Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

Bức ảnh làm thay đổi cục diện cuộc chiến tranh ở Việt Nam

Christoph Sator, http://inosmi.ru/social/20180204/241349532.html

Phạm Nguyên Trường dịch

Tạp chí Time đưa tấm hình này vào trong số 100 bức ảnh quan trọng nhất mọi thời đại: viên tướng tham gia cuộc chiến ở Việt Nam giết một thường dân bằng một viên đạn bắn thẳng vào đầu. Đã 50 năm trôi qua. Đằng sau bức ảnh thể hiện giai đoạn khốc liệt này là cả một câu chuyện dài.

Có cả đoạn phim về cảnh tượng này. Ban đầu, tất cả diễn ra một cách bình thường: một ngày chiến tranh trên đường phố Sài Gòn. Một người đàn ông nhỏ bé, mặc áo ca rô, chân không giày, tay bị còng giật cáng khủy ra đằng sau. Mấy người lính dong anh ta qua thành phố. Bất ngờ, một người đàn ông xuất hiện bên phải khung hình. Ông ta vung khẩu súng lục lên, để xua những người xung quanh, rồi đưa tay phải ra đằng trước, hướng nòng súng về phía người bị bắt và bắn thẳng vào đầu anh ta. Câu chuyện chỉ có thế.

Đúng lúc đó, một nhà báo Mỹ, Eddie Adams, cũng bấm “cò” chiếc máy ảnh của mình. Bức ảnh này xuất hiện cách đây đúng 50 năm, ngày 1 tháng 2 năm 1968, và sau đó trở thành một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất trong lịch sử: một người dân thường bị giết – thực ra là bị tử hình – bởi một quân nhân. Nhiều người cho rằng bức ảnh này có ảnh hưởng đối với toàn bộ giai đoạn sau đó của cuộc chiến ở Việt Nam.

Người mặc áo ca rô là Nguyễn Văn Lém. Lúc đó anh ta mới hơn 30 tuổi một chút, đã có vợ. Nguyễn Văn Lém là Việt Cộng chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh nhằm chống lại Nam Việt Nam, được Mỹ chống lưng. Trên thực tế, cả hai bên đã thỏa thuận ngừng bắn vào dịp Tết Nguyên đán, được tổ chức vào ngày 1 tháng 2. Tuy nhiên, mặc dù đã có thỏa thuận, trước đó một ngày, Hồ Chí Minh đã ra lệnh khởi động chiến dịch quy mô lớn, được lịch sử gọi là tổng tấn công Tết Mậu Thân.

Nạn nhân có phải là thành viên “đội cảm tử”?

Ở Sài Gòn cũng diễn ra những trận đánh ác liệt và Lém đã tham gia. Người ta cho rằng (đến tận bây giờ cũng chưa biết chính xác), anh ta là chiến sĩ của một trong những “đội cảm tử”, chuyên giết hại cảnh sát Nam Việt Nam và gia đình họ. Sáng hôm đó, dường như người ta bắt được Lém gần một hố chôn tập thể, trong đó có 34 xác chết. Sau này, nhà quay phim người Australia, Neil Davis, nói rằng Lém đã giết một số người bạn của cảnh sát trưởng Sài Gòn, Nguyễn Ngọc Loan, và mấy người con nuôi của ông này.

Loan chính là người cầm khẩu súng lục. Viên tướng này lúc đó mới 37 tuổi, là cựu phi công, bạn học thời sinh viên với Thủ tướng Chính phủ Nam Việt Nam. Sau đó, ông ta khẳng định rằng Lém đã giết cả gia đình của một trong những sĩ quan của ông ta. Câu chuyện này phù hợp với lời khẳng định của nhà quay phim Australia. Không ai biết có thực sự đúng như thế hay không. Dù thế nào thì viên tướng này đã không hề do dự khi bóp có khẩu Smith-Wesson 38 li của mình.

Có mấy nhà báo quan sách cảnh này

Có mấy phóng viên chiến trường cùng nhìn thấy cảnh này. Một số phóng viên nói rằng Loan không bao giờ lại bắn Việt Cộng một cách dễ dàng như thế. Hiện có thể tìm được đoạn băng video do Võ Sửu ghi lại cho kênh truyền hình Mỹ NBC trên Youtube. Có thể thấy Lém ngã xuống đất và máu bắt đầu tuôn ra từ đầu anh ta. Đến lượt mình, Loan nhét súng vào bao và bỏ đi.

