Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

“Các từ mượn phi Aryan trong ngôn ngữ Indo-Aryan” [Non-Aryan Loans in Indo-Aryan]

Jean Przyluski, “Các từ mượn phi Aryan trong ngôn ngữ Indo-Aryan” [Non-Aryan Loans in Indo-Aryan]. In Sylvain Levi, Jean Przyluski và Jules Bloch (1929), Pre-Aryan and Pre-Dravidian in India. Calcutta: The Calcutta University Press, tr. 3-32.

Hoàng Dũng dịch

Được chọn dịch là phần II, từ tr. 10 đến tr. 15.

Image result for "Pre-Aryan and Pre-Dravidian in India"

II[1]

SANSKRIT lāṅgala, lāṅgula, linga.

Các từ sau đây trong các ngôn ngữ Mon-Khmer và Indonesia chính yếu, chỉ cái cày:

Khmer: aṅkā̌l

Cham: lāṅan, lāṅal, lāṅar

Khasi: ka̯-lyṅkor

Tembi: te̯ṅgāla

Batak: teṅgāla, taṅgala, tiṅgala

Makassar: naṅkala

Giải thích các dạng thức khác nhau này như thế nào? Người ta có thể giả định hoặc chúng đều vay mượn từ tiếng Indo-Aryan (cf. Sanskrit lāṅgalam), hoặc chúng đều xuất phát từ một từ Nam Á cổ, mà phần đầu và cuối của từ này đã trải qua nhiều sự biến đổi, trong khi phần giữa ổn định hơn.

Cách giải thích đầu vấp phải những khó khăn nghiêm trọng. Từ lāṅgalam không có từ nguyên ở ngôn ngữ Indo-Aryan và chắc chắn không phải là Ấn Âu. Ngoài ra, từ tương ứng với các từ dẫn trên lại tìm thấy trong tiếng Việt, tức là ở một dân tộc chưa bao giờ bị Ấn hóa như các dân tộc láng giềng ở phía Tây của họ.

Trong tiếng Việt, cày (phát âm là käi̯) vừa là động từ vừa là danh từ. Thời cổ có thể từ này dài hơn vì chúng ta biết trong tiếng Việt xu hướng đơn tiết hóa rất mạnh ngay từ những thời xa xưa. Có thể giả định trước khi xuất hiện dạng thức hiện đại käi̯ có một dạng thức cổ *käl. Quả thực, âm cuối , được thay thế bằng i trong tiếng Việt, vẫn được giữ thậm chí cho đến ngày nay trong nhiều phương ngữ Mường

                               Việt    Mường
“cây”                      käi̯      köl   
“đói”                      doi      tol
“hai”                      hai      hăl
“(chim) bay”       bai̯      pal, pöl

Tiếng Việt *käl “cày”, bị giảm thành một âm tiết, thì rất giống với các dạng thức Nam Á, chỉ tách ra là do sự khác biệt này và vì ảnh hưởng của Ấn ở đây bị gạt ra, chúng tôi đi đến giả định từ chỉ “cày” trong các tiếng Mon-Khmer và Indonesia không có nguồn gốc Indo-Aryan. Từ lāṅgalam thì đã bắt gặp trong Rg Veda nhưng hai âm l trong từ này chỉ ra đây là dạng thức bình dân [vernacular].

