Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

Sổ tay đặc tính kịch đương đại (kỳ 2)

Ngu Yên

(Trích: Rảo Bước Quanh Sân Khấu Kịch Tây Phương. Phát hành 2020.)

Sân Khấu Tân Thời

1. Thế kỷ 21 là thế kỷ của đa văn hóa và toàn cầu hóa với những tầm nhìn rộng lớn và sâu xa. Hậu quả dẫn đến quyền lực thế giới đối chọi, truyền bá sai lạc bởi sức mạnh của internet và các hệ thống truyền thông “khổng lồ - bí ẩn”. Quyền lực bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. đảng phái, phong trào, và cá nhân. Kịch là một trong những nghệ thuật phản ảnh tâm trí và cảm xúc con người đối với những đe dọa kể trên. Vì để có khả năng tác động trên khán giả, kịch đòi hỏi sự nhập thế, xung đột, đấu tranh, dù bằng lý trí đối đầu với thực tế hoặc bằng vô thức đánh động tâm tư qua hư cấu.

2. Nhưng hiệu quả phổ thông hơn, mở rộng chân trời thưởng ngoạn hơn, khi kịch bản trở thành bản kịch phim (Dramatic Screenplay). Song song với màn ảnh và truyền hình, sân khấu cũng phát triển nhiều thử nghiệm. Một số thể loại kịch mới đáng được quan tâm.

Sân Khấu Blast

3. Kịch đương đại thay đổi từ nội dung đến hình thức. Sự thay đổi không chỉ biến chuyển tự nhiên theo nhịp sống thời đại và phát minh khoa học, mà sự thay đổi còn do tài hoa của kịch tác gia, đạo diễn, kỹ sư điện tử, kỹ thuật viên sân khấu... theo những khuynh hướng hoặc quan niệm về thẩm mỹ mới. Khả năng sáng tạo kích thích và thúc đẩy sự thay đổi và sự thay đổi thành hình do xã hội cho phép nó thể hiện theo ý riêng.

4. Năm 1991, tại Hoa Kỳ, Matt Adams và Niki Jewett, Will Kittow, Ju Row Farr, John Hardwick, Jamie Iddon, Nick Tandavanitj thành lập một nhóm nghệ sĩ đưa ra lý thuyết Blast.

Giờ đây, lý thuyết này nổi tiếng khắp toàn cầu. Họ đã phiêu lưu khám phá sự tương tác trong các khía cạnh xã hội, chính trị. Khám phá khả năng và hiệu quả của các phương tiện kỹ thuật để tạo ra các hình thức biểu diễn và mang đến những gì mới lạ. Họ tạo ra sự giao tiếp với khán giả trên mạng lưới và truyền thanh, kể cả điện thoại di động. Nhóm Blast đặt trụ sở ở Portslade, lưu diễn khắp Hoa Kỳ và thế giới.

5. Nhóm lý thuyết Blast không những nổi bật trên sân khấu trình diễn vừa mới lạ vừa tân kỳ, họ còn liên quan đến diễn kịch, diễn trò chơi voi kỹ thuật điện tử.

6. “Can You See Me Now” năm 2001 là một thử nghiệm phối hợp Internet và thực tế, đưa ra một trò chơi vừa trên mạng lưới vừa ngoài đường phố. Một thử thách tương tựa và rất thành công là “I Like Frank” năm 2004. Một thế giới xáo trộn giữa thực và ảo trong trò chơi cho điện thoại 3G.

7. Nhóm Blast Theory đi sâu vào nghệ thuật sống, không phải chỉ trưng bày, hoặc tượng trưng dưới ánh đèn màu. Họ cần diễn viên bình thường nhưng tài hoa hơn diễn viên chuyên nghiệp. Vai trò kịch tác gia mờ nhạt dưới vai trò sáng tạo và tổ chức “kịch sống”.

8. Các nghệ sĩ sử dụng lý thuyết Blast mô tả công việc của họ là hợp tác liên ngành. Năm 1998, họ hợp tác với phòng thí nghiệm của Đại học Nottingham, tìm kiếm nhiều loại dược phẩm để tạo ra những tác dụng kịch tính, ví dụ như mưa, cát sa mạc...

Cảnh Trên Sân Khấu Blast

image

image

image

image


Sân Khấu Punchdrunk

9. Năm 2000, đạo diễn nghệ thuật Felix Barrett thành lập công ty Punchdrunk về kịch nghệ và sân khấu tại Anh Quốc. Mở đầu phong trào “Immersive” (tạo ra hình ảnh trong không gian ba chiều chung quanh khán giả), nhấn mạnh vai trò của khán giả, cho phép mỗi người được tự do lựa chọn muốn xem điều gì, đi đâu trong một tuồng kịch trải dài với nhiều màn diễn khác nhau, xảy ra cùng một lúc. Tên chuyên gọi là “Đi dạo sân khấu” (Promenade theatre). Thường khi, kịch diễn trong một tòa lầu nhiều tầng, hoặc một nơi rộng lớn. Nếu chỉ xem một lần không thể biết hết toàn bộ, chỉ biết phần diễn mà người xem tự chọn. Quan điểm của Punchdrunk xem trọng trí tuệ khán giả hơn cảm xúc và bản năng.

