Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Phim tài liệu Mỹ:

Nơi cất giữ tốt nhất những gì đã xảy ra giữa hai dân tộc

Vĩnh Quyền
Film The Vietnam War
Sau sáu năm thực hiện, từ tháng 9 năm 2017 bộ phim tài liệu The Vietnam War (Chiến tranh Việt Nam) gồm mười phần với tổng thời lượng 18 tiếng sẽ lên sóng truyền hình toàn nước Mỹ qua hệ thống PBS (Public Broadcasting Service, mạng truyền thông công cộng bất vụ lợi với 349 đài truyền hình thành viên tại Hoa Kỳ). Như vậy, cùng với giải Pulitzer 2016 trao cho tiểu thuyết The Sympathizer (Cảm tình viên) của nhà văn Mỹ gốc Việt Nguyễn Thanh Việt, bộ phim mới đang được giới truyền thông dành nhiều quan tâm này cho thấy người Mỹ vẫn chưa thể quên cuộc chiến tranh giữa hai nước dù nó được cho là đã kết thúc hơn 40 năm. Đó cũng là một trong những lời bình mở đầu bộ phim.

The Vietnam War do Ken Burns và Lynn Novick đạo diễn, kịch bản của Geoffrey C. Ward. Hai hãng phim Florentine - WETA hợp tác sản xuất với Sarah Botstein, Lynn Novick và Ken Burns. Bộ phim được xem là phần kết của bộ ba phim tài liệu về ba cuộc chiến tranh quan trọng nước Mỹ đã trải qua trong lịch sử của mình, sau The Civil War (Nội chiến, 1990) và The War (Thế chiến thứ II, 2007). Chính hai phim này đã làm rạng danh đạo diễn Ken Burns.
Trong thông cáo báo chí của PBS, Ken Burns nói về bộ phim sắp ra mắt: “Chiến tranh Việt Nam là một thập niên cực kỳ bi thảm, đã cướp đi sinh mạng của hơn 58.000 người Mỹ. Từ sau cuộc nội chiến, chưa bao giờ đất nước chúng ta bị chia rẽ đến thế. Không người Mỹ nào sống trong giai đoạn này mà không chịu tác động của nó theo một cách nào đó - từ những người chiến đấu và hy sinh, đến gia đình các thành phần tham chiến và các tù binh, đến những người biểu tình phản chiến công khai đấu tranh với chính phủ và những công dân Mỹ khác. Cuộc chiến đã kết thúc hơn 40 năm nhưng chúng ta không thể quên được Việt Nam, và chúng ta vẫn tranh cãi vì sao đi đến sai lầm, ai chịu trách nhiệm và một cuộc chiến như thế có đáng hay không”.
Điện ảnh đối với người Mỹ, nhất là giới trí thức, không chỉ có chức năng giải trí mà còn là cỗ xe lớn mang tải lịch sử và bày tỏ thái độ về các sự kiện lịch sử hoặc các vấn đề xã hội gây tranh cãi, ngay cả với phim truyện. Sau khi xem The Birth of a Nation (Đất nước thời khai sinh, 1915) của đạo diễn D.W. Griffith - như một lời cảnh tỉnh và kêu gọi giải phóng nô lệ da đen - tổng thống Woodrow Wilson đã bình luận bộ phim là “thiên lịch sử viết bằng sấm sét” và cho rằng nghệ thuật thứ bảy là một kênh cung cấp kiến thức và nhận thức lịch sử, xã hội cho công chúng, tất nhiên ảnh hưởng của nó có thể là tốt cũng có thể là tồi tệ.
Cuộc chiến Việt Nam không chỉ gây chia rẽ trong chính trường, ngoài đường phố mà cả trong giới làm phim nước Mỹ.