Cách giải thích duy nhất còn lại cho ta là thừa nhận lāṅgalam vay mượn của các dân tộc phía Đông không phải Aryan từ thời Veda. Nếu ta xử lý một khó khăn thuộc loại khác, thì một kết luận giống như vậy cũng không thể tránh được. Ngoài “cày”, từ Sanskrit lāṅgalam còn chỉ “dương vật”. Mặt khác, nhất là trong Sūtra và trong Mahābhārata, còn thấy dạng thức lāṅgūla chỉ cả “dương vật” lẫn “đuôi” (của động vật). Nếu lāṅgala-lāṅgūla được xem là tương đương [equivalence, tác giả dùng để chỉ khái niệm “cùng gốc” (cognate) – người dịch], thì dễ dàng hiểu được sự biến đổi ngữ nghĩa của từ này. Từ “dương vật”, người ta không khó khăn gì để đi tới nghĩa “cày” và “đuôi”. Có một sự tương tự rõ ràng giữa hành động tính giao và hành động cày, người ta đào đất để gieo giống. Vấn đề trở nên phức tạp nếu xét sự kiện, hầu như không thể tránh được, xuất hiện từ liṅga rất giống với hai từ khác nêu trên và có nghĩa “dương vật”.

Sự tương đương như thế là không thể có được về mặt ngữ âm chừng nào ta còn ở phạm vi tiếng Indo-Aryan, nhưng hoàn toàn biện minh được nếu đứng trong nhóm các ngôn ngữ lân cận. Trong tiếng Cham chẳng hạn, con rết gọi là la̯pan hay lipan. Cũng trong ngôn ngữ này, kalikkulik, kayaukuyàu, kabalkubul là các dạng thức tương đương [E. Aymonier và A. Cabaton, Dictionnaire Čam-français]. Trong tiếng Bán đảo Mã Lai, chỉ cây “pulai”, theo Skeat và Blagden, là các từ sau:

tingku

tengkal

tengkol

tăngkăl

tĕngkul.

Tăngkal tương đương tingkultingku không có âm cuối tương đương tĕngkul cũng như lāṅgala tương đương lāṅgūlaliṅga tương đương lāṅgala.

Như thế, người ta đi đến giả định các dạng thức bị nghi vấn này, liṅga, laṅgala, lāṅgala, laṅgūla, lāṅgūla, chỉ thể hiện các dạng khác nhau của một từ, được các ngôn ngữ Indo-Aryan vay mượn từ các ngôn ngữ Nam Á. Giả định này còn được củng cố nếu có thể chứng minh với nghĩa liṅga “dương vật” có các từ tương đương trong các ngôn ngữ phía Đông không phải là Aryan.

Sau đây là tên gọi chính bộ phận sinh dục trong các ngôn ngữ Nam Á:

Bán đảo Mã Lai lak, la, lo

Stieng klau

Bahnar k-lao

Khasi t-loḥ

Santali loc

Ho lo̠c’

Mundari lo̠c’.[2]

Tất cả dạng thức này có lẽ đều xuất phát từ lak, vẫn còn được tìm thấy ở Bán đảo Mã Lai. Âm cuối k đôi khi bị ngạc hóa thành và đôi khi biến mất hoàn toàn, khiến cho nguyên âm đơn bị biển đổi thành nguyên âm đôi.

Giả thiết đây là từ mượn của tiếng Indo-Aryan cũng bị loại trừ vì hai lý do sau. Nguyên âm i trong liṅga chưa bao giờ tìm thấy đứng biệt lập ở bất cứ từ Nam Á nào có lai nguyên từ một dạng thức có ā. Ngoài ra, có thể tìm thấy trong tiếng Việt từ kăk chỉ “dương vật” (chữ Quốc ngữ: cặc), rõ ràng là xuất phát từ *k-lak thời cổ. Chúng ta biết rằng các tổ hợp phụ âm đầu trong tiếng Việt đều bị giản lược, một số tổ hợp thì trước thế kỷ XVII, số khác thì lâu sau đó.

Nhìn chung lại, mọi cứ liệu đều có xu hướng cho thấy căn từ *lak của Nam Á cổ làm xuất hiện các hình thái danh từ kết thúc bằng -ala-, -ula-. Sự tồn tại phần cuối có nguyên âm u không được chứng thực trong các ngôn ngữ Indo-Aryan và chỉ xuất hiện trong từ lāṅgūla. Tiếng Sanskrit laguḍaִ, lakuṭa có lẽ là sao chép từ lāṅgūla, và nghĩa của nó “cây gậy” rất có thể là bắt nguồn từ “dương vật”. Song song với lāṅgūla Sanskrit “đuôi” (của động vật), chúng tôi bắt gặp ekor tiếng Mã Lai, và trong tiếng Bán đảo Mã Lai, ikul, ikur, ekor, kur, đều cùng nghĩa.

