Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

“Con đường tơ lụa” trên Biển Đông: "đòn nghi binh" của Trung Quốc

em “lộ trình” của việc tranh chấp đền Preah Vihear giữa Thái Lan và Campuchia hay tư cách thành viên đầy đủ của Palestine ở UNESCO sẽ hiểu tại sao TQ phải “đầu tư” công sức và tiền bạc để tái lập “Con đường tơ lụa trên biển”, GS. Nguyễn Tấn Anh cảnh báo.

Kỳ 1: Giỏi nghi binh, Trung Quốc thình lình chiếm biển

Một số chuyên gia nói rằng khó có khả năng UNESCO xem xét và công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” đi qua Biển Đông, vì vùng này đang có  tranh chấp về chủ quyền! Cơ sở nào khiến ông cho rằng UNESCO có khả năng xem xét và công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” này?

GS.TS. Nguyễn Tấn Anh: Mặc dù Trung Quốc (TQ) sẽ bị phản đối, như tuyên bố chung mới đây của Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước phát triển G7 ở Lubeck (Đức) cũng nói sẽ ngăn cản TQ triển khai “Con đường tơ lụa trên biển”, nhưng số đó vẫn chưa đủ đông như tôi đã trả lời trong bài phỏng vấn trước.

Vì thế chúng ta không nên loại trừ khả năng để khẳng định rằng TQ sẽ trình UNESCO xem xét và công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” từ  Bắc Hải, Khâm Châu, Phòng Thành Cảng (thuộc tỉnh Quảng Tây); Trạm Giang (Quảng Đông); đến tỉnh Hải Nam (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa (HS) mà TQ gọi là Tây Sa và Trường Sa (TS) mà TQ gọi là Nam Sa mà cả TQ và Việt Nam (VN) cùng tuyên bố chủ quyền), thậm chí có thể kéo dài đến một hoặc một số nước ASEAN đang có tranh chấp trên Biển Đông.

Rõ ràng họ đã có ý đồ và đã có sự đầu tư lớn và nghiêm túc từ lâu.clip_image001

Ảnh minh họa: Tân Hoa Xã

Tôi xin không nhắc lại, tuy nhiên, chúng ta có thể xem thêm các điều 3, 4, 6 và 7 của Công ước về di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Đặc biệt là điều 11.

Nếu không có các biện pháp cần thiết và cấp bách thì tôi xin khẳng định là sẽ khó khăn ngăn việc UNESCO công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” trong đó bao gồm cả quần đảo HS và TS.  Hoặc ít nhất  HS là di sản thế giới là của riêng TQ hay của một hoặc một số nước ASEAN mà TQ có thể hợp tác hay ảnh hưởng.

Theo thông tin tôi được biết, TQ đang đi những bước cuối cùng để hoàn thành các thủ tục để trình UNESCO xem xét và công nhận theo lộ trình và bài bản đã được lên kế hoạch một cách logic và khoa học nhưng không kém thủ đoạn mà VN và kể cả Hoa Kỳ không lường trước.

Đây chính là âm mưu  nhằm “độc chiếm” Biển Đông và phá vỡ “Chiến lược xoay trục Châu Á – TBD” của Hoa Kỳ. Vì TQ không có cách nào khác “văn minh” và “hòa bình” mà vô cùng “thâm” bằng cách thông qua tổ chức UNESCO, nơi mà Hoa Kỳ khó có khả năng ảnh hưởng được quyết định của tổ chức này.

“Một mũi tên trúng hai đích”

Bằng việc đề nghị UNESCO công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” của TQ là mục đích chính trị nhằm khẳng định chủ quyền. Và với  mục đích kinh tế là làm “đối trọng” với “Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương” của Hoa Kỳ đó chính là “một mũi tên trúng hai đích” có đúng không, thưa TS?

GS.TS. Nguyễn Tấn Anh: Chính xác! Vì TQ thừa biết rằng LHQ sẽ không hoàn toàn ủng hộ TQ xác lập chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông.

Tuy nhiên động thái “tố ngược” của TQ vô cùng “hiểm” để giành sự ủng hộ của các nước thành viên Liên hiệp quốc. TQ sẽ tiếp tục “tố ngược” ở các tổ chức quốc tế khác để cuối cùng là “UNESCO”. Đây là mưu kế “một mũi tên trúng hai đích” của TQ.

