Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 20):

NghệNgân Giang & Thanh Khang: Tưởng anh quên

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2018)

clip_image001clip_image002clip_image003clip_image004

Tưởng anh quên – Sáng tác: Ngân Giang & Thanh Khang

Trình bày: Khánh Ly (pre-75)

Đọc thêm:

Nhạc sĩ Ngân Giang

clip_image005

Nhạc sĩ Ngân Giang tên thật là Nguyễn Văn Vỹ, sinh năm 1946 tại tỉnh Quảng Yên (nay đã sáp nhập với tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh) thuộc miền Bắc Việt Nam, là một trong số bốn người con trong một gia đình trung lưu, nho giáo. Ông bộc lộ tài năng âm nhạc từ thuở nhỏ. Lúc 9 tuổi ông đã đạt giải Nhất trong cuộc thi đàn Mandolin do các linh mục của các trường Chủng viện tổ chức. Nhờ thành tích này, ông đã được các linh mục dòng Cứu Thế nhận làm đệ tử ruột dạy về các bộ môn Âm nhạc, Kịch, Hát, v.v.

Ông bắt đầu sáng tác từ năm 14 tuổi. Các thể loại nhạc ông sáng tác thời điểm này là hùng ca và các bài hát tập thể cho các trường và các đoàn du ca hướng đạo.

Năm 1967, vì tình hình đất nước, ông đã gia nhập vào Quân đội và đầu quân vào Cục Tâm Lý Chiến. Thời gian này ông chuyển hướng sang loại nhạc tình cảm, nhạc quê hương và nhạc lính.

Ngoài thời gian học âm nhạc tại các trường Chủng viện, nhạc sĩ Ngân Giang còn học thêm Guitar với các nhạc sĩ đàn anh như: Phạm Khánh, Hoàng Bửu, Lâm Tuyền, Trần Trịnh, v.v.

Ông mất ngày 28 tháng 04 năm 2009 tại thành phố Rogers, bang Arkansas, Hoa Kỳ.

Các sáng tác của nhạc sĩ Ngân Giang:

  • Cho tôi
  • Chờ đông (1969)
  • Chuyện người đẹp đêm trăng
  • Dư âm mùa giáng sinh
  • Đành rằng tình vỗ cánh bay
  • Đêm kỷ niệm
  • Đêm trên đỉnh sầu
  • Đồng cảnh ngộ
  • Hát cho linh hồn anh
  • Hát cho mẹ già em thơ (Thượng Ngàn)
  • Em về kẻo mưa
  • Mùa đông và lữ khách
  • Người nuôi hy vọng
  • Người về đêm mưa
  • Người tình không đến (Thượng Ngàn)
  • Ngàn năm tình vẫn đẹp
  • Ngày ấy anh về
  • Ngày về của kẻ bụi đời
  • Ngày vui đôi mình
  • Những người vượt gian khổ
  • Nối lại tình xưa (Ngân Giang & Vinh Sử)
  • Nước mắt và kỷ niệm
  • Sớm muộn tôi cũng về
  • Tâm sự nàng Buram
  • Thế là hết
  • Tình cô gánh hàng rong
  • Tình nào trong mắt em (Đôi mắt người xưa)
  • Tôi vẫn nhớ
  • Tưởng anh quên (Ngân Giang & Thanh Khang)
  • Vỗ tay mừng rạng đông
  • Việt Nam mừng ngày mới
  • Xin lỗi
  • Xin người đừng yêu tôi

(Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A2n_Giang_(nh%E1%BA%A1c_s%C4%A9)