Những năm đầu Mỹ tiến hành chiến tranh và giai đoạn phát sinh phong trào phản chiến, Hollywood né tránh việc sản xuất những kịch bản đề liên quan hiện thực này. Mãi đến năm 1968 phim truyện đầu tiên về đề tài chiến tranh Việt Nam mới ra rạp, The Green Berets (Mũ nồi xanh), phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của Robin Moore, với tài tử cao bồi gạo cội John Wayne đóng vai chính. Yếu tố lần đầu tiên mang lại hình ảnh cuộc chiến của Mỹ từ nửa bên kia trái đất đã giúp phim thành công về mặt thương mại. Nhưng là một phim nhận tài trợ tài chính từ Lầu Năm Góc, The Green Berets chỉ có thể là bản anh hùng ca đơn điệu, biến thể của mô típ các tay súng miền Tây (lính viễn chinh Mỹ) thoải mái tiêu diệt chiến binh da đỏ (Vi-ci/Việt Cộng), không cung cấp được một thông tin đáng giá nào từ thực tế cuộc chiến.Ken Burns and Lynn Novick
Và nó càng trở nên ấu trĩ về chức năng nhận thức lịch sử khi phim tài liệu In the Year of the Pig (Chuyện năm Hợi) của đạo diễn Emile de Antonio được thực hiện cùng thời điểm, mà các nhà phê bình điện ảnh xem như một chấn động toàn cầu và được đề cử giải Oscar phim tài liệu hay nhất năm 1969. Đến nay các bài khóa dạy sáng tác phim tài liệu thường nhắc đến In the Year of the Pig như một mẫu mực, phim đạt đến trình thượng thừa trong việc thực hiện chức năng “cảm nhận trước”/ “thấy trước”/ “cảnh báo” của nghệ thuật: Dù thực hiện trong năm 1968, năm năm trước khi Hiệp định Paris được ký và bảy năm trước khi chế độ Sài Gòn sụp đổ, nhưng In the Year of the Pig đã “chẩn đoán” và “báo trước” chính xác về kết cuộc chiến tranh Việt - Mỹ.
Sau 1975, dù vẫn chia rẽ trong cách nhìn nhận dẫn đến tranh cãi gay gắt, nhiều phim truyện Mỹ khai thác đề tài Việt Nam gặt hái thành công lớn như Coming Home (Về nhà, đạo diễn Oliver Stone,1978), The Deer Hunter (Người săn nai, đạo diễn Michael Cimino, 1978), Apocalypse Now (Lời sấm truyền, đạo diễn Francis Ford Coppola, 1979), Platoon (Trung đội, đạo diễn Oliver Stone, 1986), Born on the 4 of July (Sinh ngày 4 tháng Bảy, đạo diễn Oliver Stone, 1989)…
Năm 1992 Oliver Stone và hai diễn viên Joan Chen, Lê Thị Hiệp đến Đà Nẵng chọn cảnh quay cho phim truyện Heaven And Earth (Trời và đất - sau đó thực hiện tại Thái Lan). Nhưng tại cuộc họp báo ông lại dành thời gian chia sẻ về thể loại phim tài liệu: “Những bộ phim tài liệu là nơi cất giữ tốt nhất những gì đã xảy ra giữa hai dân tộc chúng ta trong quá khứ”.
Thời gian đó, bộ phim tài liệu sản xuất gần mười năm trước, Vietnam: A Television History (Việt Nam - Thiên lịch sử truyền hình, đạo diễn Stanley Karnow, 1983), đang được phát trên đài truyền hình Việt Nam. Nhiều khán giả gặp nhau ở đánh giá: Với 13 tập phim này, chúng ta hiểu lịch sử sinh động hơn, hệ thống hơn đọc cả nghìn trang sách. Về sau, qua mạng internet, người Việt có thể tìm xem hầu hết các phim tài liệu giá trị về chiến tranh Việt - Mỹ như Vietnam: The Ten Thousand Day War (Cuộc chiến mười nghìn ngày, đạo diễn Michael Maclear, 1980), Vietnam in HD (đạo diễn Sammy Jackson, 2011), Daughter from Đà Nẵng (Người con gái từ Đà Nẵng, đạo diễn Gail Dolgin và Vincente Franco, 2002), Last Days in Vietnam (Những ngày cuối ở Việt Nam, đạo diễn Rory Kennedy, 2014)…
Trở lại với The Vietnam War sắp ra mắt vào mùa thu tới. Dường như người hâm mộ điện ảnh nào cũng có chờ đợi chung: Ken Burns và Lynn Novick sẽ làm mới phim tài liệu chiến tranh Việt Nam như thế nào sau 40 năm?