Nhưng bức ảnh do Adams chụp còn hiệu quả hơn cả những đoạn phim trên TV. Adams là người Mỹ, 34 tuổi, làm việc cho hãng thông tấn Associated Press (AP) và lúc đó đã là một người có kinh nghiệm. Theo lời ông, lúc đó ông đang chuẩn chụp hình một quân nhân thẩm vấn người bị bắt giữ. “Lúc đó người ta thường thẩm vấn người bị bắt, tay vẫn giữ cò súng”, nhiếp ảnh gia này nói. Nhưng lần này thì khác.

Trong những ngày sau đó, bức ảnh này đã được tất cả các tờ báo lớn của Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới đăng lại. Người ta nhìn thấy viên tướng, tay của ông ta, khẩu súng, và sau đó là mặt của Nguyễn Văn Lém, người sẽ phải chết ngay trong giây tiếp theo. Mắt trái của anh ta vẫn còn mở. Nhiều người nhìn thấy trong bức ảnh này lời khẳng định rằng Mỹ đã đứng về phía mà đáng lẽ ra họ không nên ủng hộ. Do đó, các nhóm chính trị Mỹ bắt đầu đứng lên chống lại cuộc chiến tranh này.

Một trong một trăm bức ảnh quan trọng nhất mọi thời đại

Bức ảnh này được người ta chọn làm bức ảnh quan trọng nhất trong năm 1968. Adams được trao giải Pulitzer – giải thưởng báo chí chính ở Mỹ. Còn tạp chí Time thì đưa nó vào danh sách một trăm bức ảnh quan trọng nhất mọi thời đại. Nhưng sau đó Adams thường nhấn mạnh rằng ông lấy làm tiếc vì đã chụp bức ảnh này. Theo ông, người ta đã đưa bức hình ra khỏi bối cảnh, vì vậy mà nó chỉ là “một nửa sự thật mà thôi”. “Ông tướng này đã giết một Việt Cộng, còn tôi thì giết viên tướng bằng chiếc máy ảnh của mình”, nhiếp ảnh gia này nói.

Theo chính lời của Adams thì thỉnh thoảng ông lại hỏi: “Nếu ở vị trí viên tướng đó thì anh sẽ làm gì? Tại địa điểm đó và lúc đó? Trong một ngày nóng bức như thế? Nếu anh bắt được gã khốn đó (người ta cho là như thế), một kẻ đã giết hai hoặc ba lính Mỹ?” Ông đã hỏi câu đó cho đến tận khi qua đời vào năm 2004.

Ngay lập tức, Loan trở thành người nổi tiếng khắp thế giới. Sau này, người quay phim nói rằng sau khi bắn, ông ta lập tức đến gặp các nhà báo và nói: “Chúng đã giết các đồng chí của chúng tôi. Tôi nghĩ rằng Đức Phật sẽ tha thứ cho tôi”. Trên những bức ảnh chụp sau đó một chút, có thể thấy ông ta uống bia, hút thuốc, và cười nói như thế nào. Ba tháng sau đó, ông ta bị thương nặng và bị cụt chân phải.

Viên tướng chạy sang Mỹ

Năm 1975, sau khi quân Mỹ rút quân khỏi Sài Gòn, tướng Loan cùng với gia đình đã bỏ trốn sang Mỹ. Có người đòi đưa ông ta ra tòa như tội phạm chiến tranh, nhưng chuyện đó không bao giờ xảy ra. Ông ta sống ở Virginia, mở cửa hiệu pizza riêng, nhưng, bị buộc phải đóng cửa khi dân chúng biết được thông tin về quá khứ của mình. Năm 1998, Loan chết vì ung thư ở tuổi 67.

Ở Sài Gòn, bây giờ gọi là Thành phố Hồ Chí Minh, không còn gì làm người ra nhớ lại cảnh này nữa. Trên đường Lý Thái Tổ, quận 10, nơi diễn ra cảnh tượng đó, có hàng trăm và hàng ngàn xe gắn máy đang chạy. Không có tấm biển hay bất kì biểu tưởng kỉ niệm nào. Trong viện bảo tàng quân sự thành phố có bức ảnh đó của Adams – trong số nhiều bức ảnh khác, cùng kể về những giai đoạn khi mà thần chết từng lang thang trên khắp đất nước này.