh giá cao hơn hết trong thơ ca và trong cuộc sống là sự bất định.

7. Bà nói trong Diễn từ Nobel: “Vì thế tôi rất coi trọng cái câu ngắn gọn: “Tôi không biết.” Nó nhỏ bé nhưng mạnh mẽ. Nó mở rộng cuộc đời chúng ta để chứa đựng được cả những khoảng không ở bên trong mình cũng như những khoảng không bên ngoài mà Trái Đất bé tẹo của chúng ta đang treo lơ lửng.”

8. Bà có tài làm tranh cắt dán và đã có nhiều cuộc triển lãm trên thế giới.

9. Bà không thích đám đông, không thích những lời xưng tụng và đã mong mình không được giải Nobel. Khi giải thưởng đến bà đã gọi đó là “thảm kịch Stockholm” vì trong vòng một tháng bà đã phải trả lời phỏng vấn nhiều hơn cả quãng đời trước đó, đến mức bà phải than phiền: "Tôi không phải là một tổ chức văn hoá. Tôi cũng cần có thời gian để im lặng chứ". Bà ghét nhất đời là sự phấn khích. Bà nói: “Bao giờ viết tôi cũng có cảm giác có một ai đó đứng phía sau nhăn mày nhăn mặt. Vì thế tôi theo dõi mình rất kỹ và hết sức tránh những lời lẽ cao siêu, to tát.”

10. Bà có mối liên hệ tinh thần với Woody Allen, diễn viên và nhà làm phim Mỹ, người đã được ba giải Oscar. Một hôm bà gửi cho ông một tấm bưu thiếp. Woody Allen coi đấy là một món quà mà đối với ông “có giá trị hơn nhiều tượng vàng Hollywood.”

11. Một bài thơ của Wislawa Szymborska.

ABC

Giờ thì tôi không bao giờ biết

A. nghĩ gì về tôi.

Liệu B. rốt cuộc có tha thứ cho tôi.

Tại sao C. giả vờ mọi thứ đều ổn.

D. có vai trò gì trong sự im lặng của E.

F. chờ đợi gì, nếu có.

Tại sao G. quên khi cô ấy biết rõ

H. che giấu điều gì

I. muốn thêm gì.

Liệu sự hiện hữu của tôi bên cạnh

có ý nghĩa gì

cho J. và K. và những chữ cái còn lại.

(I’ll never find out now

What A. thought of me.

If B. ever forgave me in the end.

Why C. pretended everything was fine.

What part D. played in E.’s silence.

What F. had been expecting, if anything.

Why G. forgot when she knew perfectly well.

What H. had to hide.

What I. wanted to add.

If my being around

meant anything

to J. and K. and the rest of the alphabet.)

Hà Nội, 3.7.2023