Lynn Novick đã hé lộ phần nào quan niệm và cách thức thực hiện bộ phim của ê-kíp trong 6 năm qua: “Tất cả chúng ta đang tìm kiếm một ý nghĩa nào đó từ bi kịch khủng khiếp này. Ken và tôi đã cố soi chiếu vào cuộc chiến thứ ánh sáng mới theo chiều kích nhân văn bằng cách nhìn từ mọi phía. Bên cạnh những người Mỹ “bình thường” chia sẻ câu chuyện của họ, chúng tôi phỏng vấn nhiều người lính “bình thường” và thường dân Việt Nam ở miền Bắc cũng như miền Nam. Và chúng tôi ngạc nhiên nhận ra rằng, cũng như đối với chúng ta, cuộc chiến vẫn còn gây cho họ bao đau đớn và để lại những điều không thỏa đáng”.
Beth Hoppe, Tổng Giám đốc Chương trình truyền hình đại chúng PBS, tỏ ra tâm đắc với bộ phim: “Sau The Civil War, Ken đã hợp tác với Lynn thực hiện những bộ phim tài liệu thuộc hàng quan trọng nhất từng công chiếu trên truyền hình - những bộ phim thực sự làm nên lịch sử truyền hình và tạo nên các cuộc tranh luận tầm quốc gia quanh chủ đề “người Mỹ chúng ta là ai”. Tuy nhiên với tuyệt phẩm này, The Vietnam War nổi lên như một thành tựu vô đối. Bộ phim sẽ khơi dậy nghĩ suy, đặt ra những câu hỏi ray rứt và tranh luận về một trong những giai đoạn chuyển mình quan trọng nhất trong lịch sử hiện đại nước Mỹ”.
Thông cáo báo chí của PBS cũng cho thấy nhiều cách làm mới trong quá trình sáng tác và phát hành bộ phim:
The Vietnam War mang tải ký ức của gần 100 nhân chứng, bao gồm những người Mỹ từng tham chiến và những người phản chiến, những người lính chiến và dân thường của cả hai phía Việt Nam, miền Bắc và miền Nam. Là một tập hợp chọn lọc các đoạn phim tư liệu hiếm lưu giữ tại nhiều nơi khác nhau trên toàn thế giới, những bức ảnh được ghi lại bởi các phóng viên ảnh nổi tiếng nhất thế kỷ 20, những buổi phát hình trên sóng vô tuyến có tính lịch sử, các thước phim của cá nhân của gia đình, tiết lộ các đoạn băng ghi âm mang tính nội bộ chính phủ thời Kennedy, Johnson và Nixon, và hơn 100 tác phẩm âm nhạc mang tính biểu tượng của những nghệ sĩ vĩ đại nhất thời kỳ chiến tranh.
Chương trình công chiếu The Vietnam War sẽ bao gồm những cuộc giao lưu khán giả quy mô chưa từng có do các đài truyền hình công khắp nước Mỹ tổ chức, tạo điều kiện cho các cộng đồng tham gia vào những cuộc trao đổi trên bình diện cả nước về những gì đã diễn ra trong chiến tranh Việt Nam, những sai lầm và những bài học cần được suy ngẫm.
Ngoài ra, một website tương tác và một sáng kiến giáo dục sẽ được thiết lập để giáo viên và sinh viên có thể cùng thảo luận trên nhiều diễn đàn khác nhau, trong đó bao gồm cả kênh PBS Learning Media. Và đồng thời tổ chức ra mắt sách của nhà biên kịch Geoffrey C Ward với lời giới thiệu của Ken Burns và Lynn Novick. Sách do nhà xuất bản uy tín Alfred A Knopf ấn hành.
V.Q