Một số dạng thức chúng tôi khảo sát có chứa âm mũi, dường như được chêm vào chính tố. Bây giờ thì ta đã biết trong đa số các ngôn ngữ Nam Á, trung tố n dùng để chỉ công cụ (Cha W. Schmidt, Les peuples Mon-Khmer, bản dịch tiếng Pháp trong B.E.F.E.O., 1907, tr. 237ff.). Tôi chỉ dẫn một ví dụ thôi, tương tự với trường hợp tôi đã khảo sát: Khmer ṅkâut “bánh lái” tạo ra bằng cách chêm trung tố vào chkâut “lái” [E. Aymonier, Dictionnaire Khmer-français, tr. xvi]. Cho nên, lưu ý rằng trong những từ phi-Aryan đã dẫn, trung tố mũi vắng mặt trong những từ chỉ bộ phận cơ thể: “dương vật”, “đuôi” (của động vật), trong khi nó được tìm thấy trong tên gọi chỉ công cụ, như tên chỉ “cày” chẳng hạn. Mặt khác, như đã chờ đợi trong trường hợp từ vay mượn, tiếng Indo-Aryan không có chút đều đặn nào về mặt này. Sự đối lập laguḍaִ-lāṅgūla không có chút giá trị hình thái học nào cả.

Trung tố mũi và hậu tố trong -ūl(a) dường như cùng tồn tại trong tiếng Khmer. Ở ngôn ngữ này, chỉ “đút (cái cột) vào”, và ṅkūl nghĩa là “cái cột”. Nếu từ t-loḥ “dương vật” của tiếng Khasi, ta quay lại chính tố *lak, từ đó cho từ lyṅkor “cày”, ta có thể còn truy từ đến chính tố *bak, nhờ đó giải thích được ṅkūl (cái cột). Chính tố đầu *lak tuy vậy không phải hoàn toàn là giả định. Người ta có thể nhận ra một hình thái khác của nó, là lûk “đút (tay hay ngón tay) vào” (Dictionnaire Tandart). Ngoài ra, người Santal có một từ phổ biến la “đào lỗ”. Những từ phái sinh như lāṅgalam, v.v., biểu đạt hành động đâm cái cày vào đất – người đàn bà. Tên gọi “dương vật” hay “cái cày” do đó, trong các ngôn ngữ đang xét, chỉ “chân, tay mà ta dùng để đút vào” và “công cụ dùng để đút vào”.

Việc chêm một trung tố vào chính tố làm cho từ bị dài ra, khiến nó bị sai biệt đi. Tên gọi cái cày trong các ngôn ngữ không phải Aryan thì dài và điều đó có thể giải thích bằng cách căn cứ vào những từ khác trong các ngôn ngữ cùng nhóm, có lai nguyên từ cùng một chính tố. Chẳng hạn, so sánh:

Mã Lai: ṅgala “cày”, ekur “đuôi”

Khasi: ka-lyṅkor “cái cày”[3], t-loḥ “dương vật”

