Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

110 năm “Tỉnh quốc hồn ca”

FB Mạnh Kim

Tầm vóc cụ Phan Châu Trinh thật không dám lạm bàn, đặc biệt khi đã có nhiều bậc học giả nghiên cứu và phân tích tỉ mỉ. Ở đây, nhân 110 năm ngày ra đời tác phẩm “Tỉnh quốc hồn ca” nên viết vội vài dòng nhắc lại và cũng để nhìn lại bức tranh đất nước sau hơn 100 năm ngày cụ Phan gióng lên hồi chuông tỉnh thức. Không khỏi không xúc cảm khi những gì được miêu tả trong “Tỉnh quốc hồn ca” lại giống hệt thời hiện tại. Cũng bệ rạc, nhếch nhác, nhiễu nhương với một hệ thống chính trị tồi tệ y như thời bối cảnh ra đời của “Tỉnh quốc hồn ca”, như thể đất nước này chưa hề nhích lên được bước nào sau dằng dặc một thế kỷ.

Tác phẩm “Tỉnh quốc hồn ca” gồm hai phần – phần một có 467 câu (ra đời năm 1907) và phần hai có 500 câu (1922), đều được viết bằng song thất lục bát. Dưới đây là vài câu trích (ngẫu nhiên) trong phần một lẫn phần hai:

Người khanh tướng kẻ tấn thân,

Trăm nghề, hỏi có trong thân nghề nào?

Chẳng qua là quơ quào ba chữ,

May ra rồi ăn xớ của dân.

Khoe khoang rộng áo dài quần,

Tráp giày bệ vệ, rần rần ngựa xe.

Còn bậc dưới ngo ngoe vô kể,

Học cúi luồn kiếm thế vơ quào.

Thầy tư lại, bác kỳ hào,

Gặm xương, mút đũa lao nhao như ruồi.

Lại có kẻ lôi thôi bậc giữa,

Trên lỡ quan, dưới nữa lỡ dân.

Ấy là học sĩ văn nhân,

Ăn sung mặc sướng mà thân không làm.

Người trên đã lam nham như thế,

Những dân ngu sá kể làm chi.

Rượu chè cờ bạc li bì,

Sinh ra trộm cướp, nghề gì mà mong…

Pháp luật đủ mười phần thao thiết,

Mượn của người chẳng biết nghĩ xa,

Người dùng độc thuốc người ta,

Mình đem về để thuốc bà thuốc con.

Cấm chẳng được hỏi đon việc nước,

Cấm chẳng cho ao ước thở than…

Người cương trực lo lui bước trước,

Lũ nịnh thần lần lượt đầy sân,

Vua tôn như thánh như thần,

Phận tôi rơm rác, thần dân trâu bò...

Vua ngồi thăm thẳm cung sâu,

Một đời chỉ biết đè đầu dân đen.

Dưới đại thần đua chen tước lộc,

Ngoài trăm quan hì hục thân danh,

Cúi lòn đút lót đủ vành,

Làm quan cốt để rán sành dân ngu.

Đua tranh những việc nhãn tiền,

Biết đâu nghĩa vụ, công quyền là đâu!

…….

Những gì miêu tả thật không khác gì với hiện tình đất nước. Nói riêng về chế độ cai trị, có lẽ câu này lột tả rất gần với bản chất của thể chế: “Làm quan cốt để rán sành dân ngu”! Cụ Phan thậm chí miêu tả chính xác cả cái “Quốc hội” như đang thấy ngày nay:

Còn nói đến các vai “đợi biểu”,

Khéo chọn thay một kiểu y quan.

Khăn đen / áo gấm / nút vàng,

Khoanh tay bắt đứng sắp hàng thiệt xinh.

Thảy trăm việc làm thinh không biết,

Hỏi: “Băng ngàn chí quyết đi đâu?”

“Paris ao ước bấy lâu,

Dịp này khỏi tốn tiền tàu đi chơi”.

Làm như chuyện trò cười, lớp giễu,

“Đợi biểu” này / đại biểu cho ai?

......

Và, những gì cụ mong muốn cũng giống niềm mong muốn của người dân hôm nay:

Ước chánh trị ngày rộng rãi,

Dắt ta theo vào cõi văn minh,

Hiến chương pháp luật ban hành,

Nói năng nghĩ ngợi thỏa tình tự do.

Ước học hành mở cho xứng đáng,

Đừng vẽ hình vẽ dạng cho qua,

Công thương kỹ nghệ chuyên khoa,

Trí tri cách vật cho ta theo cùng,

Cuộc điều dưỡng mở trong dân sự,

Nẻo giao thông tứ xứ sơn lâm,

Làm cho bá tánh yên tâm,

Làm cho kinh tế càng năm càng giàu.

…..

Cũng cần nói thêm, cụ Phan còn để lại một di cảo tên “Thư thất điều” gửi vua Khải Định (đề ngày 14-7-1922), kể ra 7 tội của vua với lời lẽ khẳng khái và mạnh mẽ. Có đoạn: “Ôi! Xu thế bên ngoài đã như thế kia, mà tình thế nước ta lại như thế nầy… Vậy mà Bệ hạ còn mê muội không biết…, nhen lại bếp tro tàn chuyên chế, dứt hẳn cái dân khí đã thương tổn lâu ngày… Thử hỏi: quốc thổ Việt Nam có phải là tư sản của Bệ hạ hay sao? 20 triệu quốc dân há phải là gia bộc của Bệ hạ hay sao?… Danh hiệu Việt Nam còn e chưa nhơ nhuốc chăng mà còn phải có Bệ hạ ra dâng mùi hôi thúi, làm cho thiên hạ chê cười khinh dễ chẳng còn kể là loài người nữa? Dầu mỡ của quốc dân ta còn sợ chưa khô hết hay chăng?… Than ôi! Nước ta tội gì mà phải chịu cái nghiệt chướng ấy! Dân ta tội gì mà phải đội thứ vua quỷ ấy! Nếu không cùng quần chúng trừ khử nó đi, tất phải cùng nó chết đắm nay mai thôi!”.

https://www.facebook.com/nguyen.manhkim/posts/10156314935159796