“Con đường tơ lụa trên biển” mà các phương tiện truyền thông cho là sáng kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm làm đối trọng với “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương” (TPP) là có cơ sở.

Thực ra, sáng kiến này có từ rất lâu, là kế thừa từ thời Chủ tịch Giang Trạch Dân, nó không chỉ là “Con đường văn minh” của nhân loại như TQ luôn tự hào mà nó còn nhằm thực hiện ý đồ chính trị của TQ là tạo mối quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và giáo dục, thậm chí là quân sự nhằm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của TQ trong tình hình xung đột nội bộ rất phức tạp từ trước đến nay.

Chính vì thế, vào giữa những năm 1990, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã nỗ lực rất lớn để thúc đẩy các kênh đối thoại, hợp tác tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Chiến lược này được tiếp tục dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào với quan điểm "cùng hội cùng thuyền" mà ông ta phát biểu tại kỳ họp Đại hội đồng LHQ lần thứ 64, năm 2009.

Bài phát biểu của Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh về “Phối hợp hành động” và “Cũng cố lòng tin” ở Châu Á (CICA) vừa qua là theo truyền thống của các biện pháp an ninh "kiểu Trung Quốc".  Theo đó, “Con đường tơ lụa trên biển” mà ông ta đề xuất được hiểu rằng, nó không chỉ là động lực kinh tế mà còn là chiến lược, phù hợp với tư duy truyền thống của các hoàng đế Trung Hoa là "bảo vệ chư hầu, cả về kinh tế và quân sự".

Chính vì thế, khi sự kiện TQ đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng là một hành động “khẳng định chủ quyền” của TQ.

Hay việc hồi tháng 6/2014, 9 thành phố ở TQ ra tuyên bố chung ủng hộ Biển Đông đều là một phần của “Con đường tơ lụa trên biển” mà TQ đã và đang cố gắng đề nghị UNESCO xem xét và phê chuẩn là di sản thế giới. Hay ít nhất là chấp nhận đề nghị của TQ về việc tiến hành khảo sát và bảo vệ 136 địa điểm khảo cổ dưới nước ở Biển Đông mà TQ đã xác định từ năm 1990 cũng là một hành động gián tiếp khẳng định chủ quyền của TQ.

Vậy theo TS, phải làm gì để ngăn cản việc UNESCO xem xét và phê chuẩn các yêu cầu của TQ liên quan đến vùng Biển Đông của Việt Nam mà cụ thể là hai quần đảo HS và TS?

GS.TS. Nguyễn Tấn Anh: Theo tôi, ngay bây giờ Chính phủ VN phải có biện pháp cấp bách là gửi Công hàm ngoại giao lên tổ chức UNESCO để kêu gọi tổ chức này không xem xét và phê chuẩn các đề nghị của TQ liên quan đến việc khảo sát hay ghi nhận “Con đường tơ lụa trên biển” đi qua vùng lãnh hải của VN là di sản thế giới của TQ.

Về pháp lý, VN phải nhanh chóng tiến hành các biện pháp pháp lý về chủ quyền HS và TS là của VN mà TQ đã chiếm đóng từ năm 1974 (kể  cả một số đảo thuộc quần đảo HS và TS bị chiếm  từ năm 1956 và 1988).

VN không còn lý do gì phải “nhân nhượng” hay “kiềm chế” với TQ khi mà TQ đã cố tình tố ngược VN ở LHQ bằng việc gởi công hàm đến các nước Liên hiệp quốc là VN “vi phạm chủ quyền lãnh hải của TQ ở Biển Đông”. 

VN đã có đầy đủ cơ sở pháp lý về chủ quyền lãnh hải ở hai quần đảo HS và TS để “mời” TQ ra Tòa án công lý quốc tế. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc nhất để tránh việc UNESCO xem xét và công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” đi qua Biển Đông mà không thông qua VN.  Đồng thời, khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN bằng con đường công lý và luật pháp quốc tế.

Cũng bởi TQ không thể thông qua LHQ hay các tổ chức quốc tế khác để xác lập chủ quyền lãnh hải của mình ở Biển Đông do cơ chế hoạt động của các tổ chức đó khác với UNESCO. Chính vì thế, TQ chỉ có một lựa chọn và bằng một con đường duy nhất gọi là “văn minh” và “hòa bình” là trình hồ sơ “Con đường tơ lụa trên biển” lên UNESCO, tổ chức mà TQ có thể giành được “đa số” ủng hộ cần thiết để thông qua như tôi đã phân tích trong bài phỏng vấn đầu tiên.