Việc các ngôn ngữ Indo-Aryan vay mượn các ngôn ngữ Nam Á nhiều từ như vậy có vẻ lạ lùng. Nhiều chuyện khác góp phần vào kết quả này. Một số dân tộc Nam Á thậm chí đến ngày nay vẫn dùng không phải cày, mà là một cái gậy thô sơ đầu nhọn chọc lỗ để gieo hạt (Skeat và Bblagden, Pagan Races of The Malay Peninsula, I, tr. 348). Như thế, sự giống nhau giữa dương vật và công cụ trồng trọt rõ ràng là hoàn toàn có thể. Các Giáo sư Hubert và Mauss chỉ cho tôi biết ở Melanesia và Polynesia cây gậy để trồng trọt thường có hình dáng dương vật. Trong các ngôn ngữ Polynesia, “dương vật” và “gậy để trồng” là một từ (cf. Tregear, Maori Comparative Dictionary, ở mục từ ko và Violette, Dictionnaire Sanmoan-français, ở mục từ oga). Có thể dân bản địa Ấn Độ ban đầu biết được cách dùng loại gậy này và tên của công cụ đào đất đó không thay đổi sau khi cái cày đã được du nhập.

Sự bền bỉ của các khái niệm cổ giúp ta giải thích truyền thuyết về chuyện sinh Sitā. Trong Rāmāyaṇa I, 66, Janaka dùng cày để cày đất để sinh ra Sitā. Ở đây tên gọi là rõ ràng: Janaka chỉ “người tạo ra” và Sitā nghĩa là “luống cày”. Luống cày được nhân hóa từ thời Veda. Trong Mahābhārata, VII, 3.945, Sitā là nữ thần Mùa màng. Truyền thuyết về chuyện sinh Sitā che giấu huyền thoại cổ xưa về việc sản xuất mễ cốc. Ở đây thể hiện nhiều sức mạnh và chỉ có hành động đâm lưỡi cày - dương vật vào đất - người đàn bà, mới khiến cho những sức mạnh ấy tham gia.

Mặc khác, việc thờ sinh thực khí, mà chúng ta biết tầm quan trọng của nó trong tôn giáo cổ xưa ở Đông Dương, nói chung được xem là bắt nguồn từ phái thờ thần Shiva của Ấn Độ. Rất có thể người Aryan mượn dân bản địa Ấn Độ tục thờ liṅga cũng như tên gọi ngẫu tượng này.[4] Các tập quán phổ biến này bị người Brahman khinh thường, thời xưa ít được biết. Nếu cố gắng biết nhiều hơn các tập quán ấy, thì có lẽ ta có thể thấy rõ hơn tại sao rất nhiều từ không phải là Aryan, thuộc ngữ hệ của từ liṅga, lại được đưa vào ngôn ngữ của những người đi chinh phục.


[1] Cf. Mémoires de la Société de linguistique, XXII, tr. 205ff.

[2] Đức Cha P. O. Bodding viết cho tôi: “Từ loc bị người Santal cho là không đứng đắn và không dùng trước phụ nữ. Một từ khác cùng gốc là lic’, dùng để chỉ bộ phận [sinh dục] nam của trẻ con, nhưng cũng bị xem là khiếm nhã.”

[3] Thậm chí ngôn ngữ Indo-Aryan vay mượn tiền tố ka trong ka-lyṅkor của Khasi: Trong Mahābhārata III, 642, xuất hiện từ kalāṅgala để chỉ một loại vũ khí. Việc sử dụng lưỡi cày sắc [để làm vũ khí] như thế này không phải là trường hợp duy nhất trong thiên anh hùng ca. Balarāma vũ trang bằng lāṅgalam và vì thế được gọi là lāṅgalin.

[4] Trong khi viết bài này cho một tờ báo ngôn ngữ học, tôi bị dắt dẫn đến việc triển khai ý tưởng đi xa hơn. Rõ ràng từ những gì đã viết, lịch sử của một từ như liṅga không phải không quan trọng đối với việc nghiên cứu tôn giáo. Từ năm 1923, tôi bắt đầu viết một loạt bài nghiên cứu để chứng minh một số huyền thoại, truyền thuyết và truyện cổ của người Aryan Ấn Độ là vay mượn từ các dân tộc Nam Á. Hai bài đầu tiên trong những bài này sẽ sớm công bố trên tạp chí của Ecole française d’Extrême-Orient (số kỷ niệm năm thứ 25) và trên Journal Asiatique.