10. Đặc điểm của kịch Punchdrunk: 1- Dàn dựng mang tính kiến trúc và công trình. Mục tiêu đưa người xem vào một thế giới dự định. 2- Giới hạn lời nói đến mức tối đa. Tránh những liên hệ thân mật với khán giả. Khuyến khích người xem tự khám phá cốt truyện. 3- Tiếp tục sử dụng những hiệu suất của các sản phẩm hoặc thiết bị điện tử. Như đa số nhà phê bình đồng ý, sự dàn dựng công trình của Punchdrunk rất quan trọng, vì chính sự dàn dựng này hướng dẫn người xem thay vì những lời kể hoặc diễn viên. Chính vì kịch Punchdrunk dựa lên kết quả của dàn dựng, mà mỗi vị trí trình diễn luôn luôn khác biệt về hình thể và không gian, nên tùy vào nơi diễn, vở kịch sẽ khác nhau. Ngoài ra, vở kịch sẽ thay đổi theo văn hóa của sắc dân và phong tục luật pháp của địa phương.

11. Punchdrunk tự xem sản phẩm của họ vừa là kịch vừa là trò chơi “sống” trong một không gian vừa thực tế vừa ảo ảnh. Mang khán giả vào chung với diễn viên, biến khán giả thành một phần trong diễn thuật.

12. Để khán giả ý thức sự tham dự, kịch đòi hỏi người xem phải có thái độ hoặc hành động gia nhập. Ví dụ, khán giả mang mặt nạ tùy vào thể loại kịch, mặt nạ, trang phục có thể khác nhau. Hoặc khán giả phải thắp đèn cầy để tự soi, tự xem. Hoặc khán giả chọn đi dâu tùy ý, diễn viên sẽ tìm đến.

13. Để giúp khán giả làm quen với những hiện tượng mới về nghệ thuật kịch Punchdrunk, Đạo diễn Felix Barrett đề nghị một số hướng dẫn:

- Tự mình khám phá địa lý và không gian của kịch. Không nhất thiết phải đi chung với người quen. Hãy bỏ rơi họ khi cần thiết. Rồi sẽ gặp lại khi chấm dứt.

- Nếu muốn tìm hiểu cốt truyện hoặc muốn hành động tích cực, nên lựa một nhân vật diễn viên nào đó, rồi bám sát theo.

- Nếu như muốn được bí mật, hãy tuân theo bản năng và để dàn dựng trong tòa nhà hướng dẫn.

- Nếu một diễn viên nhìn thẳng vào mặt và nắm tay lôi kéo, hãy đi theo họ để tham gia những gì khác thường.

- Hãy can đảm, hãy tò mò, sẽ khám phá nhiều hơn thụ động.

- Chạy, leo, trèo, tự mình lạc lõng giữa ảo ảnh mông lung. Đó là tham dự Punchdrunk.

14. Năm 2015, Punchdrunk phát triển chương trình mới đưa vào thế giới: Punchdrunk International. Kịch bản nổi tiếng là Sleep No More (Không Ngủ Nữa), Believe Your Eyes (Thấy Mới Tin), giải thưởng Silver Lion về thể loại giải trí của Cannes 2017.

15. Punchdrunk là danh từ mượn từ mô tả tình trạng của võ sĩ quyền Anh, mắc phải hội chứng này sau khi bị những cú đấm nặng vào đầu, gây tổn thương. Trong trường hợp kịch nghệ, đây là cách cảm nhận. Bằng nhiều phương pháp, kỹ thuật và phương tiện điện tử, kịch và sân khấu đưa ra những kích động và áp đảo đến mọi giác quan của khán giả, để khán giả ghi vào bộ nhớ bằng cảm giác và cảm xúc. Ý thức của người xem phải hoạt động mãnh liệt để dự đoán những gì sắp xảy ra và để giải thích những gì đang trình diễn.

Mức độ đánh giá chương trình kịch đến từ hai giám khảo đồng hạng: Ý thức và cảm giác. Trước đó, thông thường chỉ có một. Nếu có hai, cảm giác sẽ làm chánh chủ khảo.