Nếu chậm trễ, có thể TQ sẽ yêu cầu thậm chí gây áp lực để UNESCO xem xét và công nhận các đề nghị đó.

Tôi nhấn mạnh, không loại trừ khả năng TQ có thể khởi kiện VN ra Tòa án công lý quốc tế về chủ quyền HS và TS trước VN để tranh giành lợi thế. Thực tế TQ đã đưa việc tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông ra LHQ. Vì TQ đã có âm mưu và thủ đoạn  “độc chiếm” Biển Đông từ lâu nên đã có sự chuẩn bị tất cả các mặt về ngoại giao, kinh tế, quân sự và cả pháp lý.

Chúng ta hãy xem lại “lộ trình” của việc tranh chấp đền Preah Vihear giữa Thái Lan và Campuchia hay tư cách thành viên đầy đủ của Palestine ở UNESCO sẽ hiểu tại sao TQ phải “đầu tư” công sức và tiền bạc để tái lập “Con đường tơ lụa trên biển”.

Lịch sử quan hệ VN-TQ cũng từng xảy ra những “bất ngờ”, VN cần phải cảnh giác và có đối sách hợp lý.

Mười tiêu chuẩn xem xét và công nhận di sản thế giới của UNESCO

Tiêu chuẩn văn hóa

(I) - là một tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người.

(II) - Thể hiện một sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại, trong một khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùng văn hoá của thế giới, về các bước phát triển trong kiến trúc hoặc công nghệ, nghệ thuật tạo hình, quy hoạch đô thị hoặc thiết kế cảnh quan.

(III) - Là một bằng chứng độc đáo hoặc duy nhất hoặc ít ra cũng là một bằng chứng đặc biệt về một truyền thống văn hoá hay một nền văn minh đang tồn tại hoặc đã biến mất.

(IV) - Là một ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc xây dựng hoặc một quần thể kiến trúc cảnh quan minh hoạ cho một hay nhiều giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại.

(V) - Là một ví dụ tiêu biểu về sự định cư của con người hoặc một sự chiếm đóng lãnh thổ mang tính truyền thống và tiêu biểu cho một hoặc nhiều nền văn hóa, nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những biến động không thể đảo ngược được.

(VI) - Gắn bó trực tiếp hoặc cụ thể với những sự kiện hoặc truyền thống sinh hoạt với các ý tưởng, hoặc các tín ngưỡng, các tác phẩm văn học nghệ thuật có ý nghĩa nổi bật toàn cầu. (tiêu chuẩn này chỉ duy nhất được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt và áp dụng đồng thời với các tiêu chuẩn khác)

Tiêu chuẩn tự nhiên

(VII) - Chứa đựng các hiện tượng, địa điểm tự nhiên hết sức nổi bật hoặc các khu vực có vẻ đẹp tự nhiên độc đáo và tầm quan trọng về thẩm mỹ.

(VIII) - Là những ví dụ nổi bật đại diện cho những giai đoạn lớn trong lịch sử của Trái Đất, trong đó có lịch sử về sự sống, các quá trình địa chất quan trọng đang tiếp diễn trong sự phát triển của các địa mạo, hoặc các đặc điểm quan trọng về địa chất hoặc địa lý tự nhiên.

(IX) - Là những ví dụ tiêu biểu cho quá trình sinh thái và sinh học đang tiếp diễn trong quá trình tiến hoá và phát triển của các dạng địa hình, vùng nước ngọt, biển và ven biển và các quần xã động vật, thực vật.

(X) - Là những nơi cư trú tự nhiên quan trọng nhất và tiêu biểu nhất, mang giá trị bảo tồn nguyên trạng sự đa dạng sinh học, trong đó có những môi trường sống chứa đựng những loài động vật hoặc thực vật đang bị đe dọa, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn.

Xin các ơn và chúc sức khỏe GS.TS Nguyễn Tấn Anh.

Duy Chiến

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tinh-tao-truoc-don-nghi-binh-cua-trung-quoc-275589.html