Cảnh trên sân khấu Punchdrunk

image

image

image

Sân Khấu Oppressed

16. The Theatre of the Oppressed (Nhà hát của những người bị áp bức) được thành lập bởi nhà soạn kịch và đạo diễn Brasil, Augusto Boal (1931-2009). Bắt nguồn từ những đấu tranh của các nông dân ở Châu Mỹ Latin. Nhà hát của người bị áp bức là phong trào kịch nổi bật trong những vùng đệ tam quốc gia như Trung Đông, Ấn Độ, Châu Mỹ Latin và một số quốc gia chưa phát triển. Mục tiêu của họ là đưa ra những vấn đề đối kháng, cải cách chính trị, xã hội và thuộc địa. Trở thành một đường lối “giáo dục” về vấn nạn quyền lực và tham vọng.

17. Kịch được tổ chức trên đường phố, hãng xưởng, nơi các hội đoàn công nhân, nhà thờ, và những nơi phế thải... Dần dần trở thành “nhà hát vô hình” (invisible theatre), nghĩa là, kịch ở những nơi không phải là nhà hát theo kiểu truyền thống.

18. Nội dung kịch bản và diễn tiến sân khấu nỗ lực kích thích những hành động chống lại áp bức một cách trực tiếp.

19. Kịch cố gắng giới hạn độc thoại. Chuyển độc thoại thành đối thoại, vì tác dụng đối thoại kích thích và áp lực hơn. Trong diễn tiến kịch, khán giả có thể yêu cầu ngưng hành động của các diễn viên để đưa ra ý kiến của họ hoặc đề nghị những hành động khác cho người diễn. Khái niệm này bắt đầu cho một loại khán giả mới, gọi là “khán-diễn-giả” (spect-actor).

20. Khán giả tự xác định vấn đề ưu tiên của họ. Thông thường là những vấn đề đàn áp trong cuộc sống hàng ngày, được dàn dựng tổ chức thành những cảnh ngắn để diễn. Khán giả nhập vai diễn kịch là đường lối hữu hiệu để cảm nhận, tiếp cận vấn đề mà họ đã chọn lựa. Họ có thể công khai tranh luận, phân tích, và tìm kiếm giải pháp. Diễn viên luôn luôn cảnh giác và chuẩn bị cho những trường hợp biến đổi do khán-diễn-giả gây ra.

21. Sân khấu của những người bị áp bức được xem là nơi thực tập, rèn luyện các đường lối, phương pháp giải quyết những vấn đề chính trị và xã hội.

22. Diễn tiến của kịch thường chia làm ba phần:

- Diễn tuồng từ đầu đến cuối.

- Tiếp theo, khán giả có thể tranh luận, bàn thảo vấn đề và đề nghị những giải pháp tốt hơn.

- Vở kịch được diễn lại. Lần này, bất cứ lúc nào, khán-diễn-giả có thể yêu cầu các diễn viên ngưng lại và họ có thể lên sân khấu, thay thế vai trò của diễn viên. Khán-diễn-giả không nên thay thế vai trò của người đàn áp. Chỉ nên thay thế vai trò của nhân vật nào mà họ tin rằng có thể đưa ra giải pháp tích cực hơn. Nếu diễn tiến đưa đến tranh cãi có thể tạo vũ lực, khán-diễn-giả có thể yêu cầu ngưng diễn để bàn thảo lại những gì nên thực hiện. Sự thay thế thông thường ngắn hạn. Người điều phối vở kịch chủ động thương lượng và chấm dứt. Nếu không có ai muốn thay thế vai trò của diễn viên, vở kịch sẽ tiếp tục diễn như lần đầu.

- Trong trường hợp khán giả có giải pháp mới nhưng không muốn lên sân khấu, vẫn có thể yêu cầu ngưng diễn kịch. Họ sẽ bàn thảo với một diễn viên nào đó để thay họ trình diễn giải pháp mới.

Đây là một thể kịch đòi hỏi khán-diễn-giả có khả năng và nhất là lòng tự trọng. Những biến chuyển bất ngờ có thể gây ra hỗn loạn, thất vọng, vượt ra vòng kiểm soát.

23. Diễn viên chính thức chia làm ba thành phần chính: 1- Người đàn áp, 2- người bị đàn áp. và 3- những vai phụ của mỗi phe phái.

24. Tác phẩm của Boal, Center for Theatre of the Oppressed (Trung Tâm Nhà Hát Của Những Người Bị Áp Bức) được dịch ra 35 thứ tiếng. Trong những trung tâm này, kịch sử dụng những kỹ thuật quen thuộc một cách khác lạ và có mục tiêu gây chú ý. Ví dụ, họ sử dụng thân thể người thật tạo thành tượng thạch cao hoặc đất sét. Những hình ảnh video sống động đang chạy bị đông lạnh, bị đứt khoảng. Những khao khát, những ước mơ của những người bị áp bức được trình bày trực tiếp với khán giả.

25. Quan điểm chính của họ là “toàn cầu hóa sự chống áp bức”. Tạo ra tiếng nói chung cho thế giới. Đòi hỏi sự bình đẳng và tự do chung cho loài người. Cấu trúc này đã mang đến sự thành công cho The Theatre of the Oppressed.

image